• Năm 25 tuổi

    hoang-hai-thuy-25-tuoi.jpg

    Hoàng Hải Thủy, năm 25 tuổi, trong căn nhà 78/5 đường Mayer, mới đổi tên là đường Hiền Vương, Tân Định, Sàigòn, Năm 1957.
  • Thể Loại

  • Được yêu thích …

  • Bài Cũ

Trở Về Mái Nhà Xưa

Nhà Ông Ngoại của Công Tử Hà Ðông, giữa Phố Bóp Kèn, Thị xã Hà Ðông. Căn nhà lầu bên trái của ảnh là nhà ông Tư Thiêm. Năm 1954 ông Tư Thiêm di cư vào Sài Gòn, ông là chủ hai rạp Ðại Ðồng ở Sài Gòn.

Tháng Sáu năm 2011, liêu lạc Kỳ Hoa Ðất Trích, có người gửi cho tôi một bài viết về Hà Ðông, thành phố nơi tôi được sinh ra đời, thành phố thời thơ ấu của tôi, thành phố tôi đã xa trong một sáng Tháng 12 năm 1946, thành phố tôi một đi không bao giờ trở lại.

Người viết về thành phố Hà Ðông, bài viết gợi cho tôi cảm xúc để tôi viết những dòng chữ này, là ông Nhà Văn Lê Tất Ðiều, ông Nhà Văn  kiêm là Nhà Thơ Cao Tần, người làm thơ lưu vong nổi tiếng ở Kỳ Hoa những năm 1980. Tôi nhớ – đại khái, không đúng nguyên thơ – mấy câu Thơ của ông:

Người hỏi ta sang Mỹ làm gì?
Sang Mỹ ta làm “thượng đẳng cu-ly.”

Và:

Thư quê hương như tên hề ốm nặng
Dấu đau thương sau mặt nạ tươi cười.

Và:

Ta làm gì cho hết nửa đời sau!

Không biết vào tháng nào, năm nào, xong chắc là mới đây thôi, ông Nhà Văn Lê Tất Ðiều từ Ca Li, Xứ Vàng Y, Kỳ Hoa Ðất Trích về thăm quê hương, nôm na là về nước. Cũng chắc đây là chuyến về thăm quê hương thứ nhất của ông. Ngoài việc là Nhà Văn, Nhà Thơ nổi tiếng ông cũng là, ông còn là một Công Tử Hà Ðông vì, theo lời ông kể, có mấy năm ông sống trong thành phố Hà Ðông; nên nay là Việt Kiều về thăm quê hương, ông từ Cali về Sài Gòn, từ Sài Gon ông ra Hà Nội, từ Hà Nội ông lên xe điện vào thăm Hà Ðông. Trên xe điện, ông tưởng tượng lại những cảnh sắc hai bên đường năm xưa. Nhưng – tất nhiên – là ông thất vọng. Năm xưa của ông là những năm 1953, 1954, Thế Kỷ Hai Mươi, năm nay của ông là năm 2011, Thế Kỷ Hai Mươi Mốt, đã 60 mùa thu lá bay qua cuộc đời ông, đã có 345.856.900.523.467. 589 tỷ giọt nước chẩy qua dưới chân cây cầu Nhuệ Giang – tức Sông Nhuệ – dòng sông đào chẩy qua thành phố. Làm sao cảnh sắc năm xưa còn đó đợi ông về. Ông thấy hai bên đường xe điện kín mít nhà cưả, từ Hà Nội vào Hà Ðông mà ông tưởng như ông đi từ chợ Bến Thành đến Lăng Ông, Bà Chiểu.

Mời quí vị đọc một đoạn ông Lê Tất Ðiều viết về Hà Ðông trong Bút Ký “Hai Chữ Nước Nhà”:

Trên chuyến tàu điện Hà Nội-Hà Ðông chạy trên con đường năm xưa, trước 1954, tôi nhìn thấy gò Ðống Ða, đền Trung Liệt, bãi cỏ sân đá bóng, những bức tường bao quanh trại quân Hàm Long. Qua khu Lăng Hoàng Cao Khải là tới những cánh đồng. Rồi đồng ruộng mênh mông trải dài đến gần đầu cầu Hà Ðông. Dọc đường, tôi thường nghển cổ nhìn con đường nhỏ dẫn vào cổng làng Mễ Trì, quê của mợ Hùng, nơi đã cho tôi những hạt cốm gói lá sen, thơm ngon nhớ đời. Ði thêm chút nữa, bên trái, trong ngôi biệt thự sụp đổ vì trúng bom, có cái hồ xây, chắc để thả sen, nuôi cá, rộng mênh mông, đáy bằng, chỗ nào nước cũng chỉ ngập đến cổ đứa bé mười tuổi. Nước hồ đục ngầu, không cá không sen, lũ trẻ chúng tôi bơi lội, đùa nghịch xong là người ngợm đầy cát, hôi rình, phải ra sông Ðáy tắm lại.

Con đường trở lại hôm ấy thì ôi thôi! Chỉ thấy như mình đang đi giữa lòng phố phường, từ Hà Nội về Hà Ðông mà hệt như từ chợ Bến Thành đi Lăng Ông Bà Chiểu. Cái trí sáng suốt bảo mình đừng ngớ ngẩn chờ đợi thấy những dấu tích năm mươi lăm năm cũ. Nhưng cái tâm thì cứ bướng bỉnh ngu ngốc phóng chiếu ra những cánh đồng, những rặng tre làng, và trời đất mênh mông.

Thế là “mất” đều đều. Xe chạy tới đâu mất tới đó.

(.. .. .. )

Tưởng như chính mình biến thành mụ phù thủy, có cái nhìn ác độc, phá hoại. Tầm mắt chiếu đến đâu cảnh trí thiên đường trong ký ức về chỗ ấy tức khắc tan biến, và đập lại vào mắt là cõi trần tục lụy, với đủ những món không thể thiếu của vùng bị nạn nhân mãn: nhà nhà chi chít, người người tất tả ngược xuôi trong nắng gắt, bụi và mùi khói xe.

Mụ phù thủy đang bối rối vì cái phép thuật phá hoại tai ác của mình thì xe đã đến cầu Hà Ðông. Cầu ngắn ngủn, vừa thoáng thấy một chút gì quen thuộc, thì nó đã ở sau lưng. Lại đến khu tòa sứ, vườn hoa, khu cửa dinh, đường vào nhà thương cũ (trước 1954 đã trở thành trại lính) tan biến, không để lại dấu tích…

(.. .. .. )

Chưa nản chí, tôi giương mắt tiếp tục tìm. Thoáng thấy con đường nhỏ lát gạch dẫn vào làng Ðơ, rồi một chỗ giống hệt rạp hát Thiêm Xuân ( Rạp của ông Tư Thiêm, Xuân là tên bà) vụt qua, tôi như kẻ đuổi theo quá khứ, đang thất vọng, thì thình lình tóm được một tí cái đuôi của nó. Mừng húm, tôi xông tới, cố chộp thêm một chút quá khứ quí giá nữa: đó là ngôi nhà thủa nhỏ của ông Công Tử  Hà Ðông.

Hà Ðông chắc có nhiều công tử, tôi chỉ quen biết, quí mến ông Công tử nhà văn. Ông tài hoa và độc đáo. Có lẽ ông là nhà văn duy nhất có thể kể đi kể lại một chuyện vài triệu lần mà tôi vẫn thấy hấp dẫn, lôi cuốn. Khi cần, ông chế thêm từ ngữ để xài. Ông viết chính tả theo luật riêng, dựa vào cách phát âm, cách nói thực sự của nhiều người – “vẫn” thành “vưỡn” “vui” thành “dzui”, “lại đây với anh” thành “lại đây mí anh” – khiến chữ nghĩa trở nên nghịch ngợm, sống động, câu văn thành ngộ nghĩnh, có duyên. Thỉnh thoảng tôi cũng lẻn vào kho ngữ vựng của Công Tử để chôm chĩa, thêm hoa lá cành cho văn mình khởi sắc, bớt nhạt nhẽo, nặng nề. Bây giờ năm “bó”, bẩy “bó” đã là đơn vị đo lường tuổi tác, thay thế cho những con số tầm thường, vô hồn.

Hồi nhỏ ao ước trở thành nhà văn như ông Hoàng Hải Thủy. Già rồi, thỉnh thoảng, nhất là những lúc ngồi viết một bài quá dài, lại vẫn ước ao có được lối viết vui như Công Tử Hà Ðông để những độc giả chịu khó bơi lội trong biển lớn, sông dài chữ nghĩa của mình đỡ mệt.

Công Tử là cư dân Hà Ðông thời tiền chiến. Tôi từ làng đến tỉnh này sau khi nhà cửa phố phường đã tan hoang vì bom đạn, vì “tiêu thổ kháng chiến”. Ðến cùng những đợt hồi cư sớm nhất. Tôi không biết ông đã ở căn nhà nào. Dựa vào lời mô tả rải rác trong những bài ông viết thì đoán nó là một trong những căn nhà đẹp, hai tầng, hồi đó gọi là “nhà Tây”, nằm rất gần ngõ vào làng Ðơ và rạp hát Thiêm Xuân, ở phố Bóp Kèn.

Tò mò tìm căn nhà cũ vì lòng quí mến ông Nhà Văn, mà cũng vì tôi đã ở trong một căn thuộc khu “nhà Tây” vài ngày, đã bị một hình ảnh thấy lúc nửa đêm, trên hiên nhà, dưới ánh trăng, ám ảnh suốt đời.

Ngưng trích.

CTHÐ: Ôi..! Cảm khái cách gì!

Cám ơn ông Nhà Văn về những lời ông nhận xét về tôi. “Tài hoa và độc đáo..” Năm tiếng du dương, ngọt ngào, êm ái ấy. Mèn ơi.. Tôi sướng rên mé đìu hiu. Trái tim khô héo của tôi như bông hoa lép bỗng tươi lại, bỗng nở ra với sương mai và nắng sớm, mát và ấm như lòng suối cạn có dòng cam lộ chẩy qua. Chắc ông thấy tôi là người rất ít được các ông nhà văn xoa đầu, vuốt má, vỗ môngù nên ông viết đẹp vài câu cho tôi đỡ tủi. Nhưng tôi xin phép ngừng tả oán để, theo chân ông, trở về thành phố Hà Ðông.

Thân xác bị tàn phá của căn nhà thời thơ ấu của Công Tử Hà Ðông. Ảnh chụp năm 2000.

Hà Ðông – Hà Ðông bên hông Hà Nội – từ lâu tôi vẫn théc méc tai sao Hà Ðông lại có tên là Hà Ðông? Những thành phố ở quanh Hà Nội đều có tên theo bốn hướng của Hà Nội: Bắc Ninh, Bắc Giang ở phiá Bắc Hà Nội nên tên là Bắc Ninh, Bắc Giang, Sơn Tây ở phiá Tây Hà Nội nên tên là Sơn Tây, Nam Ðịnh, Hà Nam ở phiá Nam Hà Nội nên tên là Nam Ðịnh, Hà Nam. Hà Ðông không ở phiá Ðông Hà Nội, tại sao Hà Ðông lại có tên là Hà Ðông? Hải Dương, Hải Phòng ở phiá Ðông Hà Nội, tại sao hai tỉnh ấy lại không có tỉnh nào là tỉnh Hải Ðông?

Hà Ðông lửng lơ con cá vàng nằm ở giữa phiá Tây và phiá Nam Hà Nội. Và Hà Ðông không giống ai lại có cái tên là Hà Ðông. Hà Ðông là tỉnh duy nhất ở Bắc Kỳ có đường xe điện nối liền với Hà Nội. Ðường xe điện chỉ dài có 11 cây số, tính từ bến xe điện ở đầu tỉnh Hà Ðông đến bến xe điện ở Bờ Hồ Hoàn Kiếm. Nhưng một chuyến xe điện chạy trên con đường 11 cây số ấy phải mất một giờ đồng hồ.

Mời Người Ðẹp dạo gót ngọc đưa chỗ để ngồi bằng vàng lên toa hạng nhất xe điện ở bến xe đầu tỉnh Hà Ðông – chuyến xe có 3 toa: Nhất, Nhì, Ba, dân đi chợ thúng mủng, quang gánh, lồng gà phải lên toa hạng ba – xe chạy 2 cây số ngưng lại ở trạm Thanh Xuân; cho khách xuống, đón khách lên ở trạm này ít nhất cũng 5 phút, xe chạy 4 cây số đến Ngã Tư Sở, ngừng trạm này 10 phút, xe chạy đến Thái Hà Ấp, 8 cây số, ngưng lại chờ chuyến tầu Hà Nội vào đổi đường, 15 phút, xe chạy đến trước Nhà ANPO – nhà kho của người Tầu chưá đồ hộp nhập cảng từ Pháp – ngưng 5 phút, đến Cưả Nam Hà Nội ngừng 5 phút, từ Cửa Nam xe chạy vào bến xe ở Bờ Hồ. Xe điện từ Hà Nội vào Hà Ðông cũng ngừng lại từng ấy trạm, mất từng ấy thời gian.

Năm 1946 tôi từ nhà xách cặp ra bến xe điện lúc 6 giờ sáng, nhiều buổi sáng lúc 6 giờ trời Hà Ðông còn trăng, lên xe điện ra Hà Nội. Tôi xuống xe điện ở Cưả Nam, bên kia đường là Trường Trung Học Phan Chu Trinh, Hiệu trưởng ông Ðặng Thái Mai, Tôi học lớp Ðệ Ngũ ở trường này. Buổi trưa tôi về nhà chị tôi ở phố Sinh Từ ăn cơm trưa, tôi trở lại trường lúc 2 giờ, tan trường lúc 5 giờ, tôi qua bên kia đường lên xe điện về Hà Ðông. Tôi nhớ những buổi chiều mùa thu vàng trời tắt nắng, mát dịu, lúc 6 giờ xe chạy vào đoạn đường từ Ngã Tư Sở vào Hà Ðông, hai bên đường xe có hai hàng cây thấp bảo vệ đường, trên những dàn cây ấy có những sợi dây leo mầu vàng. Ðó là những sơi dây tơ hồng thứ nhất trong đời tôi. Một lần tôi cùng tên bạn học, cũng là dân Hà Ðông, theo xe điện từ Bờ Hồ, qua cửa chợ Ðồng Xuân, lên nơi gọi là Nhà Ðề-pô – Depot – Xe Ðiện ở Thuỵ Khê. Ban đêm xe điện ngừng chạy, tất cả các toa xe đều về Nhà Ðê-pô này. Năm giờ sáng tất cả các dàn xe từ đây tản ra thành phố. Hôm ấy tôi đến Ðề-pô mua cái carte đi xe điện cả năm. Buổi trưa muà hè, xe chạy trên đường vắng, những cành lá găng trồng hai bên đường xe rào rào quyệt vào thành xe, có tiếng ve kêu trong trưa hè. Vé xe điện Hà Nội-Hà Ðông một chuyến năm ấy là 1 đồng. Là thời chính phủ Việt Minh nhưng giấy bạc vẫn là giấy bạc do Banque de L’Indochine phát hành. Tôi không nhớ năm ấy cái carte bao nhiêu tiền. Tôi chỉ dùng được carte trong có mấy tháng, tôi không được học hết niên học. Tháng 12 năm 1946, chiến tranh đến, tôi từ giã Hà Ðông.

Từ Hà Nội về, tôi xuống bến xe điện ở Ðầu Cầu, tôi đi qua cầu sông Nhuệ vào tỉnh. Trên cây cầu xi-măng này có vài buổi chiều mùa hè năm 1945, tôi và mấy tên bạn ngồi hóng mát trên thành cầu, tôi nhìn thấy hai ông nghệ sĩ cải lương Huỳnh Thái và Phong Trần Tiến từ trên xe điện xuống, đi bộ qua cầu vào rạp hát Thiêm Xuân. Tháng ấy, năm ấy ban cải lương Kim Chung vào hát ở Hà Ðông. Ðó là những tháng trước ngày quân Nhật đầu hàng Ðồng Minh, gần như ngày nào Hà Nội cũng có còi báo động và có phi cơ Ðồng Minh đến bỏ bom. Người dân Hà Nội tản cư vào Hà Ðông là tiện nhất. Ðàn bà, trẻ em Hà Nội ngụ ở Hà Ðông, các ông Hà Nội có thể ở Hà Nội ban ngày làm công việc, tối vào Hà Ðông ngủ.

Những ngày xưa ấy hai ông Huỳnh Thái, Phong Trần Tiến điễn tuồng xong lúc 11 giờ đêm, không còn xe điện, hai ông lên xe kéo ra Hà Nội ngủ, chiều hôm sau hai ông lên xe điện vào Hà Ðông. Hai ông mặc com-lê vét-tông, đội mũ phớt, mặt hai ông có thoa phấn, son môi. Hai ông cùng hít tô phê. Những chiều xưa ấy nhìn hai ông đi qua, làm sao tôi có thể ngờ mười mấy năm sau tôi nằm với hai ông bên bàn thờ Cô Ba Phù Dzung ở Sài Gòn.

Từ Hà Nội về, tôi đi qua cầu sông Nhuệ vào tỉnh, tôi đi qua bên tay phải tôi là toà Nhà Công Sứ Pháp, toà nhà đẹp nhất tỉnh, nhà lầu, nhà ở của công sứ và gia đình, không phải là công sở, nền nhà đá hoa, quanh nhà là vườn cây, hàng rào sắt, một mặt là bờ sông, bên kia đường là toà nhà Cercle của công chức, rồi tôi đi qua Vườn Hoa, Sở Cẩm, Dinh Tổng Ðốc, qua nhà Ông Ngoại tôi, qua nhà Cadastre, nhà tôi ở cuối tỉnh. Con đường này là con đường chính của tỉnh, dài 1 cây số, một ngàn thước. Ðường có tên Tây quan trọng là Boulevard de la République, nhưng lại có tên Việt kỳ cục không giống ai là Phố Bóp Kèn. Rạp hát Thiêm Xuân Ðài ở trên phố Bóp Kèn. Qua rạp hát là đến nhà tôi.

Tôi đi khỏi thành phố Hà Ðông cuối năm 1946. năm 1950 từ đồng đất Bắc Ninh –  văn huê là Kinh Bắc – tôi trở về Hà Nội. Cả gia đình tôi 7 người sống trong một căn phòng ở phố Ðường Thành, gần Chợ Hàng Da, xế rạp xi-nê Olympia trước cửa chợ. Rồi tôi theo bố mẹ tôi vào Sài Gòn.  Ðầu năm 1955, tôi là phóng viên nhật báo Sàigonmới. Hiệp Ðịnh Geneve chia cắt đất nước có điều 2 năm sau tổng tuyển cử, sẽ bàn chuyện thống nhất, nhưng không biết tại sao tôi nghĩ chắc còn lâu lắm tôi mới lại được trở về Hà Nội, tôi xin ông Phạm Xuân Thái, lúc ấy là Tổng Trưởng Bộ Thông Tin trong chính phủ của Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm, cấp cho tôi Sự Vụ Lệnh và vé máy bay Hàng Không Việt Nam cho tôi về Hải Phòng. Tôi thưa với ông Tổng Trưởng tôi sẽ về thăm Hà Nội, trở lại Sài Gòn tôi sẽ viết phóng sự Hà Nội Ðỏ. Những tháng đầu năm 1955 Hải Phòng còn thuộc quyền kiểm xoát của quân Pháp và chính quyền Quốc Gia trong 300 ngày theo hiệp định Geneve – ông Thủ Hiến Bắc Việt Lê Quang Luật – ở Nhà Ga Hải Phòng tôi lên tầu hoả về Hà Nội. Tôi ở nhà chị tôi 10 ngày. Một buổi sáng tôi lên xe điện vào thăm lại Hà Ðông. Không biết tại sao tôi đi qua cầu mới chừng trăm thước, tôi quay trở lại, lên tầu điện trở ra Hà Nội. Tôi không đi đến nhìn căn nhà cũ của ông thân tôi một lần, căn nhà tôi đã sống 14 năm đầu cuộc đời tôi. Tôi không biết tại sao. Phải chăng vì tôi không muốn nhìn thấy mái nhà xưa bị tàn phá?

Khi vợ chồng tôi đã sang Kỳ Hoa, các con tôi còn ở lại Sài Gòn, nhân chuyến đi chơi Chuà Hương, xe qua thị xã Hà Ðông, các con tôi ngừng xe trước cửa căn nhà xưa của ông nội chúng, chúng chụp ảnh căn nhà, nên hôm nay tôi có được cái ảnh nhà xưa đăng cùng bài viết này. Nhà tôi đó, thưa ông Nhà Văn, nó ở cách rạp hát Thiêm Xuân chừng hai trăm thước. Tôi không ra đời trong toà nhà ấy. Khi sinh tôi, năm 1933, thầy mẹ tôi ở nhà thuê. Năm 1935 nhà mới xây xong, những hình ảnh sống đầu đời của tôi  đến với tôi trong toà nhà ấy. Ông thân tôi là thông phán Dinh Tổng Ðốc, dành dụm, vay tiền xây được toà nhà, nhưng ông chỉ sống trong toà nhà đó có 10 năm. Năm 1946 nhà bị phá vì chính phủ Việt Minh làm cuộc gọi là “tiêu thổ kháng chiến.” Trong 10 năm có nhiều bóng đèn điện trong nhà tôi chưa hư, chưa thay một lần, nhà đã bị phá, bị bỏ hoang, toà nhà còn gần như mới xây. Năm 1950 thầy mẹ tôi bán toà nhà này lấy khoản tiền đưa anh em chúng tôi vào Sài Gòn.

Nhà Ông Ngoại tôi – Ông tôi là ông Tri Phủ Nghiêm Duy Ninh – ở trên đường Bóp Kèn, cạnh nhà là đường vào Nhà Thương, bên kia đường là nhà ông Tư Thiêm. Nhờ tấm ảnh nhà ông ngoại tôi, cũng do các con tôi chụp, tôi biết Phố Bóp Kèn những năm 2000 có tên là đường Quang Trung.

Mấy ông cư dân Hà Ðông trước năm 1945 thân nhau như người trong một gia đình, tôi gọi ông Tư Thiêm là Cậu Tư Thiêm, tôi gọi ông Giáo Kiên, Hiệu Trưởng Trường Tư Tự Ðức, trường tôi học tiểu học, là cậu Giáo Kiên, tôi từng nghe các anh lớn trong tỉnh gọi ông bố tôi là chú Phán Giảng.

Tháng Tư năm 1945, ông Trần Trọng Kim làm Thủ Tướng Chính Phủ, tỉnh lỵ Hà Ðông được đổi thành thị xã, ông ngoại tôi được mời làm Thị Trưởng Hà Ðông. Chính phủ Trần Trọng Kim chỉ tại chức có 4 tháng ngắn ngủi, nhưng đã làm được việc đem gạo từ miền Nam ra cứu đói dân miền Bắc. Lần thứ nhất dân Bắc Kỳ ở những thành phố biết việc mua gạo “bông” –“bon”, phiếu, tiếng Pháp – các ông Trưởng Phố làm danh sách những nhà dân trong phố, ghi số người trong từng nhà, nộp cho Toà Thị Chính. Nhân viên Toà Thị Chính làm “Bông” cho mỗi nhà dùng mua gạo theo số người, mỗi người được mua một số ki-lô gạo theo giá rẻ. Toà Thị Chính thiếu nhân viên. Các cậu tôi, và tôi, được trưng dụng đến Toà Thị Chính làm những tờ Bông Mua Gạo. Bông in trên giấy cứng, mầu xanh. Cái thú nhất của cậu cháu tôi trong mấy tháng ông ngoại tôi làm Thị Trưởng là tối mùa hè chúng tôi đến Toà Thị Chính tắm trong phòng tắm có vòi nước hương sen, tắm tha hồ, tắm thoải mái.

Nhân vật nổi tiếng nhất tỉnh Hà Ðông những năm trước năm 1945 là ông Tổng Ðốc Hoàng Trọng Phu. Ông làm được nhiều việc có ích cho dân Hà Ðông, như ông xây khu nhà Tiểu Công Nghệ, cấp nhà cho một số người làm thủ công giỏi vào ở và làm nghề ngay trong Khu Thủ Công. Khu này có nhà trưng bầy sản phẩm. Ông đưa một số dân Hà Ðông vào lập nghiệp ở Ðà lạt từ những năm 1935. Ðà lạt có Ấp Hà Ðông là nhờ ông. Ông về hưu khoảng năm 1943, kế nhiệm ông là Tổng Ðốc Vi Văn Ðịnh, Tổng Ðốc cuối cùng của Hà Ðông là ông Hồ Ðắc Ðiềm.

Ông Hoàng Trọng Phu hít tô phe. Ông chỉ có một cậu con. Cậu Tú sang Pháp học và chết ở bên Pháp. Ông có bà con gái, dường như bà này có tật ở chân. Ông thân tôi dậy bà chữ quốc ngữ. Năm 1950 trở về Hà Nội, lương hưu trí Thông Phán của thầy tôi không đủ nuôi anh em tôi, thầy tôi đến thăm bà học trò cũ. Bà nói với mấy ông họ Hoàng trong chính quyền tìm công việc cho thầy tôi làm. Nhờ bà, ông thân  tôi được vào làm viên chức Phủ Thủ Tướng, trong Phòng Công Báo. Ông có lương hưu thêm lương viên chức khế ước.

Hà Ðông có ông Ðốc học là ông Nguyễn Văn Ngọc, tác giả tập Tuc Ngữ Phong Dao. Nghe mẹ tôi kể ông Ðốc Ngọc có lệnh cho tất cả những học trò trong tỉnh mỗi trò phải nộp cho trường 3 – ba – câu tục ngữ hay phong dao, ông dùng tài liệu này soạn tác phẩm Tục Ngữ-Phong Dao. Năm xưa tôi có được vài lần thấy ông Ðốc Ngọc trong tỉnh, được đứng trong đám học trò đến chúc Tết ông. Năm xưa tôi không biết ông Ðốc Ngọc cũng đong thoóc như ông Ngoại tôi, như ông Tổng Ðốc Hoàng Trọng Phu. Năm 2000, liêu lạc Xứ Kỳ Hoa, đọc Hồi Ký Phạm Duy, thấy Phạm Duy kể ông Ðốc Học Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc ở Hà Ðông là ông anh họ của ông, Phạm Duy viết rõ: “ Ông Ðốc Ngọc nghiện á phiện.”

Nhân vật Hà Ðông có một ông có tiếng trong giới cải lương năm xưa là ông Kép Nghị, tức soạn giả Nguyễn Ðình Nghị. Ông là tác giả vở tuồng “Dưới Mái Tây Hiên,” anh H2T, người anh em cùng vợ của tôi, mê mết những lời như Thơ của vở Tuyệt Tình Tuồng Cải Lương này:

“Anh có ngờ đâu cuộc đời dâu bể, cuộc tình tan tác như khói mây, ngày hôm nay Anh xa mã về đây thì Em đã ra người thiên cổ..

“Anh hỏi trăng thì trăng cứ thờ ơ, anh hỏi nước thì nước cứ lững lờ trôi chẩy.. Tìm giai nhân thì tìm đâu cho thấy..! Trăm năm tâm sự ngọn đèn tàn..”

Ðây là một câu trong bản Vọng Cổ cuối cùng của Tuồng “Dưới Mái Tây Hiên.” Khi Trương Quân Thụy thi đỗ Tiến Sĩ, từ kinh đô về căn nhà mé Tây chuà Phổ Cứu để gặp lại người tình Thôi Oanh Oanh thì Người Ðẹp – Nàng bị Kẻ Xấu phao tin đánh lưà là Trương Trạng Nguyên đã lấy tiểu thư con quan Tể Tướng,  Trạng Nguyên không trở về chùa nưã. Nàng đi một đường Thuốc Chuột và Nàng ôm mối tình oan xuống nơi gọi là “ tuyền đài.” Trương Trạng Nguyên khóc Nàng:

“Anh có ngờ đâu cuộc đời dâu bể, cuộc tình tan tác như khói mây, ngày hôm nay Anh xa mã về đây thì Em đã ra người thiên cổ..”

.. .. ..

Ấy ai hẹn ngọc, thề vàng
Bây giờ kim mã, ngọc đàng với ai!

Cảm khái quá đi mất.

Một đời cơm nhà, quà vợ, cả đời chỉ biết có một người đàn bà.. Dzậy mà nghe lời người ta khóc nhau, ruột cũng cứ đứt ra làm năm bẩy chục khúc. Ðau thương cứ như là mình khóc. Kỳ thiệt là kỳ!

Năm xưa tôi học chung lớp Nhì với Luận, anh con của ông Kép Nghị. Ðến nhà Luận, tôi nhiều lần thấy ông Kép Nghị nằm bên bàn đèn. Cảnh các Tiên Ông đi mây, về gió không lạ gì với tôi, vì Ông Ngoại tôi  là một Tiên Ông.

Thi sĩ Tản Ðà, Thi sĩ Nguyễn Bính năm xưa từng sống trong thị xã Hà Ðông. Thi sĩ Nguyên Sa Áo Lụa Hà Ðông là một Công Tử Hà Ðông. Tôi thấy Thi sĩ có vẻ không thích ai gọi ông là Công Tử Hà Ðông.

Nữ Thi sĩ Anh Thơ là Tiểu Thư Hà Ðông. Nhà bà trong Làng Cầu Ðơ – thường gọi là Làng Ðơ – thị xã Hà Ðông được lập thành trên đất làng Cầu Ðơ, nên tỉnh Hà Ðông đôi khi được gọi là Tỉnh Ðơ.

Nữ Ca sĩ Lệ Thu là Tiểu Thư Hà Ðông Một Nửa, vì làng Cầu Ðơ là quê ngoại của cô. Nữ Ca sĩ từng kể có thời cô về sống ít tháng ở làng Cầu Ðơ. Nói là “ở làng Cầu Ðơ” nhưng làng này liền với thị xã nên coi như một khu trong thị xã. Nữ Ca sĩ kể ông cậu ruột của cô là ông Phúc. Tất nhiên ông Phúc là ông đàn anh tôi, ông là bạn của mấy ông cậu tôi, nhưng tôi biết ông. Ông chơi đàn banjo-alto. Trong những buổi gọi là “mét-tinh” năm 1946. thời Việt Minh, ở Vườn Hoa Hà Ðông, chỉ một mình ông Phúc chơi banjo-alto thôi là cả cuộc “mét tinh” có tiếng nhạc rộn ràng, vang động. Năm xưa ấy, ông Phúc, ông cậu của Nữ Ca sĩ Lệ Thu, có tên là Phúc Ti Bum, đôi khi tôi thấy mấy ông bạn ông gọi ông là Phúc Tí Bủm.

Trong số Công Tử Hà Ðông có Nhạc sĩ Trọng Khương, tác giả bài Bánh Xe Lãng Tử. Và ông Khê Vinh, cầu thủ Bóng Tròn nổi tiếng Hội Tuyển Bắc Kỳ trước năm 1954.

Trở Về Mái Nhà Xưa còn một kỳ tiếp.

22 Responses

  1. Hạnh phúc của Bố Già được nhìn thấy mái nhà xưa sau sáu mươi năm xa vắng quả là hiếm hoi ! Biết bao người tuy chỉ xa nhà mới dăm mười năm nay về lại mái nhà xưa, không những đã không thấy nó mà còn bị thay thế bằng một con đường mới làm, với hai bên mặt tiền đầy dẫy những hàng quán. Chán hơn nữa là đa phần người bán cũng như người mua đều nói giọng Bắc, không phải là Bắc 54 dễ thương như “cô em Bắc kỳ nho nhỏ”, mà là… Bắc cộng!

    Liên hoàn kế của TC quả là diệu kế, diệu kế!!!

    — Trước, chúng sai bọn côn đồ lùa quân vào chiếm trọn miền Nam, áp đặt chế độ ăn cướp tập thể của chúng trên toàn cõi VN (chuyện này đã xảy ra từ năm 1954- 1975)

    — Kế đến, chúng dùng miền Nam tiền rừng bạc biển để ban thuởng cho những đảng viên đắc lực đem vào từ miền Bắc, nhằm hủ hóa bọn này. Những di dân miền Bắc đa số có gốc gác cán bộ hoặc đảng viên cao cấp và gia đình họ, bỗng chốc trở nên những thực dân đi khai thác “thuộc địa” miền Nam với nhiều ưu đãi của chế độ. Làm như thế, một mặt, chúng sẽ “đồng hóa” nhân dân miền Nam về cách sống, cách nói năng- ngay cả giọng nói và cách cư xử (Xin lưu ý : Nếu ai trong quí vị để ý và so sánh thì sẽ thấy người dân miền Nam sau ngày mất nước bỗng trở nên gian manh, xảo quyệt hơn trước, con nít thì ngày càng mất dậy và tầm mức ấu phạm ngày càng gia tăng với những tội phạm kinh hoàng mà không một ai dám tưởng tượng). Mặt khác, những tên “thực dân” bản địa này sẽ tập tành nhân dân miền Nam cách suy nghĩ theo tâm thức nô lệ để người miền Nam phải nhập tâm một điều là MUỐN TIẾN THÂN, PHẢI NHẬP ĐẢNG VỚI BỌN ĂN CƯỚP VÀ PHẢI LÀM TAY SAI ĐẮC LỰC CHO CHÚNG.

    Hiện nay, chúng ta có thể nói mà không sợ lầm rằng, TC và những tên “thực dân” bản địa đã thành công trong bước thứ hai này.

    — Bước cuối cùng, TC sẽ ngang nhiên đem dân, đem quân vào VN dưới hình thức của những hiệp ước “hữu nghị” mà chúng luôn được ưu đãi. Chế độ ưu đãi này sẽ y như chế độ mà gia đình cán bộ đảng viên vào Nam đã được bè đảng chúng cho huởng trước đây.

    Những thực dân mới người tàu này và gia đình của chúng sẽ lần lần chiếm đoạt ưu thế và cho “thực dân” bản địa ra rìa, bởi vì dù miền Nam cũng như miền Bắc lúc ấy dẫu có tiền rừng bạc bể đi nữa thì TC vẫn muốn huởng trọn, hoặc nếu có thí cho người VN đi nữa thì loại người này phải là những tên tay sai cực kỳ gian manh, cực kỳ ác độc, luôn tích cực hoạt động cho chúng.

    Ai trong chúng ta mà không thấy hiện nay, TC đang tiến hành bước thứ ba trong liên hoàn kế chiếm trọn VN của chúng?

    Để kết luận, tôi xin nhắc lại lời của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã nói năm xưa cho các bạn công an mạng nghe, bởi vì nó có giá trị tuyệt đối đúng :

    ” ĐẤT NƯỚC CÒN, TẤT CẢ CÒN. ĐẤT NƯỚC MẤT, MẤT TẤT CẢ ”

    Vâng, đây là lần đầu tiên tôi gọi các anh là “các bạn”, bởi vì khi đã bị tàu đô hộ, chúng ta sẽ đều là những người nô lệ như nhau. Giang sơn VN sẽ còn gì nữa để phân biệt nhau mà tranh giành và đấu đá?

    Nếu các anh biết suy nghĩ và hành động đúng thì quả là đại phúc cho chính các anh và cho đất nước, dân tộc VN.

  2. …(tiếp) Không ai có thể hiểu câu nói trên của TT Nguyễn Văn Thiệu bằng chính những cựu công dân VNCH, bao gồm đủ mọi tầng lớp: dân, quân, công, cán, chính, tức là những kẻ mất nước vào tay bọn cướp sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.

    Các bạn công an mạng đừng vội chê cười hoặc khinh bỉ chúng tôi quá lâu! Một khi đất nước bị Bắc thuộc lần nữa, và ngày đó đang đến, người tàu sẽ đối xử với các bạn không thua gì các bạn đã đối xử với công dân VNCH năm nào, có khi còn tệ hơn, vì các bạn cũng như tôi đều đâu phải là đồng bào, máu mủ gì của chúng. Lịch sử 4000 năm nhân dân VN chống giặc tàu đã chứng minh điều đó.

    Đến lúc đó mái nhà của các bạn chưa chắc đã là tổ ấm cho chính các bạn như những mái nhà xưa của tôi, của CTHĐ hoặc của tất cả các cựu công dân VNCH. Lúc ấy đừng trách tại sao chúng tôi không bảo trước !!!

  3. Tuy đồng ý với hầu hết những gì Phương Lê đã nói, nhưng tôi thấy có một cái gì không ổn qua câu : “Các bạn công an mạng đừng vội chê cười hoặc khinh bỉ chúng tôi quá lâu”.

    Vào cuối cuộc chiến hồi đó, các chiến sĩ của quân lực VNCH dù phải giật gấu vá vai chiến đấu trong những hoàn cảnh rất ngặt nghèo , nhưng họ vẫn không hề tỏ ra nao núng. Và thật thế, “giải phóng miền Nam” không phải là một chiến thắng dễ dàng đối với cộng quân. Chúng đã phải đổ máu ra để tranh giành từng tấc đất của miền Nam tự do từ tay các chiến sĩ VNCH kiêu hùng. Chúng ta luôn hãnh diện vì đa số các chiến sĩ VNCH đã chiến đấu trong danh dự và có không ít những đơn vị đã tử thủ đến viên đạn cuối cùng trước ngày mất nước.

    Trong khi ấy, cái gọi là quân đội nhân dân VN hiện nay chỉ độc một phường giá áo túi cơm, tham sanh húy tử, chưa đánh đã hàng. Chúng có đủ súng đạn, quân số, khí giới trong tay, nhưng lại đứng ngó giặc ngang nhiên lấn đất, cướp biển, cướp đảo, giết hại dân lành ngay trước mặt. Một tiếng nói để binh vực mà chúng cũng không dám hó hé.

    Chưa hết, chỉ mới cách đây mấy hôm, một tên bặm trợn cô hồn tự nhận là Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng của cái quân sợ chết ấy lon ton sang gặp tướng giặc và cam kết giữ “mười sáu chữ vàng” với giặc. Mặt khác, hắn cho đàn em lăm lăm chĩa súng vào những người dân đã dám vạch mặt chỉ tên bọn xâm lăng cướp nước và ngăn không cho họ phản đối.

    Trời hỡi trời, đánh đấm thế mà dám vỗ ngực tự xưng là “quân đội nhân dân”! Tư cách bọn này đã đáng để so sánh với quân lực VNCH năm nào chưa, nói gì đến chuyện “khinh bỉ”.

    Chưa chắc ai đáng bị “khinh bỉ” hơn ai, thưa ông (bà) Phương Lê?

    • @bácLangthang:

      Cám ơn bác đã chia sẻ một nhận xét vô cùng chính xác mà tôi đã quên sót.

      Têm “bặm trợn, cô hồn, tự nhận là Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng của cái quân sợ chết ấy”, như bác đề cập, chính là “đại tướng” Phùng Quang Thanh.

      Tư cách ấy không thể gọi là tướng quân! Hắn càng không đáng làm tướng cướp. Bởi vì tôi xem thấy trong các sử sách, truyện ký xưa nay cũng không tìm thấy tên tướng quân hoặc tướng cướp nào vừa ngu vừa hèn như tên này! Hãy thử so sánh hắn với tướng cướp Từ Hải thì bác sẽ thấy ngay ý của tôi.

      Đọc ý kiến của bác đã mấy bữa nay, nhưng tôi buồn quá đến nỗi không còn viết lách gì được khi chợt nhớ đến một hình ảnh thật xưa.

      Đó là hình ảnh kiêu hùng của người chiến sĩ quân lực VNCH mà tôi đã gặp trên cầu Tân Cảng Sài gòn vào giờ thứ hai mươi lăm năm nào. Tất cả những gì anh còn lại chỉ là khẩu M 16, vài băng đạn cuối cùng và vài đồng đội còn quyết tâm cùng anh ở lại để chiến đấu, hòng kéo dài những giây phút tự do còn lại cho đồng bào miền Nam phía bên này cầu.

      Cơn hấp hối của Miền Nam đã bắt đầu từ tháng 3 năm 1975, nhưng tại sao Sài gòn đã không mất vào những ngày 20 tháng 4, 15 tháng 4, hoặc sớm hơn nữa, mà mãi đến 30 tháng 4 mới thất thủ? Đó là vì từng phút từng giờ mà chúng ta vui sống trong tự do đã được đánh đổi bằng máu và bằng những hy sinh vô bờ bến của các chiến sĩ VNCH can trường, như người lính tử thủ trên cầu Tân Cảng hôm 29 tháng 4 năm 1975.

      Sau khi Sài gòn sụp đổ, miền Nam hoàn toàn mất tự do, càng sống rên siết dưới chế độ bạo tàn của bọn ăn cướp, tôi càng thấy rõ một điều là những năm tháng, ngày giờ mà chúng ta đã sống trong tự do dưới chế độ VNCH quả là thiên đường!

      Thiên đường của tôi năm nào bỗng bị một bọn côn đồ cướp mất, mà xét cho cùng, cả một bọn đại loại như tên hèn tướng Phùng Quang Thanh này, không tên nào có đến một chút tối thiểu của lòng danh dự, óc tự trọng và lòng hào hiệp đáng để so sánh với một anh binh nhì của quân lực VNCH. Ngay đến tên “bộ trưởng bộ QP” PQT này và có thể nói là cả cái bộ tư lịnh, bộ tham mưu gì đó của hắn lại càng không có tên nào có đủ tư cách để xách dép cho người lính tử thủ trên cầu Tân Cảng năm xưa.

      Bác nói đúng! Từ thằng lớn cho đến thằng bé trong cái gọi là “quân đội nhân dân VN” còn chửa đáng xách dép cho một anh binh nhì của quân lực VNCH, lấy tư cách gì và nhân danh ai để mà “khinh bỉ” họ?

    • Cái ông Tướng ” chế nhát” đó là Phùng Quang Thanh trước năm 1975 đi bộ đội ở miền Nam đã đánh cho các bác VNCH thua xiểng liểng phải chạy tuốt qua Mỹ ở đấy. Vậy ai nhát hè?

      • Nếu tên hèn tướng phùng quang thanh đó ngon lành như vậy thì tại sao bây giờ y không đánh cho tụi ba tầu văng trở lại Trung Cộng đi???

        Người Việt mình thường nói: Ba đánh một chẳng chột cũng què.
        Cả 1 khối cộng sản , từ Liên Xô cho tới TC , Tiệp Khắc …..đã viện trợ vũ khí vô điều kiện cho cộng sản Bắc Việt , tức là hơn 20 đánh một , và sau khi đã chết hơn 10 triệu quân, mới thắng được 1 đối thủ tí hon. Một đối thủ đã bị trói tay thì hay ho gì mà ngồi đây phéc lác???

        Mà cho là lũ cộng sản Bắc Việt hay đi. Chúng bây đã làm gì cho đất nước sau 36 năm chiếm đóng???
        Cút cha mày đi , lũ sâu bọ , chỉ bán nước hại dân là giỏi , còn gặp tàu phù thì lạy lục cung phụng. Dân tộc Việt không có những lũ như chúng bay.

      • Thuở ấy, quân lực VNCH bị đồng minh Mỹ bỏ rơi. Hết súng, hết đạn, họ biết lấy gì nữa để tiếp tục đánh? Tuy nhiên, họ vẫn chiến đấu cho đến khi không còn bất kỳ một phương tiện nào nữa để cầm cự mới thôi. Sự “tháo chạy” QLVNCH trong trường hợp ấy là một hành động chính đáng và sáng suốt. Số còn lại thì tử thủ (đánh đến chết) chứ nhất định không chạy và cũng không hàng, như những người lính Biệt Động Quân tử thủ cầu Tân Cảng Sài gòn hôm 29 tháng 4 năm 1975 mà bố mày đã nói ở trên.

        Khi tàu phù cướp ngang thác Bản giốc của VN, cướp những quận huyện sát biên giới VN bỏ vào bản đồ của chúng và gần đây nữa, chúng cướp Hoàng Sa, bắt ngư dân, cướp tàu bè của họ đòi tiền chuộc, và thậm chí còn bắn giết ngư dân VN bừa bãi ngay trên hải phận VN thì tên Phùng Quang Thanh và cái gọi là QĐNDVN của hắn đã làm gì để ra tay bảo vệ những đồng bào VN ruột thịt của chúng? Mà chúng đâu có thiếu súng, thiếu đạn hoặc thiếu lính, như Quân Lực VNCH năm xưa? Có đầy đủ phương tiện và nhân sự để thưc thi bổn phận bảo vệ dân mà cũng chả bảo vệ được ai; Chửa đánh đấm gì mà đã dâng đất dâng biển cho giặc, lại còn lon ton chạy qua gặp tướng giặc để cam kết “tình hữu nghị” với giặc, thì không lẽ mày bắt các bố phải gọi tên PQT là “anh hùng” ?

  4. Trích : “Cái ông Tướng ” chế nhát” đó là Phùng Quang Thanh trước năm 1975 đi bộ đội ở miền Nam đã đánh cho các bác VNCH thua xiểng liểng phải chạy tuốt qua Mỹ ở đấy. Vậy ai nhát hè?”

    Cám ơn bạn đã cho chúng tôi mở mắt ra. Hóa ra mấy ông tướng VNCH chết nhát ấy lại là người chết nhát vì dân vì nước.

    Còn phùng quang thanh chỉ là tên đâm thuê chém mướn cho cộng sản quốc tế về giết hại dân Việt Nam.

    Anh hùng thay phùng quang thanh. Phải không người cũ !

  5. Trích
    “Cái ông Tướng ” chế nhát” đó là Phùng Quang Thanh trước năm 1975 đi bộ đội ở miền Nam đã đánh cho các bác VNCH thua xiểng liểng phải chạy tuốt qua Mỹ ở đấy.”
    Hết trích
    Đó là Cô Gái Đồ Long, phần 1
    Nhưng mà cái sự đời lại chẳng giản dị như thế.
    Sau khi hạ màn hung hăng con bọ xít “chống Mỹ cứu nước” thì tướng “anh hùng” (sic) Phùng Quang Thanh và cái bọn lâu la của nó bèn chơi cái màn “liếm đít Mỹ cứu đảng”.
    Đó là Cô Gái Đồ Long, phần 2
    Chưa hết !
    Rồi thì lại tới cái màn tướng “anh hùng” (sic) Phùng Quang Thanh và mấy thằng chó đẻ mất dạy một bầy với thằng này hung hăng bắt nạt người dân trong nước, trong khi đó thì với quan thày Tàu phù thì cúc cung tận tụy, gọi dạ bảo vâng. Hai tay dâng đất dâng biển cho giặc rồi bị chúng nó mắng nhiếc mà vẫn câm như hến, nín như thóc.
    Đó là “Hậu Cô Gái Đồ Long”

    Dzậy thì cái thằng mạt tướng này không gọi là tướng hèn thì gọi là cái chết tiệt gì?

  6. Chú vẹm con Người Cũ này đúng là thứ chuyên Ngữi Cu nên nói bậy ,ló cái đuôi ngu dốt. Tên mạt tướng họ phùng này (dòm cái mặt là thấy mạt rồi )là dân Nam cụ hay Bắc cụ mà chú mày dám phét lác là “hén” trước năm 1975 đi bộ đội ở miền Nam (?)vậy chứ ??? Vảnh tai cây lên mà nghe các bố giảng đây : Tên tướng mặt thịt của chú mày là dân Hà Lội chăm phần chăm. Dưới khu có cọng rau muống lòng thòng giống như bố Bk mày đây ,thế thì hén đi bộ đội ở miền Nam bao giờ, để đánh các bố mày chạy văng sang Mẽo??. Họa may,sau năm 75 hén có Đi Bộ vô Nam , Đội đồ về Bắc thì có !!! Chú em mày nói gì cũng phải có sách có chứng thì các bố đây mới trọng chứ lèm bèm nói bậy thì các bố xem chú như thằng Ngữi Cu ăn ngu nói bậy mà thôi. Các bố của chú mày đây là dân Bắc kỳ cũng khá nhiều , nhưng với bọn khỉ trong rừng về cướp Hà Nội năm 54 ,và Saigon năm 75 thì các bố đây không gọi chúng là dân Bắc kỳ mà gọi chúng là dân Bắc Cụ ,chú mày hiểu chưa?

    Không phải như chú mày nói thí nói càn , bố mày đây nói có sách mách có chứng. Đây mời chú mày xem một bằng chứng về hành động rất “anh hùng” của ông tướng họ phùng tên Xanh của chú mày( xanh là xanh mặt ,là teo ,là sợ đó ) sau đây : Phùng quang Xanh tán dương trung cộng ! :

    Trăm nghe không bằng một thấy ,để chú em mày tự nhận xét xem “ngài” Đại Tướng của chú mày có phải là thằng hèn hay không ?
    Thân ái chào chú em Bắc cụ !

  7. mạt tướng Phùng quang Thanh không đủ tư cách xách dép cho Thiếu Tá Ngụy Văn Thà,và những chiến binh dánh trận Hoàng Sa năm nào

  8. Các Cụ có chửi cháu cháu chịu.

    Nghe các Cụ chửi riết đâm nghiệm. Nâu nâu không có thằng bắc cụ nào vào tí tuáy đâm buồn.

    Các Cụ chửi hay còn hơn hát, thảo nào bọn mọi đó không khoái. Nhà cháu còn khoái gấp mấy … nữa là bọn man di mọi rợ.

    Nó nghe các Cụ chửi cứ như là mán nghe kèn tầu vậy. Đã gì đâu.

  9. không hiểu sao , rất vu vơ lại vào được trang của cậu , cậu Hải ạ !.Hôm rồi 35 ngày vào chùa Ngòi trong Hà Đông cúng cụ Dương thị Mùi ( chị của cậu , mẹ vợ cháu ) qua phố Quang Trung , cháu vẫn cố hình dung ngôi nhà thời thơ ấu cậu ở nhưng…vật đổi ,sao rời , cho đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt .Đọc bài này của cậu , một thoáng buồn xa vắng cho cảnh đấy người đây !. Người Hà nội sắt son vẫn phải đối diện bất cân sức hậu duệ của nguyễn chí thanh …
    Thưa các đồng chí,
    Đảng quang vinh của chúng ta muốn tồn tại và phát triển, giữ vai trò là đảng tiên phong và duy nhất lãnh đạo đất nước, thì có mấy mục tiêu quan trọng sau đây phải được quan tâm đúng mức:
    1. Phải làm cho dân chúng vừa yêu vừa sợ.
    Nếu không thể làm cho người dân yêu mến – điều mà tôi e là sự thật cay đắng cần chấp nhận – thì cũng phải tuyệt đối duy trì nỗi sợ hãi để họ không bao giờ có đủ ý chí mà nổi loạn.
    2. Phải giữ cho cái gọi là ‘phong trào dân chủ đối lập’ không thể trở thành phong trào đúng nghĩa, không thể bén rễ và lan rộng.
    Phải làm sao để nó chỉ là hoạt động manh mún, rời rạc, tự phát của các cá nhân đơn lẻ; làm cho có nhiều ‘lãnh tụ’ mà ít hoặc không có quần chúng; có nhiều ‘nhân sĩ trí thức’ mà ít hoặc không có một tổ chức nào có thực lực; có nhiều những hoạt động lãng mạn hời hợt có tính phô trương – mà người dân có biết đến cũng chỉ mỉm cười ý nhị –chứ ít hoặc không có những hoạt động thiết thực có tầm mức ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội; có thật nhiều những hoạt động ‘chống cộng cực đoan’ có tính chất phá hoại từ bên trong, gây phản cảm đối với người dân lao động, thậm chí làm cho những gia đình cách mạng và đội ngũ cựu chiến binh phẫn nộ…
    Tóm lại, phải làm cho người dân nếu không quay lưng thì cũng thờ ơ với cái gọi là ‘đấu tranh dân chủ’. Cụ thể như thế nào thì tôi đã có dịp trình bày..

    3. Phải chủ động trong việc nâng cao dân trí để làm bàn đạp mà phát triển kinh tế, nhưng lại phải lèo lái để ‘dân trí cao’ không đồng nghĩa với ‘ý thức dân chủ cao’.
    Phải làm sao để chất lượng giáo dục bậc đại học được cải thiện nhưng đa số sinh viên phải trở nên thực dụng hơn, có tinh thần’entrepreneurship’ – khao khát tiền bạc và công danh, mạo hiểm và sáng tạo trong kinh doanh, cầu tiến trong sự nghiệp riêng, tôn thờ Bill Gates và chủ nghĩa tiêu thụ – nhưng đồng thời cũng tuyệt đối thờ ơ với những lý tưởng và hoài bão cải biến xã hội, xa lạ với những tư tưởng trừu tượng viễn vông, tìm kiếm những giải pháp cá nhân thay cho ý thức công dân, và đặc biệt là tránh xa âm mưu thay đổi chế độ.
    4. Phải chủ động trong việc mở rộng xã hội dân sự, thuần phục và trung hòa giai cấp trung lưu đang lớn mạnh (gọi là ‘co-optation’ )…
    Làm sao để trong mỗi tổ chức dân sự đều có chân rết của ta. Các tổ chức trung gian như mặt trận Tổ quốc, công đoàn, hội phụ nữ, các hội cựu chiến binh, các câu lạc bộ hưu trí… phải phát huy vai trò tối đa trong việc trung hòa những nhân tố nguy hiểm, điều hòa những xung đột nếu có giữa nhà nước và xã hội, giảm thiểu sự bất mãn của dân chúng…
    Làm sao để xã hội dân sự vẫn được mở rộng nhưng theo hướng có kiểm soát của chúng ta, chứ không trở thành mối đe dọa.
    Quan trọng hơn cả là chúng ta phải tiếp tục nuôi dưỡng nỗi sợ hãi –dù chỉ là nỗi sợ mơ hồ trong tiềm thức – nhưng đồng thời cũng không để cho nhân dân cảm thấy tuyệt vọng. Cho dù người dân có bất mãn về chuyện này chuyện kia thì vẫn làm cho họ nuôi hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Và phải làm điều này một cách hết sức tinh vi, kiên nhẫn, đôi lúc phải can đảm cắt bỏ những khối u trong đảng để làm nguội bớt nỗi tức giận của nhân dân.
    Trong trường hợp này thì việc thả Nguyễn Việt Tiến và việc bắt giam hai nhà báo là sai lầm. Lẽ ra chúng ta phải không tiếc một số ít các đồng chí tham lam quá mức, biến họ thành dê tế thần để giành lại niềm tin của nhân dân, hoặc ít nhất cũng làm họ giảm bất mãn, trong nỗ lực chống tham nhũng của chúng ta.
    Một người bất mãn cực độ là một người nguy hiểm. Một người tuyệt vọng đôi khi còn nguy hiểm hơn. Một người lạc quan, nhiều hy vọng, thì thường cũng là một người dễ bảo, yêu chuộng sự ổn định và do đó không có ý định phản kháng.
    Chúng ta phải biết dùng mồi để nhử, đánh vào thói tham lam ích kỷ lẫn thói háo danh của người đời, vừa phải làm sao để tinh thần thực dụng và chủ nghĩa mánh mung chụp giật trở thành bản tính của dân tộc – vốn đã rã rời về ý chí, tan vỡ về niềm tin, chán ngán các loại ýthức hệ; nhưng đồng thời cũng phải chuẩn bị sẵn những cái van để dân chúng có chỗ giải tỏa ẩn ức.
    Tuyệt đối không để sự bất mãn trong xã hội tích tụ lại vượt quá ngưỡng kiểm soát của chúng ta. Kiên quyết tiêu diệt mọi mầm mống có khả năng dẫn đến các loại hoạt động đối kháng có tổ chức, có sự phối hợp rộng rãi; tuyệt đối ngăn chặn khả năng huy động được đông đảo quầnchúng tham gia.
    Chúng ta phải nghiên cứu tất cả những tư tưởng gia vĩ đại trong việc chiếm đoạt quyền lực và duy trì vị trí độc tôn, từ Tôn Tử, Ngô Khởi, Trương Tử Phòng, Lý Tư… và Mao Trạch Đông ở phương Đông, cho đến Machiavelli – tác giả cuốn cẩm nang ‘The Prince’ nổi tiếng ở phươngTây, thậm chí cả Napoleon, Hitler, Stalin… hoặc Hugo Chavez thời nay.Tất cả đều có những điều rất đáng để chúng ta học hỏi, từ nghệ thuật mị dân cho đến những thủ đoạn cứng – mềm linh hoạt trong việc đối phó với địch, và cả những sai lầm chiến thuật của các vị này.
    Phải làm sao để chúng ta vẫn trấn áp được đối lập dân chủ, nhưng vẫn không làm sứt mẻ quan hệ ngoại giao đang ngày một tốt hơn với HoaKỳ và phương Tây – vốn là những kẻ đạo đức giả, duy lợi và thực dụng nhưng thích rao bán tấm áo ‘dân chủ tự do’ cùng với những khẩu hiệu cao đẹp khác.
    Tuy nhiên, chúng ta cần phải khái quát những luận điểm của Machiavelli để có thể áp dụng cho một chế độ, một đảng phái có cơ cấu phức tạp, chứ không phải là một nhà độc tài quân phiệt giản đơn.

    Một nhà độc tài dù tàn độc đến đâu, ranh ma đến đâu, thì cũng chỉ là một kim tự tháp trên sa mạc, tĩnh lặng và không tiến hóa – nên trước sau cũng sẽ để lộ sơ hở chết người. Nhưng một đảng chuyên quyền thì luôn luôn biến động, thay đổi và lớn lên không ngừng; biết bù đắp khiếm khuyết, che dấu yếu điểm, phô trương sức mạnh một cách vô cùng linh động… và đặc biệt có đủ tài lực và nhân lực để lan tỏa chân rết đến mọi ngõ ngách của xã hội, kiểm soát cả dạ dày lẫn linh hồn của nhân dân.
    Bác Hồ (hay có thể là bác Lê Nin) đã dạy: người cách mạng phải không ngừng học hỏi, học từ nhân dân và học từ kẻ địch; phải không ngừng tiến hóa về mặt tư duy lẫn thủ đoạn để sống sót mà vươn lên trong bất cứ hoàn cảnh nào; phải luôn uyển chuyển và linh động để sẵn sàng thay máu đổi màu khi cần thiết, thậm chí sẵn sàng đào thải cả những đồng chí quá tham lam và ngu dốt có hại đến lợi ích chung của đảng. Đối với địch thủ thì phải thiên biến vạn hóa, ranh ma tàn độc đủ cả… và đặc biệt phải biết dùng hình nộm kết hợp với thủ đoạn đấu bò tót kiểu Tây Ban Nha để thu hút ám khí và sừng bò của đối thủ.
    Trong lúc đối thủ tiêu hao lực lượng vì đánh vào những hình nộm rơm, hoặc phung phí thời gian và sức lực vào những mục tiêu viễn vông,thì chúng ta lạnh lùng quan sát, phân tích thấu đáo địch tình, ra đòn bất ngờ và hợp lý để địch chết không kịp ngáp.
    Đặc biệt chúng ta ngầm khuyến khích những hành động tự sát theo kiểu ‘không thành công cũng thành nhân’ – tất nhiên là phế nhân. Chúng ta cũng phải biết lắng nghe những phê phán của địch thủ mà thay đổi cho thích hợp. Kẻ đối địch luôn có những bài học quí giá mà chỉ có những người bản lĩnh và khôn ngoan mới nhìn ra.
    Nếu kẻ địch lãng mạn viễn vông với những khẩu hiệu trừu tượng như’dân chủ’, ‘nhân quyền’, ‘tự do’ … thì chúng ta phải thực tế với những tiêu chí cụ thể như ‘ổn định xã hội’, ‘tăng trưởng kinh tế’, ‘xóa đói giảm nghèo’
    Nếu kẻ địch hô hào những điều khó hiểu du nhập từ phương Tây như ‘đa nguyên’, ‘đa đảng’, ‘pháp trị’, ‘khai phóng’… thì chúng ta phải tích cực cổ vũ mô hình Nhân Trị của đấng Minh Quân – nhưng ở đây Minh Quân phải được hiểu là đảng cộng sản – cũng như đề cao những ‘giá trị Á châu’ một cách khéo léo.
    Phát Huy dân chủ cơ sở – tập trung
    Chúng ta cũng phải phát huy ‘dân chủ cơ sở’, ‘dân chủ tập trung’, ‘dân chủ trong đảng’… để làm sao cho dân thấy đảng không phải là cái gì đó cao xa vời vợi, mà đảng cũng là dân, ở ngay trong dân, từ dân mà ra, đã và đang đồng hành cùng với dân.
    Phải cho dân thấy là nếu đảng có xe hơi thì dân cũng có hon đa – chứ không phải đi bộ; nếu đảng có đô la thì dân cũng có tiền in hình Bác đủ tiêu xài – chứ không quá túng thiếu; nếu đảng có cao lương mỹ vị thì dân cũng có gạo ăn – không chết đói mà còn dư thừa để đem xuất khẩu.
    Đặc biệt là phải tích cực tuyên truyền và giải thích để người dân hiểu được ý nghĩa của ‘dân chủ’ theo cách có lợi cho chúng ta: ‘dânchủ’ nghĩa là đảng luôn lắng nghe dân, phản ánh ý nguyện của dân (phần nào thôi) qua những chính sách vĩ mô và vi mô, thỏa mãn niềm tự ái của dân vì được dạy dỗ đảng, cũng như kích thích lòng tự hào dân tộc của dân để hướng nó vào những kẻ thù mơ hồ dấu mặt ở bên ngoài.
    Đối thủ của chúng ta thường lãng mạn và nhiều nhiệt tình nhưng ít chịu học hỏi, hoặc nếu có học thì chỉ qua quýt đủ để thuộc lòng những khẩu hiệu trừu tượng như ‘nhân quyền’, ‘dân chủ’… rồi nhai đi nhai lại làm dân chúng phát nhàm. Nói chung, đối thủ của chúng ta thường chỉ biết đến một số cuốn cẩm nang về dân chủ có ngôn từ rất kêu, rất đẹp, nhưng nghèo nàn về phương pháp thực tế, lẫn lộn giữa cứu cánh và phương tiện.
    Ngược lại, chúng ta cần phải tích cực nghiên cứu sâu sắc những trước tác của các học giả phương Tây về khoa học chính trị và kinh tế học. Chúng ta phải nhận thức được đã có rất nhiều những nghiên cứu khoa học về mối quan hệ biện chứng giữa ‘thể chế chính trị’ và ‘phát triển kinh tế’.

    Hai phạm trù ‘dân chủ’ và ‘phát triển’ có quan hệ hết sức phức tạp, phi tuyến, chứ không phải là quan hệ nhân – quả. Nghiên cứu kỹ về vấn đề này sẽ rất có lợi cho chúng ta trong việc chủ động phát triển kinh tế mà không cần phải ‘dân chủ hóa’.
    Chúng ta cũng phải nhìn nhận một thực tế là: phát triển kinh tế làm phát sinh một số yếu tố hiểm nguy cho chế độ. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, tùy thuộc vào khả năng ‘tháo ngòi nổ’ của chúng ta, cũng như khả năng khai thác những yếu tố hiểm nguy này của đối lập dân chủ.
    Chẳng hạn, học giả Daron Acemoglu của đại học MIT danh tiếng đã có nhiều phân tích về ‘nguồn gốc kinh tế của các chế độ độc tài và dânchủ’. Trong đó ông đã chỉ ra rằng phát triển kinh tế kèm theo việc phân bố của cải vật chất một cách tương đối công bằng, đồng thời với việc nới lỏng một cách chừng mực những tự do dân sự, thì bất mãn của xã hội sẽ không quá cao, do đó hoàn toàn có thể duy trì chế độ độc tài mà vẫn thúc đẩy kinh tế phát triển. Đó là trường hợp của Singapore,điển hình của một nhà nước độc tài sáng suốt.
    Một ví dụ nữa là những nghiên cứu của Bruce Bueno de Mesquita, đã chỉ ra cho chúng ta những kinh nghiệm quí báu trong việc đàn áp cái gọi là ‘coordination goods’, tức là những yếu tố vốn không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu được vận dụng bởi đối lập dân chủ thì lại trở thành những vũ khí đáng sợ. Đó là nghệ thuật ‘đàn áp có chọn lọc’ mà tôi đã có dịp phân tích.
    Giới trẻ và sinh viên học sinh
    Một kết quả bất ngờ mà theo tôi cũng là một kinh nghiệm quí trên mặt trận tuyên truyền nhồi sọ: việc chúng ta bắt ép sinh viên phải học tập chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã đem lại những kết quả ngoài mong ước.
    Thành công của chúng ta không phải đã đạt được mục đích ban đầu là làm cho thế hệ trẻ tôn thờ thứ chủ nghĩa mà ngay cả chúng ta cũng không tin. Ngược lại, thành công của chúng ta là đã làm cho thế hệ trẻ chán ngán đến tận cổ khi phải học mãi một thứ ý thức hệ lỗi thời, bịnh ồi nhét đến phản cảm những tư tưởng cũ kỹ. Nhờ vậy chúng ta đã đào tạo ra một thế hệ trẻ thờ ơ vô cảm với tất cả các loại tư tưởng và ý thức hệ, chai sạn với lý tưởng và hoài bão mà thanh niên thường có,trở nên thực dụng và ích kỷ hơn bao giờ hết.
    Thế hệ trẻ hôm nay, ngoài cái đức tính thực dụng và tinh thần chụp giật, cũng như niềm khao khát tiền bạc, công danh, ám ảnh bởi chủ nghĩa hưởng thụ, thì chỉ còn le lói ‘tinh thần dân tộc’ vẫn còn sót lại trong máu huyết của mỗi người Việt.
    Đây là con dao hai lưỡi, là con giao long đang nằm yên, mà chúng ta cần phải biết lèo lái một cách khôn ngoan để không xảy ra một tiểuThiên An Môn ở Ba Đình.
    Dưới chế độ chuyên chế nào cũng vậy, sinh viên và trí thức trẻ luôn luôn là những kẻ nguy hiểm nhất, là ngòi nổ của quả bom, là kíp mìn hẹn giờ, là hạt nhân của các phong trào đấu tranh. Các cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ độc tài bao giờ cũng do sinh viên và trí thức dẫn đầu; công nhân, nông dân, và các tầng lớp lao động khác chỉ là sức mạnh cơ bắp. Chỉ có trí thức và sinh viên mới đủ lý luận để huy động được đông đảo quần chúng, mới có lý tưởng để dấn thân, và mới có khảnăng tổ chức và phối hợp.
    Triệt tiêu được những phong trào sinh viên, cô lập được những trí thức phản kháng, chính là đánh vào đầu não chỉ huy của địch. Những thứ còn lại như ‘dân oan biểu tình’, ‘công nhân đình công’… chỉ là cơ bắp của một cơ thể đã bị liệt não.
    Như trên đã nói, chúng ta đã thành công trong việc làm cho sinh viên trở nên lãnh cảm về các loại ý thức hệ, thờ ơ với những tư tưởng tự do khai phóng từ phương Tây. Chúng ta chỉ còn phải đối phó với tinh thần dân tộc của sinh viên đang có nguy cơ thức dậy, mục đích là để nó ngủ yên, nếu không phải lèo lái nó theo hướng có lợi cho chúng ta.
    Trí thức

    * Đối với tầng lớp trí thức, những biện pháp ‘vừa trấn áp vừa vuốt ve’ từ xưa đến nay đã đem lại kết quả khả quan. Chúng ta đã duy trì được một tầng lớp trí thức hèn nhát, háo danh, và nếu không quá ngu dốt thiển cận thì cũng chỉ được trang bị bởi những kiến thức chắp vá,hổ lốn, lỗi thời.
    * Nói chung, đa số trí thức của chúng ta đều hèn, đều biết phục tùng theo đúng tinh thần ‘phò chính thống’ của sĩ phu xưa nay. Phần lớn những kẻ được coi là trí thức cũng mang nặng cái mặc cảm của việc học không đến nơi đến chốn, ít có khả năng sáng tạo, và so với trí thức phương Tây về cả tri thức lẫn dũng khí đều cách xa một trời mộtvực.
    * Trí thức của chúng ta vẫn mãi mãi giữ than phận học trò, kiểu sĩ hoạn mơ ước được phò minh chủ, hanh thông trên đường hoạn lộ, chứ không bao giờ vươn lên thành những nhà tư tưởng lỗi lạc.
    * Tầm mức ảnh hưởng của trí thức đến xã hội không đáng kể, không dành được sự kính trọng từ các tầng lớp nhân dân, thậm chí còn bị người đời khinh bỉ bởi sự vô liêm sỉ và thói quen ném rác vào mặt nhau.
    * Chỉ có một số ít trí thức vượt qua được cái vỏ ốc hèn nhát, nhưng thường là quá đà trở nên kiêu ngạo tự mãn, coi mình như núi cao sông sâu, là lương tâm thời đại. Những người này quả thật có dũng khí, nhưng cũng không đáng sợ lắm bởi đa phần đều có tâm mà không có tài, có đởm lược mà ít kiến thức.
    * Đa phần trong số này cũng chỉ đến khi về hưu mới thu gom được dũng khí mà ra mặt đối đầu với chúng ta, do đó sức cũng đã tàn, lực cũng đã kiệt. Một số ít trẻ trung hơn, nhiệt huyết còn phương cương, thì lại chưa có kinh nghiệm trường đời, chưa được trang bị lý luận chu đáo, chưa có kiến thức về dân chủ sâu rộng. Với những kẻ này chúng ta đàn áp không nương tay, bỏ tù từ 3 đến 7 năm. Đó là phương cách giết gà từ trong trứng.
    Thử tưởng tượng xem một tài năng trẻ phải thui chột những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời trong lao tù, cách ly với môi trường học vấn, gặm nhấm nỗi cô đơn thay cho việc học hành nghiên cứu, thì sao có thể phát triển hết khả năng? Khi ra tù thì cũng đã quá tuổi trung niên, mệt mỏi, chán chường. Nếu vẫn còn dũng khí thì cũng đã tụt hậu về kiến thức, bị trì néo bởi gánh nặng gia đình, còn làm gì được nữa?
    Với những phân tích như trên tôi cho rằng chế độ của chúng ta vẫn còn bền vững ít nhất thêm hai mươi năm nữa. Nhưng thời thế đổi thay. Chúng ta không thể kiêu ngạo mà tin rằng sẽ trường tồn vĩnh viễn.
    Chúng ta luôn học hỏi và thay đổi để sống còn và vươn lên, nhưng cũng nên biết rằng đối thủ của chúng ta có lẽ cũng không quá ngu ngốc.
    Nếu kẻ địch cũng nhìn ra được mạnh – yếu của chúng ta, cũng biết tự đổi thay để thích nghi, cũng biết học cách đấu tranh có phương pháp, có tổ chức, có chiến lược… thì chuyện gì sẽ xảy ra sau hai mươi năm nữa thật khó mà biết được.
    Đó là một cuộc đua đường trường mà kẻ nào dai sức hơn, bền chí hơn, khôn ngoan hơn, thì sẽ đến đích trước.
    Chúc các đồng chí chân cứng đá mềm và luôn nhớ lời dạy của Hồ Chủ Tịch: ‘khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng’.
    Báo cáo trong cuộc họp mặt kiều vận Nguyễn Tâm Bảo
    Hy vong mai lại vào được trang của cậu

  10. Chào bác hoanghaithuy,

    Quê nội của tôi cũng là tỉnh Hà Đông. Tôi là cháu nội của ông Tư Thiêm. Sau khi di cư vào Nam năm 54, ngoài hai rạp Đại Đồng – Cao Thắng và Gia Định, ông nội tôi còn xây thêm 1 số rạp nữa, gồm Quốc Thái, Hùng Vương, Thăng Long, Đông Nhì – Gò Vấp, Duy Tân – Vũng Tàu, Thành Thái – Bà Rịa, Bình Minh – Bình Dương,…

    Số phận các rạp sau 75 thì chính quyền CS chiếm đoạt hết. Con cháu của ông Tư Thiêm nay cũng một số lưu lạc ra hải ngoại.

    Cám ơn bác về tấm ảnh và các ký ức về lịch sử VN thời đó. Mong sẽ được đọc kỳ tiếp.

    Kính,
    Nguyễn Quân

    • HHThuy. Ong Nguyen Quan lam on cho biet: Nam 1975 O. Tu Thiem con song khong? Co lan nao ong ve tham tinh Ha Doâng khong? Ong coù bieât nha O.Tu trong anh nha Ong Noi toi khong? HHT

  11. KInh bac CTHD va ong Nguyen Quan,
    Vo toi la mot ‘co be Ha Dong’, di cu vao Nam tu nam 4 tuoi va chung toi cung chua bao gio ve Ha Dong vi vo toi dau co biet gi. Vo toi co mot ong bac ho, ten la Tinh, la con re cua ong Tu Thiem. Vo ong Tinh da mat truoc 75 khi chua den 40 tuoi.Nam 75 ong Tinh va cac con di tan sang Montreal, Canada. Ong Tinh cung da mat roi, cac con van con o Montreal. Vo toi co biet ong ba Tu Thiem, nha o Nguyen Thien Thuat truoc 75, nhung sau do khong nghe tin gi ca.
    Than,
    Tien Phung

  12. Nếu quý vị (sẽ) về Hà đông, cho tôi xin đừng nên đến làng Vạn Phúc để mua lụa Hà đông nhé.

  13. Những tưởng lòng mình là hương cốm. Nào biết tay ai làm lá sen.

    Hay quá ! Dễ thương quá ! Nũng nịu quá ! Một câu thơ nho nhỏ nói lên tình cảm nhung nhớ, pha một chút trách móc lãng mạn hoặc nỗi bâng khuâng thơ thẩn …

    Mấy ông thi sỹ và nhạc sỹ thật là giết người. Bây giờ, nếu ra Hà nội để đi đến làng vòng, thì chỉ có ngất ngư vì ói.

    Ói tới mật xanh, mật vàng. Ói bằng hết tất cả có gì có thể ói được bởi …cốm và lá sen.

  14. Kính bác HHThuy và ông Tien Q. Phung,

    Ông Tư Thiêm, ông nội của tôi, đã qua đời vào năm 68, vào ngay khoảng Tết Mậu Thân; lúc đó tôi chỉ mới lên mấy tuổi. Các bác và bố của tôi sau này có về thăm Hà Đông, nhìn lại các rạp hát mà dòng họ xây dựng ở ngoài Bắc trước khi di cư. Chuyện đất nước loạn lạc xảy ra khi tuổi tôi còn thơ dại và khi vừa mới tới tuổi niên thiếu đã đi vượt biên nên những điểu hiểu biết có được ngày nay là do bố tôi và bác cả kể lại.

    Khi tỵ nạn sang Mỹ, mãi về sau nữa, tôi mới biết còn 1 bà bác cả nữa — Tính là tên của bác trai. Đúng vậy, gia đình bác này lưu lạc sang Canada từ 75, và tôi cũng chưa từng liên lạc với các anh chị con của bác.

    Bác cả của tôi, ông Nguyễn Thái, vốn là chủ rạp Bình Minh và cai quản 1 số rạp ở Saigon trước 75, đã kể cho tôi nghe rất nhiều giai thoại của dòng họ, về lịch sử xây hơn mười mấy rạp suốt từ Bắc vô Nam, từ thời gian đất nước bị thực dân cai trị đến di cư vào miền Nam. Ông hiện giờ sống tại Seattle và trong tình trạng đau yếu tuổi già cuối đời.

    Một bác nữa của tôi, ông Nguyễn Thịnh, vốn chủ rạp Đại Đồng – Saigon, mới qua đời năm ngoái do 1 tai nạn xe cộ tại Saigon.

    Tôi còn 1 ông bác nữa là ông Nguyễn Hiệp, nguyên chủ rạp Duy Tân và Thành Thái, hiện đang sống tại Garden Grove, CA.

    Bố tôi, ông Nguyễn Đạt, nguyên chủ rạp Quốc Thái, người đã qua đời cách đây 7 năm tại miền Nam Cali.

    Xin được kể về các rạp hát mà ông tôi, các bác, và bố tôi xây dựng ở miền Nam thì tất cả nay đều xuống cấp trầm trọng, có cái có nguy cơ sụp đổ. Những chứng tích của 1 thời tự do, vàng son, huy hoàng, nay suy tàn, hoang phế. Rất ngậm ngùi.

    Xin được viết vài dòng trên để vinh danh tiền nhân và ghi nhận lịch sử, cuộc đổi đời mà tất cả chúng ta đã trải qua với thân phận là người Việt Nam trong gần 1 thế kỷ qua.

  15. Chân thành cám ơn bác Nguyễn Quân đã chia sẻ. Vâng, tôi có biết đến già nửa những rạp chiếu bóng mà bác đã kể. Tôi không ngăn được tiếng thở dài thuơng tiếc cho tuổi hoa niên năm nào của mình. Các rạp chiếu bóng năm xưa ở Sài gòn đã tháp cánh cho tuổi mộng mơ ngọc ngà của tôi được bay xa vời vợi, làm sao tôi quên được?

    Về vẻ điêu tàn hoang phế của những rạp hát hiện nay ở Sài gòn, muốn hay không muốn thì tôi thấy sự kiện ấy sẽ là một quá trình không thể đảo ngược lại được. Tôi xin chia sẻ với bác một đoạn trong phim “Cinema Paradiso”. Đó là cảnh một rạp hát cũ (Paradiso) bị bỏ hoang nên cuối cùng phải bị giật sập trước sự đau lòng của đám cư dân già lão, tức là những người đã có một thời hoa niên đầy kỷ niệm gắn liền với cái rạp hát cũ kỹ ấy.

    Xin thắp một nén huơng lòng tưởng nhớ đến quí tiền bối Nguyễn Thịnh và Nguyễn Đạt, cùng cho phép tôi gởi lời thăm quí ông Nguyễn Thái và Nguyễn Hiệp. Kính mến.

  16. Rất cảm ơn bác Phương Lê về những tình cảm trân quý.

    Kính bác HHThuy,

    Đã lâu lắm, tôi (cháu) mới ghé vào lại đây. Lý do tôi trở lại hôm nay là vì tôi muốn thông tin rằng bác Hiệp của tôi — chủ rạp Duy Tân – Vũng Tàu và Thành Thái – Bà Rịa — vừa qua đời tại miền Nam Cali. Bác Thái của tôi — chủ rạp Bình Minh – Bình Dương và quản lý một số rạp nữa — cũng đã quy tiên 3 năm trước tại Seattle. Những vị công tử Hà Đông, những vị đã có thời lẫy lừng, từng đóng góp vào nền hoa lệ của miền Nam tự do. Họ là những người cuối cùng trực tiếp xây dựng những rạp xi-nê chiếu bóng của dòng họ, và của Việt Nam.

    Thời sinh tiền, bác Thái của tôi thường hay kể chuyện cho tôi nghe về làng Cầu Đơ, Phố Bóp Kèn, tỉnh Hà Đông; kể về ông nội tôi, về rạp Thiêm Xuân Đài, Majestic, Đại Đồng – Hàng Cót, Ngã Tư Sở, v.v… Bác Thái có kể đề cập tới các vị thân nhân của bác HHThuy nữa.

    Gì rồi cũng đến một kết thúc. Xin thắp nén hương tưởng nhớ đến các vị tiền bối.

    Kính mến.

Leave a reply to Nguoi cũ Cancel reply