• Năm 25 tuổi

    hoang-hai-thuy-25-tuoi.jpg

    Hoàng Hải Thủy, năm 25 tuổi, trong căn nhà 78/5 đường Mayer, mới đổi tên là đường Hiền Vương, Tân Định, Sàigòn, Năm 1957.
  • Thể Loại

  • Được yêu thích …

  • Bài Cũ

Sài Gòn Hấp Hối

Ðể Nhớ Thương Sài Gòn của chúng ta, mời quí vị đọc bài viết về “SÀI GÒN trong cơn HẤP HỐI ” do một sĩ quan VNCH có mặt trong Dinh Ðộc Lập Ngày 30 Tháng Tư 1975 kể.

Sài Gòn Trong Cơn Hấp Hối 30.04.1975

Người viết: Nhan Hữu Hậu, sĩ quan tùy viên Phủ Tổng Thống VNCH.

Ðã 36 năm qua, hình ảnh Sài Gòn trong cơn hấp hối Ngày 30 Tháng Tư 1975 vẫn còn đậm nét trong ký ức tôi.

Giờ đây tôi muốn ghi lại những chuyện tôi biết, những cảnh tôi thấy và một số việc tôi đã làm trong Ngày 30 Tháng Tư 1975, tôi viết lại để đóng góp một vài sự kiện trong những giờ phút sau cùng của Quốc Gia Ta dưới mắt nhìn của một sĩ quan cận vệ của Thủ Tướng Chánh Phủ VNCH.

Chiều Ngày 28 Tháng 4 năm 1975, tại Dinh Ðộc Lập, một buổi lễ đơn giản được gấp rút tổ chức để Tổng Thống Trần Văn Hương, người kế nhiệm Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vừa từ nhiệm, trao quyền Tổng Thống cho Ðại Tướng Dương Văn Minh, người duy nhất được Hà Nội bằng lòng thương thuyết.

Chủ tịch Thượng Viện Nguyễn Văn Huyền được mời làm Phó Tổng Thống, Thượng Nghị Sĩ Vũ Văn Mẫu được mời thành lập chính phủ. Lễ trình diện tân chính phủ được dự định làm vào sáng Ngày 30 Tháng 4 năm 1975.

Sáng sớm Ngày 30 Tháng 4 năm 1975, tại Phủ Thủ Tướng Số 7 đường Thống Nhất, có một buổi họp gồm Nghị Sĩ Vũ Văn Mẫu, Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hảo, cùng một số nghị sĩ, dân biểu, các nhân sĩ có chân trong tân chính phủ, các ông vừa kể họp với Cựu Tướng Pháp Vanuxem, đặc phái viên của Tổng Thống nước Cộng Hòa Pháp.

Phía bên ngoài phòng khách, tôi thấy sự hiện diện của Cựu Thủ Tướng chánh phủ lâm thời Nguyễn Ngọc Thơ (Thủ Tướng trong Tháng 11/1963), Thiếu Tướng Ðoàn Văn Quảng, Cựu Tư Lệnh LLÐB/VNCH và một số người tháp tùng ông đang trông chờ kết quả cuộc họp bên trong với tâm trạng lo âu, buồn nản. Ðộ một giờ sau, Cựu Tướng Vanuxem ra về để lại trên gương mặt mọi người sự thất vọng và lo sợ.

Sau đó Sở Truyền Tin Phủ Thủ Tướng được lệnh cho chuyên viên đến văn phòng của Thủ Tướng Mẫu để thu băng một bản hiệu triệu của Tổng Thống Dương Văn Minh. Lời kêu gọi của Tổng Thống Dương Văn Minh được một phóng viên và một kỹ thuật viên âm thanh của Ðài Phát Thanh Quốc Gia đưa về Ðài và cho phát vào lúc 10 giờ sáng Ngày 30 Tháng Tư, lời kêu gọi này chỉ phát được một lần.

Sau đó khi Tổng Thống Dương Văn Minh bị phía chiến thắng áp giải đến Ðài Phát Thanh Quốc Gia thì ông lại bị đẩy vào phòng vi âm thu tiếng vào cuốn băng thứ hai. Cuốn bằng này được phát nhiều lần, trong đó Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh cho binh sĩ Quân Lực VNCH buông súng đầu hàng vô điều kiện.

Sau khi Tổng Thống Dương Văn Minh nói lời hiệu triệu thu băng tại phòng của Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu, ông cùng các vị trong chính phủ chưa được tấn phong đi về Dinh Ðộc Lập.

Tại phòng khách trên lầu 2 của Dinh Ðộc Lập, tôi thấy có giáo sư Bùi Tường Huân, các nghị sĩ Vũ Văn Mẫu (Thủ Tướng), Thái Lăng Nghiêm (Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng), Dân Biểu Lý Quí Chung (Bộ Trưởng Thông Tin) và một số người khác.

Trong khi ấy, tại phòng làm việc của Tổng Thống Dương Văn Minh có Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng QL/VNCH và tôi, Nhan Hữu Hậu. Các vị Ðại tá Vũ Quang Chiêm Chánh Võ Phòng Tổng Thống, Ðại tá Lê Thuần Trí Chánh Sở Quân Vụ, Trung tá Võ Ngọc Lân Chỉ Huy Trưởng Liên Ðoàn An Ninh Danh Dự thì ngồi trong phòng làm việc của Chánh Văn Phòng Phủ Tổng Thống.

Ðại Tướng Minh làm việc một mình trong phòng, không có Chánh Văn Phòng Trương Minh Ðẩu, cũng không có Sĩ Quan Tùy Viên Hoa Hải Ðường thường nhật luôn ở bên cạnh ông.

Thấy vậy, tôi bước đến nghiêm chỉnh chào ông và trình:

– Thưa Tổng Thống cần gọi đâu, xin Tổng Thống chỉ thị.

Ông nói:

– Em gọi cho qua Thượng Tọa Trí Quang.

Tiếp nhận tờ giấy với các số điện thoại chi chít do Tổng Thống Dương văn Minh đưa cho, tôi gọi điện thoại đến Thượng Tọa Trí Quang. Chuông reo một lúc nhưng đầu giây bên kia không có người trả lời.

Trên bàn, một máy điện thoại khác reo chuông, tôi nhấc ống nghe.

Từ đầu giây bên kia có tiếng người nói:

– Tôi là Thiếu Tá Phạm Châu Tài, chỉ huy trưởng lực lượng phòng thủ tại Tổng Tham Mưu, cho tôi nói chuyện với Ðại Tướng Minh.

Tôi trình Tổng Thống. Tổng Thống Dương Văn Minh nói:

– Qua nghe đây em.

– Thưa Ðại Tướng, tôi còn quân có thể giữ được Bộ Tổng Tham Mưu, mà sao Ðại Tướng ra lệnh đầu hàng?

Tổng Thống Minh ôn tồn nói:

– Ðã trễ rồi em. Tôi muốn tránh cho dân khỏi chết và Sài Gòn khỏi thành bình địa. Mình phải cứu dân!

Nghe đến đây, tôi bước ra ngoài trong lúc Tổng Thống Dương Văn Minh nói cho Thiếu Tá Tài vì sao mà ông phải trao chính quyền cho Cộng Sản.

Bước dọc hành lang trên lầu nhìn ra tiền đình Dinh Ðộc Lập, tôi thấy hai cánh cổng sắt phía trước đã rộng mở, vũ khí đủ loại và chiến xa của lực lượng phòng thủ Dinh chất thành đống trước bồn nước theo lệnh của vị Tổng Tư Lệnh sau cùng của Quân Lực VNCH. Ðộ một giờ sau, chiếc GMC chở đầy quân ta trong các bộ quân phục ngụy trang, bên thành xe có treo một miếng vải trắng được cột trên cao chạy vào đậu bên trong cánh phải của Dinh, trong tay các binh sĩ tạ vẫn còn vũ khí cá nhân. Họ chĩa súng lên không vừa bắn vừa la khóc trong uất hận, họ xuống xe cởi bỏ áo trận, vất súng ngổn ngang. Rồi họ tan hàng.

Khoảng 12 giờ trưa Ngày 30 Tháng 4, xe tăng Cộng Sản tiến vào Dinh Ðộc Lập mà không gặp một sức kháng cự nào, vì cổng chánh đã được mở rộng từ trước. Sau đó, Cộng Sản lợi dụng đêm tối, ngụy tạo cho đóng 2 cánh cổng này lại, cho xe tăng ủi sập rồi tuyên truyền đây là hang ổ cuối cùng của ngụy quyền khi bị thanh toán.

Kể từ lúc này, tôi không thấy 2 vị Ðại Tá Vũ Quang Chiêm và Lê Thuần Trí ở bên Ðại Tướng Minh nữa.

Trong văn phòng trên Lầu Hai chỉ còn Tổng Thống Dương Văn Minh và Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, ông này vẫn mặc quân phục.

Trung tá Võ Ngọc Lân và tôi ngồi trong góc phòng, chung tôi bồn chồn chờ đợi những chuyện kế tiếp diễn ra.

Một cán binh VC mặc áo thun trắng chạy đến cửa, hỏi trỏng:

– Thằng Minh đâu?

Hắn hỏi 3 lần, Tổng Thống Minh chắp tay sau lưng đi tới đi lui mà không trả lời.

Tôi chỉ vào ông và nói với tên VC:

– Tổng Thống Minh đây.

Tên cán binh ngó qua rồi chỉ tay vào Tướng Nguyễn Hữu Hạnh bảo ông cởi quân phục ra. Tôi lấy chiếc chemise của tôi cho ông Hạnh mặc tạm.

Như đã nói ở trên, chúng tôi và một số thành viên chính phủ Vũ Văn Mẫu chưa được chính thức tấn phong bị gom lại ngồi trong phòng khách có vệ binh VC canh giữ, Phó Tổng Thống Nguyễn Văn Huyền đã về nhà bằng phương tiện riêng trước khi xe tăng Cộng Sản tiến vào Dinh.

Ðiều đáng ghi lại là nhóm dân biểu đối lập trước đây thường tự xưng là Thành Phần Thứ Ba do Dân Biểu Lý Quí Chung đại diện. Ông Chung đến trước mặt tên cán binh Cộng Sản tự giới thiệu ông là người “thành phần thứ ba trong chánh phủ Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc,” nhưng tên cán binh nói như quát:

– Không có thành phần nào hết, ngồi yên đó.

Tổng Thống Dương Văn Minh và chúng tôi cứ ngồi trong phòng khách dưới sự canh gác của bọn cán binh Cộng Sản. Trời xế chiều, bỗng có nhiều tiếng nổ trong Dinh Ðộc Lập, chúng tôi bị đưa xuống tầng hầm, nơi có đặt máy truyền tin để sử dụng khi có biến cố xảy ra, cạnh đấy là phòng dùng làm xạ trường để các cận vệ thực tập tác xạ và một nhà kho dự trữ lương thực phòng khi có biến động. Chừng nửa tiếng sau chúng tôi được đưa trở lên phòng khách trên lầu 2, một cán binh VC xoa tay giải thích:

– Nhân dân vui quá nên đốt pháo mừng.

Sau đó, một phái đoàn Cộng Sản khoảng sáu bẩy người, người mặc thường phục, người mặc quân phục không đeo quân hàm tiến vào phòng khách.

Một người mặc thường phục tự giới thiệu với Tổng Thống Minh y là kỹ sư Tô Văn Ký, đại diện Thành Ủy đến tiếp xúc, y nói vài lời trấn an. Trước khi rời khỏi phòng, ông Ký trao cho Ðại Tướng Minh hai gói thuốc lá Ðiện Biên và hai bánh lương khô Trung Quốc. Ðại Tướng Minh nhận và giao lại cho tôi giữ.

Lúc này sự đi lại của chúng tôi bị kiểm soát rất chặt, ra vào phải có sự chấp thuận của các cán binh canh gác. Ðến tối, chúng tôi được phát mỗi người một ổ bánh mì ngọt ăn với đường thẻ. Riêng Ðại Tướng Minh được người nhà gởi vào một nồi cơm chiên và một trái dưa hấu. Ông mời mọi người ăn với ông.

Trong suốt Ngày 1 Tháng 5 từ sáng đến tối, không có một cuộc tiếp xúc nào của phía bên kia, chỉ lâu lâu có vài người đi qua ngó vào phòng khách rồi lại đi. Suốt ngày không một người Giải Phóng nào vào phòng.

Ngày 2 Tháng 5 đến gần trưa, một phái đoàn báo chí Miền Bắc trong đó có phóng viên những hãng truyền thanh truyền hình thuộc khối Cộng Sản Ðông Âu vào Dinh. Nhóm phóng viên này được nói chuyện với Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hảo. Các phóng viên bấm máy ảnh, máy quay phim lia lịa, nhưng đến khi họ hỏi chuyện thì ông Nguyễn Văn Hảo khoát tay, nói:

– Mấy anh tắt máy thu băng đi, đây chỉ là một cuộc nói chuyện bình thường chứ không phải là cuộc phỏng vấn.

Ông Hảo nói rõ:

– Hòa hợp hòa giải gì các anh. Hòa hợp hòa giải gì mà hai ngày nay không cho người ta súc miệng, rửa mặt?

Sau đó nhóm ký giả báo chí truyền thông Cộng Sản bắt đầu dàn cảnh để quay phim chụp hình.

Chúng tôi được đi rửa mặt, chải đầu và sửa soạn lại quần áo cho ngay ngắn, rồi ngồi vào ghế chụp hình, quay phim với lệnh mọi người phải tươi cười để họ hoàn thành cuốn phim thời sự !!!

Nhan Hữu Hậu

CTHàÐông Sao Y Bản Chính.

CTHÐ: Tôi ghi nhận 2 chuyện: Anh Lý Quí Chung tự nhận anh là “người thành phần thứ ba,” anh bị tên lính Bắc Cộng quát “Ngồi đó.”

Cũng trong thời gian ấy, Ký sinh trùng Trịnh Công Sơn cùng đồng bọn chạy đến Ðài Phát Thanh Sài Gòn ôm đàn phừng phưng hát bài Nối Vòng Tay Lớn chào mừng bọn Bắc Cộng. Bọn Trịnh muốn hát thêm nhiều bài nữa nhưng chúng bị một sĩ quan Bắc Cộng – người được phái đến giữ Ðài – quát:

– Không hát hò gì cả. Ði chỗ khác.

Bị đuổi, bọn Trịnh Ba Mươi cúp đuôi lui lủi ra khỏi Ðài.

Người chứng Nhan Hữu Hậu không nhắc đến nhân vật Bùi Tín trong bọn Bắc Cộng thứ nhất vào Dinh Ðộc Lập trong Ngày 30 Tháng Tư 1975.

Năm năm cứ đến Ngày Oan Trái
Ta thắp hương lòng để Nhớ Thương

Sài Gòn ơi..! Ta đã mất Em mãi mãi.

9 Responses

  1. càng đọc càng thấy thương Thiếu Tá Phạm Châu Tài và biết bao người lính anh hùng lại có một đại tướng quá hèn, sau bao nhiêu lần nằng nặc dành chức tổng thống, lại núp dưới chiêu bài … đầu hàng để bớt đổ máu … bỏ mặc thuộc cấp và người dân vô tội chết dần trong nhà tù lớn, trong trại tù cải tạo, trong vùng kinh tế mới …

  2. “Cũng trong thời gian ấy, Ký sinh trùng Trịnh Công Sơn cùng đồng bọn chạy đến Ðài Phát Thanh Sài Gòn ôm đàn phừng phưng hát bài Nối Vòng Tay Lớn chào mừng bọn Bắc Cộng”. TCS không “ôm đàn phừng phưng hát”; nhưng thay vì hát, tên phản bội chỉ rống và gào to bài “Nối Vòng Tay Lớn”

  3. Tiếng nước ta, văn hóa VNCH có nhiều câu để nói về hạng người như Trịnh Công Sơn:

    — Ăn cháo đá bát.

    — Dây máu ăn phần.

    — Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.

    — Ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản.

    vv…

    Oái ăm thay, người như y, cũng như Phạm Duy, Lưu Hữu Phước vv… để lại một di sản ấn tượng trong đời sống văn hóa của miền Nam. Chửi mấy chả, nhưng vẫn phải xài nhạc của mấy chả…

    Chán chết được !

  4. 10/5/2012

    Thủ đoạn nhỏ mọn, đê tiện chính là bọn việt công, nay ôm chân TQ với Mỹ để độc đảng của nó sinh tồn và tiếp tục chà đạp hãm hại người dân cô thế tranh đấu cho dân chủ tự do. Nó dùng cả một hệ thống công an quân đội để đàn áp chỉ vài người bất đồng chính kiến, quả là hèn hạ quá mức, điều đó nói lên sự thiếu tự tin và lo sợ quần chúng sẽ nổi lên nắm chính quyền một ngày không xa. Chỉ buồn là người bạn
    đồng minh năm xưa đang ngoảnh mặt đi, trong khi dân ta rên xiết đau buồn.

  5. Các bác click vào link dưới đây để thấy những khúc phim của Sai-gòn trong giờ thứ 25. Lưu ý các quân nhân VNCH, dù đang thua trận, vẫn tìm cách cứu sống một nữ đặc công VC tại cầu Tân Cảng.

    Quân lực VNCH lúc nào cũng nhân ái và hào hùng, ngay cả lúc bại trận!

    Ngay cả bây giờ, 37 năm sau ngày bại trận, họ vẫn hào hùng hơn cả kẻ “thắng trận” VC!

    Quân VC và cái gọi là “quân đội nhân dân VN” của Bắc Việt không thể nào và không bao giờ có đủ tư cách để xách giày cho các quân nhân QLVNCH !!!

  6. Khổ quá, nói mãi. Tới giờ này mà vẫn còn có vị than thở người bạn “đồng minh” ngoảnh mặt làm ngơ, không giúp đỡ dân mình… Quý vị ấy ơi,”Việt kiều yêu nước” hàng năm đổ về giúp VC hàng chục tỷ USD thì chúng ta còn kêu với gọi đồng minh năm xưa giúp đỡ là giúp đỡ nàm thao?????

  7. 15/5/2012

    Lộn “chapter” rồi ông ơi, tôi trách Mỹ lửng lơ về nhân quyền, chứ việc nó hay là việt kiều làm ăn với việt cộng, ai mà cấm được. Ngay trước, sư trí quang hay huỳnh tấn mẫm “tránh đâu” chạy vào tòa đại sứ Mỹ, nó bảo vệ tới nơi đó chứ, bây giờ thì lại sợ thằng việt cộng nó đi với trung quốc, thành ra “Ô ban mê” cứ im thin thít như thịt nấu đông ấy.

  8. Một bọn ngu xuẩn về chính trị lại…nhảy dù vào chính trị !
    Đó là lý do tại sao Sài Gòn sụp đổ vì bị “thù trong giặc ngoài”
    hợp lực tấn công cùng với sự tiếp tay của nhóm sư chính trị
    của PG.Thích Trí Quang cầm đầu !

  9. mong sao vnch tro ve. Toi da chiu het noi cach nhoi so va kim kep cua dcs nay lam roi….

Leave a reply to Huỳnh Quang Cancel reply