• Năm 25 tuổi

    hoang-hai-thuy-25-tuoi.jpg

    Hoàng Hải Thủy, năm 25 tuổi, trong căn nhà 78/5 đường Mayer, mới đổi tên là đường Hiền Vương, Tân Định, Sàigòn, Năm 1957.
  • Thể Loại

  • Được yêu thích …

  • Bài Cũ

Sài Gòn và Phụ Nữ Việt trong phim Người Mỹ Trầm Lặng

Theo tôi từ ngày có thành phố Sài Gòn đến nay, năm 2007, chỉ có một tiểu thuyết gia Âu châu đến Sài Gòn, viết một tiểu thuyết lấy khung cảnh là Sài Gòn, trong có vài nhân vật người Việt. Tiểu thuyết gia ấy là Graham Greene.

quietamerican.jpgGraham Greene, tiểu thuyết gia người Anh, đến Sài Gòn năm 1952 sống mấy tháng ở Hotel Continental, đường Catinat, Sài Gòn. Trở về nước Anh, Graham Greene viết tiểu thuyết The Quiet American với hai nhân vật chính, một ký giả báo chí người Anh, một nhân viên Viện Trợ Kính Tế Hoa Kỳ, hai nhân vật này sống ở Sài Gòn năm 1952.

Tiểu thuyết The Quiet American 2 lần được thực hiện thành phim; lần thứ nhất năm 1957, lần thứ hai năm 2001.

Bài Viết ở Rừng Phong hôm nay xét về nội dung tiểu thuyết The Quiet American.

Trang đầu truyện có lời đề tặng của Graham Greene:

Dear Réné and Phuong,

I have asked permission to dedicate this book to you not only in memory of the happy evenings I have spent with you in Saigon over the last five years, but also because I have quite shamelessly borrowed the location of your flat to house one of my characters, and your name, Phuong, for the convenience of readers because it is simple, beautiful and easy to pronounce, which is not true with all of your country-women’s name. You will both realize I have borrowed little else, certainly not the characters of anyone in Viet Nam. Pyle, Granger, Fowler, Vigot, Joe – these have had no originals in the life of Saigon or Hanoi, and General Thé is dead; shot in the back, so they say. Even the historical events has been in at least one case rearranged. For example, the big bomb near the Continental preceded and did not follow the bicycle bombs. I have no scruples about such small changes. This is a story and not a piece of history, and I hope that as a story about a few imaginary characters it will pass for both of you one hot Saigon evening.

Yours affectionately.
Graham Greene

Trong số các bạn đọc bài này có nhiều bạn hiểu tiếng Anh hơn tôi, các bạn chỉ không có sẵn quyển truyện nên khi đọc tôi viết về nó, các bạn có thể thắc mắc không biết Graham Greene viết có đúng như tôi viết lại không, vì vậy tôi lóc cóc gõ máy chép lại nguyên văn những câu, những đoạn trong truyện The Quiet American được tôi xét đến, để các bạn yên tâm.

Tạm dịch, tức dịch đại khái:

Réné và Phượng thân mến,

Tôi xin phép được tặng hai người quyển sách này không phải chỉ để tưởng nhớ những buổi tối êm đềm tôi đã sống với hai người ở Sàigòn trong năm năm qua, mà còn là vì tôi đã vô sỉ mượn khung cảnh căn nhà của hai người làm nơi cư ngụ cho một trong những nhân vật cuả tôi, và tên của cô, Phuợng, để cho độc giả dễ đọc, vì cái tên ấy đơn sơ, đẹp và dễ gọi, chuyện đó không đúng với tất cả những cái tên phụ nữ đồng hương của cô. Hai người sẽ thấy là tôi đã muợn rất ít những cái khác, chắc chắn tôi đã không mượn một người nào ở Việt Nam làm nhân vật của tôi. Pyle, Granger, Fowler, Vigot, Joe – những nhân vật đó không có người thật trong đời ở Sàigòn hay Hà Nội, và Tướng Thế đã chết, bị bắn vào lưng, người ta nói thế. Ngay cả những sự kiện lịch sử cũng ít nhất có một sự kiện được sắp xếp lại. Như vụ nổ trái bom lớn ở gần Nhà Continental đã xẩy ra trước chứ không phải xẩy ra sau vụ nổ trái bom trong xe đạp. Tôi không ngại ngùng gì về những thay đổi nhỏ như thế. Đây là một truyện kể chứ không phải là một sự kiện lịch sử, và tôi mong rằng một truyện kể về một vài nhân vật tưởng tượng sẽ làm hai người qua được một buổi tối nóng bức ở Sàigon.

Thân mến,
Graham Greene

Chắc là sợ bị đả kích vì viết nhiều chuyện bậy bạ về Sài Gòn, về nước Việt Nam và người Vịệt Nam nên Graham Greene phải nói trước: The Quiet American chỉ là một chuyện tưởng tượng, không phải là một tài liệu lịch sử! Tuy tác giả nói thế nhưng ta là người Vịệt Nam, ta có quyền xét xem ông ta đã “tưởng tượng “ những gì, đã viết những gì về nước Việt Nam, về Sài Gòn, Hà Nội và về những người Việt, những việc xẩy ra ở Việt Nam trong năm 1952.

Sơ lược cốt truyện The Quiet American: hai nhân vật chính: Fowler, người Anh, ký giả, trạc 50 tuổi, Pyle, người Mỹ, nhân viên Phái Đoàn Viện Trợ Mỹ, trạc 30 tuổi, một nhân vật phụ: em phụ nữ Việt tên là Phượng, trạc 20 tuổi. Chuyện xẩy ra ở Sài Gòn, Phát Diệm, Tây Ninh, Hà Nội khoảng năm 1951, 1952. Anh Mỹ Pyle chưa vợ, anh ký giả Ăng-lê Fowler đã có vợ ở quê nhà. Fowler đến Sài Gòn, y ở Ô-ten Continemtal, đường Catinat, sau năm 1956 đường Catinat là đường Tự Do. Fowler bắt nhân tình với một em Sài Gòn tên là Phượng. Em Phượng Sài Gòn chỉ muốn lấy chồng ngoại nhân để được đi ra khỏi nước, nhưng vô phúc cho em, vớ anh Tây, anh Mỹ nào em không vớ, em lại vớ anh Ăng-lê già gấp đôi tuổi em; hắn đã có vợ rồi nên hắn không thể cưới em làm vợ, hắn không đưa em đi sang Ăng-lê với hắn được. Cuộc tình Anh-Việt Fowler-Phượng hoàn toàn không có một xu tình yêu. Fowler cần Phượng để chơi, để giải quyết sinh lý, em Phượng cho anh Tây già chơi với hy vọng được anh cưới và mang đi khỏi Việt Nam quê hương em. Anh Mỹ Pyle ở Ô ten Majestic, cũng cùng đường Catinat, chưa vợ, anh Mỹ Ngố này yêu ai không yêu, anh lại yêu Phượng dù anh biết cô gái Sài Gòn này là người tình xác thịt của Fowler, anh biết Phượng vẫn sống chung với Fowler.

Thế rồi người đọc The Quiet American thấy bỗng dưng, em Phượng bỏ anh già Fowler ở Ô-Ten Công-ti-năng-tan để sang nằm với anh Mỹ Trẻ Pyle ở Ô-Ten Ma-dzét-tíc, tác giả cho em thay chồng hờ ngoại kiều thật dễ dàng, anh ký giả Fowler cũng không có phản ứng gì đáng kể về việc anh bị bạn Mỹ Pyle cướp mất em Phượng.

Pyle tuy là một viên chức Toà Lãnh Sự Mỹ nhưng lại loạng quạng đi vào những âm mưu chính trị. Graham Greene tả nhân vật Pyle không rõ nét lắm, đại khái Pyle say mê chủ thuyết tạo dựng một cái gọi là “ lực lượng thứ ba” ở những quốc gia hãy còn bị người Âu châu đô hộ như Việt Nam, tác giả cho người đọc biết lờ mờ chuyện Pyle lén đưa chất nổ, thời đó gọi là plastic, vào Việt Nam, lén đưa plastic cho lực lượng cuả Tướng Trịnh Minh Thế. Trong tiểu thuyết The Quiet American, vụ đánh plastic ở trước Khách sạn Continental được kể là do lực lượng quân sự của Tướng Trịnh Minh Thế thực hiện, không phải do Việt Minh.

Ngay sau vụ nổ, Pyle bị ám sát, xác thả dưới sông gần cầu Dakao. Truyện không cho người đọc biết phe nào giết Pyle và tại sao anh Mỹ lắm chuyện ấy lại bị giết. Buổi tối ấy Pyle hẹn gặp Fowler ở tiệm ăn Le Vieux Moulin ở Dakao, Pyle không đến, Fowler trở về Continental lúc nửa đêm, thấy Phượng đứng ở cửa Continental. Tả em Phượng nửa đêm đứng chờ anh Mỹ Pyle ở cưả vào Ô-Ten Continental là vô lý, anh Mỹ Pyle ở Ô-Ten Majestic, Phượng đã là người đàn bà của Pyle cả nửa năm, cô ta tất nhiên có quyền vào phòng của Pyle khi Pyle không có trong phòng.Tại sao không thấy Pyle về phòng ở Majestic nàng lại đến chờ Pyle ở Continental?

Fowler bảo Phượng lên phòng hắn, và Phượng líu ríu làm theo lời. Anh ký giả Ăng-lê ngoài cái tật khoái dâm phụ nữ Việt còn là một anh Hít Tô Phe có hạng, có hạng vì anh có bàn đèn thuốc phiện ở ngay trong phòng anh trong khách sạn Continental. Những năm 1952 việc hút thuốc phiện ở Sài Gòn được làm tự do, công khai, việc nguời Sài Gòn có bàn đèn ở nhà không phải là chuyện lạ, nhưng một anh ký giả ngoại quốc đến Sài Gòn để lấy tin chiến tranh, để thông tin về nước, mà “hít tốp phê” đến cái độ có bàn đọi riêng ở trong phòng khách sạn Tây lớn nhất Sài Gòn là một chuyện không phải chỉ lạ mà là vô lý. Vô lý hơn nữa là anh Fowler tuy có bàn đọi riêng nhưng lại không phải là dân nghiện thực thụ, lúc nào có người tiêm thuốc cho anh thì anh hút, không có người tiêm thì anh nằm khoèo. Người nghiên thực thụ không hút ngày có, ngày không như anh mà người chưa nghiện thực thụ không lỉnh kỉnh rước bàn tĩnh về nhà như anh. Ngoài những chuyện không đúng về tình hình Việt Nam, ngoài những chuyện mạ lỵ, hạ nhục người Việt Nam, Graham Greene còn viết nhiều chuyện bậy bạ về những người hút thuốc phiện và những người tiêm thuốc phiện trong The Quiet American.

Nửa đêm Sài Gòn, trong phòng Fowler, khách sạn Continental, đường Catinat, như vẫn thường đến đó với Fowler trước khi đem thân sang Majestic với Pyle, như không hề có chuyện bỏ Fowler để sang Majestic nằm với Pyle, em Phượng đun nước pha trà, rồi em ngả bàn đọi, em đốt đèn em mần thuốc cho anh Tây già nằm hít.

Nguyên văn:

‘May I make your pipe?’ she asked.
When I opened my eyes she had lit the lamp and the tray was already prepared. The lamplight made her skin the colour of dark amber as she bent over the flame with a frown of concentration, heating the small paste of opium, twirling her needle.

‘Does Pyle still not smoke?’ I asked her.

‘No.’

‘You ought to make him or he won’t come back.’ It was a superstition among them that a lover who smoked would always return, even from France. A man’s sexual capacity might be injured by smoking, but they always prefer a faithful to a potent lover.”

Tạm dịch, tức dịch đại khái:

‘ Em làm thuốc anh nhé?’ nàng hỏi.

Khi tôi mở mắt nàng đã thắp đèn, khay đèn đã sẵn sàng. Ánh đèn làm cho làn da nàng có mầu hổ phách đậm khi nàng cúi xuống ánh lửa với nét mặt chăm chú, nướng viên á phiện nhỏ, xoay xoay cây tiêm.

‘Pyle vẫn chưa hút à?’ tôi hỏi nàng.

‘Chưa.’

‘Em nên làm nó hút nếu không nó sẽ không trở lại.’ Có điều mê tín trong giới nàng là một người tình nghiện hút bao giờ cũng trở lại với họ, dù ở tận bên Pháp. Khả năng tình dục của người đàn ông có thể bị tổn hại vì nghiện hút nhưng họ vẫn muốn có người tình trung thành hơn là người tình khoẻ sức.’

Mấy dòng viết về trò hút thuốc phiện trên đây có thể bịp được những người Anh, người Mỹ mù tịt về thuốc phiện. Nhưng với những người am tường văn hoá Phù Dung thì sự hiểu biết về Opium cuả Graham Greene quá ấu trĩ. Ông ta chắc có vài buổi nằm bàn đèn ở Sài Gòn, trong truyện có viết đến tiệm hút d’Ormay – có thật – ở đường d’Ormay, đường về sau là đường Nguyễn văn Thinh, ngay sát đường Catinat, từ Hotel Continental đến tiệm hít d’Ormay chỉ có mấy bước, người ở Majestic đến tiệm còn gần hơn. Graham Greene có nghe được vài chuyện bàn đèn, nhưng là nghe được láp nháp, kể lại không đúng. Người Hít Tô Phe bao giờ cũng trở lại với bàn đọi, tức là có bỏ hút nhưng không sao bỏ được hút – ma túy mà, nếu dzính rồi mà bỏ được thì đâu có là ma túy – trước sau, sớm muộn, xa gần gì người nghiện bỏ hút cũng phải trở lại với bàn đọi, nhưng anh Hít Tốp trở lại đây là trở lại với bàn đọi, thơ mộng và thần bí là anh trở lại với Cô Ba Phù Dung, anh trở lại để hút, anh không trở lại với người đàn bà tiêm thuốc cho anh, anh lại càng không trở lại với người tình xương thịt cũ mà anh đã bỏ. Anh trở lại với bàn đọi và người nào tiêm thuốc cho anh cũng được. Hai việc trở lại ấy khác nhau xa.

Quân tử Tây Hít Tốp Phơ có câu : “Thuốc phiện là người tình biết chờ đợi..”, đúng không chỗ chê. Phải là đệ tử thuần thành của Cô Ba Phù Dung mới có thể nói lên câu đó. Đây là lời Cô Ba Phù Dung:

– Anh bỏ em ư? Tốt thôi. Nhưng Ai can You. Nói tạm biệt thôi. Đừng nói vĩnh biệt, đừng nói tình nghiã đôi ta đến đây là hết, đừng nói ta không bao giờ còn nhìn nhau nữa trên cõi đời này. Đi đi anh yêu. Năm, bẩy tháng, có thể là năm, bẩy năm, anh sẽ trở lại với em mà. Tin em đi! Dù thời gian qua bao lâu, khi anh trở lại với em, em vẫn chờ đợi anh, em không thay đổi, anh cũng không thay đổi! Anh là của em mãi mãi và mãi mãi..

Graham Greene tả em Phương “ngồi” tiêm thuốc phiện. Nhảm. Người ta “nằm” tiêm, không ai “ngồi” tiêm thuốc phiện. Có thể “ngồi” tiêm nhưng “ tiêm ngồi “ rất khó, cả triệu người tiêm thuốc phiện giỏi chưa chắc đã có một người có thể tiêm ngồi; người ta không ngồi tiêm thuốc phiện là vì việc ngồi tiêm không cần thiết, đã không cần lại khó, rắc rối vô ích, người tiêm ngồi phải xử dụng hai tay hai cây tiêm để nướng thuốc, đánh thuốc, sau cùng cũng phải một tay cầm dọc, một tay cầm cây tiêm để cho điếu thuốc vào nhĩ tẩu.

Graham Greene tả Phượng là con gái một ông quan ở Huế, Phượng nói được tiếng Pháp nhưng:

‘Phuong on the other hand was wonderfully ignorant; if Hitler had come into the conversation she would interrupted to ask who he was.’

Tạm dịch:

‘Mặt khác Phượng ngu dốt lạ kỳ, nếu nhắc đến Hít-le trong câu chuyện, nàng sẽ ngắt lời để hỏi Hít-le là ai.”

Phụ nữ Sài Gòn được Graham Greene diễn tả:

‘To take an Annamite to bed with you is like taking a bird; they twitter and sing on your pillow.’

Tạm dịch:

‘Đưa chị Mít vào giường với mình như đưa con chim, họ ríu rít và họ hát trên gối.’

Đến năm 1952 Graham Greene dùng danh từ “Annamite” để gọi người Việt Nam. Tôi cho đây là việc cố ý hạ nhục người Việt. Không biết có thật có một Thị Mẹt nào tên là Phượng ở Sài Gòn quen với Graham Greene khi ông ta đến Sài Gòn năm 1952 hay không? Nếu có mà chị ta không thấy nhục khi chị bị anh Tây quen chị gọi chị là Anamít thì ta phải nhục thay cho chị.

Những năm từ 1950 đến 1954 người Mỹ chú ý đến chiến tranh Triều Tiên, chẳng có người Mỹ nào biết đến chiến tranh Đông Dương. Chiến tranh Triều Tiên là chiến tranh của người Mỹ, chiến tranh Đông Dương là chiến tranh của người Pháp. Viết những năm 1951, 1952 những thông tín viên Mỹ đến đông nhan nhản ở Sài Gòn, Hà Nội là viết bậy.
Có ba nhân vật phụ nữ Việt trong The Quiet American, Thị Phượng, Thi Mei, người chị cuả Phượng, không thấy nói Thị Mei có chồng con chi, Thị Phượng nói tiếng Pháp, Thị Mei nói tiếng Mỹ trơn tru như nữ sinh viên du học ở Mỹ về – và một thị không tên, được gọi là métisse – một em lai. Cả ba nhân vật phụ nữ này đều làm cho người Việt phải xấu hổ. Thị Mei đưa em gái, hai tiểu thư con quan triều đình Huế, đến những nơi có ngoại nhân để em gái cặp bồ với ngoại nhân – trong The Quiet American, Thị Phượng chỉ là một em điếm – em thứ ba là em métisse làm điếm đi khách ngoại quốc với giá 500 đồng bạc Đông Dương một passe.

Thường thì những văn sĩ sau khi viết về một đất nước không phải là nước mình, viết về một dân tộc không phải là dân mình, thường đưa tác phẩm cho một, hai người dân nước đó đọc để họ chỉ cho những chuyện viết sai – thường thì như thế nhưng dường như văn sĩ Graham Greene không cần, hay không thèm làm thế, ông ta đã không đưa bản thảo The Quiet American cho người Việt Nam nào đọc trước khi cho xuất bản.Trong truyện ông ta viết Dakow thay vì Dakao, Tanyin thay vì Tây Ninh, ngu ngốc đăït tên cho một phụ nữ Việt trong truyện là Mei. Ngôn ngữ Việt không có tiếng Mei.

Và đặc biệt Graham Greene khinh rẻ phụ nữ Việt Nam trong tiểu thuyết The Quiet American. Như:

‘Who’s the dame?’ he asked morosely.

‘Miss Phuong is a friend of Fowler’s,’ Pyle said stiffly.

‘Where he find her? You got to be careful in this town.’ He added gloomingly, ‘Thank God for penicillin.’

Tạm dịch:

‘Em là ai vậy?’ hắn rầu rĩ hỏi.

‘Cô Phượng là bạn cuả Fowler,’ Pyle nói cứng ngắc.

‘Hắn tìm được em ở đâu vậy? Anh phải cẩn thận ở thành phố này,” Hắn âu sầu nói tiếp, ‘Cám ơn Thiên Chuá đã cho penicillin.’

Hai anh Mỹ nói chuyện với nhau về phụ nữ Sài Gòn. Lời đối thoại cuả hai anh cho người đọc thấy hai anh bảo nhau phải cẩn thận khi sống ở thành phố Sai Gòn vì thành phố này có nhiều phụ nữ bị bệnh lậu, kim la!

Đây là đoạn Graham Greene viết về em métisse – đầm lai – trong The Quiet American:

‘Take her home,’ he said. ‘That is better than a pipe.’

‘How do you know she would come?’

‘I have slept with her myself, and Lieutenant Perrin. Five hundred piastres.’

‘Expensive.’

‘I expect she would go for three hundred…’

Dịch:

‘Đưa thị về,’ hắn nói, ‘ Cái ấy hay hơn là hút.’

‘Sao anh biết người ta chịu theo tôi?’

‘Tôi đã ngủ với thị, Trung uý Perrin nữa. Năm trăm đồng bạc.’

‘Đắt.’

‘Tôi nghĩ thị có thể đi với giá ba trăm..’

quietamerican21.jpg
Trong The Quiet American phụ nữ Việt làm điếm, đàn ông Việt làm những việc hầu hạ các quan Tây, và ăn cắp: Fowler và Pyle đi xe hơi đến thăm Toà Thánh Cao Đài Tây Ninh, xe bị hút trộm xăng mà anh Mỹ mèo mù lái xe không biết, từ Toà Thánh Tây Ninh trở về Sài Gòn nửa đường xe hết xăng, hai anh phải vào trú qua đêm trong một lô-cốt bên đường. Người Việt nghèo có thể hút trộm xăng xe ô tô nhưng ban ngày, ở sân đậu xe của Tòa Thánh Tây Ninh, ô tô của khách đến từ Sài Gòn không thể bị hút trộm xăng.

Trong The Quiet American, năm 1952, Sài Gòn, Chợ Lớn, Hà Nội ngày nào Việt Minh cũng cho nổ cả chục trái tạc đạn, ban đêm khu Dakao, Bà Chiểu do Việt Minh làm chủ. Và anh ký giả Fowler đi đến đâu là có bàn đèn thuốc phiện ở đó: anh có bàn đọi riêng trong phòng anh ở khách sạn Continental, anh vào Chợ Lớn gặp mấy anh Tầu – duờng như mấy anh Tầu này làm kinh tài cho lực lượng cuả Tướng Trịnh Minh Thế – anh Tầu Heng chủ nhà cũng hít tô phê, tất nhiên là cũng có bàn thờ Cô Ba tại gia, ký giả Fowler ra Hà Nội, được một sĩ quan Pháp đưa đến tiệm hút liền một khi, fumerie này có cô đầm lai đong thóc xong nằm đọc tạp chí thời trang Paris, chờ đi khách như tả trong đoạn trên đây.

Người Âu Mỹ đọc The Quiet American sẽ thấy những hình ảnh một Sài Gòn năm 1952 dơ bẩn, lạc hậu, bệ rạc nhất thế giới, một Sài Gòn năm 1952 có những tiểu thư con nhà quan đi làm điếm, một Sài Gòn năm 1952 có một chuồng gái điếm đông đến hai, ba trăm người nằm ngồi đợi khách trên sân cỏ ngoài trời. Tôi không biết phim The Quiet American có những cảnh ra sao, tôi vưà xét qua tiểu thuyết The Quiet American và báo với bạn đọc quyển truyện ấy có những chuyện, những cảnh hạ nhục người Việt chúng ta như thế.

Tôi tủi nhục những lần tôi tình cờ bị xem một hai cảnh trong những phim Mỹ làm về chiến tranh Việt Nam, như phim Full Metal Jacket . Trong phim, có cảnh một nữ binh Việt Cộng áo bà ba, khăn rằn, đóng chốt một mình bắn ngã ba, bốn anh lính Mỹ, cảnh lính Mỹ đi trong phố bị giựt máy ảnh, tên du đãng Việt sau khi giật được máy ảnh, còn đứng lại muá võ chọc quê mấy anh lính Mỹ, cảnh chú lính Việt Nam Cộng Hoà chở một thiếu nữ Việt trên xe Honda đến với ba bốn anh lính Mỹ, cảnh này có mấy lời đối thoại cò kè trả giá: “ Mười đô.” “Năm đô. Mà phải thổi ạ!”

Sau khi thấy cảnh đó trong phim Full Metal Jacket tôi không còn can đảm xem những phim Mỹ làm về chiến tranh trên đất nước tôi.

Đây là chuyện cuối cùng trong The Quiet American tôi kể với các bạn trong bài Viết ở Rừng Phong hôm nay:

The Quiet American.

‘Phuong,’ I said. She was kneading the opium on the bowl. ‘Il est mort, Phuong.’ She held the needle in her hand and look up at me like a child trying to concentrate, frowning.’Tu dis?’ ‘Pyle est mort. Assassiné.’

She put the needle down and sat back on her heels, looking at me. There was no scense, no tears, just thought – the long private thought of somebody who has to alter a whole course of life.

‘You had better stay here tonight,’ I said.

She nodded and taking up the needle again began to heat the opium. That night I woke from one of those short deep opium sleeps, ten minutes long, that seem a whole night’s rest, and found my hand where it had always lain at night, between her legs. She was asleep and I could hardly hear her breathing. One again after so many months I was not alone, and yet I thought suddenly with anger, remembering Vigot and his eye-shade in the police station and the quiet corridors of the Legation with no one about and the soft hairless skin under my hand, ‘Am I the only one who really cared for Pyle?

Tạm dịch:

’Phượng,’ tôi nói. Nàng đang nhồi thuốc phiện trên tẩu. ‘Nó chết rồi, Phượng.’ Nàng ngừng cây tiêm trên tay và nhìn tôi như đưá trẻ cố chú ý, cau mặt.’Anh nói chi?’

‘Pyle chết rồi. Bị ám sát.’

Nàng đặt cây tiêm xuống và ngồi lại trên hai gót chân, nhìn tôi. Không kêu, không nước mắt, chỉ có suy nghĩ – dòng suy nghĩ dài của một người phải thay đổi cả một dòng đời.

‘Em nên ở lại đây đêm nay,’ tôi nói.

Nàng gật đầu, và cầm cây tiêm lên nàng lại nướng thuốc. Đêm ấy tôi tỉnh lại từ một trong những giấc ngủ ngắn cuả á phiện, dài mười phút, mà như ngủ cả đêm, và thấy tay tôi để ở chỗ nó vẫn nằm hàng đêm, giữa hai chân nàng. Nàng ngủ và tôi nghe không rõ tiếng nàng thở. Một lần nữa sau nhiều tháng tôi không cô đơn, nhưng tôi bỗng hờn giận nghĩ, nhớ lại vành mũ che mắt cuả Vigot trong bốt cảnh sát và những hành lang im lặng không một bóng người cuả Toà Lãnh sự và làn da không lông mềm dưới bàn tay tôi, ‘Tôi là người duy nhất thực sự chú ý đến Pyle ư?’

Những gì Graham Greene viết về nữ nhân vật Phượng trong The Quiet American làm tôi théc méc: cái nhà em Thị Phượng này là thứ người gì vậy? Em đang sống với anh già Phao, anh trẻ Pai đến em bỏ ngay anh già Phao, em sang nằm với anh trẻ Pai, anh trẻ Pai vừa chết em trở lại nằm với anh già Phao! Em lại tiêm thuốc phiện cho anh già Phao phum, em lại để cho anh già Phao để bàn tay ảnh vào giữa hai đùi em.

Không có gì đáng để cho người Việt Nam lấy làm hãnh diện vì phim The Quiet American. Không những không có gì đáng để vênh váo, những người Việt chân chính còn thấy xấu hổ, thấy tủi nhục vì bộ phim diễn tả những chuyện tồi tệ ấy về đất nước mình và đồng bào mình..

13 Responses

  1. Hì hì … hồi đệ tử mới đi xem phim này về cũng có tâm trạng y chang! Đây là bài cảm khái viết ngày 7 tháng tư năm 2003 lúc 1:38 sáng:

    Trong phim này có 3 người Việt Nam. Một người là loại quỷ kế đa đoan, nằm vùng, mặc quần xà lỏn đạp xe đạp, bợ đít chủ, nhưng có nét phản trắc hiện ra mặt. Người thứ hai vừa là me Tây, vừa là me Mỹ, thuộc loại đĩ thõa, ăn nằm với đàn ông lạ mấy lần. Còn bà chị cũng chẳng khá hơn bao nhiêu, chỉ biết lợi dụng, lại còn mở nhà thổ cho em mình làm gái.

    Phim tào lao ở chỗ nhân vật Phượng, mặc dù là loại me Tây làm đĩ có tàn có tán, nhưng lại không thấy hàng xóm láng giềng khinh bạc, miệt thị gì. Theo như tôi biết, không có người đàn bà Việt Nam nào lại khuyến khích tình nhân làm chuyện ruồi bu như ly dị vợ ở phương xa để lấy mình. Còn chuyện mong ước đi Tây, Mỹ thời đó là chuyện vô lý. Cái chữ “tha phương cầu thực” là cái tội không ai muốn mang vào người.

    Tôi thấy phim này bôi bác người Việt và vì thế nên tôi đả kích. Còn về mặt nghệ thuật thì tôi lại lấy rất hài lòng. Phim màu đẹp, thơ mộng, bối cảnh sát với lịch sử. Ở đoạn cuối phim tôi thấy tội nghiệp cho người tình báo Mỹ bị chết vì bị đồng minh bán đứng.

    Xin xem thêm nguồn ở đây.

  2. Đến là khổ với mấy bác nationalist nửa mùa như thế này.
    Hãy để me Tây được làm me Tây, đừng biến em ấy thành hình ảnh đất nước để rồi ngồi tự kỷ thấy nước mình hồi ấy sao mà bẩn, mà nhục thế.
    Người Italia mà cũng như mấy ông thì chắc họ tìm Hemingway mà treo cổ sau khi đọc “Giã từ vũ khí” rồi.
    Đúng là nhảm.

  3. Các bác mến,

    Đọc lời comment trên, thấy tội nghiệp cho kẻ vất vơ vất vưởng nào quá! (*)

    Các bác thông cảm nhé vì không hiểu nổi tựa đề và thể loại bài viết nên tay này mới ăn nói tội như vậy!

    Tội hơn nữa ở chỗ tâm tánh như loài cầm thú: không biết nhục khi thấy người khác xem thường dân tộc mình. Tay này mà qua Singapore, đứng cạnh những cái lồng kiếng có trưng bày mấy cô gái Việt tự bán mình, hoặc đứng cạnh những tay vẹm ăn cắp ở châu Âu, Nhật, chắc cũng sẽ nói những lời như trên.

    Tội nhất là khi ta nhìn thấy thứ suy luận điên khùng như người quẫn trí!

    Dù sao, khi đọc xong câu cuối, cũng còn chút an ủi đối với chúng ta vì gã này tự biết bản thân nó thế nào rồi

    (*) viết tới đây, tự nhiên liên tưởng đến cái thằng trôi sông lạc chợ rước voi về giày mã tổ họ cáo quá. Nghe nói nó có thằng con cũng dzữ dzội lắm:

    http://www.vietinfo.eu/chuyen-phiem/cuu-tbt-nong-duc-manh-cuoi-vo-tre-.html

    Chúc các bác mạnh khỏe, an vui.

  4. Thưa ông bạn …..closet !

    Việc me Tây trong phim và phụ nữ Việt trần truồng ngồi trong lồng kiếng cho bọn đàn ông ngoại xem xét lựa chon trước khi “mua” vế để làm nô lệ tình dục là việc thật, thật như việc Trần dân Tiên chính là Pork Hồ vậy , Đó là hình ảnh thật sự của đất nước hiện nay dưới sự lãnh đạo anh minh và tài tình của đảng ta quang vinh . Chỉ có những người mù mới không nhìn thấy, và chả ai thừa hơi đi làm cái việc biến me Tây thành đất nước (??) để tự chê bai đất nước mình bao giờ .Không có chuyện “hồi ấy” đâu thưa ông ,mà sự thật đó là chuyện “bây giờ” , ông ạ !

    Người Italia có thể đọc hay không đọc “Giã từ vũ khí” của Hemingway , nhưng người Italia không biết đọc “Những mẫu chuyện về bác Hồ” hay “Vừa đi đường vừa kể chuyện” của T Lan và Trần dân Tiên bơm đít hcm cạch cạch ,nên dân Italia không trở nên ngu dại như những con bò mang hình người hiện nay, và cho đến bây giờ chúng vẫn cứ cho rằng Trần dân Tiên không phải là hcmeo và muốn mọi người đều trở thành heo bò cùng tin như mình . Những con bò này nên đọc quyển “Trại súc vật” để tự thấy mình trong đó và cũng không cần phải treo cổ tự tử. Vì bọn chúng sống hay chết thì SỰ THẬT vẫn cứ là SỰ THẬT , thưa ông !

  5. @ Anlocson: Loạn ngôn nó vừa. Có vấn đề về khoản đọc hiểu và diễn đạt à? Nói lại lần nữa cho “thủng” nhé.

    Tôi cho rằng nhân vật Phượng, “me Tây” trong The Quiet American, không phải là hình ảnh biểu tượng cho phụ nữ, cho đất nước VN trong những năm ’50 của thế kỷ XX (bối cảnh của tiểu thuyết này). Tôi chưa hề đề cập đến chuyện thời sự hiện nay là viêc gái Việt sang Singapore làm điếm hay dân Việt sang châu Âu, sang Nhật đi ăn cắp. Ông đưa ra đây với dụng ý gì?

    @Backy: tôi nghĩ comment của ông phát triển từ cái comment bên trên nên tôi mạn phép không bàn luận gì thêm.

    “The Quiet American” là một quyển tiểu thuyết, không phải nghị quyết của LHQ hay sách giáo trình lịch sử mà thế giới nhìn vào đó để khinh thường Việt Nam, thế cho nên khi các ông lên án nó kinh quá thì tôi có ý kiến, thế thôi.

  6. Cùng quý vị trong diễn đàn,

    Mời quý vị xem clip sau đây để biết thêm chút nữa về phụ nữ Việt Nam thời xuống hàng chó ngựa nhé!

    http://www.ttxva.org/video-phu-nu-viet-nam-tran-truong-de-dan-ong-nam-han-lua-chon/

    • Xem cái clip này thấy đàn bà VN còn tệ hơn thời Trung Cổ buôn nô lệ! Người Ai Cập và Ả Rập thời Trung Cổ khi buôn bán nô lệ cũng không bắt đàn bà khoả thân như vậy!!!

  7. Ông gì nhỉ? Ông “…closet” còn đó không?

    Thấy nick của ông tôi cứ tưởng ông là hồn ma hoặc là con q? ở cầu tiêu, nên ông chỉ vất vơ vất vưởng, lang thang vô định, và sẽ không quay lại đây lên tiếng… Kể cũng lạ, bác Backy54 đã trả lời trực tiếp với ông hết sức rõ ràng mà ông không chịu trả lời, trong khi ông lại tức tối về nhận xét của tôi ở trên!

    Nay thì ông viết ra rồi! Ừ, thây kệ, tôi trả lời ông đây.
    Tôi đưa ra câu này: “Tay này (tức là ông “…closet”) mà qua Singapore, đứng cạnh những cái lồng kiếng có trưng bày mấy cô gái Việt tự bán mình, hoặc đứng cạnh những tay vẹm ăn cắp ở châu Âu, Nhật, chắc cũng sẽ nói những lời như trên” để chứng minh cho sự phán xét ngông cuồng của ông đó!

    Không biết ông “…closet” có đọc lời phê bình lần đầu và lần sau của ông lại chưa nhỉ? Tôi thấy tội nghiệp hai lời bình cùa ông quá! Câu trước và câu sau của ông, chúng nó đánh nhau thiếu điều muốn lòi phèo, lộn phổi luôn. Thôi, để tôi can tụi nó ra, còn nếu ông hông chịu, thì tôi cho tụi nó vô closet, dội nước là xong!
    Tôi phải công nhận rằng cho tới giờ này, ông vẫn chưa hiểu nổi tựa đề, cũng như thể loại bài viết trên của tác giả Hoàng Hải Thủy khi ông viết reply như vừa rồi!

    Và nhất là khi ông nói câu này (trích): “The Quiet American” là một quyển tiểu thuyết, không phải NGHỊ QUYẾT CỦA LHQ hay SÁCH GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ mà THẾ GIỚI NHÌN VÀO ĐÓ ĐỂ KHINH THƯỜNG Việt Nam…” (hết trích), tôi càng tin chắc hơn rằng: ông không phân biệt được đâu là tiểu thuyết hay phim ảnh với đời thật, đâu là triết học, luật pháp, lịch sử, văn học, biểu tượng, tinh thần, và cà sỹ diện, danh dự,.. vì những mối ràng buộc, tương quan với nhau của những vấn đề trên.

    Ông hãy nhìn kỹ những chữ của ông mà tôi viết lại bằng chữ in phía trên rồi tự ngẫm nghĩ lại đi nhé, để thấy rằng những lời trịch thượng của ông (trích): “Loạn ngôn nó vừa. Có vấn đề về khoản đọc hiểu và diễn đạt” (hết trích), trong trường hợp này đúng với chính ông đó!
    Ông “…closet”, ông còn không hiểu hết những gì ông viết ra. Tôi thấy tội nghiệp cho suy nghĩ của ông, cho lý lẽ của ông, và cho cả sỹ diện của ông qua cái nick đại diện “KINH khủng khiếp” ở đây nữa!
    Phần của ông bao nhiêu này là xong. Tôi cũng chẳng mảy may hy vọng rằng ông sẽ hiểu ra vấn đề đâu. Chúc ông ”vui thú điền viên in the closet”
    – – – – – – – – –

    Bác Backy54 kính! Anlocson rất thích cách giải thích hết sức cặn kẽ của bác, nhưng thật tiếc khi thấy rằng bác đã “đàn gãi tai trâu” mất rồi. Lần này tui chắc cũng như bác vậy đó thôi, bác BK54 mến yêu ơi!
    Tuy vậy, tui và bác chắc cũng đuợc an ủi quá chừng nếu như được các bác khác “ình roi”. Không biết có đúng không…?

    Bác Tom trịnh ơi! Từ hồi bác trả lời trúng phóc (*) cái vụ đường Da Bà Bầu (Nhật Tảo) đến giờ thấy im re hà. Rồi bác TBui nữa, lâu quá hổng thấy?
    Định chúc hai bác, nhưng thôi đề dành tết vậy!
    (*) ALS đã từng sống ở đó thuở thiếu niên.

    • Càng nói càng thấy cùn, đúng là lý lẽ của phường trí thức rởm suốt ngày *** bằng cách chửi nhau với bọn cán bộ văn hóa CS trên Internet.

      Tôi tóm tắt cuộc tranh luận thế này nhé:
      1- Ông HHT viết bài phê phán The Quiet American bôi nhọ hình ảnh Sài Gòn và phụ nữ Việt Nam nhưng năm giữa thế kỷ trước, phê phán Graham Greene vì sự ấu trĩ của ông ta.
      2 – Tôi đóng góp ý kiến là hình ảnh nhân vật nữ trong Quiet American không phải hình tượng tiêu biểu của phụ nữ và của đất nước VN trong thời điểm ấy.
      3 – Ông nhảy vào dùng ngôn ngữ chợ búa chửi tôi là không biết xấu hổ khi thấy phụ nữ VN bị đối xử tàn tệ, dân tộc VN bị xem thường và đưa ra một đống những thứ chẳng liên quan.
      4 – Tôi giải thích lại cho ông để ông rõ.
      5 – Ông tiếp tục chửi tôi mà chẳng đưa ra được luận điểm nào ra hồn. Thậm chí ông còn chẳng thèm nhắc đến quyển tiểu thuyết kia, tức là cái đang được đem ra tranh luận đến một lần.

      Thế là đủ thấy tôi với ông chẳng nên tranh luận làm gì cho tốn cơm, nhỉ?

      • Tôi nghĩ ông cho nó là biểu tượng của phụ nữ VN hay không cái đó là quyền của ông. Còn Hoàng lão gia và các bác khác có nghĩ là biểu tượng hay không là quyền của các bác ấy. Một cuốn phim, sách đưa lên, có cả chục ngàn người xem và đọc, sao lại bảo là không quan trọng được. Còn ông bảo những thứ như văn kiện của LHQ mới quan trọng ư? Xì, hiệp định Paris vừa ký xong đã nhổ toẹt ngay lên thì sao (mất dậy thế hèn gì lăn cổ ra chết rồi vẫn còn bị ném cứt vào mả). Nói như vậy để cho ông thấy là quan trọng hay không là do mình thôi (để ông khỏi nói là tôi lại đi lạc đề).
        Nếu trong một quán bar VN, các cô gái trần truồng ra cho đàn ông VN ngắm nghía, sờ mó, chuyện đó chỉ là chuyện trụy lạc không có gì đáng nói. Nhưng nếu các cô gái đó trần truồng cho ngoại nhân chọn vợ, tôi thấy nhục nhã, đó là cảm giác bình thường và lành mạnh.
        Và đúng như ông nói, cái gì đã thuộc về quan niệm rồi, thì cãi cọ làm chi? Cãi cọ vô ích. Duy có điều là, quan niệm đó có lành mạnh không, chuyện đó lại khác nữa.

  8. Thân chao Bác An Lộc Sơn,và các Bác quý mến em đã từng quen biết trên diễn
    đàn,lâu rồi em không có ý kiến ý cò dì sất cả,tại vì mấy bác viết hay quá,thành thử em đây cứ theo hóng chuyện đã quá mấy bác ạ,lâu lâu có một vài chú Cán đi lạc vào đây phát biểu ninh linh,nóng máu em cũng định nhẩy vào ,đang cón suy nghĩ thì ôi thôi nào là bác Phương Lê ,Bác bk54,Bác Tây Dộc,ALS,bác Văn Toàn,Bác Phạm chợ lớn,Bác Nam Phục, Bác TBui,riêng bác TBui em biết là dân kẹp tóc thành ra ý kiến của bác nhẹ nhàng mà thấm thía
    còn nhiều,nhiều bác nữa mà em không nhớ
    mấy Bác thật là tài,có nhiều lần em đng suy nghĩ định phẻn hồi với mấy anh Vẹm mà nghĩ chua ra bác ạ,khi nghĩ ra lên diễn đàn đọc bài của mấy Bác
    em lại tự trách mình,con bà nó có thế mà nghĩ không ra,thành ra em không dám néng phéng nữa
    thành thât cảm ơn Bác An Lộc Sơn về lời thăm hỏi,em cũng xin chúc sức khỏe cho các Bác thân mến của em

  9. Thân chào các bác ,

    Tôi cũng như Bác TomTrinh vậy , ngày nào tôi cũng vào đây đọc các ý kiến của các bác và bài mới của CT ( nếu có ), tôi rất phục tài các bác, viết thiệt là gãy gọn, chính xác. Khi thấy các bác “quen biết” lâu không xuất hiện tôi cũng lo, đối với các bác còn trong nước thì không biết có “”sự cố””( khỉ ạ chữ của việt cộng ) gì xảy ra cho các bác không? Ngoài ra còn lo vô thường đến bất cứ lúc nào, biết ai còn ai mất, đó là lẽ thường có đến thì có đi chẳng phải kiêng cữ mà tránh được phải không các bác? Biết vậy mà cũng do bệnh lươi huyền nên không vào đây gõ vài hàng báo cho các biết Tbui vẫn còn đây, không hề quên các bác, và vẫn cầu nguyện cho một ngày đất nước VN chúng ta sạch bóng quân cộng đỏ.

    Xin cảm ơn lời thăm hỏi của đồng nghiệp Anlocson , TomTrinh, Phương Lê…, xin gửi lời thăm Bác (s) Namphuc , Backy54 , Tây Độc …,

    Xin gởi lời thăm và chúc sức khỏe tới CTHĐ và tất cả các bác trên diễn đàn .

Leave a reply to Tbui Cancel reply