• Năm 25 tuổi

    hoang-hai-thuy-25-tuoi.jpg

    Hoàng Hải Thủy, năm 25 tuổi, trong căn nhà 78/5 đường Mayer, mới đổi tên là đường Hiền Vương, Tân Định, Sàigòn, Năm 1957.
  • Thể Loại

  • Được yêu thích …

  • Bài Cũ

Phạm Duy: Cái Quan Định Luận

tokhuc.gifViết Tháng 5, 2005.

Quân tử Tầu có lời khuyên nhau “Cái quan định luận.” – tôi thấy lời khuyên, nói theo ngôn từ của những ông Phi-lô-zốp, là “đầy tính minh triết”: “Cái quan định luận.” … nôm na và huỵch toẹt là bốc thơm, nâng bi kẻ nào cũng được, nhưng đừng có vội. Đợi nó chết rồi, đợi nó hai năm mươi, suôi sáu tấm, đợi nó nằm trong quan tài, quan tài nó đã đóng nắp rồi hãy nâng bi nó cũng chưa muộn. Nâng bi nó lúc nó còn sống, khen nó thơm như múi mít, ca tụng nó sạch, nó hùng…, để rồi có ngày nó giở chứng, nó thở ra những lời nặng mùi thối hoắc, nó làm những trò thối hoăng, nó cúi đầu nó Chồn Lùi, nó gục mặt nó Chồn Lùi bọn đảng viên cộng sản, nó hèn, nó đốn, nó đểu, nó bẩn…, mình không thể nào rút lại những lời mình đã bốc thơm nó. Bởi dzậy cho nên từ ngày được biết câu “cái quan định luận” tôi vẫn cẩn thận khi tôi bốc thơm, tôi nâng bi người sống đồng thời với tôi. Điều cần nói thêm là câu “cái quan định luận” không phải chỉ là lời quân tử Tầu khuyên người khác, đó cũng là câu tự răn của quân tử Tầu, một kinh nghiệm sau nhiều đời mới có: Đừng ca tụng thằng nào khi nó đang sống. Nó còn sống là nó còn có thể làm những trò khốn nạn. Bốc nó thơm, thằng bốc không được thơm lây, nhưng khi nó thối, mồm thằng bốc sẽ lây thối.

Năm Chó chưa đến, năm nay là năm Gà, đã có nhiều chuyện Chó xẩy ra ở chốn hải ngoại thương ca làm ngao ngán cõi lòng nhiều người Việt Nam tha hương, tha phương, thất thổ, thất quốc, thất tình, thất chí, thất diện, thất thểu, thất đủ thứ. Năm Chó, ta sẽ còn phải chịu bao nhiêu chuyện Chó?

Tiếng chó trầm tiếng ca..
Tiếng chó dồn lắng xa
Nhắc làm chi chuyện Chó đến se buồn lòng ta…!

….Cảm khái cách gì!

Nhưng không nhắc không được.

Mời quí vị đọc một số những lời của một người trở về Sài Gòn từ Midway City, California, USA, người về ấy nói những lời này ở Sài Gòn, Tháng Năm, 2005.

Người phỏng vấn là phái viên của website Người Viễn Xứ, người trả lời là nhạc sĩ Phạm Duy.

Phạm Duy: Người hát rong tìm ánh sáng

Quyết định về hẳn Việt Nam sinh sống khi ở tuổi 86, nhạc sĩ Phạm Duy đang mong đợi những ca khúc kháng chiến, những bài tình ca của ông được phép hát lại. Ông cũng đã làm đơn xin được Nhà nước VN chứng thực là công dân của nước VN.

Những tỏ bày của ông – người nhạc sĩ đã có cháu gọi bằng “ông” (bằng “cố”?) – đã không còn là những suy nghĩ của Phạm Duy những ngày xưa. Ông tự nhận mình: vẫn nằm trên cánh võng cuộc đời, đi qua bao vui buồn tục lụy mà vẫn tự tin “ta là ta”.

Phái viên Người Viễn Xứ đã có một cuộc trò chuyện khá dài mà trong đó nhân vật được phỏng vấn là nhạc sĩ Phạm Duy, một người tự nhận: vừa trải qua một “đêm dài” (30 năm xa quê hương) luôn mong “nhìn thấy trời sáng”. Cuộc trò chuyện này được thực hiện ngày 19/5/2005 tại KS Saigon Star, TP.HCM ngay sau khi nhạc sĩ Phạm Duy hồi hương về lại VN.

Người về từ “Thị trấn Giữa Đàng” (Midway City, Mỹ)

Người Viễn Xứ: Thưa ông, tình hình sức khỏe của ông hiện nay như thế nào rồi?

Phạm Duy: Rất tốt! Mấy triệu chứng như ra máu… đã ngưng hẳn. Một phần do không khí bên ấy, tôi không chịu được lạnh. Về đây thì nóng, nóng quá nhưng tôi cũng chịu được… Nhưng đi ngoài đường nhiều quá thì tôi chóng mặt! Mấy ngày nay tôi ở nhà, trả lời phỏng vấn, không mệt nhưng đầu óc hơi bận bịu vì phải suy nghĩ. Có một khó khăn nhỏ là đường truyền internet ở đây hơi chậm. Tôi không mở hộp thư của tôi được, nhiều người thăm hỏi lắm. Có người còn gửi cho tôi mấy bài báo đã đăng trong nước, bên kia đăng lại nhưng tôi chưa xem được. Thành thử tôi hơi thấy khó khăn. Đây không phải nhà tôi, nên tôi không lắp đặt một đường truyền riêng được. Tôi quen làm việc như thế rồi.

NVX: Đợt đón Tết Ất Dậu vừa qua có để lại trong ông những ấn tượng vui – buồn gì không?

PD: Tết vừa rồi vui quá. Tôi cứ ao ước được về Hà Nội vào dịp Tết chụp được một vài bức ảnh ngày mồng 1, mồng 2 không một bóng người, đó mới là Hà Nội của tôi ngày xưa. Mấy đợt trước tôi về Hà Nội toàn người là người. Mùng 1 Tết họ về quê hết, tựa như quang cảnh của phố Dầu ngày xưa với cậu bé 10 tuổi ngồi bên thềm vắng, tĩnh mịch nhìn trời mưa phùn nên thơ lắm! Tết vừa rồi tôi vui hơn là buồn. Tôi đi chợ hoa xuân ban đêm đến hai lần. Tôi không nghĩ là trong đời mình được hưởng lại những niềm vui ấy.

Tôi vẫn còn thiếu một bài Hương Ca. Tôi có sự đắn đo chọn bài gì bây giờ? Hương Ca là xưng tụng đất nước, quê hương. Quê hương bây giờ khác quê hương hồi xưa. Từ bài số 1, đại đa số là tôi phổ thơ mà theo tôi là của những người đại diện cho tinh thần dân tộc nhiều nhất như Sơn Nam, Phùng Quán… đại diện một phần nào mảnh tình đời của các ông mà tôi vắng mặt ở đất nước 30 năm nay, không phải của tôi nhưng tôi phổ nhạc cho thăng hoa lên. Nhưng rồi tôi quyết định chọn bài cuối cùng là “Tây tiến” của Quang Dũng vì nó đã đại diện cho tinh thần lãng mạn, cách mạng, hào hùng của dân tộc trong thời kỳ lịch sử mà tôi nghĩ phải ghi lại.

NVX: Được biết ông đã có buổi từ biệt thân hữu ở California?

PD: Đúng, có 3 buổi. Toàn là bạn bè thân của tôi. Như bà Minh Trang bằng tuổi tôi, xuất thân đi hát như tôi. Bà ấy bảo: “Ông ơi, ông đi đâu thì đi, ông đừng quên chúng tôi nhé!”. Thế, tình cảm giản dị như vậy. Lẽ dĩ nhiên có những người chống đối không muốn cho tôi về, vì họ sợ mất tôi. Nhưng nếu quý vị hát nhạc tôi thì tôi vẫn còn chứ!

NVX: “Mất” là mất như thế nào ạ?

PD: Mất là không ở bên hàng ngũ của họ, nhưng họ nhầm rồi, tôi có theo hàng ngũ nào đâu. Nhưng tôi thì không nói ra: “Không, tôi không ở hàng ngũ của ông”, nói như thế tàn nhẫn quá phải không?

NVX: Theo ông tại sao họ lại chống đối ông?

PD: Làm sao đo được sự hạn hẹp của lòng người, sự tức giận của mọi người? Suốt 30 năm vẫn còn u mê như vậy sao mà đo được? Có thể vì bản thân họ, hoặc gia đình họ đã phải chịu những gian khổ, nguy hiểm, nhục nhã, bị cướp, bị hải tặc hãm hiếp… họ có thành kiến với cộng sản, không thích những người như tôi về sống tại quê hương.

NVX: Nhưng khi có ý định về sống ở đây, một số người ở hải ngoại bức xúc với ông phải chăng vì họ đã mất đi một “lá chắn” là ông, muốn dùng ông để thực hiện một số ý đồ chính trị nào đó?

PD: Tôi không nghĩ họ ghê gớm đến như vậy, đó chỉ là sự nhỏ mọn trong tâm hồn họ. Họ có quyền thù hận nhưng đừng bắt tôi phải thù hận. Quý vị muốn ôm lấy đau khổ, quý vị cứ ôm, tôi không có. Tôi ra đi vui vẻ lắm. Khi quý vị mất mát, tôi rất thương quý vị, nhưng đừng bắt tôi phải đau theo.

NVX: Vừa rồi nghe đâu có một số đài phát thanh bên Mỹ hát bài của ông nhưng ông không đồng ý?

PD: Cứ đến ngày 30.4 hay là hội hè có tính chất chính trị thì họ dùng nhạc của tôi. Bài “Việt Nam, Việt Nam” chẳng hạn, hay bài “Tháng Tư đen”, những bài mà tôi sáng tác trong giai đoạn hoảng loạn bỏ nước ra đi. Tôi đã bỏ đi rồi, không nhắc đến nữa, nhưng họ vẫn dùng vào những ngày đó. Tôi không muốn nên tôi ra lệnh cho con tôi (Duy Minh) là người đại diện cho tài sản tinh thần của tôi: “Xin quý vị đừng dùng bài hát của bố tôi cho ngày 30.4 nữa!”.

NVX: Sau khi anh Duy Minh yêu cầu thì thái độ của các đài phát thanh ấy như thế nào?

PD: Có đài biết điều thì họ thôi, có đài họ nghĩ nhạc của ông Phạm Duy là của mọi người và họ cứ dùng. Nhưng tối thiểu, tôi đã minh định lập trường của tôi là: đừng dùng tôi vào những chuyện chính trị chính em, vớ vẩn! 30.4 với họ là ngày quốc nạn, trong khi đó ở VN là ngày của niềm vui. Với tôi thì đó là ngày kỷ niệm riêng, là ngày tôi bỏ ra đi. Tôi đã định chọn đúng ngày 30.4 để về VN, nhưng chẳng may bị ốm nên tôi phải lùi ngày về. Nhưng ngày về của tôi cũng vẫn nằm trong thời điểm này. Tôi là người lớn, làm việc có kế hoạch chứ không có hứng khởi mới làm.

NVX: Giáo sư -Tiến sĩ Trần Văn Khê nói rằng: lứa tuổi này nếu ở nước ngoài thì ông và ông ấy sẽ sống và “ngồi chơi xơi nước”, nhưng cả hai ông lại “lê thân già” về đây vì đất nước?

PD: Đúng, chúng tôi là những người thích vất vả mà (cười). Nói thế thôi, chứ có một điều gì đấy rất thiêng liêng đã đưa chúng tôi về…

NVX: Được biết ông đã xin phép phổ biến một số nhạc phẩm. Vậy ngoài việc xin phép phổ biến một số ca khúc, ông còn có dự định gì cho cuộc sống của ông?

PD: Tôi phải xin có tư cách pháp nhân để hành nghề. Nếu tôi về đây chỉ để chống gậy đi chơi như 10 lần trước thì tôi không có quyền đứng hát trên sân khấu, và chị cũng đã không phỏng vấn tôi. Về đây tôi muốn cống hiến tất cả những tài sản tinh thần của tôi cho nước VN. Nước VN nhận cái gì thì nhận lấy, quý vị không nhận gì cả thì tôi đành ôm lấy vào lòng thôi. Còn việc Nhà nước ở đây cứu xét hồ sơ của tôi nhanh hay chậm, tôi không ngại gì cả. Tôi đợi được. Vì mỗi nước có những khó khăn, những dễ dãi, những luật lệ riêng.

Giờ tôi muốn đứng trên sân khấu, tôi phải là người có thẻ công dân. Và đồng thời xin phép bài nào hát bài đó. Và những bài đã xin phép là do ông Phạm Duy Quang xin phép. 10 bài nhạc kháng chiến, 10 bài nhạc tình (thơ của Nguyễn Tất Nhiên mà tôi phổ nhạc). Không lẽ Quang cứ hát bài “Mưa thì thầm”? Cũng phải hát “Thà như giọt mưa rớt trên tượng đá…”, ví dụ như vậy. Nếu Nhà nước dễ dãi thì sẽ tạo điều kiện, vì những bài ấy đã quen hết cả rồi và người ta thích nghe lại. Nhưng những bài phổ thơ thì phải xác minh tư cách của người làm thơ, có giấy minh định ông này không có chống Cộng, từ xưa đến nay. Tôi đưa giấy cho Tòa đại sứ bên kia chứng nhận là ông Nguyễn Tất Nhiên không chống Cộng. Nhiêu khê lắm!

NVX: Có lý do gì đặc biệt khi ông chọn những bài này để xin phép phổ biến trước không?

PD: Người ta thích! Người nghệ sĩ như Duy Quang chỉ cần biết khán giả thích là Quang hát thôi. Nghề giải trí quan trọng là ở chỗ đó thôi. Chứ biết thế nào là hay, dở? Khi hát lên thì người ta nhớ lại một số dĩ vãng mộng mơ. Những bà già bây giờ, vẫn nhớ lại thời kỳ (nhạc sĩ PD hát) “con đường tình ta đi…”, “trả lại em yêu khung trời đại học…”. Cũng may mắn là lúc đó âm nhạc VN èo uột lắm, chủ yếu là âm nhạc thương mại, tôi nâng cao lên, viết chủ yếu là tình ca, xã hội ca, đạo ca…

NVX: Ông có nghĩ rằng Bộ VHTT sẽ cho phép phổ biến những ca khúc này?

PD: Tôi ước mong, tôi mong muốn lắm!

NVX: Trong một bài viết gần đây đăng trên Người Viễn Xứ, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý cho rằng đối với ông thì “nhạc sĩ Phạm Duy là người thầy, người anh và người bạn”…

PD: Bài viết rất dễ thương, nhưng ông ấy nói thế thì yêu tôi quá, bạn thì được, chứ thầy thì không dám. Có lẽ bởi vì ông ấy chọn con đường của tôi, yêu thích dân ca và khai thác dân ca.

NVX: Có một số người nhận xét ông rất tự cao…

PD: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý yêu tôi lắm, khen tôi nhưng cũng bảo tôi tự cao. Có dịp tôi sẽ hỏi ông Tý: thế tôi tự cao ở đâu? Tôi đã viết những câu tự cao ở trên báo nào, nói trên đài nào, trong hồi ký của tôi có không? Một người tự cao như tôi không bao giờ nhận mình không phải là nhạc sư, không phải là nhạc sĩ mà chỉ là “người hát rong”. Chỉ toàn là “huyền thoại” về tôi. Huyền thoại này ở đâu mà có? Vì có ông thi sĩ Nguyên Sa viết bài về tôi, bảo tôi là “người lực sĩ”, cái gì tôi cũng nhất cả. Rồi thì ông Phạm Phú Lợi viết: “Phạm Duy – ông là nhà Bồ tát đọa”. Ông ấy xưng tôi là “Bồ tát”, tôi có nhận mình là “Bồ tát” đâu? Ông Đoàn Xuân Kiên ở Anh thì bảo: “Ông Phạm Duy là một nhà độc lập”. Nhưng tôi về đây thì tôi phải phụ thuộc ở đây chứ! 30 năm trời ở bên Mỹ tôi chỉ bị phạt có 2 lần giấy lái xe. Ngay cái giấy phép đi đường mà tôi còn trọng, tôi là người trọng luật pháp, trọng tư cách pháp nhân thì làm sao tôi là người tự cao được? Tôi có phê bình ai đâu? Tôi toàn khen mọi người. Vấn đề là có cần phải phá cái “huyền thoại” đó không? Tôi tự kiêu ở chỗ không cần phải giải thích. Bản thân tôi không có gì ngượng cả. Tôi còn có câu khẩu hiệu của người VN: “Nếu ai thứ nhất thì tôi đứng thứ nhì, còn ai hơn nữa tôi thì thứ ba”. Tôi trở về “number ten” chứ không phải “number one” đâu. Còn về tự tin à? Tôi là số một! Nếu tôi không tự tin, thì sao khi các nhạc sĩ chạy theo Bethoven và Mozart, tôi làm dân ca? Hồi còn ông Văn Cao, ông ấy bảo tôi: “Dân ca VN nghèo, cậu làm cách nào để phát triển dân ca?”. Tôi vẫn làm, tôi phát triển đến Kiều. Tự tin đấy!

Người nghệ sĩ đứng đầu sóng ngọn gió. Nói hơi quá, chứ cái cựa quậy của anh nhạc sĩ cũng thành cơn sấm sét. Để ý nhé, tôi không phải là người phóng khoáng, không phải là người phóng túng. Một nhà thơ bên Nhật Bản nói tôi: “ông không phóng túng hình hài, ông không phóng túng cảm quan, ông không phóng túng tình dục, ông không phóng túng tiềm năng, ông không phóng túng gì cả mà ông “phóng dật”. Tất cả chỉ là cái phụ… Cá tính của tôi mạnh thế nên nhiều người khó chịu. Tôi sống hào hùng vì được làm người. Tất cả những cạm bẫy của cuộc đời trong vòng 60 năm nay, tôi thoát hết.

NVX: Vậy hiện nay ông cho mình đang ở đỉnh nào rồi?

PD: Tôi cho mình là “người tình già trên đồi non”, trên đỉnh non. Ở đó chỉ có thiên nhiên và sự cô đơn. Tôi rất thích cô đơn, cô đơn mới là cái đáng quý. Tôi thiền. Chị có biết tôi thiền ở điểm nào không? Tôi thiền trong bài hát. Tôi làm Thiền Ca, một số người cũng khó chịu, thiền là thiền thế nào? (Nhạc sĩ PD hát):

“Tôi nằm võng, võng đưa võng đưa
Tôi nằm võng, võng đưa võng đưa
A, trần gian lạc thú
A, tiên cảnh phiêu du
Cõi tử, cõi sinh, cõi tình, cõi hận, núi đợi, vực chờ, niềm yêu, nỗi khổ…”.

Cuộc đời là cánh võng, võng đưa tôi đi khắp mọi nơi, lên tiên cảnh, xuống địa ngục, cõi tình, cõi hận… Tất cả những gì có trên đời, tôi đều đi theo cánh võng hết, nhưng tôi… nằm yên một chỗ. Đời đưa ta đi đâu, ta đi đó, nhưng ta vẫn là ta. Nhưng không chỉ có một bài mà có đến 10 bài.

NVX: 10 bài Hương Ca, rồi 10 bài Thiền Ca… Ông có vẻ đặc biệt thích con số 10?

PD: Đúng, với tôi con số 10 là con số toàn vẹn nhất. Chị nghe bài số 10 trong Thiền Ca này: “Tròn như viên đạn đồng đen, đã khô vết máu quên miền chiến tranh”. Viên đạn đồng đen sinh ra để giết người, mà khi đã đi qua thi thể xác chết rồi thì nó quên chiến tranh. Viên đạn còn quên, huống hồ là mình?

NVX: Ông có nghĩ rằng việc ông trở về VN sẽ gây ra dư luận trong giới âm nhạc VN?

PD: Có lẽ họ sẽ dựa vào những tin đồn, những thành kiến người ta tạo nên cho tôi. Nhưng tôi chưa nghe ai nói là “ông Phạm Duy không có tài” cả. Mà Nguyễn Du nói rồi đấy: “Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Nhưng tôi chấp nhận hết, cả những người thù. Tôi yêu người thù như yêu người tình. Tôi có thể đến bắt tay người vừa mới chửi mình hôm qua. Tôi nghĩ, sở dĩ thiên hạ còn yêu tôi vì trong nhạc của tôi có nhiều viên ngọc quý mà chính tôi cũng không ngờ, vì tôi chỉ biết làm ra xong rồi quên mất. Có người hát lên mình mới nhớ lại. Tôi sống sướng lắm, không mặc cảm thua ai, không mặc cảm thắng ai cả.

NVX: Nhạc sĩ bảo rằng: “30 năm xa VN như một đêm dài, nay mở mắt ra thấy trời đã sáng”. “Đêm dài” và “trời sáng” ấy với ông mang ý nghĩa như thế nào?

PD: Như ông De Gaule từng nói: “Những năm tháng đi ra ngoài sa mạc là khi ông làm chính trị. Những năm tháng cầm quyền là ông ấy trở về từ sa mạc”. Thế thì tôi cũng vậy, có những lúc tôi ở trong đêm tối, sờ soạng trong đêm tối đi tìm ý nghĩa cuộc đời. Ra đi cứ hỏi là mình có nên về hay không? Và giải quyết được câu hỏi ấy là “trời sáng” rồi.

NVX: Ông hy vọng “trời sáng” sẽ đem lại những gì cho ông?

PD: Thực tế là tôi về đến đây thì xem như tôi đã đầy đủ hết rồi. Có những người yêu tôi, tôi có phong cảnh, có những con sông để tôi “tắm truồng”, tôi có núi non, tôi có tất cả… Thế nhưng để tôi được ra mắt công khai thì có lẽ còn phải cần nhiều yếu tố…

NVX: Vậy ông có hối tiếc vì đã từ bỏ cuộc sống bên Mỹ? Ông đã “Tạm biệt Midway City” rồi và giờ là “Bonjour Sài Gòn”…

PD: Tôi là người không bao giờ hối tiếc. Cuộc đời là những chuỗi tai nạn lịch sử, tai nạn gia đình, tai nạn xã hội, không ai tránh được đâu. Cuộc đời là thế đấy! Tôi “Adieu Hà Nội” ngày xưa, rồi lại “Bonjour Saigon!”, đến “Adieu Sài Gòn” rồi “Bonjour Midway City!” Và giờ lại “Adieu Midway City, bonjour Sài Gòn”, thế thôi! Rất bình dị. Tất cả chỉ là can đảm rũ sạch quá khứ.

NVX: Theo ông, nhà nước VN cũng như cộng đồng người Việt tại hải ngoại nên làm thế nào để chính sách đại đoàn kết dân tộc được hữu hiệu hơn, để tình người gần với nhau hơn?

PD: Không, chính phủ VN vừa làm một chuyện hết sức ngoạn mục là Nghị quyết 36. Đó là một cách đưa tay ra với những người thua trận. Thế là đủ rồi.

NVX: Nhưng điều này cũng cần cả hai phía, ông có nghĩ thế không?

Phạm Duy: Phía bên kia không có gì để đưa tay ra cả. Ít ra phải có một lực lượng. Bao lâu nay mình cứ tưởng bên kia có một lực lượng nhưng chẳng có gì cả, chỉ là một vài người lợi dụng danh từ “chống Cộng” để làm tiền. Đa số những người thầm lặng bên kia họ rất muốn về, nhưng bằng cách nào? Bằng cách ở đây mình phải cởi mở hơn nữa, thoáng hơn nữa. Nhưng tôi thấy, thế là thoáng rồi đấy! Vậy nên bây giờ chúng ta mới ngồi nói chuyện được với nhau thế này.

Phái viên Người Viễn Xứ: Xin cám ơn ông vì buổi phỏng vấn này!

Hết bài phỏng vấn.

Những năm 1980, 1981, ở Sài Gòn có tin Phạm Duy chết vì bệnh tim ở Mỹ, tôi nói:

– Phạm Duy làm gì có tim mà đau tim!

Năm 1995, gặp lại Phạm Duy ở Virginia, Mỹ, tôi nghe anh nói:

– Chúng nó bịa ra chuyện tôi xin về Việt Nam. Vợ con tôi ở đây hết, tôi về Việt Nam làm cái gì?

Tháng Năm, 2005, Phạm Duy nói ở Sài Gòn:

PD: Tôi không nghĩ họ ghê gớm đến như vậy, đó chỉ là sự nhỏ mọn trong tâm hồn họ. Họ có quyền thù hận nhưng đừng bắt tôi phải thù hận. Quý vị muốn ôm lấy đau khổ, quý vị cứ ôm, tôi không có. Tôi ra đi vui vẻ lắm. Khi quý vị mất mát, tôi rất thương quý vị, nhưng đừng bắt tôi phải đau theo.

Tôi nghĩ nếu được hỏi: “Ông nghĩ sao về những người đã chết cho ông và vợ con ông được sống bình yên trong 20 năm ở Sài Gòn?”, Phạm Duy có thể trả lời:

– Những thằng chết ấy là những thằng ngu. Chúng nó chết mặc chúng nó, chúng nó chết vợ con chúng nó khổ, can dự gì đến tôi, tôi chỉ thấy việc tôi sống là quan trọng. Cộng sản nó hành hạ, nó làm khổ tất cả mọi người, nó không làm hại tôi, hại vợ con tôi là tôi thấy nó được.

Nếu có người hỏi:

– Sao Tháng Tư năm 1975 ông chạy theo bọn Mỹ, ông bỏ các con ông lại Sài Gòn cho chúng nó chết vì bọn Việt Cộng, nay ông lại về ông sống dưới chế độ của bọn cộng sản?

Phạm Duy có thể nói:

– Con người tôi là như vậy. Khi có chuyện nguy hiểm, tất cả mọi người có thể chết, tôi và vợ con tôi không chết là được. Nguy hiểm lớn hơn: vợ con tôi có thể chết, miễn là tôi sống. Tôi có thể hy sinh vợ con tôi để cứu mạng sống của tôi. Tháng Tư 1975 bọn Mỹ USIS Sài Gòn đưa tôi đi. Tên Alan Carter, Giám Đốc USIS, chỉ nhận đưa tôi và vợ tôi, con gái tôi 21 tuổi, con trai tôi 17 tuổi không được đi, nên đến phút cuối tôi sợ nếu để mấy đưá con trai tôi đi theo, đến chỗ hẹn, Mỹ nó không cho đi theo chúng tôi, vợ tôi có thể khóc ngất vợ tôi có thể không chịu đi, nên tôi không cho chúng đi theo, để cho tôi và vợ tôi đi cho thoát. May cho bọn con tôi là sau đó nhờ Ngọc Chánh Shotguns tổ chức vượt biên, chúng nó sớm chui sang được Mỹ. Sang Mỹ, không thằng nào học hành hay có nghề ngỗng gì cả. Chúng nó về Sài Gòn kiếm cơm là chuyện bắt buộc.

Tháng Tư 1975 tôi phải chạy bằng mọi giá. Ở lại để bọn Bắc Cộng nó cho tôi đi tù mút chỉ sao? Bây giờ, ba mươi năm rồi, bọn cộng sản Việt đã phải nới tay kìm kẹp, tôi về Việt Nam sống sướng hơn, sao tôi lại không về?

Khi xẩy ra vụ Phạm Duy bị đả kích vì nói “cho tôi 10 ngàn đô tôi làm nhạc ca tụng Hồ chí Minh” và “tôi sáng tác những lúc tôi ngồi trong cầu tiêu..”, Trịnh Hưng, ở Paris, viết một bài về Phạm Duy, anh gửi bài đó cho tôi, nhờ tôi đưa cho Bán nguyệt san Văn Nghệ Tiền Phong. Trong bài, Trịnh Hưng gọi Phạm Duy Cẩn là Phạm Duy Cẩu.

Tôi không gửi bài đó đến báo Văn Nghệ Tiền Phong.

Tháng Năm 2005, ở Sài Gòn, Phạm Duy nói y sống 30 năm ở Mỹ như sống trong đêm tối, y mong được thấy ánh sáng. Nay về nước, y đã thấy ánh sáng. Vậy là thêm một người Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà nói y được Đảng cho sáng mắt, sáng lòng. Người thứ nhất là Nhà Văn Nguyễn mộng Giác Sông Côn Muà Lũ, ông Nhà Văn này nói trước 500 người ở Nhà Hát Lớn Sài Gòn một chiều Tháng Bẩy năm 1976: “Xin cám ơn Bác và Đảng đã cho tôi được sáng mắt, sáng lòng.” Người “được Bác Và Đảng cho sáng mắt, sáng lòng” thứ hai là Nhạc sĩ Phạm Duy. Một văn nhân vô hạnh, một xướng ca vô loài.

Viên đạn đồng đen sinh ra để giết người, mà khi đã đi qua thi thể xác chết rồi thì nó quên chiến tranh. Viên đạn còn quên, huống hồ là mình?

Viên đạn vô hồn, nó không có tội, có tội là bọn dùng nó để giết người. Người bị đạn xuyên gan ruột không thể quên mình bị đạn xuyên gan ruột, người bị bắn có quyền nhớ mình đã bị bắn. Những người thân của người bị bắn không thể quên. Phải nhớ để căm thù những tên giết người, để nếu có thể dùng pháp luật trừng trị chúng, bắt chúng đền tội, ít nhất cũng nhớ để ngăn không cho những tên sát nhân ấy có thể cứ giết người vô tội vạ.

Năm 1995 tôi đến Mỹ, Phạm Duy gửi cho tôi quyển Bầy Chim Bỏ Xứ. Tác phẩm ấn hành năm 1990, sau khi bọn đảng viên cộng sản các nước Đông Âu bị nhân dân lôi cổ ra nhổ vào mặt, bợp tai, đá đít, đuổi đi, sau khi Tượng Thánh Tổ Lenin của bọn cộng sản bị nhân dân tròng xích sắt vào cổ, kéo đổ, cho ra nằm ở bãi rác. Hôm nay tôi mở Bầy Chim Bỏ Xứ ra xem để thấy 15 năm xưa Phạm Duy được một số người Việt ở Mỹ bốc thơm đến như thế nào.

Lời nói bay đi, chữ viết ở lại.

Mời quí vị đọc vài đoạn trong “Tổ Khúc Bầy Chim Bỏ Xứ.” Bài viết của 36 vị, tất cả đều ca tụng Phạm Duy.

Mở đầu là bài của Đào mộng Nam. Đây là bài chính của tác phẩm, 18 trang, 1 câu đối, 2 bài thơ chữ Hán có dịch thơ Việt:

Đào Mộng Nam Bầy Chim Bỏ Xứ
Quốc Hồn Sử Ca Quốc Túy Thi Ca.

Trích: Cẩn đề Đào mộng Nam:

Gia Ân Thống Nhạc Thiên Thu Quán
Quốc Nghĩa Hùng Ca Vạn Cổ Truyền
Ơn Nhà Nhạc Khổ Ngàn Năm Thấu
Nghĩa Nước Ca Hùng Vạn Thưở Lưu

Vịnh Bầy Chim Bỏ Xứ

Câu Hát Lìa Nhà Vò Tấc Dạ
Bài Ca Bỏ Xứ Xé Buồng Gan
Tiếng Quyên Quặn Sóng Thương Trăm Họ
Giọng Hạc Nhầu Mây Xót Vạn Dân.

Điểu Quần Biệt Xứ Vịnh
Hoài Hương Tổ Khúc Hưng Thần Trí
Vọng Quốc Trường Ca Phát Thánh Tâm
Đông Hải Vạn Hồng Khai Điạ Thủy
Hoành Sơn Bách Lạc Xuất Thiên Văn

Bầy Chim Bỏ Xứ là bầy chim thiên sứ, bầy chim hoàn thành sứ mệnh linh thiêng của trời, bởi lẽ cặp chim đầu đàn của Bầy Chim Bỏ Xứ là chim Hồng Lạc, xuất hiện từ thuở bình minh của lịch sử giống nòi, lịch sử loài người, khoảng hơn sáu ngàn năm trước.

(…..)

Hẳn đã minh chứng đạo quả viên thành của chúng ta sau mười lăm năm ôn luyện pháp môn Hồng Lạc, một pháp môn coi xác thân ngục tù xiềng xích nhẹ tựa lông hồng, coi hồn sống tự do bay lượn nặng tựa Thái Sơn của nòi Bách Việt tức trăm vượt, vượt từ lòng vật thể vượt lên, vượt từ bụng hư không vượt xuống, sao cho hai cõi giáp mối vòng tròn, để con số Hà đồ vô và con số 45 Lạc thư hữu trong kinh Dịch gộp lại chẵn tròn một trăm trái trứng nơi bọc Âu Cơ, nở thành bầy chim nhân loại thái hoà.

Bởi sẵn mang hồn sống chung to lớn ấy, chúng ta mới dám cả gan đem sinh mạng nhỏ nhoi hiện kiếp, không chỉ riêng mình mà toàn thể gia đình đối đầu với sóng gió đại dương, để mong đẩy sập bức tường ô nhục biển đông

Bầy chim được lúc tung hoành
Tường ô nhục đã tan tành

Cho dầu phải trả giá xương đàn bà, trẻ thơ cùng người già chìm dưới đáy biển sâu, mà giờ đây gom lại hẳn còn cao dày hơn tất cả những bức tường ô nhục đông tây của thế kỷ này cộng lại.

Xác thân vùi dập nhưng hồn hẳn đã siêu thăng kết thành bầy cùng muôn loài khác thành Bầy Chim Thiên Sứ Lạc Hồng mang thông điệp tự do đi ban trải khắp vùng nhân gian.

(…..)

Để có đủ chiều cao cho đôi cánh thi nhạc Quốc Hồn Sử Ca Bầy Chim Bỏ Xứ vùng vẫy, Phạm Duy đã mượn cặp cánh thánh điểu Lạc Hồng, cánh phủ trùm trọn vẹn non sông Việt từ khởi thủy tới hiện tại và còn mãi tương lai. Để có chiều ngang đủ rộng cho đôi cánh nặng chĩu ơn nhà, nợ nước vươn dài, tác giả mượn tích thần điểu Đỗ Quyên, nhưng Đỗ Quyên này không rõ là Đỗ Quyên đời thứ mấy, vì đếm không xuể, chỉ biết là nhiều như rừng anh hùng, liệt nữ Việt Nam đã vị quốc vong thân. Và bây giờ, thần điểu Đỗ Vũ Phạm Duy lại thêm một lần nữa chết đi và sống lại từ hồn Bà Huyện Thanh Quan, chim nhớ nước thương nhà đứt ruột.

(…..)

Xuất xứ tiếng khóc của thần điểu Đỗ Quyên ban đầu chỉ là tiếng khóc mất nước đơn thuần. Tới lượt Đỗ Quyên Thanh Quan khóc nước thì thấy có thêm cả tiếng khóc nhà tan. Nhưng tới lần thần điểu Đỗ Vũ Phạm Duy khóc nước, khóc nhà trong Quốc Hồn Sử Ca Bầy Chim Bỏ Xứ thì thực quả là kinh khủng! Máu và nước mắt dân ta không những làm lụt lội quê hương mà còn tràn bốn biển và ngập cả năm châu. Nhưng nhiều như vậy đã đủ để rửa sạch những vết nhơ của tội ác chiến tranh, gây ra bởi những tư tưởng quá khích của giai đoạn mâu thuẫn toàn cầu, để thiên hạ được sống hoà đồng trong thế giới hòa bình chưa nhỉ?

(…..)

Vậy hồn của Bầy Chim Bỏ Xứ là hồn của muôn hồn, hồn đại thể chẳng phải hồn cá biệt, hồn sứ giả tinh thần đi gieo rắc tự do, chẳng phải hồn nô lệ trông chờ giải phóng, bởi lẽ phong ba càng vùi dập xác thân thì hồn càng bình thản, coi tử sinh nhẹ như áng mây trời. Hồn tự do đó là hồn giải thoát, chỉ có thể mình tạo lấy cho mình, chẳng ai ban phát nổi.

Mai sau, nếu có bao giờ…, có người Việt nào, biên soạn một quyển thuộc loại Quốc Văn Giáo Khoa Thư Hải Ngoại Thương Ca, tôi đề nghị người làm sách lấy mấy đoạn văn Bầy Chim Bỏ Xứ Quốc Hồn Sử Ca Quốc Túy Thi Ca trên đây của tác giả Đào mộng Nam in vào sách. Mấy đoạn văn ấy nên được xếp vào loại Văn Đao To Buá Lớn Nghe Rổn Rảng Phèng Phèng Nhưng Không Có Nghĩa Lý Gì Cả. Tôi không thể hiểu bằng cách nào một số người Việt chạy trốn bọn ác ôn, liều mạng ra biển, chịu biết bao cực nhục, bị hiếp, bị giết, bị quăng xuống biển, bị đói khát, phải ăn thịt nhau, bị xua đuổi, bị khinh bỉ nhiều người phát điên… lại trở thành “bầy chim Thiên Sứ Lạc Hồng mang thông điệp tự do đi ban trải khắp vùng nhân gian..” Bằng cách nào, và như thế nào, một số người hoảng loạn bỏ chạy trước quân thù, những anh mặt cắt không còn một giọt máu, hòn dái thọt lên đến cổ, sau mười mấy năm sống nhờ xứ người, không sợ bị bọn công an VC nửa đêm đến nhà, còng tay dẫn đi, bơ sữa, mặt phèn phẹt như cái mẹt, lại trở thành “bầy chim thiên sứ, bầy chim hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng của trời..!”

Lời oai hùng hay du dương, hay thùng rỗng.. cũng được đi nhưng phải có sự thực, không có một xu teng sự thực nào nó chỉ là chuyện dzóc tổ, chuyện nói cho sướng cái lỗ mồm. Bốc thơm đến như vầy:

Xuất xứ tiếng khóc của thần điểu Đỗ Quyên ban đầu chỉ là tiếng khóc mất nước đơn thuần. Tới lượt Đỗ Quyên Thanh Quan khóc nước thì thấy có thêm cả tiếng khóc nhà tan. Nhưng tới lần thần điểu Đỗ Vũ Phạm Duy khóc nước, khóc nhà trong Quốc Hồn Sử Ca Bầy Chim Bỏ Xứ thì thực quả là kinh khủng…

Thì quả là kinh khủng thực.”Thần điểu Đỗ Vũ Phạm Duy..” Bốc thơm đến thế thì phải nói là … hết nước nói, phi-ní lô đia! Fini l’eau dire! Thần điểu Đỗ Vũ Phạm Duy nôm na là Chim Thần Phạm Duy, hay Thần Chim Phạm Duy. Nhưng mà không biết tại sao mấy ông bốc thơm Chim Thần Phạm Duy trong Bầy Chim Bỏ Xứ ông nào cũng đề cao nhân vật Đỗ Quyên, Đỗ Vũ, Vũ Đỗ quá xá. Theo sự hiểu biết ngu dzốt của tôi thì Đỗ Quyên, hay Đỗ Vũ, là tên một anh vua Tầu ngày xửa, ngày xưa, huyền thoại chứ không phải chuyện có thật, một anh Vua Tầu trong huyền thoại. Anh Vua Tầu Đỗ Vũ lấy vợ của một anh quan, bị bắt quả tang, bị kết tội, anh nhận tội, để đền tội anh nhường ngôi vua cho anh quan có vợ bị anh lấy, bỏ cung điện anh thất thểu đi sống bụi đời. Anh không nhường ngôi người ta cũng đuổi anh đi vì anh không đáng được làm vua. Mất ngôi vua rồi anh tiếc. Nhưng khi anh tiếc thì muộn mất rồi. Chết đi anh hoá thành con chim, vì xấu hổ anh sống chui luồn trong bụi rậm, không cho ai nhìn thấy, đêm ngày chỉ kêu có một tiếng “quốc..” Đấy là chuyện Tầu. Người Tầu gọi anh là con quốc. Ông cha tôi bắt chước gọi theo là con quốc. Như vậy anh Vua Đỗ Vũ Con Quốc chỉ là anh chết vì cái bề hê đàn bà, chết rồi biết nhục nên hoá thành con chim chuyên sống lủi trong bụi rậm, bờ ao, hèn bỏ cha đi có cái gì đáng mà sì sụp tung hô Thần Chim, Thánh Chuột?

Thần điểu Phạm Duy! Thần Chim hay Chim Thần Phạm Duy! Gọi là Thần Điểu Phạm Duy, hay Phạm Duy Thần Điểu thì nâng bi quá đáng, cái tên Tầu lại dài quá, mất thì giờ không đáng, gọi là Phạm Điểu thì quá Tầu Hồng Kông bên hông Chợ Lớn, lại có thể dễ trở thành Phạm Đểu. Thôi thì theo ông Đào mộng Nam, gọi là Phạm Chim vậy.

Mời quí vị đọc lời Nữ minh tinh điện ảnh kể sau khi nghe CD nhạc Tổ Khúc Bầy Chim Bỏ Xứ, trên đường lái xe về nhà bà xúc động bàng hoàng vì nhạc và lời Tổ Khúc Chim quá hay, may cho cộng đồng Người Việt lưu vong là bà không cho xe tông xuống hố, về nhà rồi bà cảm nghĩ:

Kiều Chinh, Hoài Cảm Bầy Chim Bỏ Xứ. Trích:

Xe đã đậu bên cổng nhà lúc nào không hay. Tôi tắt máy, ngồi lặng trong bóng tối thật lâu. Đêm đã khuya, sương lạnh trở vào “cõi tôi” thực tại. Trong căn nhà nhỏ bé, nơi tôi đang sinh sống, nhiều giờ sau đó tôi vẫn trằn trọc không ngủ được. Những ảnh tượng Bầy Chim Bỏ Xứ rồi Bầy Chim Hồi Xứ vẫn tiếp tục ám ảnh tâm hồn tôi, như một cuốn phim tuyệt vời với âm thanh vĩ đại. Bầy Chim Bỏ Xứ vang lên tràn ngập “cõi riêng” trong đêm cô tịch. Cuối cùng, tôi đã chìm vào giấc ngủ vùi.

Ta và chim khâu vá đời nhau
Chim và ta âu yếm gọi nhau

Phạm Duy, anh là Việt Nam trọn vẹn. Nhạc anh là trọn vẹn hình hài xương máu Việt, là trọn vẹn tâm thức lẫn ước mơ của người nông phu mình đồng, da sắt, của cô lái đò giặt yếm bên sông, của người lao động ốm yếu ho hen trong thành phố, của người lính chiến cụt chân và bây giờ là đàn chim bỏ xứ. Xin cảm ơn anh Phạm Duy đã trọn đời thay chúng tôi “khóc cười theo vận nước nổi trôi.”

Tôi thoáng nghĩ Phạm Duy với tuổi bảy mươi vẫn còn ở đây đây gần chúng ta nên chúng ta chưa lo mất anh. Nếu một ngày nào anh nằm xuống, có lẽ lúc đó ta mới thấy được thiếu anh, trống vắng mất mát tới mức nào.

Ta và chim khâu vá đời nhau..! Mèn ơi..! “Vá đời nhau” như vá quần, vá áo! Tuyệt diệu hảo từ! Chỉ những bậc kỳ nhân diệu thủ như Phạm Chim mới có thể làm được việc”vá đời nhau” ly kỳ thơ mộng ấy. Phạm Chim mà khâu vá thì phải biết. Miếng rách nhỏ bằng hai ngón tay tréo, miếng rách lớn bằng cái lá đa, Thần Điểu cũng khâu vá đâu ra đấy. Đường kim, mũi chỉ thẳng boong. Tưởng tượng cảnh Phạm Chim “khâu vá” Kiều Chim! Mèn ơi..! Cảm khái cách gì..!

Hôm nay, một ngày Tháng Năm 2005, “anh” chưa nằm xuống, “anh” chỉ mới đi rồi, nhưng với cái “đi rồi” hôm nay của “anh”, mặt “anh” không còn ở Cali nữa. Không biết bà Minh Tinh thấy “thiếu anh bà trống vắng, bà mất mát” đến chừng nào!

Đây là bài viết của ông Nhà Văn-Nhà Thơ-Nhà Báo Trần dạ Từ. Nghe nói ông còn là Nhà Nhạc vì trong thời gian cải tạo ở Trại Gia Trung-Gia Lai, ông có sáng tác mấy bản nhạc nhắm việc nâng cao tinh thần anh em tù, giúp anh em tù lao động sản xuất hăng say hơn. Nghe nói ông Nhạc sĩ Vũ thành An trong tù cải tạo cũng có những sáng tác nhạc như ông Thi sĩ Trần dạ Từ. Đúng là người có tài thì ở đâu, trong cảnh ngộ nào, cái tài cũng lòi ra. Như cái kim trong bọc giẻ vậy.

Trần Dạ Từ, Bầy Chim Bỏ Xứ
Tái Sanh từ Xác Tro của Chính Mình.

Trích:

Chim quyên, loài chim của tình yêu chung thủy, thổ máu tươi, một đêm chim chết. Chim phượng, loài chim của phẩm giá cao quý, xù lông dưới mưa đông và khi tuyết rơi tung, chim chết trên sông. Chim hoàng khuyên, loài chim của tiếng hót và cái đẹp, khi bỏ xứ đi xa, không còn ai nghe hót thì chim khổ đau, cắn cố chết không hay.

Con chim Việt mang tên Phạm Duy, 15 năm bỏ xứ, như chim lạc tổ, như ma lạc mồ, trước cái chết tức tưởi của tình yêu, phẩm giá và cái đẹp, tự hỏi:

Ta đứng đâu đây, đàn mốc trên tay
Nghe đất lung lay, đàn đứt tung dây.

Bằng cách nào, với chừng đó chết chóc, tiếng hát của bày chim bỏ xứ, sau cùng lại vẫn họp thành một tổ khúc bất tử?

L’oiseau renait de ses cendres: chim quyên tái sinh trên xác tro của mình. Phạm Duy trả lời vậy, khi viết lời giới thiệu cho tổ khúc của ông, mùa hạ 1985.

Tái sinh. Ngon ơ mà trúng phóc.

Đúng như Phạm Duy nói, tổ khúc Bầy Chim Bỏ Xứ của ông, chính là tác phẩm tái sinh cho tình yêu. Tái sinh từ tan nát, chết chóc.

(…..)

Nguyễn Đức Quỳnh mất trước 1975 ở quê nhà. Ông đang lắng nghe và chờ gặp bạn cũ. Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Mạnh Côn, Hồ Hữu Tường, Hiếu Chân, và biết bao cánh chim khác, từ sau 1975, chết trong tù đày, trên rừng, dưới biển. Họ cũng đang lắng nghe và chờ gặp.

Tất cả những con chim đã chết vì tự do, phẩm giá và cái đẹp, đều tái sinh và vỗ cánh trong tổ khúc này.

Trong số các vị Chim Bỏ Xứ có bài viết trong Bầy Chim Bỏ Xứ, dường như chỉ có Chim Thi sĩ Trần dạ Từ bị cộng sản cho đi tù hơn 10 mùa lá rụng. Ông đến Mỹ trước khi có Chương Trình Ra Đi Trong Vòng Trầy Trật HO nên ông có dịp góp tiếng trong Bầy Chim Bỏ Xứ. Bài viết của ông có câu tiếng Phú-lăng-sa: “L’oiseau renait de ses cendres..”

Về tiếng Pháp-lan-tây thì tôi dzốt nhất Nam kỳ, dzốt nhì Đông Dương, nhưng thấy ông Nhà Văn Thi sĩ sài tiếng Pháp, tôi cao hứng xin được phép góp ý, nếu sai xin ông tha cho. Thưa ông: theo cái biết rất có thể sai của tôi thì, hình như, theo thần thoại Hy Lạp, các ông nhà văn thường gọi là “Thần thoại Cổ La Hy”, chỉ có chim Phoenix là có thể “rơ-ne đờ sê săng-đơ-rờ” thôi, những loài chim khác chết cháy là tiêu luôn, không loài nào có thể “rơ-ne” được. Chim như chim bồ câu, chim cút.., khi bị “rô-ti” là hoá thành cái gì khác chứ không hoá ra tro. Như vậy câu “L’oiseau renait de ses cendres” ông viết có thể làm cho người đọc tưởng là tất cả loài chim, chim Loa-dzô nào cháy thành tro cũng từ tro tái sinh tung cánh bay trên núi cao miền xa. Chỉ có chim Phoenix, người Tầu gọi là chim Phượng, tức chim Phượng Tây, có khả năng bị chết cháy rồi sống lại từ tro tàn của xác nó. Lại hình như chuyện Chim Phượng Tây Phoenix là chuyện huyền thoại Tây. Còn Chim Phượng Tầu, hình như, cũng là chim Tầu trong huyền thoại Tầu, nhưng Loa-dzô Phượng Tầu thì không nghe nói có trò “rờ-ne đờ sê săng-đơ-rờ”. Loa-dzô Phượng Tầu, hình như, chỉ sống để “bôn lưu tứ hải cầu kỳ Hoàng”, tức đi bốn biển tìm người tình. Nước Việt Nam, hình như, không có loài “Loa-dzô” Phượng, Phượng Tầu không, Phượng Tây lại càng không. Ông viết:

Nguyễn Đức Quỳnh mất trước 1975 ở quê nhà. Ông đang lắng nghe và chờ gặp bạn cũ. Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Mạnh Côn, Hồ Hữu Tường, Hiếu Chân, và biết bao cánh chim khác, từ sau 1975, chết trong tù đày, trên rừng, dưới biển. Họ cũng đang lắng nghe và chờ gặp.

Thưa ông Thi sĩ Trần Chim Bỏ Xứ, ông muốn viết gì thì viết, đó là quyền của ông, nhưng nếu có thể xin được, tôi xin ông khi ông viết, ông làm ơn chỉ viết ý riêng của ông thôi, xin ông đừng viết ra ý của những người đã khuất. Rất có thể những ông Nguyễn Đức Quỳnh, Vũ Hoàng Chương, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Mạnh Côn, Hiếu Chân.. không nóng lòng chờ gặp lại ông Phạm Duy như ông viết đâu!.

Đây là bài của ông Trần văn Ân

Liệu Có Mùa Xuân Dân Tộc Khi Bầy Chim Hồi Xứ?

Trích:

Phạm Duy sẽ không còn ở với chúng ta lâu. Chính Phạm Duy cũng đang đếm từng ngày, từng tháng, từng năm cho chính mình. Và chắc chắn Bầy Chim Bỏ Xứ sẽ là tác phẩm cuối cùng, chấm dứt một sự nghiệp vĩ đại nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20, trong đó dân tộc Việt Nam đã sống những vinh quang nhất, những tủi nhục nhất, những kinh hoàng chết chóc nhất và luôn cả những đớn hèn nhất. Và Phạm Duy đã sống trọn vẹn cuộc đời Việt Nam.

Đối với riêng Phạm Duy thì rõ ràng Bầy Chim Bỏ Xứ là một lời trăn trối, một di chúc cuối cùng, một thông điệp thủy chung như nhất, đã nhắc đi, nhắc lại qua nhiều năm tháng, gởi cho người dân lành nhỏ bé như một tiếng than van, gởi cho những lãnh tụ gần xa như một lời cáo giác, và gửi cho tuổi trẻ Việt trong nước, ngoài nước, đang lên, đang tới như một lời nhắn gọi cuối cùng.

Thông điệp Phạm Duy thật giản dị, thật rõ ràng, xuất phát từ cái tâm thành của người nghệ sĩ mà không có cái trí lệch lạc của người lãnh đạo, vọng ra từ lòng người dân nhọc nhằn đau khổ mà không từ cái ý hệ vênh vang vay mượn của ngoại bang.

Thông điệp đó là: “Chỉ có tình thương tổ quốc mới cứu được Việt Nam. Chỉ có sự đồng tâm dân tộc mới mang lại cơm no, áo ấm cho muôn người.”

Hôm nay, ngày 5-10-1990, ngày lễ Phạm Duy thượng thọ thất tuần, tôi muốn chúc thọ anh cái điều anh hằng mong ước. Thứ nhất, khi Muà Xuân Dân Tộc dựng lại trên quê hương, cùng với Bầy Chim Bỏ Xứ, anh sẽ đi chân đất về làng, thăm lại những nẻo đường đất nước anh đã đi qua.

Và khi tuổi trời đã tới, anh sẽ được bình yên nằm xuống ấm áp trong lòng đất Mẹ mà trọn đời anh thờ phụng tôn vinh. Trong mộ phần anh sẽ thanh thản nằm nghe toàn dân 60 triệu, cả Nam và Bắc vang ca bản Quốc Hồn Ca muôn đời và mãi mãi.

Chỉ có tình thương tổ quốc mới cứu được Việt Nam. Chỉ có sự đồng tâm dân tộc mới mang lại cơm no, áo ấm cho muôn người.”

Em nhỏ lên ba cũng biết ông Trần văn Ân nói như thế là đúng. Bọn Việt Cộng cũng nói như thế. Chỉ có điều bọn Việt Cộng nó suy diễn thêm là “yêu Tổ Quốc là yêu Chủ Nghiã Xã Hội”, và “đồng tâm dân tộc” là “tất cả các anh phải theo chúng tôi..” Câu nói nghe thì êm tai nhưng nó như cái bánh phồm phộp bên trong không có nhân nhị gì.

Hôm nay khi Con Chim Bỏ Xứ Phạm Chim đã hồi xứ, không biết ông Trần văn Ân có thấy mặt mũi cái ông gọi là “Mùa Xuân Dân Tộc” thập thò trên quê hương hay không???

Kim Định, Cảm nghĩ khi nghe Bầy Chim Bỏ Xứ

Trích:

… Lâu lâu lại được vài cánh chim hải âu bay ngang vòm trời bên ngoài cửa sổ nhiều khi lượn qua lượn lại. Mỗi lần như thế thì nước mắt tôi tự nhiên trào ra không sao ngưng được. Khóc không vì buồn tủi, mà cũng không hẳn vì vui, hình như cả hai mà vui có phần lấn lướt, nhưng tất cả đều đến mãi từ tiềm thức cộng thông như tiếng nhắn nhủ của Âu Cơ tổ mẫu bảo con hãy cứ an tâm chờ đợi.

Tôi thấy trong các chim huyền sử có nhiều đức tính lạ lùng, như chim phượng tự thiêu trong lửa nhiệt tình, cháy ra tro, để rồi từ trong đống tro tàn phục sinh rực rỡ. Lại có những chim tám cánh một chân, và khi đáp xuống thì bao giờ cũng xếp cánh tả trước như chim Lạc Địch, Uyên Ương, Tất Phương… Ngoài chim phượng thì đến một loạt chim nước như chim Hồng, Hạc, Âu, Lộ, Vụ: tất cả đều bay trên trời và ở trên núi. Nhưng đến bữa thì lại xuống ăn dưới biển khơi và việc đó có tính cách thâm sâu chỉ bằng có bồ dưới đáy biển, làm thành hai đối cực là tiên rồng, non nước, núi sông, nghiã là những đức tính định tính chứ không là những phẩm tính tùy phụ, những điều đó làm tôi tin rằng vận số nước chắc chắn có ngày phải được hưng thịnh.

(…..)

Cuối cùng là

Vũ đi thì Vũ lại về
Giặc đến Bồ Đề thì giặc lại tan

Ôi những chim huyền sử. Ôi những chim tám cánh một chân. Mạnh dường nào. Thống nhất làm sao. Việt tộc nhất định phải là Việt thường.

Người viết Kim Định cũng ca tụng chim Phượng Tầu như người viết Trần dạ Từ. Ngoài chim Phượng, ông Kim Định còn viết đến một lô chim Tầu: Lạc Địch, Uyên Ương, Tất Phương… Tôi chỉ thấy những giống chim ấy trên những trang sách Tầu, đất nước tôi không có chúng. Về chuyện những chim Hồng, Hạc, Âu, Lộ, Vụ…”tất cả đều bay trên trời và ở trên núi. Nhưng đến bữa thì lại xuống ăn dưới biển khơi..” thì, với sự ngu dzốt của tôi, tôi không théc méc gì. Chim bay thì phải bay trên trời, không lẽ chim bay dưới đất. Chim ở trên núi nhưng khi ăn thì xuống biển cũng chẳng có gì lạ: chim xuống biển ăn cá, ăn tôm. Tôi chỉ théc méc ở chuyện người viết có vẻ như đề cao loài chim “tám cánh, một chân.” Chim hai cánh là đủ cho chim bay, chim cần gì phải có những tám cánh? Chim tám cánh có thể không bay được. Chim chỉ có một chân thì lại quá ít chân, làm sao chim đứng vững? Ca tụng ký gì không biết!

Vũ đi rồi Vũ lại về
Giặc đến Bồ Đề thì giặc lại tan.

Tháng Năm, 2005, Chợ Đời Hải Ngoại Lưu Vong có câu:

Duy chạy rồi Duy lộn về
Duy Cẩn môn lề, Duy Cẩn chồn lui!

Đỗ Quí Toàn – Phượng à, Phượng à, Về Quê Hương Ta

Trích:

Lần đầu nghe Tổ Khúc Bầy Chim Bỏ Xứ, tôi mới đi xa trở về, ngồi lắng nghe những âm thanh vang dội bập bềnh dào dạt ngập thính phòng ở nhà Phạm Duy, tôi nhớ ngay đến câu thơ cổ: “Phượng hề, phượng hề, quy cố hương”. Phượng à, phượng à, ta trở về quê hương cũ.

(…..)

Bây giờ ở nước ngoài, cũng chính Phạm Duy mang lại cho tôi cảm hứng mênh mang, hùng tráng về đoàn chim tổ của giống nòi, loài chim đã vượt qua muôn dặm trời, bay suốt ngàn năm lịch sử. Không những Phạm Duy đã mang tôi trở về quê hương, anh còn nối liền dòng máu của tôi với dòng máu của tổ tiên muôn ngàn năm trước.(…..) Nhạc Phạm Duy đã chiếm lĩnh một khoảng trời, một khoảng đất, một khoảng tâm hồn, dù tôi đang bay trên những đám mây ở Úùc Châu, hay tôi đang ngắm cảnh rừng thu ở Bắc Mỹ. Một buổi chiều tháng Mười, chúng tôi lái xe lên núi miền Bắc xem lá đổi mầu. Cuộc hành hương mỗi năm không thể bỏ, trên xe Quyên để băng nhạc Bầy Chim Bỏ Xứ nghe lại lần nữa. Suốt buổi sáng đã nghe ở nhà. Tôi lái xe trên đường vòng vèo, giữa các ngọn núi đỏ như mâm sôi, những thung lũng vàng óng ả. Nhưng sau mười lăm phút tiếng ca Bầy Chim Bỏ Xứ tràn ngập chung quanh, bỗng nhiên bao nhiêu cây phong vàng, cây dương trắng , cả rừng thu Gia Nã Đại cũng biến mất. Trước mắt tôi, chỉ là hình bóng lũy tre già xào xạc, vườn lá chuối xanh tơ, và hàng dưà lả lơi trên đồng luá dậy thì xanh mơn mởn.

(…..)

Vì thế, bây giờ nghe Tổ Khúc Bầy Chim Bỏ Xứ, tôi chỉ thấy đàn chim đang vỗ cánh bay về. Chúng ta sắp trở về rồi em. Hãy cất tiếng hát một bài hoan ca, một điệu hùng ca của đàn chim bay về, mang về quê hương ấm no, tự do và hạnh phúc. Phượng à, phượng à, quay về cố hương thôi.

“… Phượng à, phượng à, quay về cố hương thôi…!” Nghe mà… cảm khái cách gì! Tháng Tư năm Gà Sư Ông Tăng Phú đã làm chuyến “phượng hề, phượng hề quy cố hương..” linh đình tom tom chát chát tò te tí tét cùng với chiêng trống, võng lọng, hương hoa, đèn cầy, đèn pin. Mấy ngày đầu có tin ông Đỗ quí Toàn ở trong đoàn “Phượng hề qui cố hương,” nhưng đó là tin thất thiệt. Con Chim Bỏ Xứ họ Đỗ hót vang “Chúng ta sắp trở về rồi em. Hãy cất tiếng hát một bài hoan ca..” từ năm 1990 nhưng 15 năm sau, năm 2005, ông vẫn chưa về.

May là tuy rủ rê người tình dzui ca bài “Phượng hề quy cố hương” với ông từ năm 1990, đến năm 2005 Con Chim Bỏ Xứ Đỗ quí Toàn vẫn chưa “phượng hề qui cố hương”, nếu ông:

Phượng hề, phượng hề qui cố hương
Người Việt hết đường, Người Việt sống với ai!

L.M. Trần cao Tường, Bầy Chim Bỏ Xứ
Điềm Báo Trước Cuộc Trở Về

Trích:

Kính gởi Nhạc sĩ Phạm Duy,

Lần đầu tiên viết thư cho ông, một người tôi vốn hằng ngưỡng mộ và mến phục từ nhỏ. Tháng trước, Linh mục Ngô Duy Linh có cho tôi một copy băng nhạc Bầy Chim Bỏ Xứ, tôi đã nghe đi nghe lại với một tâm tình phấn khởi muốn tung cánh bay về tổ. Nhân đó có viết một bài cho tờ “Thời Điểm Thiên Chuá Giáo” trong đó có đề cập tới ông và Bầy Chim Bỏ Xứ. Tôi thấy tâm tình của ông thật giống tâm tình của nhà tiên tri Ezekiel thời Do Thái lưu đày, giống tâm tình Bầy Chim Về Tổ cũ. Linh mục Ngô Duy Linh xem xong bài tôi viết, Ngài đắc ý bèn bảo tôi gửi cho ông.

Nhân dịp Lễ Tạ Ơn, tôi xin chân thành cám ơn ông. Tôi hãnh diện vì dân tộc Việt đã có ông. Mẹ Tiên, Bố Rồng cũng thơm lây đấy, vì trứng rồng lại nở ra rồng.

L.M. Trần Cao Tường
Giáo Xứ Maria Nữ Vương Việt Nam

New Orleans, LA 21-11-1990

Kính thưa L.M Trần Cao Tường,

Xin được phép hỏi Ông một câu:

Ngày 21 Tháng 11, năm 1990, ông viết ông “hãnh diện vì dân tộc Việt có ông” Phạm Duy. Hôm nay, ngày 30 Tháng Năm, 2005, ông có còn “hãnh diện” vì “dân tộc” ông có “ông Phạm Duy” không, thưa ông?

Nếu có “thơm lây”, chắc phải có “thối lây,” ông có thấy thế không ạ?

Tôi tội nghiệp cho Mẹ Tiên, Bố Rồng quá đi mất.

Cám ơn ông đã gợi cho tôi nhớ câu:

Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu điu lại nở ra dòng liu điu.

3 Responses

  1. Pham Duy u? “Nguoi ma den the thi thoi…”. Neu ong ta chet truoc 1995 thi da tranh duoc tieng cuoi khinh re cua the gian.

  2. Kính quan Bác Hà Công-Tử,

    Hổm, cô hàng xóm, nhân ghé thăm, “lợi” thấy tính tui sính âm-nhạc, nên… cổ mang theo cuốn “Đại tự-điển”, “Đại tác-phẩm âm-nhạc Dziệt-Nam “… “Tổ Khúc Bầy Chim Bỏ Xứ ” của “ngài”… “Đại nhạc-sỡi” họ Phạm, rồi cổ nói: “-Trước là… cho mượn đọc, sau là… muốn dò ý kiến, ý cò, dzìa cuốn sách nhạc tầm cở đó, hổng hiểu hay ho mần sao mà thấy… thiên-hạ thổi quá xá cở thợ mộc…?”.

    Thưa quan Bác, hổng dám bày đặt thêm thắt chớ… lúc cổ, cô hàng xóm của tui đó…! Cổ đưa cho tui cuốn sách, tui cầm, tui muốn té bổ sấp dzô người cổ… Hổng phải tại tui cảm-động dzìa cái nhan-sắc mặn mòi “chim sa cá lặn” của cổ mà đứng run chưn… rồi giả bộ té dzô người cổ đặng kiếm chút cháo… Mà tại dzì … cuốn sách nó to quá, nó nặng quá… hổng thua gì mấy cuốn trong bộ đại tự-điển Larousse… Hổng biết nó chứa cái gì ở trỏng mà nó nặng dữ thần nghen quan bác…?

    Rồi quan Bác biết hông…? Tò mò muốn biết có gì ở trỏng… tui lật từng trang một, đọc kỹ từng lời, từng chữ, của những nhà tai to mặt bự góp ý cò cho cuốn sách… rồi chơi thử dzài giòng nhạc coi nó hay ho cở nào… Trời đất quỉ thần…! Đúng như quan Bác nói… Phần trình-bày cho cuốn sách thời… miễn bàn tới… “Phú quí sinh lể nghĩa “… bên Tây bên Mỹ giấy in dzừa rẻ, dzừa đẹp… tội gì hổng xài cho nó sướng… Rồi nào là bìa dày gáy cứng… dày dzà cứng đến độ hổng thể dày dzà cứng hơn được nữa… “lợi ” còn được… bọc thêm một lớp giấy láng có in hình woa woè, woa sói… chim cò bay tứ tán ngoài bìa cho nó thêm phần “long-trọng ” “lễ-nghi “… Đương nhiên, khi cầm cuốn sách trên tay, người ngu cở nào cũng hiểu là tác-giả muốn nói lên rằng thì là: ” – Đây là sách hiếm, sách quí, sách để đời, đại tác-phẩm chớ hổng phải ba cái bản nhạc cải-lương ba xu dành cho quí em sến nương, ma-ri phông-tên nước máy hát hò…

    Ối… nhưng như Tây tà nó thường nói: “L’ homme propose, Dieu dispose.” “Người tính, Trời định “… Nhà đại nhạc-sỡi cũng như đám bạn của ngài muốn dzậy nhưng.. hế hế… Trời hổng muốn dzậy… nên… dzập mỏ…!

    Dzìa phần dzăn-chương… mấy ông, mấy bà, danh thơm tiếng tốt đó… đã cất công tìm chữ, tìm lời… “Đao to búa lớn” mà rổng tuếch, rổng toác như cái thùng phuy dầu 200 lít hổng còn dầu… đặng thổi cho Nhà nhạc-sỡi… Ê…! mà hổng phải mấy ông mấy bà đó mần chùa đâu à nghen…! Họ mần… một công hai “chiện” đó nghen quan Bác…! Trước là thổi cho Nhà nhạc-sỡi bay bổng chín từng mây… sau là… tự thổi mình, tự bôm mình lên mười tầng trời cho mọi người thấy rằng: “Ta đây cũng… một cây âm-nhạc xanh dờn chớ hổng phải “kít ” đâu à nghen…! ” phải hông quan Bác…?.

    Thiệt tình… đúng như ca-dao bình-dân học-dzụ có câu rằng:

    “Yêu nhau thổi gió í à cho nhau,
    Bụng sưng, mẹ hỏi… í à qua cầu… qua cầu cái là… gió tai…”

    Mà thưa quan Bác… sự đời có nhiều cái ngộ, nhiều cái ngược ngạo ngoài ý muốn của “tác-giả ” lắm nghen quan Bác…! Đó…! Mấy ông mấy bà cứ tưởng… mình thổi cho một thằng nổi tiếng đặng nó thơm thời mình cũng được thơm lây… nào dè… mấy ông mấy bà hổng biết một điều sơ-đẳng trong nghệ-thuật nâng bi là… Phải rành rọt woặc chí ít… cũng biết sương sương dzìa cái điều mình muốn thổi… chớ chi… ở đây… mấy ông mấy bà bù trất dzìa âm-nhạc, mà đấy “lợi ” là thứ âm-nhạc hết thời, âm nhạc tàn lúa, âm-nhạc già cổi như bà già tóc bạc da mồi mà ráng bôi son trét phấn, đi guốc cao gót, mặc bikini ra sân khấu dự thi woa-hậu…

    Trong trường-hợp này, quí ông quí bà mà thổi ống đu đu cho đương-sự… thời… chẵng khác nào quí ông quí bà tự bôi tro trát trấu dzô mặt của quí ông quí bà đó…! Bởi… nó lòi ra cái dốt dzìa âm-nhạc, cái thiếu hiểu biết… dẫu là sơ cấp… dzìa âm-nhạc của quí ông quí bà đó…! chớ hổng được thơm lây đâu mà mơ…! Đừng có… “Lạy ông tui ở bụi này ” một cách ngu thầy chạy như dzậy nghen quí ông quí bà… hế hế…!

    Còn dzìa phần nhạc… thiệt tình… ngữi hổng nổi… Nhà đại nhạc-sĩ hết thời ráng lóe lên một cái trước khi đi dzào quên lãng nhưng… hết thời là hết thời… hổng có thể mần gì hơn… Tui nói dzậy, có thể mấy Cô mấy Thầy ở đây hổng tin nhưng… đó là sự thật… Sự-nghiệp âm-nhạc của Nhà đại nhạc-sĩ đã thực sự chấm dứt dzào cái ngày mà anh ta mặc bộ đồ bà ba đen, ôm cây đàn “ghi-ta ” thùng đi hát rong dzới mấy thằng mọi da đỏ tóc xanh mũi lỏ… cái “Don”, cái “thiên-khiếu” mà Trời ban cho anh ta bấy lâu nay… thực sự đã chấm dứt… Loại nhạc dân ca, du ca, không phải là sở-trường của anh ta. Sở-trường của anh ta là loại tình ca nhẹ-nhàng không hơn không kém… Bỏ sở-trường để lấy sở-đoản nơi một nhạc sĩ đầy kinh-nghiệm như anh ta… không phải là việc làm khơi khơi hổng suy-nghĩ mà là… chẵng qua… Trời đã lấy “lợi ” cái “khiếu” mà Ổng đã ban cho bấy lâu nay… Thành thử… dầu muốn dầu không, anh ta cũng phải chuyễn hướng “tâm-tình”… Bởi, hổng chuyễn cũng hổng còn “hứng” mà đặt loại nhạc tình như trước nữa…

    Nói dzầy cho dễ hiểu… Một ông Bộ-trưởng bộ giáo-dục chẵng hạn, Ổng có thể báo-cáo trước Nghị-Viện rằng thì là: “… Dzới phương-cách giáo-dục hiện nay… trong vòng năm năm, mười năm nữa… đất nước sẽ có…1000 Bác-sĩ, 2000 kỹ-sư, 5000 chuyên-dziên… dzân dzân dzà dzân dzân…”.

    Nhưng… không có một ông Bộ-trưởng bộ Giáo-dục nào dám nói là: – trong năm, mười năm nữa, dzới đường lối giáo-dục hiện-đại này… tui sẽ cho ra… 20 Dzăn-sĩ, 30 wọa-sĩ, 15 Nhạc-sĩ…

    Đó… Cái gì nó thuộc dzìa khoa-học kỹ-thuật… thời… dzới sự chịu khó mài đũng quần trên ghế nhà trường, ta có thể đạt được, hổng nhiều thời ít… chớ… cái gì nó thuộc dzìa nghệ- thuật… thời… đành chịu… có ráng công, ráng sức cũng bằng thừa… bởi… nó ngoài sức người… nó thuộc dzấn đề… “thiên-khiếu “, trời ban cho ai người nấy hưởng… Dzà… nhà đại nhạc-sỡi này, một thời đã được trời ban cho cái “khiếu” đó… nhưng chỉ một thời rồi thôi.

    Có một dạo, Nhà nhạc-sỡi có phán một câu xanh dờn… đại khái là… : ” Thẩy mần nhạc ở trong nhà cầu lúc đang hưởng một trong tứ khoái của cuộc đời…” Kể ra… câu nói khinh-mạn này cũng gây “sốc” không ít cho giới ái-mộ nhạc của Thẩy… Người ta yêu quí nhạc của Thẩy mà Thẩy lợi biểu là… mần trong nhà cầu… chẳng khác nào hất cả thùng phân dzô mặt giới mộ điệu… Còn những người không kết loại nhạc của Thẩy thời cho là Thẩy nói dóc… Nhưng, dzới người hiểu dzìa nghệ-thuật thời… Thơ, Nhạc… dzẫn có thể sáng tác trong nhà cầu chớ có sao đâu… Thẩy hổng nói dóc đâu… có điều… nói như Thẩy thời… coi khinh giới thưởng-ngoạn quá xá thể…

    Quay dzìa tập nhạc để đời của nhà Đại nhạc sỡi… Ý của Nhà nhạc-sỉ tuy hổng nói ra nhưng… nhìn qua là biết tỏng tòng tong… là ý Thẩy muốn mần một cú chót, cú để đời trước khi ra đi hổng hẹn ngày tái ngộ… nhưng khốn nạn thay…” Lực bất tòng tâm “… tập nhạc èo uột dzá dzíu, ráng phô trương, ráng làm một hiện-tượng khác người, khác đời, qua cách dùng chữ, qua cách đặt dòng nhạc, qua cách trình bày âm điệu dị-dạng những tưởng… những lấy làm đắc-ý là đã tạo nên một tân trường-phái âm nhạc… Không… thưa Ngài Đại nhạc-sĩ… Ngài chỉ có thể bịp dân dốt nhạc, bịp cái đám bạn nâng bi, thổi ống cho Ngài chớ… đừng mong loè bịp hết mọi người… thưa Ngài, ngài Đại nhạc-sỡi họ Phạm ạ…!

    Thưa quan Bác, hổng phải… “Thương thời trái ấu cũng tròn, ghét thời quả bồ-hòn cũng méo ” chớ… Thực thà mà nói… ngày xưa, nhạc-sĩ họ Phạm rất thành công trong những bản tình ca dzà… trong lĩnh dzực này… Ông ta gần như là một ông dzua không ngai chớ chẵng chơi… Ông ta có tài, có khiếu thực sự không thể chối cãi… nhưng… cái tài, cái khiếu trời ban đó… đã không ở lâu, không theo ông ta đến cuối đoạn đường đời… mà… đã… “Goodbye”, đã… ” Adieu” không kèn không trống… nói nôm na là… cái thiên-khiếu đã đội nón, đã giũ áo ra đi không lời từ biệt Nhà nhạc-sĩ từ những năm 70 chớ hổng phải đợi đến bi giờ…

    Thưa quan Bác, tui hổng phải là người ái mộ âm nhạc nhà họ Phạm nhưng ngược lợi, tui cũng hổng phải là người đả-kích nhạc của Thảy… dzới tui, dầu biết rất rỏ dzìa Thẩy cũng như mấy đứa con của Thẩy… nhưng nhạc của thẩy hổng phải là “gu ” của tui nên… tui hổng nghe, chỉ có dzậy thôi… chớ nhà Thẩy thời tui còn lạ lẫm gì… Thẩy bần tổ mẹ, cứ mượn cái lốt nhạc-sĩ rồi… đi đâu cũng tấp dzô ăn chùa uống ké… nói hươi nói dzượn xong… để người khác trả tiền… mẹ kiếp…! tui đâu có lạ gì cái “jeu”, cái “trò” bần-tiện này của Thẩy…

    Nói nào ngay, cũng tội nghiệp cho mấy đứa con của Thẩy, “Sinh bất phùng gia”, “đẻ đái lộn nhà”… Mấy đứa nó hiền lành dễ thương gì đâu…! Chỉ có thằng lớn, Thằng Quang đó, tánh cũng hiền, ít nói… có điều… cái mặt nó lúc nào cũng nhăn nhăn như cha chết, mẹ mất hổng bằng… cái bản mặt đau khổ mà… trước 75, người ta gọi là: “Mặt đau khổ dzì bịnh trĩ”… còn sau 75, thời được gán cho là: “mặt người dân mất sổ gạo”… hế hế… Nhớ lúc chú Quang còn chơi trong ban nhạc The Dreamers, ban nhạc gia-đình của chú dzới mấy đứa em… thằng Minh đánh trống, cái trống hiệu Pearl màu đỏ, thằng Hùng đàn “sô lô” dzới cây đàn Fender télécaster màu trắng, thằng út, thằng Cường đó… lúc đó nó mới mười hai, mười ba tuổi gì đó… Tui từng ẳm nó bỏ lên sân khấu dzì… đến giờ trình-diễn mà nó còn đứng ba hoa dưới sân-khấu, lên hổng kịp… Hồi đó, nó mới mua cây “ọt gan” hiệu Yamaha loại IC.10 màu đỏ… rồi nó hát bản “Oh darling” của Beatles thấy mà thương… hát sao nỗi mà hát… bản đó, Paul Mc. Cartney hát khúc cuối còn muốn lòi bản họng… nó con nít rống sao cho lợi… Còn chú Quang nhà ta… ưa hát bản “Hooked on a feeling” của B.J Thomas dzới cây đàn bass hiệu Gibson sừng trâu màu rượu chát… dzới bản mặt méo cố hữu… Ừa… còn hai chị em nhà cô Julie nữa chớ… hai chị em có cha Ấn mẹ Dziệt quốc tịch Tây… tánh nghiêm- trang, dễ thương, ít nói… thời đó, hai chị em hát cho ban-nhạc gia-đình họ Phạm… cũng hổng lấy gì mần xuất-sắc, thành-công cho lắm… quanh đi quẫn lợi cũng mấy bản nhạc Mẽo, nhạc đen như…” Aquarius / Let ‘ s the sunshin ” woặc… ” I say a little prayer for you” nhưng… không cự nổi dzới cô Vi Vân của ban Ba Trái Táo dzới Tuyết Hương dzà cô cháu Tuyết Dung…

    Thưa quan Bác, kể sơ sịa dzậy cho quan Bác biết là tui rành sáu câu dzìa họ nhà này… có điều, thấy hổng cần thiết để đi sâu dzô chi-tiết hơn… ối… đèn nhà ai nấy sáng… nó lu thời kệ mụ nội nó, mắc mớ chi mình mà nói… phải hông quan Bác… có điều… tui cam đoan dzới quan Bác là… tập nhạc “Tổ Khúc bầy Chim Bỏ Xứ ” của Nhà đại nhạc-sĩ họ Phạm không những hổng nổi đình nổi đám, hổng đánh dấu để đời mà chỉ đánh dấu… đứng-đắn mà nói là dấu “Point final “, dấu “chấm dứt ” cuộc đời sự-nghiệp âm-nhạc của Thẩy đó quan Bác ạ…!

  3. Phạm Duy trở về Việt Nam để hưởng một số thú vui mà ông ta không tìm thấy ở Mỹ, chẳng hạn như về Hà Nội vào ngày Tết, hưởng cái lạnh mưa phùn gió bấc của ngày Tết miền Bắc, gặp lại bạn bè cũ… Những thú vui thuộc về cá nhân Phạm Duy thì không nói làm gì vì giả sử ông ta có ở lại Việt Nam thì cũng có lúc trở về Bắc để hưởng lại những gì mà ông muốn.

    Có điều cách ăn nói của Phạm Duy phủ nhận những tác phẩm, những suy nghĩ của ông ta trong quá khứ là điều đáng tiếc. Đáng tiếc cho một người không có sự can đảm về tinh thần để giữ những gì mình đã làm. Cho dù phải nói là lúc ấy thì quả tình tôi nghĩ thế nhưng bây giờ tôi thay đổi thì cũng còn hơn là gạt phăng hết .

Leave a comment