• Năm 25 tuổi

    hoang-hai-thuy-25-tuoi.jpg

    Hoàng Hải Thủy, năm 25 tuổi, trong căn nhà 78/5 đường Mayer, mới đổi tên là đường Hiền Vương, Tân Định, Sàigòn, Năm 1957.
  • Thể Loại

  • Được yêu thích …

  • Bài Cũ

Chống Cộng? Chuyện Nghe Qua Rồi Bỏ

Nên tôi không mấy ngạc nhiên khi đọc các diễn văn, tuyên ngôn, tuyên cáo cùng các bài báo ở các loại báo biếu lá cải, các nhân vật cộng đồng tố cáo, mạ lỵ, chụp mũ tưng bừng lẫn nhau, người oan, kẻ ưng, cá mè một lứa. Trung Tâm William Joiner tặng cái grant anh Thủy đang làm đó cũng gây ra một vụ kiện, đang đưa nhau ra ba tòa quan lớn Mỹ đấy, chắc anh có nghe rồi! Tôi cũng nghe, nhưng nghe qua rồi bỏ. Anh có nhận xét gì không?

nguyenthihoangbac.jpgĐấy là lời bà nhà văn Nguyễn Thị Hoàng Bắc nói với ông bạn của bà là anh Việt Cộng Trần Văn Thủy, đăng trong tập phỏng vấn “Nếu đi hết biển“. Đêm đông, Rừng Phong, Xứ Tình Nhân, Kỳ Hoa Đất Trích, lạnh dưới Không độ, phòng ấm, đèn vàng, yên lặng, an ninh năm chăm phần chăm, tiếng “Lá cải” bỗng gợi cho tôi thương nhớ ngày xưa. Tôi buông tập “Nếu đi hết biển” xuống và tôi thả hồn tôi về dĩ vãng…

Thả hồn về dĩ vãng..! Nôm na là nhớ lại ngày xưa.. Một buổi sáng năm 1960 xanh mướt trong tòa soạn nhật báo Sàigònmới, số 32 đường Phạm Ngũ Lão, Sài Gòn, thủ đô Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa một thời oanh liệt, chú thiếu niên, anh cháu họ xa của ông Bút Trà, từ Quảng Nghĩa tránh loạn vào Sài Gòn, giữ chân chạy việc trong tòa soạn, nói với tôi:

– Báo mình là báo Sàigònmới, bà chủ mình có tờ báo nào là tờ Lá Cải đâu. Sao các báo họ cứ viết là “tờ Lá Cải của bà Bút Trà?”

Cái tội lớn nhất, và là tội duy nhất, mà nhật báo Sàigònmới, và bà Bút Trà, đã phạm với các ông chủ báo khác và quí anh ký giả những báo khác cùng thời là tội báo Sàigònmới bán quá chạy. Số người mua báo có hạn, người Việt chỉ có thể mỗi ngày mua một tờ nhật báo, nói rõ hơn người Việt những năm 1960 ít có ai một ngày bỏ tiền ra mua những hai tờ nhật báo. Nếu tờ báo này có nhiều người mua là những tờ báo kia có ít người mua. Thực ra thì cũng chẳng có chuyện thù ghét gì nặng nề, các ông chủ báo khác khi gặp bà chủ báo Sàigònmới vẫn hòa nhã, vui vẻ chị chị, tôi tôi, nhưng trên báo thì vẫn thỉnh thoảng móc lò nhau, chọc quê nhau cho vui. Báo Sàigònmới bị nhiều báo khác gọi là tờ “lá cải”. Tờ “Lá Cải” của bà Bút Trà là tờ Sàigònmới của bà Bút Trà.

Tiếng “Lá Cải” dùng để gọi tờ nhật báo tồi, báo dở, báo bệ rạc, xuất từ tiếng “feuille de choue” của giới ký giả nhật báo Pháp. Cách hôm nay hơn một trăm năm, khi ông Alexandre Dumas Père đang ngày ngày cho chàng hiệp sĩ D’Artagnan đánh kiếm chí chạt và yêu thương chí chát nàng Constance Bonacieux trong tiểu thuyết feuilleton Les Trois Mousquetaires, hay khi ông Alexandre Dumas Fils đang cho chàng công tử Armand yêu thương mùi mẫn mê ly hắt hủi nàng hoa khôi hoa nguyệt Marguerite trong tiểu thuyết diễm tình La Dame aux Camélias, giới ký giả Pháp gọi những tờ báo tồi là “feuille de choue“. Người Pháp mang nghề in, nghề làm báo vào nước ta. Những năm 1950, 1960 giới làm báo Sài Gòn dùng rất nhiều danh từ tiếng Pháp, như manchette là tiếng để gọi tờ báo, người không được phép ra báo muốn làm báo thì “mướn măng-xết”, tin vedette là tin quan trọng nhất trong ngày, bài fond là bài xã luận, xã thuyết, film du jour là chuyện thời sự có lời bàn Mao Tôn Cương, potin là tin đồn, tin không chính thức ..vv.. Ký giả Việt Nam chuyển danh từ “feuille de choue” thành Lá Cải.

Bây giờ những tiếng manchette, tin vedette, bài fond, film du jour đã biến mất trong ngôn ngữ của những người Việt Nam làm báo, riêng tiếng “Lá Cải” vẫn còn. Tâm viên, ý mã, tôi nghĩ lan man: dùng tiếng “Lá Cải” để gọi, một cách bất kính, một cách thô tục, nhưng ngụ ý hài hước, chọc quê, cho dzui dzui, tờ báo Việt Báo của bà chủ báo Nhã Ca, hay báo Sàigòn Nhỏ của bà chủ báo Hoàng Dược Thảo thì nghe được, nhưng gọi báo Người Việt của ông chủ báo Đỗ Ngọc Yến hay tờ Văn Nghệ Tiền Phong của ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng là tờ “Lá Cải” thì nghe hình như không ổn. Bởi vì các bà chủ báo dù có bận việc tòa soạn, văn bài, nghị luận chính chị, chính em, quảng cáo, chi thu… nhưng xuân thu nhị kỳ, năm thì, mười họa, chắc cũng có những lúc vào bếp nấu món này, nướng món kia, nên các bà biết Lá Cải là cái gì, mấy ông chủ báo thì lá cải với lá cồn các ông cho là giống nhau.

Buổi sáng thu vàng năm 1960 trong tòa soạn nhật báo Sàigònmới ở Sài Gòn, thủ đô Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, nửa đêm tuyết trắng năm 2004 ở Rừng Phong lòng vòng Hoa Thịnh Đốn, tức Thành Hoa, Xứ Tình Nhân, Kỳ Hoa Đất Trích..! Thấm thoắt dzậy mà đã 44 mùa cóc chín đi qua cuộc đời..! Cám ơn bà nhà văn Nguyễn Thị Hoàng Bắc. Tiếng “Lá Cải” bà dùng gợi cho tôi nhớ tuổi thanh xuân của tôi ở Sài Gòn, thành phố thủ đô yêu thương mà tôi đã không giữ được. Và tôi thầm nói trong tim tôi… Em yêu ơi.. Năm 1960 ở Sài Gòn đôi ta rất trẻ. Năm ấy em mới hai bó lẻ năm sáu que, anh ba bó chẵn, anh đang ở trên đỉnh cao phong độ nhất đời anh. Đêm nay, trong thời gian cuối của cuộc đời đôi ta, anh nhớ lại và anh cảm động. Anh đã yêu em nhiều lắm nhưng hôm nay anh tiếc: ngày xưa khi đôi ta còn trẻ, anh đã không yêu em nhiều hơn..! Ước chi anh trẻ lại bốn mươi tuổi..! Nhưng đó là một đề tài khác. Thôi, không than, không thở nưã.., chuyện ngày tháng qua nhanh, trai trẻ bao lăm mà đầu bạc, sáng như tơ xanh, chiều tuyết trắng…xưa hơn trái đất, ai cũng già đi, chẳng ai trẻ mãi…, người ta già đi thì hổng sao, cho là tự nhiên, mình già đi thì kêu lên oái oái, thở ngắn, than dài…! Anh trở lại với “Nếu đi hết biển“:

TVT: Tôi nghĩ chúng ta không nên xen chuyện tiền bạc trần tục vào câu chuyện nghiêm chỉnh như thế này. Chị là nhà văn. Chị đánh giá như thế nào về sự giao lưu văn học trong và ngoài nước?

HB: Tôi sinh hoạt trong giới những người làm văn nghệ ở hải ngoại nên thường theo dõi ở lãnh vực này. Việc giao lưu sách vở, báo chí trong và ngoài nước chưa hoàn toàn tự do thoải mái, nhưng trong những năm gần đây, một vài tác phẩm có giá trị ở ngoài nước đã được phép chính thức in lại trong nước, như tập trường thiên Sông Côn Mùa Lũ của anh Nguyễn Mộng Giác, một số truyện ngắn của tôi và các bạn khác đã do Nhà xuất bản Phụ Nữ TP. Hồ Chí Minh in lại trong một tuyển tập, và sốt dẻo nhất, tôi được Hoàng Ngọc Tuấn ở Úc cho hay, quyển Văn Học Hiện đại và Hậu hiện đại qua Thực tiễn Sáng tác và góc nhìn Lý thuyết sẽ được Trung tâm Ngôn ngữ & Văn hóa Đông Tây hợp cùng với Đại Học Sư Phạm in lại ở Việt Nam. Thật là một tin vui, bõ công chúng tôi hợp sức làm chung tạp chí Hợp Lưu 12 năm trước đây, với cố gắng làm một cây cầu giới thiệu văn học trong nước với người nước ngoài và ngược lại. Ở hải ngoại, nhóm Hợp Lưu bị chụp mũ là cộng sản, thì ở trong nước lại cho là một bọn xịa, hoặc là diễn biến hòa bình. Rõ chán mớ đời!

Ở Mỹ, hình như, không ai nói những ông bà làm tờ tạp chí Hợp Lưu là Việt Cộng, chỉ có người nói những ông bà ấy là bọn tay sai không công, không được mời của Việt Cộng, là những người không được Việt Cộng nhòm ngó gì đến mà vẫn tự nguyện bưng đít Việt Cộng. Như lời bà Hoàng Bắc nói trên đây, tuy các ông bà Hợp Lưu bưng đít Bắc Cộng nhưng vẫn bị chúng coi là bọn tay sai của CIA. Nhưng nói là nói thế thôi, các ông bà làm tờ Hợp Lưu vẫn phây phây, vẫn cứ bưng đít Việt Cộng dài dài.

Tôi không được đọc trường thiên tiểu thuyết Sông Côn Mùa Lũ của ông Nguyễn Mộng Giác nên tôi không biết trong tác phẩm lớn và giá trị ấy – giá trị theo lời bà Hoàng Bắc – ông có viết gì về những thống khổ của dân Việt dưới ách cai trị tàn nghiệt của bọn công sản hay không. Chắc là không, bởi vì nếu tác phẩm có nội dung lên án bọn Việt Cộng, dù chỉ đả động xa sôi, bóng gió, sức mấy chúng nó cho in và bán trong nước. Kể cũng hay. Và kể cũng “khỉ nắm”. Chỉ cần bọn cộng sản nó cho in lại vài truyện ngắn, truyện dài của mình là khen nó tốt, nó chơi được. Nó đàn áp nhân dân, nó làm nhân dân đói khổ, nó tham nhũng dzàng trời, tối đất, nó ăn cắp tiền của nhân dân công khai, nó cắt đất dâng cho Tàu, nó bỏ tù mút chỉ những người khác. Mặc. Nó cho in lại mấy cái truyện của mình trong nước là nó tốt dzồi.

Việc giao lưu sách vở báo chí trong và ngoài nước chưa hoàn toàn tự do thoải mái..” Kính thưa bà Nhà văn kiêm nhà Tư tưởng sâu sắc của Trung Tâm William Joiner, bà viết như thế phải chăng tôi có thể hiểu bà muốn nói “Việc giao lưu sách vở báo chí Việt giữa Orange County với Sài Gòn đã có nhưng chưa hoàn toàn tự do..” Nếu bà cho việc quyển truyện Sông Côn Mùa Lũ của ông Nhà văn Nguyễn Mộng Giác, một truyện gì đó của ông Nhà văn Nhật Tiến, vài truyện ngắn của bà, tác phẩm của ông Nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn ..vv… được bọn Bắc Cộng cho in và bán trong nước là việc “giao lưu sách vở báo chí” thì thưa bà, sao bà dễ tính quá dzậy bà? Đừng nói đâu xa chỉ nói riêng ở Orange County, Cali thôi, đâu phải chỉ có ba ông Nguyễn Mộng Giác, Nhật Tiến, Hoàng Ngọc Tuấn, và bà – bà Nhà văn Nguyễn Hoàng Bắc – là những người Việt viết tiểu thuyết? Bộ mấy ông vừa kể và bà là đại diện cho giới người Việt làm văn nghệ ở Mỹ dư? Nếu bọn Bắc Việt Cộng không đăng mấy cái truyện ngắn của bà trong một tuyển tập xuất bản ở Sài Gòn thì phải chăng bà đã không nói như bà đã nói? Là người Việt Nam sống ở Sài Gòn, chắc bà cũng thấy bọn Bắc Cộng chúng nó giết người dã man, khủng khiếp ra sao trong trận Tết Mậu Thân ở Huế? Chắc bà cũng thấy trong Tháng Ba, Tháng Tư năm 1975 đồng bào của bà vì ghê sợ bọn cộng sản mà liều chết chạy trốn chúng nó ra sao? Dù gì bà cũng đã sống mấy năm giữa lòng Sài Gòn đầy cờ đỏ và những bảng đỏ, chữ vàng xốn mắt “Không có gì..”, chắc bà cùng phải thấy Sài Gòn điêu tàn, tang thương, thấy người Sài Gòn bị chúng bắt đi tù mút chỉ, thấy bọn Bắc Cộng hành hạ người Sài Gòn, người Sài Gòn thù hận, khinh bỉ bọn Bắc Công đến như thế nào chứ? Người ngoại quốc người ta còn thấy, người ta còn thương, người ta còn phẫn hận thay, huống chi bà..! Dù sao bà cũng là người Viêt Nam. Vì bà thấy sống với chúng nó bà khổ, nên bà liều mạng bà xuống tầu ra biển. Hai mươi mấy năm qua, mặc ai ở quê nhà khổ sở, sống dzở, chết dzở, bà sống bình yên trên đất Mỹ, chỉ vì bọn cộng sản cho in và bán ở trong nước mấy cái truyện ngắn vô thưởng, vô phạt của bà mà bà tự nhận bà là bạn của chúng nó! Có thể nào bà trâng tráo, bà chai đá đến cái độ bà thản nhiên nói: “Nó đánh chúng mày kệ mẹ chúng mày, nó bồ mí bà, bà bồ mí nó!”

***

Khi mới viết bài này tôi tưởng Trường Đại Học Massachusetts Boston bỏ tiền ra cho Trung Tâm William Joiner thực hiện cuộc nghiên cứu và viết về cộng đồng người Việt sống ở Mỹ. Nhưng không phải thế. Trên tờ tạp chí Con Ong, Houston, Texas, số 145, có bài viết của ông Nguyễn Hữu Luyện, “người tù kiệt xuất” của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa; ông NH Luyện bị bọn Bắc Cộng nhốt tù gần ba mươi năm nhưng ông vẫn giữ nguyên tư cách người chiến sĩ tự do, giữ nguyên phong độ, kiên cường, không đầu hàng, không tuyệt vọng mặc dầu ông rơi vào tình trạng vô vọng trong nhiều năm dài, hiện ông là người được cộng đồng người Việt ở Mỹ ủy thác cho việc đứng đơn kiện Trung Tâm William Joiner.

Từ Chương Trình Nghiên Cứu “Reconstructing Identity and Place in the Vietnamese Diaspora” đến VỤ KIỆN W.J.C. Người viết: Nguyễn Hữu Luyện.

Từ cuối năm 1998, trường đại học Massachusetts Boston (UMass Boston) đã làm đề nghị xin tiền của Quỹ Rockefeller (Rockefeller Foundation) để thực hiện một chương trình nghiên cứu mang tên “(Re)constructing Identity and Place in the Vietnamese Diaspora”. Chương trình này nghiên cứu về Cộng Đồng người Việt trên khắp thế giới qua hai mốc thời gian: từ thời kỳ tị nạn cộng sản đến thời kỳ “hậu tị nạn” (post refugee era). Tới mùa thu năm 2000, Quỹ Rockfeller cấp cho UMass Boston một ngân khoản là $250,000 (hai trăm năm mươi ngàn Mỹ kim). Số tiền này được chuyển cho William Joiner Center (WJC), một bộ phận của UMass Boston, chuyên nghiên cứu về hậu quả xã hội của chiến tranh để thực hiện chương trình nghiên cứu nói trên.

Cái gọi là UMass Boston chỉ bày ra chuyện nghiên kíu cộng đồng Việt Nam tị nạn để xin tiền của Cơ sở Rockefeller, nếu không được cho tiền, cuộc nghiên kíu sẽ không có. Có tiền, việc trước hết là dùng tiền đó trả lương cho nhân viên. Những khoản tiền cấp như thế được gọi là “fund“, người Việt nói là “phân”, có “phân” những người trong Trung Tâm William Joiner, như ông Tiến sĩ Kevin Bowen, ăn “phân” trước, số “phân” còn lại được chia cho những người như đạo diễn Trần văn Thủy.

Từ Chương Trình Nghiên Cứu…. Người viết Nguyễn Hữu Luyện.

Vì chúng ta là chủ đề nghiên cứu của WJC/UMass Boston, và cũng vì tầm mức vô cùng quan trọng về giá trị lịch sử, văn học và văn hóa của cả ba triệu người Việt Nam tị nạn Cộng sản, chúng ta CÓ TRÁCH NHIỆM PHẢI QUAN TÂM tới việc làm của WJC. Nếu WJC hay Hà Nội viết về đề tài này với tư cách riêng của họ, chúng ta hoàn toàn không bận tâm, vì đó chỉ là những tác phẩm được viết theo quan điểm riêng của họ mà thôi. Nhưng đây là một quyết định tuyển chọn của Quỹ Rockefeller sau khi đã duyệt xét rất nhiều đề nghị của tất cả các trường Đại Học và các Trung Tâm nghiên cứu trên khắp thế giới. Do bởi danh xưng Chương Trình Học Bổng Nhân Văn Rockefeller đã làm cho chương trình nghiên cứu của WJC có tầm cỡ quốc tế và được tôn trọng khắp nơi, và sẽ được lưu giữ trong các Thư Viện Nghiên Cứu trên khắp thế giới.

(…..)

Phải nhìn nhận ngay rằng, nếu đây là một công trình nghiên cứu vô tư, thì quả thật là một cơ hội lớn, một vinh hạnh lớn để cho nền văn học và văn hóa của cộng đồng người Việt lưu vong đi vào kho tàng văn học lịch sử của nhân loại. NHƯNG, thật là mỉa mai và đau đớn, không phải riêng cho cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản, mà còn cho cả ngành Đại Học Hoa Kỳ nữa, vì cả một công trình lớn có quy mô quốc tế lại trở thành một công cụ phục vụ cho một âm mưu chính trị vô cùng trắng trợn và nhơ bẩn. Việc thực hiện chương trình nghiên cứu này đã trở thành một nghịch lý không thể chấp nhận được dưới bất cứ một cách nhìn nào mang tính vô tư. Sau đây là những vấn đề cần được nêu lên…(…)

Rất tiếc, tôi không thể đăng toàn bộ bài viết của ông Nguyễn Hữu Luyện. Trong bài viết ấy ông NH Luyện nêu ra những lý do bắt buộc cộng đồng người Việt ở Mỹ phải kiện WJC. Vụ kiện bị bà nhà văn Nguyễn Thị Hoàng Bắc khinh bỉ ban cho mấy tiếng “..nghe qua rồi bỏ“.

Nếu đi hết biển. Trang 89, 90. Trích:

Hoàng Bắc: Trung tâm William Joiner tặng cái grant anh Thủy đang làm đó cũng gây ra một vụ kiện, đang đưa nhau ra ba tòa quan lớn Mỹ đấy, chắc anh có nghe rồi! Tôi cũng nghe, nhưng nghe qua rồi bỏ. Anh có nhận xét gì không?

Trần Văn Thủy: Tôi chân ướt chân ráo qua đây làm sao mà nhận xét được. Các cụ bảo: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe.” Tôi nghe chị chứ.

HB: Không dám! Không dám! Nhưng anh liều mạng nghe thì tôi cũng liều mạng nói! Tôi cũng đọc được thêm một tài liệu khác nhận định về tính cách của các cộng đồng lưu vong. Trích đoạn được dịch và in trong tập “Văn học Hiện đại và Hậu Hiện đại” của tác giả Hoàng Ngọc Tuấn:

“Trong cuộc sống lưu vong ở các nước Âu châu và Bắc Mỹ những năm cuối thế kỷ XX, những người đàn ông đến từ những quốc gia chậm phát triển và nhiều rối loạn chính trị ở châu Mỹ La tinh rất dễ trở thành những con người thất bại. Vỡ mộng về một cuộc sống dễ dàng, cùng lúc nhận ra sự mất giá trị của bản thân trước xã hội mới qua những trở ngại trong ngôn ngữ và/hoặc trong khả năng kinh tế, cộng thêm tình trạng sống như những người không có một địa vị xã hội nào, họ thường có nguy cơ rơi vào những triệu chứng tâm lý đa nghi hoang tưởng (paranoia), vĩ cuồng (megalomenia), trầm uất (folie manfaco-megacolico), hay dằn vặt với khát vọng hồi hương. Để xây dựng giá trị bản thân trong xã hội mới, thay vì nỗ lực hội nhập và vươn lên từng bước với sự kiên nhẫn, nhiều người lao vào và bỏ nhiều thì giờ, sức lực và ngay cả tiền bạc để tạo nên những địa vị giả (pseudo-estado) trong những nhóm sinh hoạt chính trị mệnh yểu và đầy sự cạnh tranh cá nhân. Chính những điều này là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên những cuộc xung đột nội bộ các cộng đồng và sự mâu thuẫn hoặc đổ vỡ trong nhiều gia đình, vì trong lúc đó, đa số đàn bà thì thực tế hơn và do đó dễ hội nhập hơn vào đời sống mới.”

Nhận định này đúng với thực tế cộng đồng lưu vong Việt Nam ở Mỹ và ở vài quốc gia khác ở châu Âu, Úc. Riêng tại tiểu bang California nhận định này giúp chúng ta dễ dàng giải thích các hiện tượng chính phủ lưu vong mọc lên như nấm tại tiểu bang này, với đầy đủ các chức vụ từ tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng, tổng tư lệnh quân đội cho tới tỉnh trưởng, phó tỉnh trưởng đều có đầy đủ tuốt luốt. Các chính phủ này mọc lên rồi tan đi, lại có các chính phủ khác thay thế.

TVT: Vui nhỉ! Tôi mà ở bên này tôi cũng lập chính phủ.

HB: Vậy sao? Nếu thế thì vừa vặn với nhận định vừa nêu trên của nhà tâm lý xã hội Pedro Lopez Pujo đối với đàn ông tị nạn! Những cuộc biểu tình rầm rộ, như anh biết đó, có khi lên tới vài chục ngàn người, như ban tổ chức từng phô trương, như cái lần để phản đối một anh chàng dở điên, dở khùng do những người thích ôm micro la hét giữa đám đông tổ chức, chỉ tổ tốn tiền thuế dân đóng góp để mướn cảnh sát địa phương canh giữ trật tự. Mọi chuyện sau đó thì cũng chìm xuồng. Vùng tôi ở, lâu lâu cũng có lác đác biểu tình chống lai rai, chống trong nước và chống ngoài nước. Gần đây nhất, là chống những ca sĩ trong nước ra ngoài trình diễn.

Anh VC nói: “Tôi mà ở bên này tôi cũng lập chính phủ..” Dzễ thôi. Tị nạn ở Mỹ anh Việt Nam nào lập chính phủ mà không được. Xứ Tự do mà. Nhưng ở xứ Bắc Cộng, đừng nói đến chuyện lập chính phủ, bố anh năn nỉ anh nói nửa câu chỉ trích bọn cộng sản cầm quyền anh cũng không dám.

Vì đây là bài viết về tập “Nếu đi hết biển” nên tôi không viết về những cái hèn mạt của bọn gọi là văn nghệ sĩ xứ Bắc Cộng, trong số có VC Trần Văn Thủy, “bạn” của những ông bà nhà văn Nhật Tiến, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Thị Hoàng Bắc. Tính chất hèn mạt của những kẻ gọi là văn nghệ sĩ Bắc Cộng bị chính anh già Tổng Bí Nguyễn Văn Linh của họ phơi trần truồng khi anh ta tuyên bố “...Cởi trói cho văn nghệ sĩ..” Một số ký giả Pháp gọi nền báo chí Việt Nam cộng sản là “la presse Vietnamienne museleé“: “Cái báo chí Việt Nam bị rọ mõm“. Người ta không bị rọ mõm, chỉ chó mới bị rọ mõm, người mà bị rọ mõm thì người còn khốn nạn hơn chó! Lại mới đây có một người làm thơ trong xứ Bắc Cộng phóng lên Internet bài thơ về bọn văn nghệ sĩ Bắc Cộng mà người làm thơ ví với loài chó, bài thơ trong có mấy câu, tôi nhớ không đúng nguyên văn:

Bảo câm mõm là câm mõm
Bảo vào gậm giường là chui vào gậm giường
Bảo sủa là tranh nhau sủa
Bảo ăn cứt là tranh nhau ăn cứt…

Vậy mà ở Mỹ vẫn có vài người Việt tị nạn cộng sản lấy làm vinh hạnh ngồi với những của nợ bị rọ mõm và chuyên ăn cứt.

Không thể đem bất cứ một cộng đồng tị nạn chính trị nào trên thế giới ra so sánh với cộng đồng dân Việt Nam tị nạn cộng sản. Dân Hung, dân Tiệp tị nạn là những người dân không chịu sống dưới sự cầm quyền độc ác của bọn cộng sản tiếm quyền trong nước họ, họ chưa bao giờ cầm súng bắn nhau trên chiến trường với bọn cộng sản, họ cũng không bị bọn cộng sản bỏ tù ngày nào; dân tị nạn Việt Nam là nhân dân một quốc gia bị bọn cộng sản xâm chiếm, bị cộng sản cướp hết của cải, nhà đất, dân tị nạn Việt Nam từng cầm súng bắn lại bọn cộng sản trong hai mươi năm. Cuộc vượt biển bằng thuyền của dân Việt Nam là cuộc tị nạn lớn nhất trong lịch sử loài người.

Ở Mỹ những chính phủ Việt Nam lưu vong, phục quốc mọc lên, tan đi.., sì đã nàm thao? Việc ấy cho thấy ở Mỹ người Việt sống tự do quá đỗi, người Việt ở Mỹ ai muốn làm gì cũng được, việc ấy chứng tỏ lòng người Việt tị nạn ở Mỹ sôi nổi, cháy lửa, người Việt ở Mỹ muốn có những phong trào, những lực lượng chống Cộng. Cứ nghe ai nói chống Cộng là người Việt tị nạn ủng hộ, đóng góp tiền gây quỹ, cứ nghe ai bị tố là tay sai cộng sản là người Việt khinh bỉ, chửi rủa. Chỉ vì người Việt tị nạn ở Mỹ căm thù cộng sản quá đỗi sâu nặng. Khi nghe nói có tên treo ảnh Già Hồ, những người căm phẫn đầu tiên đến phản đối trước tiệm của y là những ông già, bà lão. Khi thấy đồng bào đến mỗi ngày một đông, những kẻ lợi dụng mới nhẩy vào ăn có. Nếu số người biểu tình lên đến mấy chục ngàn người, tại sao lại không cho người ta phô trương?

Năm 1980, sau 24 tháng tù kéo dài trong ba năm, tôi trở về mái nhà xưa. Gặp tôi, anh bạn tôi là Phan Nghị nói: “Mày chịu khó đến Hội Văn Nghệ sinh hoạt đi. Một, hai tuần đến một lần cũng được. Mày có thể khai với bọn phường, quận là mày sinh hoạt ở Hội Văn Nghệ Thành Phố, mày sẽ đỡ bị chúng nó gọi ra kiểm điểm ở phường..” Những năm 1980, 1981, bọn cộng sản đang say men chiến thắng, tên Tổng Bí Lê Duẩn mặt sám đang bắt toàn dân “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội..”, việc vác mặt mo đến cái gọi là Hội Văn Nghệ Thành Phố để được yên thân là việc nên làm. Tôi đến Hội và ở đấy tôi thấy hai anh “phi cầm, phi thú” trong một buổi gọi là “sinh hoạt”.

Phi cầm, phi thú! Chừng ba ngày sau ngày TT. Ngô Đình Diệm bị bọn phản loạn bắn chết, một thư ngắn do ba nhà báo Chu Tử, Nguyễn Hoạt, Từ Chung ký tên, nhận cái tội trong những năm qua ba ông đã ngậm tăm không dám viết gì về những đau khổ của đồng bào, về những việc làm sai trái của chính phủ, ba ông tự nhận các ông là một thứ “phi cầm, phi thú”.

Phi cầm, phi thú là con dơi. Con dơi có cái đầu như con chuột, có vú nhưng lại có cánh như con chim. Đi với chim, con dơi nói:”Tôi có cánh, tôi cùng loài với anh”, đi với chuột, con dơi nói: “Tôi là chuột, đầu tôi, tai tôi, răng tôi giống hệt anh.” Quân tử Tầu dùng thành ngữ “phi cầm, phi thú” để gọi những anh chị đầu trơn như mỡ chui vào đâu cũng lọt.

Viễn Phương, Tổng thư ký Hội Văn Nghệ Giải Phóng Thành Phố, lên cái gọi là Thành ủy nghe bọn cán bộ Thành thông báo những cái gọi là nghị quyết của bọn gọi là Trung Ương, về Hội Văn Nghệ, Viễn Phương truyền đạt lại tinh thần những cái gọi là nghị quyết ấy cho bọn văn nghệ sĩ. Nghe mười, Viễn Phương về lõm bõm, lúng búng nói lại được ba, bốn, chẳng đâu ra đâu mà cũng chẳng ma nào cần nghe. Trong những buổi gọi là sinh hoạt như thế, bọn văn nghệ sĩ Sài Gòn ngồi một bên, bọn gọi là văn nghệ Giải Phóng ngồi một bên, hai phe đối diện nhau. Hai anh Phạm Trọng Cầu, Trịnh Công Sơn không muốn ngồi cùng bọn văn nghệ sĩ Sài Gòn chúng tôi, chắc hai anh khinh chúng tôi hay hai anh cảm thấy ánh mắt của chúng tôi khinh bỉ hai anh, nhưng hai anh không thể ngồi cùng hàng với bọn văn nghệ Giải Phóng, chúng không cho hai anh ngồi với chúng, hai anh tìm hai cái ghế ngồi riêng ở một bên cạnh.

Trong một lần nhìn thấy hai anh Phạm Trọng Cầu, Trịnh Công Sơn ngồi xó ró bên cạnh như thế, tôi nhớ đến câu “phi cầm, phi thú” và tôi nghĩ: “Hai anh kia là hai anh phi cầm, phi thú.”

Hôm nay, một ngày Tháng Ba năm 2004, năm người tôi vừa kể tên, kể chuyện: Chu Tử, Nguyễn Hoạt, Từ Chung, Phạm Trọng Cầu, Trịnh Công Sơn đều không còn ở cõi đời này.

1980 ở Sài Gòn, 2004 ở Mỹ.. Sau 24 năm hôm nay tôi lại thấy ở Mỹ có những anh, những chị văn nghệ sĩ phi cầm, phi thú. Những anh, những chị văn nghệ sĩ phi cầm, phi thú ấy giống chúng tôi vì họ cũng từng là văn nghệ sĩ Sài Gòn như chúng tôi, họ cũng sống ở Mỹ như chúng tôi, giống chúng tôi nhưng họ lại thân mật với bọn cộng sản trong nước. Không biết họ có biết chỉ vì chúng tôi chống Cộng nên bọn Cộng sản mới làm thân với họ, mới o bế họ, chỉ vì tất cả anh em chúng tôi chống Cộng nên bọn Cộng mới bốc họ là “những nhà văn, những nhà tư tưởng sâu sắc, những người dũng cảm..” Họ được bọn cộng sản bốc như thế vì họ sống ở Mỹ, nếu họ sống ở Sài Gòn bọn cộng sản coi họ không bằng cục cứt.

Cũng có thể dù họ sống ở Mỹ bọn cộng sản cũng coi họ không bằng cục cứt nhưng chúng cứ bốc họ như thế vì chúng thấy chúng có thể dùng họ trong việc làm lợi cho chúng.

Tôi tạm ngừng ở đây.

10 Responses

  1. Xin mời xem “thơ” của bà Nguyễn Thị Hoàng Bắc ở đây: http://www.gio-o.com/tho26thu.html

    Thật là chân thành và hết sức là sâu sắc!

  2. Nhân đọc thơ của Hoàng Bắc, có ngẫu hứng với bài:

    CHÚNG TÔI QUỲ ĐÀN ÔNG

    Đàn cò, đàn gáo, đàn lông
    Đàn nào chơi sướng, hở ông thầy đờn?
    Rủi may hoa héo, hết nhờn
    Làm sương em sáo, em trườn, em lăn,
    Đàn nào chơi mãi còn hăng
    Ghi-ta, trom-pết hay thằng gia-nô?
    Thằng nầy gãy trúng cung Đô
    Sao sa nhấp nháy, Bác Hồ còn ham!
    Phải chi Bác ở trong Nam
    Đêm về Bác đến Bác quàng Bắc chơi
    Nhớ hàm râu quá Bác ơi
    Đêm qua mơ thấy Bác cười, nhột ghê!
    Con âu yếm Bác quá phê
    Bác cười Bác nói Bác mê Bắc liền…

  3. Chuyện lan man về Phi Cầm Phi Thú

    Trong chuyện này, người thuật chuyện sẽ nhắc đến những “văn nghệ sĩ” ở Miền Nam sau 1975 như Trịnh Công Sơn, Phạm Trọng Cầu, Phan Thao, Nguyễn Trung, Nguyễn Quang Sáng, Viễn Phương,v.v…mà vì hoàn cảnh đẩy đưa, người thuật (PSN) đã có dịp gặp gỡ, nói chuyện năm ba câu hoặc ngồi chung bàn nhậu, hay ít ra cũng ngồi xa xa mà ngắm, trong một hoàn cảnh bất khả kháng và trong tinh thần “trong héo ngoài tươi” hay, theo Cụ Nguyễn Du trong truyện Kiều, là “ Hàng thần lơ láo, phận mình ra chi”…

    Bối cảnh của những chuyện kể là Hội Văn Nghệ An Giang (Long Xuyên) khoảng năm 81, 82, tức là lúc các vị văn nghệ sĩ nêu trên còn bị trói (hay bị rọ mõm) nhưng sao tôi thấy hầu như ai cũng vui vẻ, tận tình trong các buổi tiệc tùng, ăn nhậu, đớp hít, tức là tay, chân, miệng mồm không hề bị trói, bị bịt gì hết, và tiệc tùng thì kéo dài lê thê (tiền quỹ, không có ai phải chi hết)., Xong tiệc lớn thì kéo nhau ra các quán cóc ở bến phà An Hoà, bến xe lôi chợ Long Xuyên nhậu khô mực, hột vịt thúi, uống rượu đế dài dài đến sáng.Nếu tôi không lầm thì đó là một đêm văn nghệ nhân dịp Hội VNAG mở một trại viết văn cho các nhà văn đàn em mới tập nghề, có các đàn anh ở “ Thành Phố” xuống dự. Khách dự là các quan quyền trong tỉnh, của Hội Văn nghệ Thành Phố Sè-Gòon, và các nơi khác,v.v…Đêm văn nghệ được tổ chức tại một ngôi phố chợ hai tầng, chắc chủ nhà đã vượt biên năm trước. Xong phần diễn văn, tuyên bố, phủ dụ của Tỉnh Uỷ và các quan văn nghệ về đường lối, mục tiêu của văn nghệ xã chủ…thì đến mục chính là ăn uống. Bàn tiệc ê hề, các nhà văn nghệ sĩ ngồi chung bàn kế bàn các quan lớn. Trong ánh đèn mờ mờ, Trịnh Công Sơn lên trình diễn các bản ruột như Nối Vòng Tay Lớn, Em Còn Nhớ…và một hai bản của Văn Cao, Phan Nhân…Trong khi nhạc sĩ đàn hát say sưa thì quan khách ở dưới cũng tận tình thưởng thức các món ăn. Không biết vì các bài hát tự chúng có vẻ buồn hay bởi nhạc sĩ Trịnh buồn vì tiếng vỗ tay và “bis, bis” sau mỗi bài hát nên tôi thấy anh có nét buồn thực sự hiện ra trên nét mặt. Tôi thấy anh buồn cũng phải vì thật quá bất công, từ Sài Gòn xuống đến Long Xuyên, chỉ kịp lau mặt là đến ngay đêm văn nghệ cùng với Phạm Trọng Cầu, Phan Thao, mà quý vị quan khách tha hồ đớp hít, vỗ tay, còn anh ta thì bụng đói mà cứ phải ôm đàn phục vụ, hết bản này đến bản khác. Có lẽ nhìn thấy mặt Trịnh Công Sơn nhăn nhăn nên Phạm Trọng Cầu – lần đầu tiên tôi gặp anh ta, và lần duy nhất, tôi nghĩ là anh chàng lai tây đen Ma-Rốc, Sénégalais gì đây: tóc đen hơi xoắn sát da đầu, mặt hơi tròn trịa, chân đi khập khiễng., anh ra dấu cho Sơn để lên cứu bồ dù còn tiếng yêu cầu Sơn hát thêm bản nữa!… Vì có ấn tượng như thế nên trong khi Cầu ca bài Quê hương do anh phổ nhạc thì tôi cứ lan man với ý nghĩ là có phải anh này là sản phẩm của một vụ ruồng bố của quân đội Pháp tại vùng quê trong những năm 30, 40 hay không? Rồi thì chuyện cứ thế tiếp diễn, ca nhạc sĩ trình diễn, quan khách tiếp tục ăn uống và vỗ tay “râm ran”, đúng như tôi nhận xét ở trên, đâu có gì gọi là trói tay, rọ mõm đâu! Một anh nhạc sĩ tên Phan Thao, hình như ở Hội Văn Nghệ Sài Gòn, mặt tai tái xanh xanh mà ăn uống cũng tận tình. Tôi không có ấn tượng gì với anh nhạc sĩ này, chưa từng nghe bản nhạc nào của anh, mà nghe anh đàn hát tôi cũng không thấy hay ho chút nào! Nhưng tại sao tôi lại nhớ tên anh,mà còn nhớ hơn mấy người khác, nhứt là những khi tôi đi shopping, vào HMW hay Sanity (ở Melbourne) tìm mua một vài đĩa nhạc classic ưa thích. Số là, khi đó, năm 81,82, tôi còn một vài đĩa nhạc hay mà tôi đã cất dấu từ sau cuộc kiểm kê văn hoá phẩm đồi truỵ năm 75 đến nay, và máy quay đĩa thì đã ra chợ trời năm trước rồi nên khi vào làm “đả tự viên” (gọi nôm na là đánh máy chữ) cho Hội Văn nghệ, Hội có một máy quay đĩa nên tôi đem vài đĩa nhạc Brahms, Tchaikowsky, Chopin vào nghe. Trong các đĩa có một đĩa soundtrack music của phim Romeo & Juliet mà tôi rât quý, đĩa 33 tours, ảnh ngoài là Romeo (Leonard Whiting) và Juliet (Olivia Hussey) nằm ôm nhau, ảnh thật đẹp. Qua mấy hôm lu bu bận rộn, tôi vào phòng biên tập thì mấy cái đĩa đã không cánh mà bay! Tôi hỏi chị X. là nhân viên của Hội thì chị nói là:” Thấy ông Phan Thao hỏi Văn Định (nhà văn của Hội) dĩa hát của ai đây, ông Định nói không phải của tao, muốn mượn thì mượn đi”. Và chị còn nói nhỏ với tôi :” Ông Định hỏi nó thích hông, tao cho mầy đó!”. Vậy là uổng công dấu cất mấy năm, rốt cuộc thì cũng bị kiểm kê “nguội”! Phi-nỉ lỗ đía. No comments! Tôi sẽ nói sau về chuyện làm đánh máy cho Hội Văn nghệ An Giang . Còn chị X. sau này cũng thôi chồng ( Văn Định) và có chồng khác ở Sài Gòn, chuyện này tôi cũng tiên đoán được. Người đẹp ở Cần Thơ lấy chồng cán bộ VC gốc ở U-Minh, CàMau, vì lý do gì? Còn cán bộ văn nghệ Phan Thao thì sau này ra sao, tôi không được biết. Nhưng còn Hoạ sĩ Nguyễn Trung, hoạ sĩ miền Nam trước 75 thì tôi vẫn còn théc méc, không biết anh ta nói thiệt hay nói chơi làm tôi xanh mặt. Số là, tôi đang đánh máy bộ “ Kim Tự Tháp Ai Cập” (một chuyện làm ăn kiếm tiền riêng của Hội) –tôi được nhận vào vì lý do này, trong hoàn cảnh lý lịch một Giáo viên lưu dung bị sa thải- thì một anh Biên tập vào bảo:” Bỏ đó đi nhậu chơi, anh N.”. Trong bàn nhậu bên hông rạp hát Tân Đô, có mấy nhân viên Hội và Nguyễn Trung. Chén chú chén anh, rượu vào lời ra, thấy im lặng mãi cũng kỳ nên tôi hỏi thăm Nguyễn Trung:” Anh Trung có biết anh HCT không?”. Đúng là “ma dẫn lối, quỷ đưa đường, lại tìm những chỗ đoạn trường mà đi”, hỏi ai không hỏi, lại đi hỏi anh Tâm. Nguyễn Trung trả lời, miệng cười cười như đọc được trong bụng người đối thoại:” Anh hỏi HCT chi vậy?”. Tôi nói:” Anh T. là bạn thân của anh tôi, dạy Vẽ tại Trường Phan Đình Phùng, kế Sở Học Chánh Sài Gòn cũ”. Bộ anh ta thấy tôi dùng chữ Sài Gòn, dùng tên cũ nên anh buông một câu xanh dờn:” Anh hỏi về anh T. là tôi biết ý anh muốn nói là tôi muốn vượt biên, nhưng tôi chưa vượt biên được, phải không?”. (anh HCT đã vượt biên đi Mỹ trước đó, hiện ở San Jose). Trong bàn tiệc có mấy cán bộ Hội, hoạ sĩ Thái Đắc Phong từ Bắc về, Đình Chiến, đảng viên, và mấy nhà thơ con cóc, đang nặn óc để kiếm cơm gạo. Còn tôi, bị phạng một cú trúng ngay tim đen, tôi nín khe, không biết ăn nói làm sao. Nhất là tôi vừa vượt biên thất bại năm trước, mất hộ khẩu, nên ẩn nhẩn chờ thời để đi nữa! Nguyễn Trung đánh một cú xì-mách quá độc, làm tôi nhớ đời! Đúng ra không cần Trung nói, tôi cũng biết xong việc thì cũng bái-bai, chớ ai mà cho tên nguỵ vào làm trong Hội Văn nghệ, do Tỉnh Uỷ chỉ đạo trực tiếp. Nhưng mà hơi quá sớm làm tôi bị hẫng! Hậu quả của vụ này, phần tôi, là hôm sau, khi uống cà-phê tại terrace Cửa hàng ăn uống Thái Bình gần Hội, không biết do ảnh hưởng của mấy ly rượu Nàng Hương, hay tức bực gì, tôi ném ly cà-phê đá đang uống dỡ vào một “ cái gọi là tác phẩm điêu khắc “ của Phạm văn Hạng, nhà hoạ sĩ, điêu khắc già có vợ trẻ làm nghề sửa sắc đẹp (chưa có Bác sĩ thẩm mỹ lúc đó ở LX). Ông ta đi nhặt mấy cái lon cũ, võ đạn đồng, sắt vụn, thép rỉ, ghép lại thành một cái cây bằng kim loại, gọi tên gì thì tôi đã quên mất, đem gắn giữa bồn nước. Kể ra mấy nhà thơ con cóc trẻ tuổi lúc đó cũng tốt, họ không báo cáo gì, cũng không ai hỏi về chuyện đó.

    Sau chuyện này, tôi cố gắng làm việc, lấy điểm lại để Hội chứng cho ghi tên vào Hộ khẩu, ở chung với cha mẹ tôi. Hội đang “tất bật” đón nhà thơ Lỗ Ma Ni đến thăm. Hồi này đồng chí Cheo-chét-sờ-cu vẫn còn tại vị, ấm êm ở Bú-cu-rét-sờ-tí (Bucuresti-Bucharest), chớ chưa chạy trốn đến Timisoara với vợ, nhưng bị nhân dân Ru-ma-ni lôi cổ ra xử, chấm dứt một đời độc tài dộc đảng ác ôn ( cuối năm 89). Nhà thơ Rumani (Romania) này tên Andru Andrescu (Ăn-đờ-rét-sờ-cu), là Chủ tịt Hội Nhà thơ Ru Ma Ni, qua Việt Nam để khảo sát về những di-tích lịch sử và những đền đài, miếu mạo, nói chung là những nơi dân chúng đến lễ bái, thờ phượng là anh đi đến thăm (đặc biệt không thấy anh ta chụp ảnh, quay phim gì hết!). Ăn-trét-sờ-cu đi từ Hà Nội vào bằng xe coonn (xe du lịch), theo lời bác tài xế thuật lại, anh ta uống rượu như rồng uống nước. Tướng tá anh cũng không to con, chừng 170cm, chừng 60 kg, vui vẻ. Từ Hà Nội anh ta đã say, lên xe là ngủ. Vào đến Vinh, nhậu một trận ở đó xong là anh được khiêng ra xe. Từ đó vào đến Sài Gòn là uống rượu dài dài, mà toàn là uống chỉa. Không biết tiếng lóng của uống chỉa là sao chứ hút chỉa thì lính Mỹ nói là SPC, chắc là DPW (Smoke people’s cigarette, Drink people’s wine?). Bỏ qua mấy chuyện linh tinh như Ông chủ tịch Hội VN hỏi Tỉnh Uỷ xem phải đối đãi với anh ta theo kiểu nào (tức là kiểu Liên Xô hay kiểu Trung Cộng, vì lúc đó VC và TC mới đánh nhau ở biên giới). Rồi chắc là được chỉ thị bên trên là phe nhà, phe LX nên Hội VN đưa anh đi Châu Đốc thăm viếng Miếu Bà Chúa Xứ, chùa Tây An Cổ tự trên Núi Sam. Anh ta đi với các ông Hội Trưởng, Hội phó trên một xe, còn đám nhân viên đi một xe khác, trong đó có tôi, đánh máy viên (!) kiêm mua hàng hàng tháng cho Hội!!..Tại Châu Đốc, có anh cán bộ Phòng Văn Hoá Thông tin thuyết trình ngắn về trận chiến năm 1979 với Pol Pot, anh nói là Pol Pot pháo kích qua rất nhiều, tại phòng Thông tin này cũng trúng đạn, nhà sập, chết người,v.v.. Anh thông dịch tiếng Pháp khoảng 50 tuổi có hơn, dịch là:” Pol Pot bombardait ici , beaucoup de gens blessés et morts..”. Tôi théc méc (cũng không nên théc méc kiểu này, vạ miệng như lần trước mà chưa tởn) nên hỏi ông thông tin là Pol Pot có dùng máy bay không (vì dịch chữ bomb, Pol Pot was bombing here in 1979… (dĩ nhiên là không rồi).Thế là sau khi chấm dứt nói chuyện là ông thông dịch và ông bảo vệ chạy lại ôm lấy tôi và nói:” Giời ơi, thế mà không cho biết trước bác nói tiếng Pháp, thôi Bác giúp hộ chúng tôi dịch cho ông í nhé, từ thành phố đến đây không đi đâu được hết, cứ theo ông í mãi, bi giờ chúng tôi đi mua quà về cho nhà, ông giúp nhé!”. Tôi nói tôi đâu được phép, thế là hai ông xúm lại năn nỉ ông Hội trưởng VN, ông già (Bác Bảy, người Châu Đốc, bác rất tốt) bảo tôi:” Thôi, anh làm được thì giúp cho họ đi mua sắm đi, không có gì đâu”. Thế là hai ông kia mừng rối rít, lên xe đi ngay ra chợ Châu Đốc, lúc đó bán nhiều hàng lậu từ Cam Bốt đưa sang, rất nhiều thứ. Tôi quên nói là có Nguyễn Quang Sáng ,nhà văn Mùa Gió chướng, Hội Văn nghệ Thành phố cùng đi. Ông này, chắc lớn hơn tôi năm bảy tuổi, gốc ở Mỹ Luông, Chợ Mới gì đó, tập kết ra Bắc.Anh ta ít nói, từ đầu đến cuối cuộc đi tôi chỉ nghe anh nói “ Anh nói tiếng Pháp tốt đấy”, giống như một lời khen của thầy giáo. Vậy mà tôi đọc một truyện của anh, thấy anh kể hồi nhỏ anh học tiếng Tây ở Tiểu học, có lẽ giờ đã quên nên đi thăm mấy nơi, Miếu Bà Chúa Sứ, Chùa Phật Thầy Tây An, không thấy anh nói tiếng nào với Ăn-trét-sờ-cu. Ngay cả lúc anh thông dịch nói bombardait, tôi nhìn anh thấy anh không phản ứng gì.

    Như tôi đã nói bên trên, không thấy anh Rumani chụp hình chụp ảnh gì hết, vậy mà cũng đi khảo kiếu, tham quan (ô lại)…Chiều lại là một buổi “chiêu đãi” tại nhà khách của Thị xã Châu Đốc, ông chủ tịt khoe dặc sản gồm cua biển, mực tươi,v.v..(Châu Đốc không ăn ra biển, chỉ giáp ranh với Hà Tiên, Kiên Giang) và đủ thứ cao lương mỹ vị…chủ khách ăn nhậu tới tối mới về Long Xuyên. Năm 1992, tôi quen một anh Sờ-cu ở Melbourne (sau hơn 2 năm ở trại tỵ nạn Thái Lan), tôi có hỏi thăm về vụ Ceausescu, và nhân tiện tôi cũng hỏi thăm về Andrescu, thì người bạn tỵ nạn Rumani nói có biết anh ta, và nói là Andrescu được bình yên sau cuộc lật đổ, không có bị gì. Chắc là anh này cũng không nợ máu với dân Rumani nên không sao. Thấy anh chỉ lo nhậu không và thăm viếng chùa chiền và miếu mạo không thì đủ biết! Một lần tôi hỏi anh ta là:” Bên xứ ông còn những nơi như thế này không?” khi chỉ vào cảnh dân chúng đi miếu Bà xin xăm, khấn vái. Anh ta nói:” Còn nhiều, nhiều lắm, dân chúng tin tưởng, không bỏ tôn giáo, tín ngưỡng được đâu!”.Tôi nghe, cũng hơi ngờ ngợ, quái nhỉ, Cộng sản mà còn tin tưởng tín ngưỡng, cũng lạ thật.Nhớ lại mấy câu khẩu hiệu tuyên truyền của VC mấy năm đó,” Nghiêng đồng đổ nước ra sông,…..thay trời làm mưa!”, nhớ chuyện mấy tên du kích VC nhậu sỉn, lấy súng AK bắn chỉ thiên rầm rầm, một tên lấy thau ra, nói là hứng máu “thằng trời” làm tiết canh . Thật hết nước nói! Cộng sản dùng những thành phần trung kiên là những kẻ vô học, vô đạo đức, bất lương, bất nghĩa, những tên bám vào Đảng, chế độ, hưởng bổng lộc nên bảo vệ chế độ, chúng nghĩ là chúng sẽ bị tiêu diệt khi chế độ bị đi đoong nên nhắm mắt bịt tai làm theo lời Đảng, Bác dạy.

    Ở trên tôi có nói đến Viễn Phương, nhà văn gốc Châu Đốc, LongXuyên. Ông này tên Viễn, khi nhỏ đi học ở Long Xuyên, chi Viễn Phương tên Phạm Từ Quyên là bạn dạy học với Ba Mẹ tôi. Tôi gọi là Cô Hai Huyện, cô có làm một bài thơ mà tôi chỉ còn nhớ câu đầu:” Ôi Long Xuyên châu thành thân mến cũ”. Chồng cô tên Hoành, hình như dạy học, nhưng vào năm 1960, dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, chánh quyền nắm được một danh sách” hoạt động thành” của VC nên tóm hết, trong số này có Ông Hoành. Những năm xưa, lúc tôi còn quá nhỏ, thì Ba Mẹ tôi và gia đình thầy Hoành rất thân thiết, đúng là câu” Nhứt cận lân, nhì cận thân”, nhà ông ở cận nhà tôi. Sáu Viễn khi đóchỉ là một chú bé, qua lại thân tình với Ba Mẹ tôi như một đứa em. Những câu thơ nhạc được sửa lời do Cậu Sáu như “ Người nghệ sĩ lăn tuốt xuống mương, Ba ngày sau nổi lên sình chương…” hoặc “ Cậu Sáu Cương, xuống tiệm tương, té xuống mương, vô nhà thương..” khi được nhắc lại là tôi nhớ đến những ngày xưa thân ái đó, dù tôi chỉ được nghe nói lại thôi. (Cậu Sáu Cương cũng đi tập kết ra Bắc,khi về năm 75 đã già, là Bác sĩ hưu trí. Khi về Sài Gòn, ông đến nhà người anh ruột ở đầu đường Dương Bá Trạc, quận 7 bây giờ. Ông anh làm công chức, về hưu. Cậu Sáu Cương khi về, xách cái rương, không mang nước tương mà mang mấy cái chén đá, thứ chén mà ta ăn cơm bình dân ở bến xe Petrus Ký hồi xưa, và một bọc gạo “giàu hơi”, thứ gạo mà công nhân viên mang sổ đến mua hàng tháng trong đó có tặng thêm bông cỏ và đá sạn! Gạo của Ông không có sạn, không có bông cỏ nhưng ông không dám đem chén đũa, gạo ra, vì thấy nhà Cậu Hai Hoành (không phải ông Hoành trên) dọn bàn chén kiểu, đũa ngà, ăn gạo Nàng Hương thơm lừng, món ăn thì đủ thứ, dọn đầy bàn. Cậu Sáu Cương khều ông anh vào bên trong, nói nhỏ:” Anh cho ăn thường thôi, làm gì mà đãi tiệc như đám giỗ linh đình thế này? Có tụi nó (mấy bạn ông) thấy, nó về báo cáo lại, không tốt đâu!”. Ông Hai ngạc nhiên, nói là :” Ở đây ăn mỗi ngày như thế, có đông người thì thêm thức ăn, có tiệc tùng gì đâu?”..Sau này, cậu Sáu về Long Xuyên ở, mở phòng khám bệnh. Phòng mạch của ông đắt khách quá, không phải vì ông giỏi mà vì các bác sĩ đều xách bị lên đường học tập cải tạo, hoặc néu có ông nào được đặc ân làm việc ở bệnh viện do không dính líu về quân đội hoặc thành phần xấu thì cũng không được mở phòng mạch tư! Ngoại trừ Bác sĩ Cương và một ông bác sĩ khác, có chị làm lớn ở miền Bắc. Sau một năm làm việc tư, Bác sĩ Cương trẻ lại thấy rõ. Ông mua nhà ở phố chợ, rẽ rề, và trữ thuốc tây trong nhà do mấy tay bán thuốc tây chợ trời cung cấp. Nhưng chỉ một năm có hơn thôi! Một hôm. Công an và Sở Y tế đến kiểm kê phòng mạch của ông, và chở đi mấy xe Daihatsu thuốc men đắt giá lúc đó. Đúng là “ Thời vận bất tề”. Sau nhiều lần chạy lên chạy xuống Tỉnh Uỷ, Uỷ Ban Tỉnh, ông về nhà làm thơ, không phải kiểu Tú Xương “ Viét vào giấy dán ngay lên cột, hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay?”. Thơ ông có khẩu khí của Cao Bá Quát , hay Cao Bá Nhạ, tôi còn nhớ mấy câu sau:

    Một đời, một đời lại một đời *
    Ba đời cách mạng vẫn chơi vơi
    Trẻ con chết trước yên mồ mả **
    Già lão còn đây, chán mớ đời !

    Ghi chú của người thuật lại:
    *Đời cha của ông, đời ông và đời con ông đều đi cách mạng!
    **Ông có hai đứa con là liệt sĩ, chết trong khu.

    Còn vài câu nữa, ông dán ở phòng khách, Công An Thị xã đến nói nhiều lần mà ông vẫn không gỡ bỏ. Rốt cuộc, có một ông đi xe con đến nói chuyện cũng lâu với ông rồi ra về. Hôm sau, Câu Sáu đi về quê ở Cái Thia (Tiền Giang), nhà đóng cửa, lối xóm nhìn vào trong thấy mấy câu thơ đã được gỡ bỏ. Bây giờ, không biết Cậu Sáu có đến thưa Bác vụ này không. (Ông mất mấy năm sau đó, ở quê Cái Thia).

    Tôi bỏ quên Cậu Sáu Viễn (Viễn Phương) ở trên, trong buổi văn nghệ . Trong lúc ông ra ngoài xã hơi, tôi đến gần và hỏi thăm , và nhắc nhở tên Ba tôi. Lúc đó Ba tôi đã già yếu, bệnh hoạn. Ông làm việc suốt đời trong ngành giáo dục, lúc về hưu không có nhà ở ( vì lúc làm việc ở nhà chánh phủ), phải ở nhờ nhà bà con. Sau này, các con cất nhà, ông về ở chung và qua đời, trong lòng chắc còn đặt câu hỏi mà ông thường nói với con cháu:” Sao mình làm việc trong ngành giáo dục, cũng như ngành y tế, mà nhà nước không cho lãnh tiền hưu bổng?”. Ba tôi lúc còn sanh tiền cũng hay nói:” Phi nỉ lỗ đía”, chắc ông cũng thấm thía lắm lúc cuối đời! Tôi nói về tình trạng sức khoẻ, đời sống của gia đình tôi với cậu Sáu Viễn, cậu nói ngày mai cậu sẽ đến thăm Ba, cậu gởi lời thăm trước, “ Tối nay cậu bận quá không đến thăm anh Ba được, ngày mai cậu sẽ đến thăm. Cậu thương anh Ba lắm, ảnh quá tốt và thanh liêm, cậu có nghe nói . Mai cậu sẽ thăm,nhé!”. Năm sau (83) Ba tôi mất, cậu Sáu cũng chưa đến thăm Ba. Tôi cũng không mong chuyện đó xảy ra. Cây quít Giang Nam ngọt, đem về Giang Bắc trồng còn chua. Cây cối đâu biết đọc, biết nghe mà còn thay đổi như thế, huống hồ là con người, nhứt là con người “được trồng theo đường lối tuyên truyền láo khoét của Cộng sản”.

    Xin ngưng chương trình nói lan man của một người “may mắn ở giờ thứ 25” vì nói theo Nguyễn Trung, tay thợ cọ “vô duyên” đã nói trên, nay chắc hắn sẽ nói:” Vậy mà nó đi được mới tức chớ!”.

  4. Thua Bac 2H1T,

    Em biet ten Bac tu lau, tu hoi con nho o Saigon. Nhung it co dip doc ve nhung dieu Bac viet. Nhan doc cac bai viet cua CTHD o bao SG Nho, moi tim ra duoc Web cua Bac. Em vao day , luc lao , doc cac bai cua Bac….. kha nhieu, tu 2 ngay nay em doc lien tu, ke ca toan bo 32 bai NTBKCB.

    Em rat cam phuc Bac. Em rat cam phuc nhung Co, Chu, Bac khac , vi chi muon noi len dieu minh muon noi trong che do CS, ma phai chiu qua nhieu kho ai.

    Doc toi bai nay, thay ‘toi’ cho co HoangBac, ong NguyenMongGiac….v…v… Khong biet ho co con nho toi cac vi HuynhTanMam, NgoCongDuc, LyquyChung…v..v.., ngay ca ba DuongQuynhHoa cung bi ten so khanh CongSan ‘choi’ qua roi bo.

    Xin Bac nhan lai voi em Hoang Bac de phong ten so khanh diem dang CongSanVN ‘choi’ qua roi bo.

    Cam on Bac

  5. Ko rõ nếu kêu bà Bắc về VN sống, bả có dám ko?

  6. “đã mang lấy nghiệp vào thân
    Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa” (*)
    Đã làm bồi bút đảng ta
    Thì liêm sỉ mất cũng là đương nhiên
    Văn nô Tố Hữu đã hèn
    Đàn em của nó còn nên giống gì
    Giống như con chó ky ky
    Đảng ra lệnh sủa,chúng thì sủa thôi
    ——————
    (*) Kiều

  7. Nhìn cái mặt con mẹ Hoàng Bắc này , tôi liên tưởng ngay tới cái gọi là “phân bắc” để bón cây mà bọn bắc cộng luôn rêu rao là số một. Con mụ này nên về sống với bọn bắc cộng. Sống ở bên này làm sao dám nhìn đồng hương? Nói cho cùng những con người như mụ đâu còn liêm sỉ gì nữa. Cở như mụ mà được hôn cu Bác chắc còn hơn được lên thiên đàng!

  8. Đọc bài này thấy có liên quan đến trung tâm WC. Em chỉ đọc loáng thoáng qua vì nó rơ ráng và tầm bậy tầm bạ quá. Các bác có đủ kiên nhẫn thì đọc hết từ đầu cho vui:

    http://www.danchimviet.com/archives/10151

  9. Khoang 15, 17 nam truoc day, co giao NTHB co ‘tang tiu’ voi Vo Ky Dien lam gia dinh VKD tan vo, vo chong ly di. VKD do tai Nguyan Huu Nghia, bao Lang Van, da phanh phui vu nay cho vo VKD biet, nhung neu ‘nha van va co giao’ khong lam ‘gian phu dam phu ‘ thi lay gi ma phanh phui.
    Tu cach cua co giao khong co gi de noi nua, viec gi ma co giao chang lam duoc
    Nho Bac Than danh dau lai ho
    Than

  10. http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/114622/Phung-Gia-Loc—Cai-dem-hom-ay-dem-gi.html
    Link trên hy vọng thôi thúc đươc tính lý tưởng chống cộng là cần thiết với bất cứ ai, nếu có thể thì ” hành nghề chống cộng ” vì trách nhiệm với chính mình và cộng đồng mà không đòi hỏi gì…di tản đẻ tỵ nạn nhưng không thể mãi mãi là tỵ nạn!
    Cháu lại vào đươc trang web của cậu …đọc…buồn…
    Bà Hạ long – Dương thị Mùi. – chị cậu, mẹ vợ cháu dã qua đời ( thọ 92 tuổi)
    Cháu cũng nghiện computer
    Tiếng súng ” mùa xuân hoa cải ‘ bình dị, thiết thực đã nổ bổi một nông dân, giáo dân… chắc đã đén lúc Chúa
    mang tin mưng đến mảnh đât quá đớn đau này ( cháu không phải giáo dân nhưng cháu rất tín Chúa)
    Xuân mới cháu chúc cậu mợ khoẻ để còn về ” mái nhà xưa ” khi cs tan tác! . Ơn Chúa., cháu sớm nhìn thấy bộ mặt thật của bọn vô thần và phường phản Chúa! .

Leave a comment