• Năm 25 tuổi

    hoang-hai-thuy-25-tuoi.jpg

    Hoàng Hải Thủy, năm 25 tuổi, trong căn nhà 78/5 đường Mayer, mới đổi tên là đường Hiền Vương, Tân Định, Sàigòn, Năm 1957.
  • Thể Loại

  • Được yêu thích …

  • Bài Cũ

Chống Cộng? Trò Nhảm Nhí!

Đây là bài thứ hai tôi viết về quyển “Nếu đi hết biển“, tập phỏng vấn của Cán Cộng Trần văn Thủy, nhà đạo diễn hai phim “Hà Nội trong mắt ai” và “Chuyện tử tế“. Trần văn Thủy người Hà Nội, được Trung Tâm William Joiner mời sang Hoa Kỳ. Trung Tâm William Joiner thuộc Trường Đại Học Massachusetts Boston, có chương trình nghiên cứu về cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản sống ở Hoa Kỳ để viết sách. Vì Trung Tâm William Joiner mướn những cán bộ Bắc Việt Cộng làm cuộc nghiên cứu để viết sách ấy làm nhiều người Việt Nam tị nạn sợ kết quả cuộc nghiên cứu sẽ không được trung thực nên họ phản đối. Trung Tâm William Joiner làm ngơ, không để ý gì đến ước muốn ấy của cộng đồng người Việt nạn nhân của cộng sản nên cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ đã nạp đơn nhờ chính quyền Hoa Kỳ can thiệp vào vụ Trung Tâm làm việc không vô tư, việc kiện được ủy thác cho ông Nguyễn Hữu Luyện, nhân vật được coi là một “người tù kiệt xuất” của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa. Mọi khoản chi về việc Trần văn Thủy đến Hoa Kỳ và đi nhiều nơi ở Hoa Kỳ, gặp và phỏng vấn nhiều người Việt, tiền in quyển “Nếu đi hết biển” đều do Trung Tâm William Joiner đài thọ.

Trong Nếu đi hết biển – Nđhb – đạo diễn Trần văn Thủy phỏng vấn các ông Nhật Tiến, Cao xuân Huy, Nguyễn mộng Giác, Hoàng khởi Phong, Trương Vũ và bà Nguyễn thị Hoàng Bắc. Các vị vừa kể được Kevin Bowen, Giám Đốc Trung Tâm William Joiner, gọi là “những nhà văn, những nhà tư tưởng sâu sắc đáng kính, với những tiếng nói đa dạng và phong phú…, những cá nhân dũng cảm đứng đầu gió..vv..” và được tác giả Nđhb gọi là “bạn“:

Nếu đi hết biển. Trang 19.

Bởi vậy, đây thuần túy chỉ là những ghi chép thô sơ từ cuộc sống, từ công việc của tôi cùng với những ý kiến đóng góp, trao đổi trong tình thân của một số quí vị mà tôi được coi là bạn.”

Ta hãy xem những nhà văn, những nhà tư tưởng sâu sắc đáng kính của Trung Tâm William Joiner nói những gì khi họ trả lời những câu hỏi của người đến Mỹ từ Hà Nội. Trước hết đây là vài chuyện vặt trong Nđhb:

Chương Ba Nđhb, tác giả kể chuyện ông nhận được thư của một người bạn từ những năm xửa, năm xưa khi ông là cậu học trò tiểu học ở thị xã Nam Định. Năm 1954 ông bạn ông tránh họa cộng sản, di cư vào Nam, nhập ngũ Quân Đội Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, sau Tháng 4, 1975 bị đi tù cải tạo, 1978 được thả về, nhờ bà vợ lai Pháp được cùng vợ con sang Pháp năm 1983, sang sống ở Canada năm 1992. Đây là một đoạn trích trong Chương Ba Nếu đi hết biển:

Nđhb, Một bức thư.Trang 40.

Đầu tháng 10 năm 2002 tới Boston, tôi liền gọi điện thoại cho Đính và bạn tôi từ Montréal đã nhào sang. Ôm lấy nhau, nhìn vào mặt nhau, già rồi, già thật. Nhưng bạn tôi vẫn hiền lành, điềm đạm như ngày xưa. Cái đêm hội ngộ hiếm hoi trong đời sau nửa thế kỷ chờ đợi ấy, một thằng Việt Cộng và một thằng Ngụy nằm chung một phòng, chuyện trò râm ran đến tận khuya.

Một thằng Việt Cộng và một thằng Ngụy nằm chung một phòng, chuyện trò râm ran..! Thân tình, ngang hàng, hòa hợp hòa giải quá chừng chừng. Nhưng làm ơn nhớ dùm đây là chuyện xẩy ra năm 2002 ở thành phố Boston, nước Mỹ, tiền phòng khách sạn do thằng Mỹ trả hoặc do thằng Ngụy trả nếu thằng Ngụy mướn phòng. Làm ơn nhớ dùm nếu chuyện xẩy ra ở trong nước thì thằng Ngụy hốc hác, ho hen, hom hen, đói dzài, đói dzẹt, đói lõ đít, đau khổ, tuyệt vọng, nằm dzẹp lép trong trại tù khổ sai Bùi Gia Mập hoặc Xuyên Mộc, Xuân Phước, Gia Trung, thằng Việt Cộng béo núc nằm phây phây trong phòng lạnh khách sạn Palace, Kim Đô, Tân Sanh ở Sài Gòn tang thương đầy cờ đỏ, còn lâu thằng Việt Cộng nó mới ôm hun thắm thiết thằng Ngụy. Năm 2002, 26 năm sau ngày quân Bắc Cộng chiếm thành phố Sài Gòn, ở xứ Mỹ, thằng Việt Cộng vẫn gọi người bạn thân thưở ngày xưa còn bé của nó là thằng Ngụy! Thân phận thằng Ngụy, dưới mắt thằng Việt Cộng, khốn nạn, bệ rạc quá chừng. Không biết người bị thằng bạn Việt Cộng của ông gọi là “thằng Ngụy” trong tập “Nếu đi hết biển” nghĩ sao khi đọc những giòng chữ thằng Việt Cộng bạn xưa của ông gọi ông là “thằng Ngụy!”!

Chương Bốn Nđhb. Thầy mù xem voi, có đoạn viết về ông Hoàng Xuân Hãn ở Paris. Đạo diễn Trần văn Thủy, tác giả Nđhb, nhiều lần đặt máy quay phim trong nhà riêng của ông Hoàng Xuân Hãn, để phỏng vấn và quay phim ông bà chủ nhà cùng nhiều nhân vật Việt được mời.

Nếu đi hết biển. Trang 53, 54.

Trước ống kính máy quay, ông (Hoàng Xuân Hãn. CTHĐ viết thêm cho rõ) cũng đã trầm tư kể lại những mất mát to lớn của gia đình ông ở quê nhà trong thời kỳ cải cách ruộng đất. Ông đặc biệt quan tâm đến sự thịnh suy của nông thôn Việt Nam. Ông nói:

– Sau cải cách ruộng đất đã có sửa sai. Ông cụ đã nhìn thấy cái sai. Vậy là may. Cái hậu quả của sai lầm trong cải cách ruộng đất không chỉ trên bình diện kinh tế, chính trị, văn hóa. Theo chỗ tôi hiểu, cái mất mát lớn nhất bởi những sai lầm trong cải cách ruộng đất là nó đã phá vỡ mất nông thôn Việt Nam và phá vỡ mất lòng tin.

“… đã có sửa sai. Ông cụ đã nhìn thấy cái sai. Vậy là may..!” Mèn ơi..May ký gì không biết nữa! Nó đã giết không biết bao nhiêu đồng bào vô tội của nó rồi nó nói nó sai và để nó sửa sai. Nó sửa hay không sửa thì các nạn nhân của nó cũng đã chết thảm! Cái nhà ông được gọi là “học giả” này phải chăng là “học giả giả?” Câu nói lẩm cẩm của ông đến em nhỏ lên ba nó nghe cũng không lọt lỗ tai nó. Cứ làm sai, cứ làm chết người, cứ giết cà trăm ngàn người, rồi tỉnh queo nói giết người như thế là sai, thôi không giết người theo kiểu ấy nữa, là xong, là làm đúng, là tốt? Là không có tội gì cả? Đâu có dễ thế được! Chỉ có bọn cộng sản mới làm và nói ngạo ngược như thế. “Ông cụ” của ông HX Hãn đây là anh già Hồ chí Meo, chính danh thủ phạm vụ Việt Cộng giết người ở Bắc Việt trong vụ án mạng tập thể gọi là vụ cải cách ruộng đất, chính danh thủ phạm vụ Việt Cộng giết người tập thể ở Huế Tết Mậu Thân. Anh già “Ông cụ” giết người ấy phải bị nhân dân lôi cổ ra pháp trường xẻo thịt chứ không chỉ lép nhép nói vài lời sửa sai là xong, như nhân dân Lỗ dí súng vào đầu vợ chồng tên Chủ Tịt Đảng Lỗ Cộng Sô-xét-cu bắn bỏ, như nhân dân Ác-ga-nít-tan treo cổ tên Na-dzi-bu-la, Chủ Tịt Đảng Ác cộng. Tội của Sô-xét-cu, Na-dzi-bu-la còn nhẹ hơn tội của anh già “Ông cụ” trong “Nếu đi hết biển.” Phúc bẩy mươi đời cho “học giả”, ông sống gần như cả đời ông ở nước Pháp, ông mà sống ở trong nước Bắc Cộng sau năm 1954 thì đời ông – bảo đảm chăm phần chăm – nát như cái mền Sakymen không khác gì đời tư các ông Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi!

Chương Sáu. Trò chuyện với nhà văn Nhật Tiến. Trang 71.

Trần Văn Thủy: Vậy hẳn là chủ trương hòa hợp và hòa giải dân tộc mà anh đã theo đuổi từ lâu, cũng nằm trong cái tâm thức hướng về dân tộc ấy?

Nhật Tiến: Đúng vậy! Tôi chưa và cũng chẳng bao giờ lại chủ trương hòa giải, hòa hợp với độc tài hay bạo lực.

Đương sự nói ông không “hòa giải, hòa hợp với độc tài hay bạo lực”, nhưng ông đã làm một số việc, nói một số lời, để người Việt hải ngoại nghĩ là ông cộng tác với bọn Việt Cộng. Như vậy phải chăng ông thấy bọn Việt Cộng không phải là bọn đôc tài, là bọn không dùng đến bạo lực trấn áp, giết tróc nhân dân?

Chương Bẩy Nđhb. Nguyễn Thị Hoàng Bắc. Trang 79, 80.

Trần Văn Thủy (TVT): Xin chị nói cho đôi điều về tiểu sử của chị?

Hoàng Bắc (HB): Anh cần “lý lịch” hay là “trích ngang”?

TVT: Chị vui tính thật, nhưng đừng gây sự với tôi. Độc giả muốn biết về chị, đôi chút cũng được.

HB: Theo anh, tôi nên bắt đầu từ lúc nào đây? Bắt đầu từ cái mốc năm 75 nhé, vì trước đó ba mươi năm, cuộc đời tôi cũng na ná như tất cả mọi người khác: sinh ra, lớn lên, học hành, làm việc, lập gia đình, sinh con, đẻ cái.. vv.. có lẽ.. cái cuộc đời nhàm chán! Tháng Ba năm 75, tôi đang dậy học ở Nha Trang thì xẩy ra cái gọi là biến cố năm 75. Sau đó người miền Nam đặt tên là ngày “Quốc Hận”, miền Bắc gọi là ngày “Giải Phóng”.

TVT: Tôi nghĩ có lẽ không hẳn là như thế. Tôi thấy có nhiều người gốc miền Bắc gọi là ngày “Quốc Hận”. Thí dụ những người nổi tiếng như ông Nguyễn Cao Kỳ, Trần Kim Tuyến, Cao Văn Viên, Vũ Văn Mẫu, Phan Huy Quát, Lê Nguyên Khang, Trần Văn Tuyên. Ngược lại có nhiều người gốc miền Nam gọi là ngày “Giải Phóng”. Thí dụ ông Lê Duẩn, ông Tôn Đức Thắng, ông Phạm Văn Đồng, ông Phạm Hùng, ông Huỳnh Tấn Phát, ông Nguyễn Hữu Thọ, ông Võ Văn Kiệt, ông Phan Văn Khải, ông Trần Văn Giàu, ông Trần Bạch Đằng.. Đó là những “anh Hai” thứ thiệt.

Tác giả Nđhb chơi chữ khi nói đến những tiếng Quốc Hận, Giải Phóng và người Nam, người Bắc. Người hỏi và người trả lời đã không thấy, hay làm như không thấy, không có, tình trạng sau năm 1954 thực sự có hai nước Việt Nam: Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa và nước Bắc Cộng, văn huê lòng thòng lỏng thỏng là nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Những người Quốc Gia VNCH gọi ngày 30 Tháng Tư 1975 là ngày Quốc Hận; bọn Huỳnh Tấn Phát, Phạm Hùng, Nguyễn Hữu Thọ ..vv.. sinh trưởng trong miền Nam nhưng bám đít bọn Bắc Cộng, những tên ấy bị nhân dân Quốc Gia VNCH khinh bỉ, bị ngay cả bọn Bắc Cộng cũng khinh bỉ, những tên đó không đáng được nói đến. Những nhân vật Quốc Gia VNCH chỉ được tác giả Nđhb “cho” một tiếng “ông”: “…như ông Nguyễn Cao Kỳ..” rồi sau đó kể tên trống không: “..Trần Kim Tuyến, Cao Văn Viên, Vũ Văn Mẫu.. vv..” Các nhân vật nước Bắc Cộng được kính trọng gọi bằng “ông“, mỗi trự đều có tiếng “ông” đi trước tên: “..ông Lê Duẩn, ông Tôn Đức Thắng, ông Phạm Văn Đồng..” Và còn chỉ rõ: “.. Đó là những “Anh Hai” thứ thiệt” để phân biệt với những nhân vật Quốc Gia VNCH mà tác giả cho là bọn “anh Hai” giả mạo. Trong số những nhân vật Quốc Gia VNCH kể tên trên đây có hai ông đã chết thảm trong lao tù cộng sản: ông Phan Huy Quát chết trong Nhà Tù Chí Hòa, ông Trần Văn Tuyên chết trong trại tù khổ sai ở xứ Bắc Cộng.

Bà Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng Bắc có cái may mắn không bị bọn Việt Cộng cho dzô tù ngày nào nên bà nói không đúng lắm về cái quái thai gọi là “lý lịch trích ngang” được dùng trong nhà tù Việt Cộng. Không có “trích ngang” suông mà có “lý lịch” và “lý lịch trích ngang”, tức khai vắn tắt.

Nđhb. Trang 81.

TVT: Thế chị qua đây bằng đường nào?

HB: Tôi thuộc diện vượt biển. Sau 1975, tôi được giữ lại dạy ở trường gọi là giáo viên lưu dụng, và vẫn luôn được nhắc nhở rằng, khi Hitler lên cầm quyền ở Đức đã ra lệnh sa thải và cầm tù hoặc giết tất cả các giáo viên chế độ cũ, tôi đã được nhà nước lưu dụng (nghĩa là không đuổi dạy, tha không bỏ tù, không giết!)

Ba mươi mùa cóc chín trước đây cô giáo đã được “Nhà nước”, tức Đảng, ưu ái tha không bỏ tù, không giết, cho dạy học tiếp tục! Ơn Đảng với cô như trời cao, biển rộng. Uổng quá. Được Đảng sương đến sế thao cô giáo không ở nại với Đảng, cô giáo nại xuống thuyền cô giáo vượt biên cô giáo sang Mỹ? Cô giáo đẻ bọc điều nên cô vượt biên an toàn, dễ dàng, cô một chuyến rời gót ngọc xuống thuyền bỏ nước ra đi là xong ngay, cô không bị bọn công an VC Nhà Bè, Phước Tỉnh, Vũng Tầu, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mâu nó tó, nó choàng cái bảng “Phản quốc” lên ngực cô, nó dẫn cô đi biểu diễn ở chợ, cô không bị nó tống lên Trại Đồng Xoài vài mùa sầu riêng trổ gai cho cô có dịp cải tạo cô thành người tốt, cô không phải thọc đôi bàn tay ngọc của cô vào thùng nhào cứt người với nước tiểu người cho nhuyễn để bón rau xanh; cô bềnh bồng vượt biển sang Mỹ, bọn Mỹ nó có mời cô dậy học, dậy hành chi đâu! Để rồi gần ba mươi mùa hoa li-ki-ma trổ bông sau người ta phải vất vả sang tận Mỹ Quốc tìm cô để phỏng vấn cô. Cái chuyện cô kể cô “vẫn luôn luôn được nhắc nhở rằng, khi Hitler lên cầm quyền ở Đức đã ra lệnh sa thải và cầm tù hoặc giết tất cả các giáo viên chế độ cũ..” nghe rùng rợn quá cô. Chuyện ấy chắc là do những cán bộ Bắc Cộng “lên lớp” các thầy cô giáo viên Quốc Gia VNCH, có phải không ạ? Chắc cô, với tư cách giáo viên Quốc Gia VNCH bại trận được lưu dụng, còn có dịp nghe các vị cán bộ Đảng ta dậy về hai nước Một Răng, Một Rắc đánh nhau chí tử, được cán bộ Đảng ta khuyên “Cái gì của Xê I A thì trả cho Xê I A!”, được cán bộ Đảng ta cho biết “trong thời gian lính Mỹ ở Sài Gòn, Sài Gòn có 500.000 – năm trăm ngàn – phụ nữ làm điếm Mỹ!”

Năm 1984, 1985, trong Nhà Tù số 4 Phan Đăng Lưu, Nhà Tù Chí Hòa, nhiều tổ chức chống Cộng bị bắt trong có tổ chức do ba ông Phạm Quang Cảnh, luật sư, ông Nguyễn Quốc Sủng, giáo sư, ông Lê Công Minh, kỹ sư, đứng đầu. Năm 1986 tổ chức ấy bị đưa ra tòa. Bọn chánh án tay sai xử án tử hình Luật sư Phạm Quang Cảnh, xử án chung thân Giáo sư Nguyễn Quốc Sủng, chung thân Kỹ sư Lê Công Minh. Trước toà, khi tên chánh án tay sai hỏi Lê Công Minh:

– Trước đây bốn năm, anh nói anh không sống chung với cộng sản. Nay anh nói thế nào?

Người tù chính trị Lê Công Mình trả lời:

– Nay tôi vẫn nói như thế!

Đã tuyên án Lê Công Minh chung thân khổ sai, nghe Lê Công Minh trả lời như thế, tên chánh án tay sai lập tức nâng án Lê Công Minh lên tử hình.

Sau khi xử tử Luật sư Phạm Quang Cảnh, chúng hạ án của Lê Công Mình xuống tù chung thân khổ sai. Năm 1985, 1986 Lê Công Minh và tôi cùng ở Nhà Tù Số 4 Phan Đăng Lưu, cùng ở Nhà Tù Chí Hòa nhưng không chung phòng. Năm 1989 tôi gặp Lê Công Minh ở Trại Tù Khổ Sai Z 30 A, tôi có dịp trò chuyện với Minh. Minh cho biết trong Tuyên Ngôn của nhóm anh có câu:

– Bọn phát-xít và bọn cộng sản khác nhau ở điểm bọn phát- xít quí trọng nhân dân nó, bọn phát-xít đàn áp, bóc lột, giết tróc nhân dân các nước khác, bọn cộng sản thù ghét nhân dân nó, bọn cộng sản đàn áp, bóc lột, giết tróc nhân dân của chính nó, bọn cộng sản giết đồng bào nó.

Khi Lê Công Minh nói câu đó, tôi lặng người. Chưa bao giờ tôi nghe lời kết tội bọn cộng sản đúng đến như thế. Tối mùa mưa ở trại tù cộng sản giữa rừng, trong tiếng gió từ núi Chứa Chan thổi tới, tôi bùi ngùi nói với Lê Công Minh:

– Các anh kể tội chúng nó đúng quá như thế, chúng nó phải giết các anh thôi!

Sau khi kể “Nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa” không bỏ tù bà, vẫn để bà dậy học, bà Hoàng Bắc kể chuyện Hít-le Ria Cá Chốt khi lên cầm quyền ở Đức quốc, đuổi hết giáo viên Đức ra khỏi trường, bỏ tù và giết các giáo viên Đức! Người đọc bà có dịp thấy Hít-le Ria Cứt Mũi ác độc quá chời, “Đảng ta” đối xử nhân đạo quá chời với bọn giáo viên Ngụy. Nhưng thưa bà, nếu bọn Cán Cộng ngu dzốt kể chuyện Hít-le làm như thế mà bà tin đó là chuyện thật thì tôi phi-ní lô đia, tôi hết nước nói về sự hiểu biết của bà.

Trong “Nếu đi hết biển“, bà nhà văn Nguyễn Thị Hoàng Bắc nói như sau về cộng đồng người Việt ở Mỹ và về cuộc chống Cộng của người Việt ở Mỹ:

Nđhb. Trang 87, 88, 89.

TVT: Bây giờ nếu có thể được, ta nói chuyện một chút về Cộng đồng người Việt ở Mỹ. Thí dụ, chị có thể phác họa vài nét về Cộng đồng người Việt ở Mỹ, thí dụ chị có tham gia các Hội Đoàn, các sinh hoạt có tổ chức ở trong vùng chị ở, Virginia, hay trên nước Mỹ không? Chị thấy các sinh hoạt đó như thế nào? Đối với thế hệ chị và đối với thế hệ con em chị ở hải ngoại?

HB: Tôi đề nghị anh đọc Unbearable Lightness of Being của Milan Kundera (mà một người bạn của tôi là Trịnh Y Thư đã chuyển ngữ rất hay, sách vừa do NXB Văn Nghệ California phát hành dưới cái tên “Đời Nhẹ Khôn Kham”) để anh dễ thâm nhập và nhận diện bộ mặt của cộng đồng Việt ở hải ngoại.

Kundera viết quyển này lấy bối cảnh Mùa Xuân Praha năm 1968 và các nhóm di dân Tiệp vào thời điểm đó. Đến nay, trải qua mấy chục năm rồi, giọng điệu, ngôn ngữ, suy tư của đám di dân Tiệp vẫn còn có thể dùng để mô tả được chính xác hình ảnh các hội đoàn chống Cộng của người Việt rải rác và đầy rẫy ở các nước Mỹ, Pháp, Úc, Canada. Lâu lâu lại phải đọc tuyên cáo này, tuyên cáo nọ, lên án bọn cộng sản trong nước và tay sai ngoài nước. Lâu lâu lại có vụ đốt một quyển sách hay hăm dọa một nhà xuất bản nào đó đã dám bày bán quyển sách thiên cộng kia, biểu tình mấy chục ngàn người để chống một tên tâm trí bất bình thường không đủ tiền và đủ sức để kinh doanh nghiêm chỉnh nên chơi nổi treo hình Bác Hồ và cờ Việt Cộng, lâu lâu lại có biểu tình lẹt đẹt vài người hay tự thiêu, ủi xe tăng vào Sứ quán Việt Cộng.

(……)

Nên tôi không ngạc nhiên mấy khi đọc các diễn văn, tuyên ngôn, tuyên cáo cùng các bài báo ở các loại báo biếu lá cải, các nhân vật cộng đồng tố cáo, mạ lỵ, chụp mũ tưng bừng lẫn nhau, người oan, kẻ ưng, cá mè một lứa. Trung tâm William Joiner tặng cái grant anh Thủy đang làm đó cũng gây ra một vụ kiện, đang đưa nhau ra ba tòa quan lớn Mỹ đấy, chắc anh có nghe rồi! Tôi cũng nghe, nhưng nghe qua rồi bỏ. Anh có nhận xét gì không?

Tội nghiệp quá chừng! Cả chục ngàn người Việt mất nước sống nhờ ở Mỹ, ông bà già chỉ có mỗi tháng mấy trăm tiền SSI, anh chị trẻ khuân vác Giant, Safeway, chùi rửa cầu tiêu Mỹ lương 5 đô 50 xen một giờ, chắt chiu người 50, người 100 đô, gom góp làm thành khoản tiền để mướn luật sư Mỹ cãi cho mình ở trước tòa án Mỹ. Những người Việt khốn khổ ấy không có cách tự bảo vệ quyền lợi của mình nào khác ngoài việc trông mong ở pháp luật Mỹ. Họ chỉ muốn nói có một câu: “Thưa quí ông William Joiner, mấy ông viết sử về chúng tôi, chúng tôi cám ơn, nhưng làm sử về chúng tôi mà các ông nhờ bọn đảng viên đảng cộng sản viết thì oan chúng tôi lắm. Thưa quí ông, bọn đảng viên đảng Cộng sản Việt họ thù chúng tôi lắm, họ đã thẳng tay bỏ tù, giết chết nhiều anh em chúng tôi ở trong nước chúng tôi. Nhân dân chúng tôi khổ vì họ lắm lắm. Để họ viết về chúng tôi ở Mỹ, họ sẽ mô tả chúng tôi với những hình ảnh, những lời lẽ rất khốn nạn, rất bẩn thỉu, rất đểu giả. Con cháu chúng tôi khi đọc những sách sử các ông nhờ bọn cộng sản viết về chúng tôi, chúng sẽ khinh bỉ chúng tôi. Vì sợ như thế nên chúng tôi nhờ ba tòa quan lớn Mỹ đèn trời Mỹ soi xét dùm chúng tôi”. Đáng thương cho họ hơn nữa là việc họ nhờ pháp luật Mỹ quốc bảo vệ bị bà nhà văn Nguyễn Thị Hoàng Bắc nhắc đến bằng lời lẽ khinh bỉ: “Trung tâm William Joiner tặng cái grant anh Thủy đang làm đó cũng gây ra một vụ kiện, đang đưa nhau ra ba tòa quan lớn Mỹ đấy, chắc anh có nghe rồi! Tôi cũng nghe, nhưng nghe qua rồi bỏ.”

Đau chứ! Bọn cộng sản nó thù ta, nó nói, nó viết những lời khinh thị ta, nó chửi ta, ta không đau, ta tỉnh queo, nhưng nghe những người cùng sống với ta, những người ta tưởng là cùng phe ta, nói những lời khinh bỉ ta, ta đau chứ. Nhưng thưa bà nhà văn, bà nói những người Việt tị nạn cộng sản chúng tôi trong những năm 2000 này giọng điệu, ngôn ngữ, suy tư giống y như những người Tiệp tị nạn cộng sản năm 1968, chúng tôi cũng làm những trò chống Cộng mà bà cho là nhảm nhí như những người Tiệp đã làm: lâu lâu ra một tuyên cáo kể tội cộng sản, đốt một quyển sách, hăm dọa một nhà xuất bản, biểu tình lẹt đẹt vài người, tự thiêu, ủi xe tăng vào sứ quán cộng sản…vv… Thưa vâng, bà nhà văn nói đúng, quả thật chúng tôi đã, chúng tôi đang, chúng tôi sẽ làm mãi những cái trò mà bà cho là nhảm nhí ấy, chúng tôi sẽ làm những trò ấy cho đến bao giờ bọn đảng viên cộng sản Việt bị nhân dân chúng tôi nhổ vào mặt, bợp tai, đá đít, đuổi đi. Cám ơn bà, được bà làm phúc nhắc cho chúng tôi lên tinh thần ra rít. Những người Tiệp tị nạn Tiệp Cộng phải bỏ nước đi sống lưu vong đã làm những cái trò bà coi là nhảm nhí ấy, vậy mà cuối cùng họ đã thực hiện được ước mơ vàng son một đời của họ: đuổi bọn đảng viện cộng sản Tiệp ra khỏi chính quyền, họ đã nhổ vào mặt, bợp tai, đá đít bọn đảng viên cộng sản trong nước họ, họ đã trở về đất nước của họ trong hạnh phúc và vinh quang, đất nước họ sạch boong không còn bóng thằng cộng sản nào, một người trong bọn họ bị bọn cộng sản bỏ tù nay là Tổng Thống của họ.

Ôi.. Ước gì chúng tôi sớm được hưởng cái hạnh phúc mà những người Tiệp chống Cộng đã được hưởng! Những gì đã xẩy ra ở Nga, Hung, Tiệp, Lỗ, Ba Lan sẽ xẩy ra ở Việt Nam quê hương chúng tôi. Nhất định thế! Ở Nga Lê-nin đã ra nằm ở bãi rác, ở Việt Nam Hồ Chí Meo sẽ ra nằm ở bãi rác. Chỉ có điều nhiều người trong chúng tôi không còn bao nhiêu thời gian sống nữa, chúng tôi người sáu bó, người bẩy bó, có nhiều người tám bó, chín bó, chúng tôi mong ngày hạnh phúc đó sớm đến, chúng tôi mong được thấy đất nước chúng tôi sạch bóng cờ đỏ, đất nước chúng tôi không còn thằng đảng viên cộng sản nào trước khi chúng tôi đi ra khỏi cõi đời này.

Chưa hết chuyện Nếu đi hết biển. Xin quí vị đọc bài viết tới.

16 Responses

  1. Nhà văn (!) Hoàng Bắc trả lời không được “tử tế” đâu! Thay vì nói “vượt biên”, thì nói “vượt biển” cho nhẹ một chút. Thay vì nói “lưu dung”, cô ta nói “lưu dụng”, nghe có vẻ tiếng của miền Nam trước 75. VC sau 75 cứ nhấn mạnh cho các giáo viên miền Nam biết là họ được “lưu dung”(=giữ lại, dung tha, xá tội…nghĩa là tội lỗi nhiều lắm, mà Đảng đã chiếu cố, xá tội cho, còn được lãnh lương 15, 20 đồng tiền Hồ sau khi đổi tiền lần 1 nữa! Còn vụ đdóng cửa trường, sa thải giáo viên bên Đức, tôi nhớ là họ nói sau 1945, tức là khi bọn Liên Xô chiếm nước Đức, lập ra bọn bù nhìn Đông Đức (Đức cộng) thì bọn này đóng cửa trường học mấy năm liền, và dĩ nhiên là giáo viên cũ (của thời Hitler) phải đi…móc bọc!!! Như vậy, chúng nói là Cách Mạng rất nhân đạo, sáng suốt, hay ho…thì vô tình lật tẩy cho thấy thằng anh Hôi-Nách-Ke, đệ tử của Xịt-Tả-Lìn là vô nhân đạo, ngu si, mọi rợ…Thật ra thì “cá mè một lứa” thôi, không thằng nào khá hơn thằng nào..vì chủ trương “thà giết lầm hơn thả lộn” mà! Còn cho học sinh đến trường để bắt về nhà kiểm soát cha mẹ xem có phản động, vượt biên hay dạy chúng toán cộng, toán nhân như anh du kích mỗi ngày bắn rơi 1 máy bay Mỹ, hỏi 20 anh trong một tháng bắn rơi mấy chiếc? Thảo nào mà Mỹ hết máy bay phải rút quân! Cô giáo Hoàng Bắc sao không ở lại VN dạy Toán cho học trò XHCN mà lại “vượt biển”? Thôi về tiép tay xây dựng CNXH đi, ở Mỹ làm gì?

  2. Toi khong co ” may man ” duoc doc van cua ba Hoang Bac. Toi khong biet ba la nha “dzang ” nua kia !, nhung doc nhung loi khinh man cua ba khi ba tra loi can ngo Tran Van Thuy, toi thay ba cao ngao gom ! Ba lam nhu ba la ke tren, phan xet chung toi, cai cong dong nguoi Viet nham nhi ma ba khong may phai o cung. Thoi thi, kinh nhi vien chi: khong ai cam can ba theo can ngo ve tho booc Ho. Ba o lai day voi ” bon xa^’u ” lam chi.Da hen lai vo liem si ma cao ngao, coi kho thuong lam co gia Bac a Mong rang co ” giao” Phan Bac co vai loi phan bien nhung to cao cua Cong Tu Ha Dong, de chung toi duoc nghe loi vang khe cua co.

  3. Phai goi mu nay la con me Hoang Bac .Toi khong tin mu ta la nha “dang ” .Neu mu viet , toi tin chang ai them doc .

  4. Gởi Bà Hoàng Bắc , Theo thiển ý của tôi , nếu bà cảm thấy chế độ hiện tại ở quốc nội là phù hợp với quan niệm chính trị của bà thì xin bà hảy trở về sống cùng với họ . Hảy thành thật với chính mình , đó cũng là một phần của liêm sĩ đấy bà ạ . Mong lắm . GN .

  5. @ bác Giang Nguyễn: lịch sự với thứ đĩ đỏ đít này chi cho uổng ? Bác chỉ cần nói : ” Con đĩ đỏ đít, cút ngay về ổ của mày ở VN mà hành nghề !”. Nó không hiểu thì cũng chẳng ai lạ gì. Loài súc sinh làm sao hiểu được tiếng người ?

  6. Có lẽ ông Giang Nguyễn vừa đọc xong bài viết “Đến rồi đi” mới đây của bà nguyễn thị hoàng bắc, nên cảm thấy ngán ngẩm cho lập trường và nhân phẩm hèn kém của con người này chăng?

    Cũng mới đây thôi, nhà văn Phạm Tín An Ninh đã cho phổ biến một lá thư của ông viết gửi cho “cô” hoàng bắc đăng trên mạng. “Cô” đây là cô giáo vì ông PTAN đã từng theo học trường Võ Tánh – Nha Trang, nơi cô giáo hoàng bắc từng dậy học. Lá thư thật hay, lời thư lịch sự nho nhã, đầy chân tình, rất cảm động và không kém phần sâu sắc … trường Võ Tánh thật là phúc đức đã đào tạo được những học trò mà tài năng và tư cách vượt hẳn hạng thầy cô như bà hoàng bắc!! Đã là thư đăng trên mạng có nghĩa là không phải thư riêng ông PTAN viết riêng cho cô nthb mà là cho bàn dân thiên hạ đọc, để mọi người thấy được sự bỉ ổi, trâng tráo, vô ơn bạc nghĩa của một nhà mô phạm.

    Có lẽ khi viết ra những điều trong thư ông PTAN cũng đã cảm thấy rất đau lòng, nhưng nếu ông không viết thì cũng sẽ có những người khác viết về bà hoàng bắc, mà lời lẽ có thể còn cay độc gấp vạn lần những gì ông sẽ viết. Trong thư, ông có nêu ra những phản hồi của dân trên mạng về bài viết “Đến rồi đi”, và cái phản hồi làm ông PTAN đau lòng nhất là cái phản hồi chỉ ngắn gọn và vỏn vẹn có một câu “Thương nữ bất tri vong quốc hận”!!

    Tôi cũng thử mò lên net xem thiên hạ “hâm mộ” bà nthb như thế nào, thì quả thật không sai một ly, nếu có 10 phản hồi thì hết 20 lời chửi mắng xối xả và thậm tệ, không chửi như tát vào mặt thì cũng xỏ lá kềnh, còn bằng mấy lời phỉ báng thẳng thừng. Có ông còn liệt ra tất cả bản dịch của những tác giả khác nhau về bài Bạc Tần Hoài của Đỗ Mục trong đó có câu “Thương nữ bất tri vong quốc hận”, có tác giả dịch thương nữ thành cô gái, người thì dịch là gái ca hay gái “đêm”, nhưng tôi thích nhất bản của tác giả Trần Trọng Kim dịch câu trên thành “Con hát biết chi hờn mất nước”. Dịch “thương nữ” thành “con hát”, hay quá cỡ là hay, nghe vừa thoáng lại mang hơi hướm khinh bạc, thật hợp với ý thơ!!

    Có đôi lúc tôi cũng hay thắc mắc, không hiểu vì lý do gì, động cơ nào đã khiến bà hoàng bắc tự tách rời con người mình với cộng đồng người Việt ở hải ngoại, thường xuyên tuyên bố những lời miệt thị cái cộng đồng này, và tìm cách lân la làm quen với những người mà trước đó không lâu bà ta đã dám đánh đổi cả mạng sống để thoát thân? Vào cuối thập niên 80, tôi hay tìm đọc nguyệt san “Văn”, cái thời nhà văn Mai Thảo còn làm chủ bút, trong đó thỉnh thoảng có vài truyện ngắn của những mầm non nữ mới ra lò như nguyễn thị hoàng bắc, nguyễn thị thanh bình, lê thị huệ, v.v. Thú thật, ấn tượng của tôi lúc bấy giờ về văn của bà hoàng bắc là loại văn hơi tối nghĩa, hay làm dáng (thói quen và tâm lý chung của những người mới tập viết văn), lình xình làng xàng, đọc cũng được, mà không đọc cũng chẳng chết thằng tây nào. Thường thì truyện của nthb dài tám, chín trang giấy nhưng tôi chỉ có can đảm đọc đến trang thứ hai, thứ ba là tay bắt đầu lật lia lịa đến cuối truyện theo kiểu đọc cóc nhẩy. Bây giờ ngẫm lại, nếu lấy trường hợp của tôi làm thí dụ, tôi nghĩ ra là có lẽ cộng đồng người Việt bấy giờ không thưởng thức, hoặc chưa chấp nhận những bài viết của bà hoàng bắc, hay nói toạc móng heo ra là chê văn bà ta … ẹ quá, nên bà ta buồn, bà ta nghỉ chơi cộng đồng hải ngoại ra, bà ta đi giao … lưu mí việt cộng, may ra gỡ gạc, kiếm chác được chút tiếng tăm ở cộng đồng trong nước với vài chục triệu dân? Những loại văn nô vô tài và hám danh như bà hoàng bắc rất dễ bị mấy anh việt cộng cò mồi như “trần văn nếu đi hết biển còn sông” dụ dỗ!!

    Mấy hôm trước, ngồi uống cà phê với anh bạn, tôi có hỏi anh đã đọc bài viết “Đến rồi đi” của bà hoàng bắc chưa thì anh bạn hỏi ngược lại là có gì hay ho không mà phải đọc, tôi nói “Có chứ, bà hoàng bắc khen bác hồ đẹp giai hơn bác mao!!” và tóm tắt sơ qua về bài viết của bà ta cho anh nghe. Anh bạn tôi ngẫm nghĩ một lúc rồi kể cho tôi nghe một câu chuyện để đáp lễ mà tôi nghi là … chuyện phịa. Bây giờ, ngày cuối tuần tôi xin được kể lại câu chuyện ấy của anh bạn để hầu mấy bác đây.

    Chuyện anh bạn kể về một thương nữ khi chết bị đầy xuống địa ngục, có lẽ vì trước đây đã làm quá nhiều chuyện bậy bạ, thất đức trên trần gian lúc còn sống?! Ở địa ngục một thời gian, thương nữ nhớ lại nghiệp cũ khi xưa nên lấy giấy bút (chú thích: có lẽ làm bằng giấy vàng mã?) ra viết văn làm thơ, đem rao bán nhưng chẳng có “ma” nào thèm mua … dù chỉ phải trả bằng tiền vàng mã!! Thương nữ buồn quá, phẫn chí đi lang thang mãi hết chín tầng địa ngục mà cũng chẳng gặp ma nào quen. Khi đi ngang qua văn phòng của Diêm Vương, thương nữ gõ cọc cọc. Diêm vương ra mở cửa, quát hỏi:

    − Tới đây làm gì … tên họ là chi?
    − Dạ … huỳnh thị béc.
    − Chuyện chi?
    − Dạ … em muốn hỏi thăm về bác hồ của em, em tìm bác ấy mấy tháng nay không ra.
    − Mặt mũi, người ngợm thằng đó?
    − Dạ … cái mặt hơi xương xương, có chòm râu bạc hơi lơ thơ …
    − … ???
    − Dạ … cặp mắt hơi gian gian …
    − Ồ … thằng đó ta biết rồi … thằng boóc … ở dưới này người ta gọi nó là thằng boóc, vì gặp ai nó cũng boóc … gặp đàn bà, con gái nó lại càng boóc tợn … boóc lột cho sạch sẽ mới thôi!! Thằng boóc quen thói dâm đãng, khát máu, đã giết người tập thể hàng loạt trên đó, xuống dưới đây vẫn chứng nào tật nấy, ta đã hóa kiếp cho nó rồi … đã đẩy thằng boóc xuống tầng súc vật rồi!!
    − Dạ … nếu em muốn thăm boóc thì phải làm thế nào?
    − Ngươi cứ làm nhiều chuyện bậy bạ như thằng boóc thì … khỏi cần xin ta cũng cho!
    − Dạ … em chỉ muốn thăm anh boóc thôi, chứ không phải muốn ở luôn dưới tầng súc vật ạ … Dạ … chỉ “Đến rồi đi” thôi …
    − Làm gì có chuyện đó ở dưới đây, tầng súc vật chỉ có súc vật ở, còn chín tầng này chỉ dành riêng cho “người” ở thôi (chú thích: có lẽ ý của Diêm vương nói là chín tầng này chỉ có “ma” ở thôi), người mà ở lẫn lộn với súc vật thì còn ra thể thống gì nữa? … Vớ vỉn thật … Cút!!!

    Diêm vương đóng sập cửa cái rầm!! Mấy tiếng sau, Diêm vương có việc lại mở cửa ra ngoài thì thấy thương nữ vẫn còn ngồi đấy đang sụt sùi khóc. Động lòng Diêm vương hỏi:

    − Ngươi mê thằng boóc đến thế cơ à? − Thôi được rồi … thế này nhé … ta sẽ hóa kiếp cho ngươi … sẽ chụp lên đầu ngươi cái đầu một con thú, còn mình mẩy từ cổ trở xuống thì vẫn là người. Cái dạng nửa người nửa ngợm, Đầu Người Mình Thú hay Đầu Thú Mình Người như thế ta cũng đã hóa kiếp lên trên ấy khá nhiều, và ở dưới này cũng không ít. À này … khi “Đến” tầng súc vật nhà ngươi cứ tự nhiên như “người” Hà Nội (chú thích thêm lần nữa: có lẽ ý Diêm vương nói là …?), “Rồi Đi” về chín tầng này thì ngươi làm ơn kiếm cái bao rác nào chùm kín cái mặt thú của ngươi lại, không thì cái đám người ở đây nó thấy nó đập cho mà vỡ mặt!!

    Khuôn mặt đang đầm đìa nước mắt của thương nữ đổi ngay sắc vui, hớn hở gật đầu lia lịa:

    − Hóa kiếp ngay cho em đi … còn chờ gì nữa?

  7. Cái thứ nữa người nữa ngợm như con mẹ hoàng bắc này chỉ đáng cho đứng canh thây ma bóoc hồ của mẻ mà thôi. Nhưng chắc cũng phải chờ xét lý lịch cùng thành quả nâng bi bóoc hơi lâu đấy vì bọn đầu trâu mặt ngựa này trên trần gian hơi nhiều – đang chờ xét ní nịch để được hôn cu bóoc dù là cu bằng sáp.

  8. Bác Nam Phuc viết bài này đọc đã quá ,cứ tưởng đang đọc bài của CTHĐ , he he !! Quá hay ,Cảm ơn bác thật nhiều.

    Thương nữ bất tri vong quốc hận !

    Cảm khái bài viết của bác nên có vài hàng thơ nhái tặng bà Phân Bắc :

    ” Đến rồi đi ” nhắn gữi ký gì?

    Hữu Liêm liếm láp…..(phân)Hoàng Bắc

    ĐẾN liếm xong RỒI Liêm lại ĐI

    Con hát biết chi hờn mất nước

    Văn nhân vô hạnh ,Giáo viên vô nghì !!!

  9. Phải chi tôi đọc văn của HHT và bắt chước được khoảng một pnần mười là đã thấy hạnh phúc lắm ! Văn phong của bác namphục, như bác Backy54 nhận xét, quả rất “giống” ngòi bút của Công Tử nhà mình.

    “Thơ” của bác Backy 54 phải nói là… độc đáo pha với độc địa, và cũng không dễ bắt chước. Càng đọc càng khoái !

    Chúc mừng và cám ơn hai bác đã chia sẻ.

  10. Kính chào,

    Bà Hoàng Bắc thuộc lại háo danh và làm đủ mọi cách để nổi tiếng. Vì háo danh nên nay được mọi người chửi, bả vẫn rất lấy làm khoái chi. Vì thấy mình được mọi người chú ý

    Bà Hòai Bắc giống Nguyễn Hữu Liêm, lỡ theo fò Việt Cọng, bị phe Quốc Gia chửi cho. Nên bây giờ lỡ fò thì phải fò luôn, và tìm cách “chơi” lại phe Quốc Gia Hải Ngoại để “trả thù” và biện minh cho hành động của mình

    Bà đã từng làm nhiều chuyện “vô duyên” để được đàn ông chú ý. Ngày trước “theo” đủ ông, Trang Châu, Võ Kỳ Điền, Bùi Bảo Trúc, Võ Đình, Trương Hồng Sơn, mà không ông nào nên duyên với bà.

    Mấy năm nay bà trở hướng, quy cố hương, theo mấy anh trẻ mấy anh già nhà văn trong nước. Hiện nay đang đại hội Đảng, và Đại Hội Nhà Văn nghe nói nguyên đám fò Cọng như Nguyễn Hữu Liêm, Nguyễn Thị Hòai Bắc, Lê Thị Thấm Vân đang về Hà Nội dự đại hội đấy

    Thật là chán ngán cho cái đám hải ngọai háo danh và bất tài. Nói đến đây chợt nhớ có một ông thi sĩ cũng đang cố công lấy lòng Hà Nội là thi sĩ Du Tử Lê. Ông này ôm thắm thiết mấy ông thi sĩ Hà Nội, và lén lút về Hà Nội ăn nhậu với đám văn thi sĩ Hà Nội rất nhiều. Mới đây còn viết bài về Hoàng Cầm và hô lên Hòang Cầm là “thi sĩ Hòa Giải” . Chắc là DTL chuẩn bị để phân trần vai trò “fò” cọng của mình là “hòa giải”

  11. Bác NamPhuc làm tôi ấm ức quá phải mò dzô mạng mất ba ngày bốn đêm sáu tiếng rưỡi thêm 45 second mới kiếm ra bức thơ của nhà văn Phạm tín An Ninh gởi cô váo kiêm thương nữ kiêm vịt kìu lông lá nguyễn thị Phân Bắc (viết hoa P và B )

    Bác nào chưa xem có thể dô đây xem cho rõ đầu đuôi chứ như bác NP làm người ta tức chết :

    http://tvvn.org/forum/content.php?590-Th%C6%B0-g%E1%BB%9Fi-C%C3%B4-Nguy%E1%BB%85n-Th%E1%BB%8B-Ho%C3%A0ng-B%E1%BA%AFc-Ph%E1%BA%A1m-T%C3%ADn-An-Ninh

    Chưa đọc hết lá thơ nhưng cũng ráng post link này lên để rộng đường xe chạy ,xí lộn, rộng đường dư luận .

    Tạm thời xin góp ý là chịu nhứt chổ giở mu ra chào ,hehe . Tưởng tưởng ra cái cảnh bà nhà văng (có dê dưới) đang xoạc cẳng đứng trước boóc hù ,một tay vén váy một tay giở Mũ ra chào bác ,thiệt nín cười hổng nổi phải ngừng đọc để cười tồ tồ cho nó đã .Bác nào không xem là thiếu xót lớn .He He. Bk54.

  12. Các bác , thêm một thư cho “cô ” hoàng bắc

    Hôm nay tôi đọc được bài viết này :Thư ngỏ gởi cô Nguyễn Thị Hoàng Bắc của Mộc Lan , link :

    http://www.dcvonline.net/php/modules.php?

    Tôi nghĩ chúng ta phổ biến cho nhau đọc , đồng thời cũng để đám cộng con vẫn nhí nhô trong trang nhà CTHĐ có đề tài nhảy vào sủa đặng lãnh lương của đảng .

  13. Cô giáo NTHB và cô giáo Nguyen Thi Hòang có nhiều điểm tương đồng Một đàng dạy học một nẻo là học trò của trung học Võ Tánh , Nha Trang Cả hai lảng mạn hay nói theo dân gian là thích “lăng nhăng bậy bạ”(!) Một cô thì yêu thương tràn bờ, làm nát gia đình đồng nghiệp, đồng nghiệp theo hai nghĩa là dạy học và viết văn, nhà văn VKD. Yêu dễ hay dễ yêu đàn ông có vợ như VD ở FL hay BBT ở DC ngày nào Còn cô nọ nóng bỏng quyến rũ thày giáo CGN, đã làm sôi nổi dư luận thành phố Nha Trang một dạo; và tung quyển sách cô giáo Trâm yêu học trò trai tên Minh, đã làm điên đầu các nhà đạo đức Saigon một thời gian hồi trước năm 75

  14. hahaha, đọc bài họa của Cậu Bảy và mấy người làm vườn trên dcvonline, tôi đề nghị chúng ta nên tặng cho bà Hoàng Bắc tước hiệu “Nữ Sĩ Nước Đái” , vì nhờ bài thơ Nước Đái của bà mà có nhiều người ăn theo làm ra được nhiều bài thơ Nước Đái bất hủ

    • Bài thơ Nước Đái từ vành nào phun ra: “Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề” ?

      Chắc phải đội mồ Nguyễn thi minh Khai lên mà hỏi và có lẻ sẽ tìm ra lời giải đáp?

  15. Lời ông Minh:
    ” Bọn phát-xít và bọn cộng sản khác nhau ở điểm bọn phát- xít quí trọng nhân dân nó, bọn phát-xít đàn áp, bóc lột, giết tróc nhân dân các nước khác, bọn cộng sản thù ghét nhân dân nó, bọn cộng sản đàn áp, bóc lột, giết tróc nhân dân của chính nó, bọn cộng sản giết đồng bào nó.”
    Quả thật câu này đúng tới mức không gì có thể đúng hơn. Nhưng tôi xin thêm một vế nữa, dựa vào ý của ông Minh:
    Bọn phát xít không giết đồng chí của nó, còn bọn CS sẵn sàng giết cả những người từng vào sinh ra tử với nó để tranh đọat quyền lực.
    Còn nhớ vào năm 86 gì đó, lúc Lê Duẩn lăn cổ ra chết. Năm đó tôi vừa tốt nghiệp khóa cải tạo ở đại học Thanh Cẩm về. Khi đó 2 thằng Lê Đức Thọ và Trường Chinh sát phạt nhau quyết liệt để giành cái ghế tổng bí thư của thằng Duẩn. Quyết liệt tới mức nghe nói đang đêm thằng Đồng phải tới nhà thằng Thọ khóc lóc xin đừng găng quá. Kết quả ngao cò Thọ Chinh đập nhau làm ngư ông Ng văn Linh hưởng lợi. Lúc đó trong thành Hồ có bài vè không biết của ai, quý vị nào ở thành Hồ lúc đó chắc có biết:
    Đảng là mẹ, Duẩn là cha
    Từ khi Duẩn chết đảng ta góa chồng
    Thằng Chinh thằng Thọ thằng Đồng
    Ba thằng cùng thích làm chồng đảng ta

Leave a comment