• Năm 25 tuổi

    hoang-hai-thuy-25-tuoi.jpg

    Hoàng Hải Thủy, năm 25 tuổi, trong căn nhà 78/5 đường Mayer, mới đổi tên là đường Hiền Vương, Tân Định, Sàigòn, Năm 1957.
  • Thể Loại

  • Được yêu thích …

  • Bài Cũ

Hôm Nay 19-5

Tài liệu Lịch Sử mới phát hiện: Trên đường cách mạng, nhiều năm Ðồng chí Lý Thụy phải sống với vợ con Tầu ở Quế Lâm.

Ngày 19 Tháng 5, 2012, để triển khai “Nghị Quyết 36 Kiểu Tranh Thủ Người Việt ở Nước Ngoài.” Ðặc Vụ Văn Hóa Việt Cộng 36 Kiểu ấn hành tác phẩm lịch sử:

“Ðời Cách Mạng của HỒ CHỦ TỊCH.” *

Tác phẩm có những sáng tác của nhiều văn nghệ sĩ người Việt  sống ở hải ngọai. Nhà Xuất Bản 36 Kiểu cho biết tác phẩm có những sáng tác:

BÀI THƠ ÐÁI DZẮT. Nguyễn Thị Hoàng Bắc, DZỜ DZOẠC. Trần Dần, SÀI GÒN Ngày Tôi Về. Chánh Tổng Ðặng Tiến, HÔM NAY 19 THÁNG 5. Nguyễn Chí Thiện

o O o

Ảnh Nghệ Thuật trong tác phẩm ÐỜI CÁCH MẠNG của HỒ CHỦ TỊCH

Bài Thơ Ðái Dzắt. (Nguyễn Thị Hoàng Bắc kính dâng anh hồn Chủ Tịch Hồ Chí Minh)

tiếng nước đái
nhỏ giọt
trong bồn cầu tí tách
thứ nước ấm sóng sánh vàng
hổ phách
trong người tôi tuôn ra
phải rồi
tôi là đàn bà
hạng đàn bà đái không qua ngọn cỏ
bây giờ
được ngồi rồi trên bồn cầu chễm chệ
tương lai không chừng tôi sẽ
to con mập phệ
tí tách như mưa
ngọn cỏ gió đùa…

Thơ Ðái Dzắt Tí Tách được sáng tác trong Lăng Bác ở Hà Nội.

o O o

JỜ JỌAXC.

Thơ Trần Dần “sáng tác” sau năm 1960. Kính dâng Hồ Chủ Tịch vĩ đại.

jờ joạcx

thơ-tiểu thuyết một bè đệm
joạc jờ jêrô… vòng tròn
thằng truồng bị vây trong vòng tròn.
tôi không hiểu tôi bò 2 chân trên sẹojoạc jờ nào?
sao cứ thun thút những sẹo mưa jọc jài ỗng ễnh bầu mưa?
chứ tôi đâu phải thằng quíc-ss? mà tôi vẫn
bị ngửa thì jờ ướt mưa jòng mùa jọc nịt joạc
vườn jịch ngực joạt đùi jầm mùi jũi lòng.
tôi biết jành jạch sử kí cả những luồng phùn mọc lọc người đi.
hôm nọ lơ thơ bình minh tôi bóc lịc mịch ngày tôi đi
song song cơn mưa to juỳnh juỵch jạng đông
tôi gặp một con nữ vận động viên ướt jượt toàn thân
chạy joạch vòng mưa jòng jòng
1 – 9 – 6 – 3 min mét nữ.
jờ jạchx nở jòn jọtx
chính ja tôi thíc cái yếm
nín cái nịt thịt của các kilômét đùi joạcx.
Tôi gương trong jập mùng đùi sẹo nữ.
tôi là một cái sẹo mòng mọc khoái jữa các
sẹo bàn ghế tủ nam nữ đồ đạcx.

*

tôi thíc sướng
tôi cái sẹo jữa vết xước nước ấm mét jạch lược bí
tôi cái thân chai vuông vai ngồi nhai joài joài 1 toạc jách 1 lạch juýp 1 jịp vú 1 nụ nóc 1 jạc sử kí
tôi thích thịt
dây nịt thít mít một jờ mật thạch thật nún nút mút kiss đèn đồng hồ mờ
tôi thíc thỏa
1 ngọa cắn 1 nắn mím 1 thím nách 1 jạch phím 1 jim núm 1 jụm sách 1 lạch joác 1 xoạc bóc
tôi thán phục cái miệng hết vắt ve lăn thăn jờ thủy tạ
tôi xin cư trú thơ ca jọc jọc thì jờ truồng-vệ-xinh-công-cộng nữ

CHÙM âm 13

con nữ tô tô jao cấu jăng nhọn chiếc ca pốt cao su jính thịt lăn thăn vứt sẹo jọc ngày
giộb
hột
lựu

o O o

SÀI GÒN NGÀY TÔI VỀ.

Chánh Tổng An Nam Ðặng Tiến kính dâng Hồ Chủ Tịch Trăm Kính, Ngàn Yêu.

“Về đến Việt Nam, những ưu tư bỗng nhiên lắng xuống. Quả có nghèo thật, có khó thật, nhưng không khốn khổ. Guồng máy chính quyền có nặng nề thật, nhưng không bức bách. Còn có bất công, nhưng không có áp chế.

“Không còn những khuôn mặt phì nộn, nhưng cũng không có khuôn mặt nào hốc hác. Không ai ăn mặc sang trọng, nhưng không ai rách rưới.

“Có thể là ăn không ngon, nhưng ăn no. Về sau, tôi có dịp đi khắp đất nước, thăm mọi giai tầng xã hội, và kiểm chứng điều này: toàn quốc không còn người đói.

“Một vài ngày sau, tôi đã gặp lại rất nhiều bà con, bạn bè, nhất là các anh em trong giới trí thức, văn nghệ. Cái mừng thứ nhất là ai nấy đều rắn rỏi, khoẻ mạnh, tuy nói chuyện lâu cũng có người ngỏ ý xin thuốc phòng thân, vì thuốc men rất khan hiếm. Cái mừng thứ hai là ai nấy đều có công ăn việc làm, kể cả những anh em đi học tập mới về.  Có người không chịu đi làm vì chê lương ít, việc làm vất vả, phải đi xa; nếu thật sự muốn đi làm thì không ai bị từ chối.

“Chỉ có một khó khăn: đồng lương không đủ sống. Nhưng anh em vẫn làm, vì ngoài những quyền lợi vật chất ra, sự lao động khôi phục cho họ tư cách công dân và thành viên của một xã hội mới. Một xã hội đang vật vã tiến lên nhưng nhất định phải tiến lên. Vì định mệnh của năm mươi triệu người đều gắn liền với xã hội đó: anh là đảng viên, cán bộ, hay là tư nhân, đều phải no đói có nhau; xã hội sản xuất nhiều hay ít thì người dân hưởng nhiều hay ít. Con người trách nhiệm về bát cơm mình ăn, manh áo mình mặc. Trên cơ sở lý luận đó, thành tố chính trị trong xã hội Việt Nam ngày nay còn nhẹ nhàng lắm. Ðó là điều làm tôi thoải mái nhất, và hy vọng nhất, trong hai tháng mùa hè tại quê nhà.”

o O o

Trên báo Ðoàn Kết ngày 31. 5.1980 có bài “Ðọc thư nhà” của Ðặng Tiến, ký tên Nam Chi. Trong bài có những đoạn được vinh danh là Giải Nhất VĂN Bu-Lít-Dzơ Hồ Chí Meo như sau:

Ðặng Tiến:

“Xa nước mười mấy năm qua, kỳ hè vừa qua tôi mới có dịp về thăm quê hương trong hai tháng. Lúc về Pháp, mãi cho đến bây giờ, con người tôi nó cứ ngẩn ngơ như kẻ ốm tương tư. Chạm đến da thịt của đất nước, mình bỗng thấy đời sống ở nước ngoài, dù được ưu đãi đến đâu, vẫn phù phiếm.

“Ðọc những dòng thư đậm đạp như thế, tôi vừa phấn khởi, vừa băn khoăn. Phấn khởi vì quê nhà cái mưa, cái nắng vẫn bình thường. Ngọn lúa vẫn trổ bông. Người bạn dạy học vẫn dạy học và tìm cách giới thiệu cái hay, cái lạ. Người nhạc sĩ vẫn hát, và hát nhiều, hát lành mạnh. Người bạn họa sĩ vẫn vẽ, vẽ đẹp và vẽ lớn. Và người làm thơ thì vẫn làm thơ.

“Tôi lại cũng băn khoăn vì thấy đời sống của mình ở xứ người, chắp vá, đắp đổi, là một cái gì không bình thường. Và không bình thường trong cơ bản. Ngược lại, quê hương như một dòng sông đang chảy về phía đồng bằng, mỗi ngày một điều hòa. Và cũng như mọi dòng sông, nó có tiếp thu, có gạn lọc, và cũng có đào thải.

“Cái băn khoăn của tôi là: làm sao cho khỏi bị đào thải.”

o O o

Trên báo Ðoàn Kết ở Paris, số 188, ngày 30.4.1976, kỷ niệm 1 năm giải phóng miền Nam, Ðặng Tiến có bài thơ:

“Nói với con Nhất Lập”.

Báo Thể thao & Văn hóa VC ngày 4.4.2009 viết về bài thơ:

“Ðặt tên cô con gái đầu lòng là Nhất Lập, thể hiện rõ việc ông Ðặng Tiến  chờ đợi đất nước thống nhất và độc lập.”

Ðây là nguyên văn bài thơ Nói với con Nhất Lập

Con hình thành
Khi cô bác vùng lên giành lại núi sông
Năm mươi lăm ngày đêm đất chuyển trời rung
Con có nghe
Trong bụng mẹ sóng gào biển lớn?
Cha muốn nói với con
Những lời nói nửa đời chưa nói trọn
Ðộc lập, Thống nhất, Tự do
Vì hôm nay lịch sử hẹn hò
Trên năm ngón tay cha sờ bụng mẹ
Như ngọn gió Lào lay Trường Sơn nhủ khẽ
Trận cuối cùng dứt điểm hôm nay
Con có nghe trong chín tháng mười ngày
Năm nghìn năm rung chuyển?

*

Từ nguồn đến sông, từ sông về biển
Con chào đời thao láo mắt bình minh
Cha đã muốn nói với con trăm ngàn chuyện quê mình
Chuyện lưỡi cày cắm sâu vào sỏi cát
Chuyện giọt mồ hôi trên đồi trưa bỏng rát
Thành củ khoai tròn trịa tựa tim người
Chuyện bàn tay hơ bếp lửa sắn vui
Thắp tiếng cười lung linh mái lá
Chuyện mối tình đêm trăng đầu hạ
Trên đường làng mùi rạ ấm phân trâu
Cha muốn hôn con trong cái hôn đầu
Bằng ngọn gió nồm
Thổi qua chùm hoa khế

*

Còn lắm chuyện con không cần cha kể
Ðã khắc sâu trong lịch sử loài người
Những nét lửa bay dài thế kỷ hai mươi
Chuyện các cô tay mò cua bắt ốc
Súng trên vai, đôi mắt đựng trời xanh
Cao tay roi này các chị các anh
Vừa chăn trâu vừa đuổi giặc
Hiền như đất kia con chào các bác
Giữa đô thành ôm súng nhớ rừng sâu
Nhớ từng chiếc lá xanh mấy lớp đã thay màu
Trên mái tóc đang nhòa trong sương muối.

*

Với bè bạn năm châu sau này con sẽ nói
Việt Nam
Con thấy chúng nghiêng mình
Con có quyền hãnh diện
Việt Nam Việt Nam
Miễn con đừng quên ơn cô dì chú bác
Miễn suốt đời con biết
Không có gì quý bằng ngọn cỏ quê hương

ÐẶNG TIẾN

Orléans, 12-1975
Nhân ngày sinh con gái đầu lòng.

o O o

HÔM NAY 19 THÁNG 5. Nguyễn Chí Thiện.

Hôm nay 19-5
Tôi nằm
Toan làm thơ chửi Bác
Vần thơ mới vừa phang phác
Thì tôi thôi
Tôi nghĩ Bác
Chính trị gia sọt rác
Không đáng để tôi
Ðổ mồ hôi
Làm thơ
Dù là thơ chửi Bác

Ðến thằng Mác
Tổ sư Bác!
Cũng chưa được tôi nguệch ngọac vài câu!
Thôi hơi đâu
Mặc thây bọn văn sĩ cô đầu
Vuốt râu, xoa đầu, mơn trớn Bác
Thế rồi tôi đi làm việc khác
Kệ cha Bác.

Hà Nội 1964.

o O o

Kỳ Hoa Tháng 5-2012.

CÔNG TỬ HÀ ÐÔNG

Sao Y Bản Chính

ÐỜI CÁCH MẠNG của HỒ CHỦ TỊCH được tặng không tại Tòa Lãnh Sự Bắc Cộng ở Houston, Tòa Tổng Lãnh Sự Bắc Cộng ở San Francisco, Tòa Ðại Sứ Bắc Cộng ở Washington, DC.

4 Responses

  1. Thời kỳ côn đồ .

    Kể từ năm 1988, chủ nghĩa Cộng Sản đã bị sụp đổ một cách thảm hại tại Liên Xô – cái nôi của nó – và tại các nước Đông Âu. Để tiếp tục tồn tại, Trung Cộng, Việt Cộng và vài nước nhỏ Cộng Sản còn lại phải tự cứu lấy mình. Chúng không thể nào sống sau bức màn sắt nữa mà vươn lên, móc lấy một phần tư bản chủ nghĩa gắn vào xã hội chủ nghĩa để tạo nên một quái thai: kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa . Gọi đây là một quái thai cũng không ngoa bởi vì nếu theo kinh tế thị trường là phải gắn liền với sự nới lỏng tự do cho người dân về mọi mặt, nhất là về mặt chính trị. Thế nhưng chúng vẫn khư khư giữ lấy cái ghế cho đảng của mình.

    Chủ nghĩa Cộng Sản khi mới hình thành ở Liên Xô, ở Trung Cộng và ở miền Bắc của Việt Nam đã gắn liền với sự tàn ác dã man vô độ. Nếu ở Liên Xô và Trung Cộng có những vụ thanh trừng đẫm máu, những vụ cải cách , những vụ cách mạng văn hóa đã tàn sát biết bao nhiêu người tài giỏi thì ở Việt nam, Hồ Chí Minh đã chủ đạo vụ cải cách ruộng đất làm cho biết bao nhiêu người địa chủ phải chết oan uổng, ngay cả những địa chủ trong thời Hồ Chí Minh và đồng bọn còn chui rúc hoạt động bí mật đã nuôi chúng. Rồi tiếp đến là vụ Nhân Văn Giai Phẩm, trăm hoa đua nở, những văn nhân nghệ sĩ miền Bắc đã bị chúng đày đọa một cách tàn ác và bất nhân. Cho nên trong thời kỳ này, khi những đảng Cộng Sản dưới sự lãnh đạo của Lê Nin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh… thì đây ta có thể nói là thời kỳ tàn ác nhất của lịch sử nhân loại.

    Đến thời bây giờ, khi nhân dân những nước Cộng Sản còn lại bị cai trị bởi những quái thai mới thì chúng không những tàn ác thôi mà còn “tiến” tới một bước khủng khiếp hơn. Tại Việt Nam, công an phối hợp cùng với côn đồ tổ chức cưỡng chiếm đất của người nông dân tại Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản, Cồn Dầu, dùng côn đồ vào hành hung nhân viên của viện Hán Nôm ở Hà Nội dưới sự bao che của một tập đoàn bám vào một quái thai để tồn tại. Cho nên dưới thời Lê nin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh… là thời kỳ cai trị của lũ tàn ác thì thời bây giờ là thời kỳ người dân bị cai trị bởi lũ côn đồ. Nói cho ngay, bây giờ là thời kỳ côn đồ hoành hành trên đất nước Việt Nam.

    Phi Vũ
    05/19/12

  2. @Phi Vũ: cám ơn bạn đã “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.

    Bọn VC và tay sai của chúng vẫn chụp mũ chúng ta là chống cộng mù quáng, chống cộng đến khùng vv…

    Xin nhắc lại với các “đồng chí” công an mạng nhé: chúng tôi không cần chống cộng nữa, vì cái đảng của các đồng chí đã chết ngắc từ mấy đời rồi. Hai mươi năm trước, thế giới “tư bản dãy chết” đã chứng kiến tận mắt cái chết bất ngờ của chủ nghĩa CS ngay trên nước Nga. Kẻ bị trù “dãy chết” cả trăm năm nay, nay vẫn còn sống để chứng kiến kẻ thù ghét mình bị chết không kịp “dãy”, quả là một sự mỉa mai của lịch sử loài người! Chúng tôi còn cần đánh đấm gì với cái thây ma đã chết?

    “Nhà nước” của các anh ngày nay thật ra chỉ thuần một phường trộm cướp được hợp thức hóa bằng nhãn hiệu đảng viên đảng CSVN. Nếu chỉ là một bọn côn đồ và trộm cướp, chỉ đè đầu cỡi cổ nhân dân VN, thì chế độ này cũng không khác gì bọn Mafia đang làm “chính phủ” ở Nga, Belorussia, Ukrainia, TQ…trước sau gì cũng bị nhân dân loại bỏ theo kiểu mùa xuân Ả rập năm 2011, chúng tôi không cần phải chống làm gì.

    Đàng này, đảng của các anh đang từng bước bán rẻ cơ đồ cha ông ta để lại cho giặc tàu. Chúng tôi bắt buộc phải chống, dù chống đến khùng hoặc chống cho đến chết! Biên giới của trận tuyến chống giặc tàu đã rõ, các anh chọn phía nào?

    Nếu còn thắc mắc những gì chúng tôi đã và đang nói ở đây, mới các anh nghe lại câu hỏi ấy qua lời của nhạc sĩ Việt Khang dưới đây:

  3. 23/5/2012

    Chưa hết nỗi buồn cho dân Việt ngày nay là Mỹ quay mặt đi với Nhân Quyền lại còn tổ chức huấn luyện cho bọn công an việt cộng ở đại học Maryland thêm kiến thức đàn áp dân ta tinh vi hơn nữa, đúng là sự kết hợp của điếm cộng sản và ma cô mỹ tư bổn lề. Buồn thay!

    • Nguời Mỹ muối mặt liên minh với VC là để phục vụ quyền lợi của đất nuớc họ. TQ muốn nuốt trọn VN vì có lợi cho nuớc của chúng. Từ xưa đến nay, chỉ có VC, bắt đầu từ già hồ trở xuống, là chạy theo bên này bên kia như một con điếm, chỉ vì chúng muốn duy trì và củng cố ĐẢNG, chứ không phải vì quyền lợi của nhân dân và đất nước VN.

      “Điếm già” VC sao chưa đi tu mà còn ỏn ẻn khoe hàng nhỉ? Vừa già, vừa xấu xí, vừa thối tha, không biết an phận, coi chừng có ngày TQ hoặc Mỹ nó đạp cho cái đụi, chết không kịp dãy!

Leave a reply to Phương Lê Cancel reply