• Năm 25 tuổi

    hoang-hai-thuy-25-tuoi.jpg

    Hoàng Hải Thủy, năm 25 tuổi, trong căn nhà 78/5 đường Mayer, mới đổi tên là đường Hiền Vương, Tân Định, Sàigòn, Năm 1957.
  • Thể Loại

  • Được yêu thích …

  • Bài Cũ

TU và TÙ

Khám Lớn Sài Gòn xưa ở đường Gia Long. Ảnh năm 1938.

Khám Lớn Sài Gòn xưa ở đường Gia Long. Ảnh năm 1938.

Tháng 11, 2013. Trên Internet tôi thấy một bài viết về Chuyện Tù, tôi trích bài viết đăng ở đây mời các bạn tôi ở tám phương trời, mười phương đất hải ngoại thương ca đọc đỡ buồn.

Bài trên WEB. Tôi xin lỗi đã không ghi tên tác giả và Tên Blog khi tôi save bài này.

tu1Một hôm, một vị sư ở Tu viện của chúng tôi được thỉnh đi dạy Thiền ở trong một nhà tù gần thị trấn Perth, nơi mà tình hình an ninh được kiểm soát hết sức chặt chẽ. Một nhóm tù nhân đã trở nên quen biết và kính trọng Sư Thầy. Vào cuối một thời pháp thoại, một số người tù hỏi Sư Thầy về nếp sống hằng ngày trong một Tu viện Phật giáo.

Sư Thầy trả lời:

“Buổi sáng chúng tôi thức dậy lúc 4 giờ. Đôi khi cũng lạnh lắm vì phòng chúng tôi không có máy sưởi. Chúng tôi ăn mỗi ngày một bữa, tất cả thức ăn đều bỏ chung vào một bình bát. Vào buổi chiều và tối chúng tôi không ăn. Dĩ nhiên là chúng tôi không có chuyện sex hoặc rượu chè. Chúng tôi  không có vô tuyến truyền hình, truyền thanh, hay âm nhạc. Chúng tôi không bao giờ xem phim, mà cũng không chơi thể thao. Chúng tôi nói ít, làm việc nhiều, và dành thời gian tọa Thiền, theo dõi hơi thở. Chúng tôi ngủ trên sàn nhà.”

Những người tù tỏ ra ngạc nhiên về sự kham khổ của nếp sống tu hành. So sánh với Tu Viện, thì cuộc sống của những người tù trong nhà tù hết sức nghiêm nhặt này như là một khách sạn năm sao. Quả thật, một người tù đã quá thương cảm cuộc sống thanh bần của vị sư đồng môn của tôi đến độ quên khuấy là mình đang ở đâu, anh ta chợt nói:

“Sống trong tu viện cực khổ quá. Hay thầy đến ở đây với chúng tôi đi!”

Mọi người trong phòng ai cũng bật cười. Tôi cũng bật cười khi nghe nhà Sư kể lại câu chuyện. Rồi tôi suy nghĩ:

Quả thật những điều kiện sống trong tu viện của tôi kham khổ hơn cả cuộc sống của tù nhân trong những nhà tù khắc nghiệt nhất. Tuy nhiên nhiều người tự nguyện vào Tu Viện sống và họ cảm thấy sống trong Tu Viện họ có hạnh phúc. Trong khi đó, nhiều người tù lại muốn thoát khỏi nhà giam kia, họ không cảm thấy hạnh phúc ở đó. Tại sao như thế?

Bởi vì các tu sĩ muốn sống ở Tu viện, còn tù nhân thì không muốn ở tù. Sự khác nhau là ở chỗ đó.

Bất cứ nơi nào mà bạn không muốn ở thì dù cho có tiện nghi đến đâu chăng nữa, đối với bạnnơi đó cũng là một nhà tù. Đây là ý nghĩa thật sự của tiếng “tù”. Nếu bạn đang làm một công việc mà bạn không thích thì bạn cũng đang ở tù. Bạn tù trong công việc bạn phải làm. Nếu bạn đang có một mối quan hệ mà bạn không mong muốn thì các bạn cũng đang ở tù. Nếu các bạn đang ở trong một thân thể ốm đau bệnh hoạn mà các bạn không muốn thì thân thể ấy cũng là một nhà tù đối với bạnNhà tù là bất cứ một hoàn cảnh nào bạn không muốn mà lại dính mắc vào.

Vậy thì làm thế nào chúng ta có thể thoát khỏi các nhà tù của cuộc đời?

Dễ thôi. Hãy thay đổi quan niệm về hoàn cảnh mà bạn đang sốngThậm chí là ở ngay trong  nhà tù San Quentin, hay ở Tu Viện của chúng tôi. Nếu bạn thấy muốn sống ở đó thì nơi ấy không còn là một nhà tù đối với bạn nữa. Bằng cách thay đổi quan niệm về công việc, về mối quan hệ, về thân thể ốm đau, bằng cách chấp nhận hoàn cảnh thay vì không ưa muốn, thì nó không còn là một nhà tù nữa. Khi các bạn bằnlòng thì các bạn được tự do.

Tự do là bằng lòng với nơi chốn mình đang ở. Nhà Tù là nơi mình không muốn ở. Thế Giới Tự Do là thế giới mà người ta bằng lòng sinh sống.

Tự do thật sự là giải thoát khỏi dục vọng chứ không bao giờ là tự do thỏa mãn dục vọng.

Hết bài Tu và Tù.

CTHĐ: Không cần hỏi tôi biết chắc tác giả bài Tu và Tù là người chưa từng một lần bị ở Tù. Không ai có thể tự cho là mình hài lòng với cuộc sống trong tù. Tù thời Quốc Gia Việt Nam Cộng hoà đã dễ sợ, Tù thời Cộng Sản dễ sợ gấp trăm lần. Duyên Anh từng kể trong hồi ký của anh về Tù Đầy:

“Sáng kẻng đánh. Trở dậy, thấy trong ánh sáng lờ mờ quanh mình lố nhố những người và người, ở trần, sà lỏn, tóc bù sù, râu rậm rịt. Mình có cảm giác như mình đang ở trong địa ngục.”

Tất cả những người cư ngụ tại Sài Gòn phạm tội gọi là phản động, văn huê là tội chính trị, đều bị đưa vào Nhà Tù Số 4 Phan Đăng Lưu, Trung Tâm Thẩm Vấn của Sở Công An Thành Phố Hồ chí Minh. Nhà Tù này nguyên là Đề Lao Gia Định xưa, bọn Bắc Cộng vào Sài Gòn xây thêm 3 khu trong nhà tù này. Khu A – khu Đề Lao Gia Đinh cũ, phòng giam có trần, có một hàng chấn song, phòng tù mát, thoáng, người tù đỡ khổ – Khu B, Khu C1, Khu C2 mới xây, phòng giam mái tôn, không có trần, tường vây quanh kín mít, nóng như trong lò than. Phòng giam nếu có 20 người tù thì mỗi người tù được nằm một chiếu cá nhân. Khi tù bị bắt vào đông, phòng giam chứa đến 40 người tù. Muỗi ở Nhà Tù Số 4 Phan Đăng Lưu nhiều kinh khủng. Cầu tiêu ngay trong góc phòng. Đêm, chuột cống từ lỗ cầu tiêu chui lên, con nào con nấy bự như bắp chân, trụi lông, lở loét. Ống nước nghẹt. Nóng từ mái tôn đè xuống, nóng từ hơi người bốc lên, nải chuối xiêm còn xanh lúc vào phòng, chỉ sau một đêm là chín vàng.

Đó là những cái khổ về thân xác, chưa kể đến những nỗi khổ về tinh thần. Lo cho vợ con đói khổ, thân tù không biết ngày nào về. Năm 1977, trong những ngày tù đầu tiên của tôi, tôi làm bài thơ:

Đã bun cho nó bun luôn
Vào Tù xem mt Tù Bun ra sao.
Vào Tù mi rõ thp cao
Bun Tù chng có Bun nào bun hơn.
Vào Tù mi biết ngun cơn
Bun nào thì cũng chng hơn Bun Tù.

Cảm giác Tù như cảm giác Thiền. Ai ở Tù thì biết Tù là thế nào. Tôi không muốn kể thêm về chuyện Tù Khổ, tôi mời quí vị đọc vài chuyện trong Tù của Nhà Văn An Khê. Có chuyện vui vui, có chuyện buồn thảm. Tôi kể những chuyện này để nhắc lại lời nói của tôi: “Không ai có thể tự làm mình thư thái, thảnh thơi, thoải mái trong Tù.”

An Khê Nguyễn Bính Thinh là người viết tiểu thuyết phơi-ơ-tông nổi tiếng của làng báo Sài Gòn từ năm 1956 đến năm 1975. Phim Hai Chuyến Xe Hoa – Thanh Nga, Thành Được – làm theo một tiểu thuyết của anh. Tôi không được quen thân với anh, tôi chỉ biết anh từng là sĩ quan dự trận đánh ở An Khê những năm 1952, 1953. Ở trận này anh bị thương ở cánh tay trái. Viên đạn để lại trên cánh tay anh vết sẹo dài nhưng không làm anh gẫy tay. Giải ngũ, anh về Sài Gòn sống bằng việc viết truyện phơi-ơ-tông cho các nhật báo. Anh sống nghiêm túc. Sau Ngày 30 Tháng Tư 1975 anh kẹt lại ở Sài Gòn. Khoảng năm 1980, anh và gia đình sang Pháp. Hồi Ký “Từ Khám Lớn tới Côn Đảo” được anh viết ở Pháp, Nhà Làng Văn Canada xuất bản năm 1993.

Năm 2000, tôi đọc “Từ Khám Lớn đến Côn Đảo,” tôi thán phục anh An Khê. Anh viết hồi ký lao tù này thật xuất sắc, giọng văn của anh trong hồi ký dí dỏm, có duyên, sắc, tả chân, linh động, thực tế, khác hẳn với văn anh trong tiểu thuyết. Đọc hồi ký lao tù của anh tôi mới biết anh tham gia tổ chức chống Pháp từ những năm 1940, anh từng nằm phơi rốn trong Khám Lớn Sài Gòn những năm xưa ấy ở đường Gia Long. Anh bị đưa ra Côn Đảo năm 1944, anh được chính phủ Trần Trọng Kim cho ông đại biểu chính phủ Trần Tấn Phát ra Côn Đảo tuyên cáo Việt Nam độc lập và cho những tù nhân chính trị bị giam ở Côn Đảo về nước. Trong số tù nhân trở về dịp này có các ông Phan Khắc Sửu, Võ Oanh, Đào Duy Phiên, và Lê Duẩn, Phạm Hùng. Số tù nhân chính trị Côn Đảo trở về Sài Gòn ngày ấy là 123 người.

Đầu năm 1946 quân Pháp trở lại Sài Gòn. Sureté – Công An Pháp coi những người tù Côn Đảo được về đất liền là tù vượt ngục. Họ đi bắt lại những người tù đó. Có người tù bỏ chạy bị bắn chết, có người tù bị bắt lại, bị đưa trở ra Côn Đảo, chết ở đảo. Người tù Côn Đảo Phan Khắc Sửu không bị Pháp bắt lại, ông sống an ninh, đàng hoàng ở Sài Gòn.

Anh Nguyễn Bính Thinh, dù là tù Côn Đảo, có án, vẫn gia nhập được Quân Đội Việt Nam. Năm 2005 trong một hồi ký Nhà Văn Nguyễn Đạt Thịnh, kể chuyện năm xưa ông là Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn Khinh Quân, ông gặp Thiếu Tá Nguyễn Bính Thinh, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn Khinh Quân cùng dự trận đánh An Khê. Thiếu Tá Nguyễn Bính Thinh bị thương trong trận này. Khi viết truyện, ông lấy bút hiệu An Khê.

Mời quí vị đọc:

An Khê. Từ Khám Lớn đến Côn Đảo.Trang 77, 78.

Trong việc tù viết thư về nhà, mặc dầu cặp-rằng luôn nhắc anh em chớ có viết gì khác ngoài chuyện sức khỏe, xin thực phẩm, trong phòng tù có tôi là một tù nhân cũng có hai anh viết nơi cuối thư một lời nhắn chị vợ, khiến hai chị vợ bị mang họa.

Đây là trường hợp anh tù Lương Văn Có, một tay chơi ngoài đời, anh viết cho vợ anh trong thư:

….Cái đ chơi ca tao, tao đ đâu mày đng đng ti. Đ tao ra khám tao xài..”

Thư gửi về nhà của anh Có bị khám đường chuyển sang Bót Catinat kiểm duyệt. Lính kín đến nhà bắt chị Có về bót điều tra. Chị bị đánh đến nỗi cả tháng sau mặt chị còn vết bầm tím. Chị có biết ất giáp gì đâu. Đến khi anh Có bị đưa sang Bót Catinat đối chất với chị vợ. Anh phải khai cái anh viết là  “đồ chơi” ấy là khẩu súng lục anh chôn dưới gốc mít trong vườn nhà anh. Chị vợ được thả sau mấy tháng bầm dập.

Trương hợp thứ nhì tôi chứng kiến là anh tù tên Xê. Anh viết thư cho vợ anh ở Cầu Bông, Thị Nghè:

Món đ quí ca anh em ráng gi dìn, đng đ thng khác xâm phm. Anh s v không lâu.

Thế là chị vợ anh bị bắt, bị điều tra xem “món đồ quí” đó là món đồ gì. Anh chồng có âm mưu vượt ngục hay sao mà cho vợ biết ngày anh về không lâu. Chị vợ nào có biết gì. Bị đánh đau quá chị kêu trời như bộng. Lính kín cho hai vợ chồng gặp nhau để chị vợ hết đường chối cãi.

Anh Xê không dè vì anh vô tình viết rỡn mà vợ anh mang hoạ. Anh la lên:

“Sao không hỏi tôi mà lại đánh vợ tôi như vậy! Đồ chơi của tôi là hai cái ở ngực vợ tôi, một cái ở dưới bụng. Có dậy mà cũng không biết.”

Bị anh tù xài xể, bọn lính kín không giận mà  tức cười. Thì ra anh chồng tù căn dặn vợ quá kỹ.

*

Hạng tù ông Cố là tù tử hình, loại tù này được trọng đãi. Họ muốn gì cũng được trừ việc đi dạo phố hay ngủ với đàn bà. Vì họ là những người chờ chết, chờ ngày lên máy chém nên nhà tù có lòng nhân đạo mà đối xử đặc biệt với họ chăng. Thưa rằng không phải như thế. Theo luật thời bấy giờ, khi thi hành bản án tử hình  phải có sự chứng kiền của một phái đoàn gồm vị đại diện tòa án, một đại diện luật sư biện hộ, một vị đại diện tinh thần – thường là một linh mục vì bên Phật giáo không dự vào việc sát sanh – một vị nhân sĩ  hay một thanh tra khám đường. Do vậy, Xếp Chánh Khám Lớn phải vỗ béo con thịt, làm sao cho người tù tử hình khi chịu án được khỏe mạnh.

Chẳng phải chỉ Xếp Khám phải chăm sóc, o bế ngừời tù tử hình mà đến cáx xếp gác khám, các thầy chú cũng phải chiều ý anh tù tử hình. Có người tù tử hình thích chơi dế đá. Thầy chú phải mua ngay một cặp dế than, dế lửa đem vô cho y. Tờ mờ sáng y la lối om sòm, bắt phải đưa cặp dế ra sân để dế quần sương, lấy hơi đất, lấy cỏ tươi cho dế ăn. Rủi dế nhẩy mất, anh tù bỏ ăn, xếp khám phải đến ngoài song sắt năn nỉ anh, bắt nhân viên đi tìm mua ngay cặp dế khác.

Mỗi sáng từ tử hình được ăn điểm tâm cà phe sưã, bánh mì bơ hay hủ tíu, mì, bánh bao, xiếu mại.  muốn ăn gì, thầy chú phải lo đi mua đúng thứ y muốn. Xong điểm tâm thầy chú phải hỏi người tù tử hình muốn ăn món gì bữa trưa, bữa tối, như cơm sườn nướng, cơm tôm càng rim. Cơm chiên Dương Châu, cơm thịt heo quay, cơn xá xíu. Những món này được giao cho nhà thầu nấu cơm tù cung cấp. Tất cả chi phí do Nhà Nước trả.

*

Lần thứ hai tôi phải xuống khám còng chân vì tôi bị tê, bị xuội hai chân và cánh tay mặt. Lúc ấy khám 1 quá đông người, tôi được đưa sang nằm nơi khám 2, nhỏ hơn, tôi không bị còng chân nhờ lịnh của bác sĩ . Khi tôi vào, khám chỉ có một tù mi-nơ khoảng 18 tuổi, bị bịnh ho lao, gầy còm, ốm hen, coi bộ khó sống.

Bữa cơm trưa ngày thứ bẩy có thịt heo kho với nước muối. Mỗi người tù được hai miếng thịt heo như hai ngón tay. Gã tù mi-nơ nói với tôi:

“Em sắp chết. Xin anh cho em thêm chút cơm, chút thịt. Em ăn lần cuối để chết. Ở tù cực quá, anh ơi.”

Tôi cho hắn nửa phần cơm và trọn phần thịt của tôi. Ăn xong, hắn nằm ưỡn bụng tròn vo, thở ì ạch.

Đến khoảng chín giờ tối, người ta khiêng vào và quăng lên sập xi-măng một anh tù, nói là tướng cướp Bình Xuyên vừa từ Bót Catinat chuyển sang. Người anh tù này đầy máu. Anh nằm thiêm thiếp, đến khuya bỗng anh kêu rống lên một tiếng thảm thiết rồi dựng người lên, lộn đầu xuống dưới sạp mà chết. Một chân anh còn mắc trong còng, người anh gập cúp trên lối đi. Tôi kêu gọi Xếp Khám. Không ai tới. Xác người tù chết không được đưa ra ngoài. Tôi sợ nếu chờ đến sáng, xác anh tù sẽ cứng đơ, làm sao mang đi chôn. Phải đỡ anh lên, cho anh nằm trên sập ngay ngắn. Nhưng tôi bị tê bại, sức một mình làm không nổi. Tôi lay gã tù mi-nơ. Gã cũng chết rồi. Tôi đành một mình hì hục kéo, đẩy xác anh tù Bình Xuyên cho lên nằm trên sập.

Đêm hôm ấy một mình tôi nằm giữa hai xác chết trong khám hẹp nặng mùi tử khí, lòng sầu thảm khôn cùng.

Ngưng trích “Từ Khám Lớn đến Côn Đảo.”

T do tht s là gii thoát khi dc vng ch không bao gi là t do tho mãn dc vng” không liên can gì đến chuyện Ở Tù!

Trên Internet không có tấm ảnh nào của Nhà Văn An Khê Nguyễn Bính Thinh. Trên những Trang Tiểu Thuyết Việt không thấy Trang nào có bản Hồi Ký “Từ Khám Lớn đến Côn Đảo.”

7 Responses

  1. Anh Hoàng kính,Theo tôi nhớ không nhầm thì phim Hai Chuyến Xe Hoa do Thanh Nga và Thanh Tú đóng vai chính. Trong phim Thanh Tú bị mù hai mắt do nổ trong phòng thí nghiệm. Phim chiếu hình như khoảng 1965.

  2. […] – Kỳ án “Âm mưu ăn cắp xe đạp!” (Dân Luận). – TU và TÙ (Hoàng Hải […]

  3. […] CÓ NÊN ẢO TƯỞNG VỀ CÁI KHIÊN? -(Phuongbich)    —   TU và TÙ  – (Hoà… […]

  4. […] biết có tố cáo? – Tidana – Kỳ án “Âm mưu ăn cắp xe đạp!” (Dân Luận). – TU và TÙ (Hoàng Hải Thủy). – Án tuyên 9 năm, Cục thi hành án “phớt lờ” (LĐ). […]

  5. Người nào thoát khỏi sự sai sử của dục vọng, lòng ưa thích, người đó cũng thoát được sự sai sử của khổ đau, lòng chán ghét. 2 cái đó là 2 mặt của 1 đồng tiền, đạt được cái này thì cũng đạt được cái kia và ngược lại. Trên đời ít ai làm được như vậy lắm, trừ Đức Thích Ca và một ít danh tăng. Triết lý đạo Phật cao thâm và khó hiểu, chúng ta không thể phê phán, đánh giá dựa vào suy luận bình thường.

  6. Kính Hoàng-Lão Công-Tử,

    Nhân đọc bài viết này,bài viết về tù.kính xin Hoàng-Lão Công-Tử cho em được gởi ké vào đây bài viết về tù cải tạo.
    Em rất vui khi thấy sức khỏe của Hoàng-Lão Công-Tử vẫn ngon lành và viết đều đặn gởi đến đọc giả những bài thật hay và ý nghĩa.

    Truyện ngắn
    Nỗi Uất Hận Của Vị Tướng Thất Trận.

    Một buổi sớm mai bầu trời có nhiều sương mù giăng dầy đặc khắp cả một vùng toàn rừng và đồi núi xung quanh,có hai người đàn ông,một già một trẻ,kẻ trước người sau lầm lũi đi về hướng những căn nhà của cán bộ trại tù cải tạo.Người trẻ đi sau có đeo cây súng AK trên vai, đó là viên vệ binh oắt con mặt lúc nào cũng vênh váo và thái độ thì rất lấc cấc.Viên vệ binh này nổi tiếng xấc xược với tất cả những người được gọi là cải tạo viên,dù người đó lớn tuổi đáng cha đáng chú của anh ta.Người đi trước lớn tuổi hơn và đó chính là vị Tướng bị thất trận và bị phỉnh gạt để phải có mặt ở chốn rừng thiêng nước độc này từ nhiều tháng qua. Theo cách làm việc của những người được gọi là cách-mạng,thì, luôn luôn bất ngờ và bí mật. Dù không được báo trước là sẽ đi đến đâu và làm gì, nhưng ông Tướng đoán biết là ông sẽ lại phải chịu bị thẩm vấn về một điều gì đó mà “cách-mạng” mới biết – hay đã biết rõ – nhưng muốn thẩm tra lại.Bản tính nghi ngờ cố hữu của người cộng-sản luôn luôn là vậy.
    Viên vệ binh đưa ông Tướng vào trong một căn phòng và nói:
    – Anh đứng chờ đấy.Cán bộ sẽ đến nàm việc với anh ngay bây giờ.
    Nói xong viên vệ binh liền đi ra khỏi phòng.Còn một mình, ông Tướng nhìn quanh quan sát căn phòng.Căn phòng vuông vức và không lớn;chỉ có một cái bàn và hai cái ghế.Căn phòng chỉ có một cái cửa duy nhất mà ông Tướng vừa bước chân qua. Từ khi bị đưa về trại tù này,hôm nay là lần đầu tiên ông Tướng được đưa đến đây. Ông Tướng đã hiểu đúng là mình được đưa đến đây để làm gì.Ông Tướng quay mặt lại nhìn ra phía sau lưng. Ông thấy tên vệ binh đáng tuổi con cháu ông vừa đi chân vừa đá những viên sỏi trên đường. Ông nhếch môi mỉm nụ cười nhẹ.Một nụ cười thương hại cho những người trẻ miền Bắc đã bị nhồi vào sọ một chủ thuyết chỉ biết hận thù và xảo trá, nên họ mới có thái độ và những lời nói vô cùng xấc xược với những người bị thất thế mà phải vào đây,dù người đó có đáng tuổi cha ông của họ.Đối với những người vệ binh có nhiệm vụ trong các trại tù mà ông đã ở qua, ông không hề oán trách hay giận họ khi họ có những thái độ và lời nói có tính miệt thị,hỗn xược với ông. Mà,nếu có trách oán thì ông chỉ trách oán những người từ một đất nước xa lạ đã đến trên quê hương ông gọi là giúp đỡ mọi phương tiện phòng thủ để chống lại cộng sản phương Bắc đang âm mưu thôn tính các nước trong vùng. Từ đó, kẻ thù cùng màu da và tiếng nói với ông đã có lý do để tạo ra cuộc chiến tranh tương tàn.Khi quân đội miền Nam đang chiến thắng trên hầu hết các mặt trận thì những người xa lạ kia liền rời bỏ quê hương ông ra đi sau khi đã cúp hết mọi viện trợ, để lại bao đau thương tang tóc uất hận cho đồng bào ông và,buộc quân đội hùng mạnh mà ông đang phục vụ phải buông súng đầu hàng trong tức tưởi. Quân đội miền Nam thật sự hùng mạnh và lừng danh với các sư đoàn thiện chiến,với các quân nhân gan dạ không hề biết sợ chết, quyết đem thân mình ra chống trả lại sự xâm lăng để bảo toàn cuộc sống hạnh phúc ấm no cho đồng bào.Quân đội anh dũng đó đã và đang bị những đòn thù tàn độc mà kẻ thù cố ý giáng xuống bất cứ ở đâu và bất cứ nơi nào trên thân thể của những người được gọi với mỹ từ cao đẹp là,cải tạo viên.
    “Buồn não nề và hận tận xương tủy”. Đây là câu mà ông Tướng thường thốt ra mỗi khi ông nhớ lại những tháng ngày tung hoành trên khắp bốn quân khu, và, với hiện tại. Ông buồn và hận vì đại đơn vị do ông chỉ huy chưa được đánh một trận nào ra hồn mà đã phải bị bắt buộc đầu hàng… dẫn đến việc ông phải đi trình diện để vào tù. Ông Tướng lại nhớ đến vị Tướng Tư-Lệnh Quân-Đoàn. Một vị Tướng tài giỏi và đức độ nhưng cô đơn.Trong trận Điện-Biên-Phủ ông đã từng bắt nhịp bài Quốc-ca Pháp La marseillaise cho lính Quốc-gia Việt-Nam vừa hát vừa xông lên phản kích ở đồi C1 và được các sĩ quan Pháp nể phục.Ông Tướng Tư-Lệnh Quân-Đoàn đã tự tìm đến cái chết để minh oan với toàn quân và toàn dân về việc thượng cấp đã đổ hết mọi tội lỗi cho ông trong cuộc lui quân khỏi vùng cao-nguyên.
    Cái còn lại trong cuộc đời mỗi con người là ân nghĩa. Ân nghĩa như dòng suối mát tưới trên một đời người,một kiếp người. Vị Tướng Tư-Lệnh Quân-Đoàn đã sống trọn vẹn ân nghĩa…cho đến ngày ông không còn trên cõi đời này nữa.Ông Tướng tin rằng,với một người như vị Tư-Lệnh Quân-Đoàn sẽ luôn mỉm cười nơi chín suối.Nếu ông Tướng là người không có đạo Công-Giáo thì ông đã gặp lại vị Tư-Lệnh tài ba và đức độ của ông từ lâu rồi.Một phát súng vào đầu, đó là việc mà ông đã từng muốn thực hiện trước khi Sàigòn thất thủ.
    Ông Tướng không hề ân hận khi quyết định ở lại với quê hương đất nước mà ông đã quyết dâng hiến cả cuộc đời để bảo vệ đến cùng.Ông là một trong những vị Tướng lãnh vào những ngày thủ-đô Sàigòn hấp hối vẫn còn phương tiện,còn trực thăng để bay ra hạm đội 7. Ông ở lại và hãnh diện vì đã làm tròn bổn phận: Tổ-Quốc – Danh-Dự – Trách Nhiệm. Ông Tướng không lúc nào là không nhớ đến vợ con. Ông thương người vợ hiền và chung thủy đã quyết định ở lại quê hương cùng ông và chấp nhận mọi sự nghiệt ngã sẽ giáng xuống gia đình,nên đã từ chối lời mời của viên Đại Tá Chỉ huy phó cơ quan DAO muốn giúp đưa đi di tản.
    Ông Tướng vẫn đứng yên trước cái bàn và hai cái ghế.Hai mươi phút đã trôi qua mà vẫn chưa có ai đến để gọi là làm việc với ông.Có lẽ kẻ thù muốn làm nhục ông bằng cách bắt ông phải đứng chờ dù trong bao lâu mà không được ngồi,nếu chưa được phép. Một sự lăng nhục có chủ ý và điều đó đã làm cho kẻ thù của ông lấy làm sung sướng.Họ sung sướng được hành hạ,được lăng nhục tất cả những vị sĩ quan của miền Nam,đặc biệt là những người mang cấp Tướng;là những người đã từng đánh cho họ tan tác và chạy trối chết đến phải trốn chui trốn nhủi tận trong rừng sâu.Nhưng,nếu như họ hả hê sung sướng một, thì ông Tướng lại hả hê sung sướng gấp bội phần.Cho đến nay và mãi mãi kẻ thù sẽ không bao giờ khuất phục được ông.Kẻ thù đã áp dụng mọi cực hình tinh vi và tàn độc nhất… Ông và các vị Tướng thất thế luôn giữ thái độ của ngườiTướng lãnh từng chỉ huy các đại đơn vị,nên, dù trong tình thế nào thì kẻ thù cũng không bao giờ dám khinh thường.
    Ông Tướng buồn bã nhìn lên tấm hình treo trên cao sau cái ghế.Cái ghế mà lát nữa đây sẽ có người cán bộ ngồi vào đó.Và,người đó dù với cấp bậc nào thì cũng có quyền bắt ông Tướng phải nói ra những điều mà người đó muốn.Tấm hình lớn treo trên cao chụp gương mặt người đàn ông già với râu tóc bạc phơ mà đồng bào miền Bắc xem như là ông thánh.Trái lại, đối với ông Tướng và đồng bào miền Nam thì lại xem ông là tên tội phạm đã đem một chủ nghĩa man rợ vô nhân tính vào quê hương để gieo rắc đau thương,hận thù,chia ly và tang tóc đến với mọi người.
    Ông Tướng vẫn yên lặng đứng thẳng người trước cái ghế mà lát nữa đây ông sẽ ngồi vào đó. Ông sẽ ngồi vào cái ghế mà kẻ thù đã ví đó là ghế của bị cáo.Cũng như ở những nơi khác,cái ghế này đặt cách xa cái bàn khoảng nửa thước ngầm cho người ngồi vào ghế đó biết mình là tội phạm.Tội không chịu buông súng sớm hơn để…được giải-phóng sớm hơn.Ông Tướng miên man nghĩ,nếu như cuộc chiến chấm dứt mà phần thắng nghiêng về những người miền Nam thì kẻ thù chắc chắn sẽ được đối xử đúng phẩm cách, đúng đạo lý và đúng với bản tính của con người Việt-Nam,là nhân đạo.
    Cánh cửa sịch mở,một vị sĩ quan đeo cấp hàm đại úy xuất hiện.Viên đại úy đi thẳng đến cái ghế đặt sau cái bàn và rồi anh ta cố ý làm như là bận rộn tìm chỗ để đặt cái “xắc cốt” nên không nhìn đến ông. Ông Tướng quan sát viên sĩ quan. Anh ta là hiện thân của giai cấp bần cố nông vì cái mặt nhìn thật ngu đần và gian ác,với mái tóc như rễ tre trên cái mặt đen xạm và tai tái của người bị bệnh sốt rét quanh năm.Cái hàm răng của viên sĩ quan làm cho ông Tướng nhớ đến những năm tháng ông phục vụ ở vùng đồng bằng sông Cửu-Long.Trong một đơn vị kia có một người lính gan lì và sát cộng nổi tiếng đến độ Việt-cộng tìm mọi cách để trừ khử mà không được. Đó là theo lời khai của các cán binh Việt cộng khi bị bắt. Một hôm ông ghé thăm đơn vị này,các đồng đội của anh lính sát cộng trong một lúc vui đùa đã chỉ vào người lính có hàm răng trên nhô ra như mái hiên nhà và nói với ông: “Trung Tá ơi,thằng này ngoài tài sát cộng,nó còn có tài nạo dừa chỉ trong tích tắc là hết một trái mà không cần đến bàn nạo.” Nghĩ đến những trái dừa làm cho ông Tướng nhớ đến một vùng quê hương nổi danh với món kẹo dừa thơm ngon và béo ngậy. Những viên kẹo dừa thơm phức và ngọt lịm làm cho ông Tướng phải nuốt vội nước miếng.Một trong những phương pháp trả thù của kẻ thù là không bao giờ cho những “cải tạo viên” được ăn no nhưng lại bắt phải làm việc thật nhiều và thật nặng.Nhìn tướng bần-cố-nông của viên Đại úy, ông Tướng đoán trình độ học vấn của anh ta chắc chắn chỉ i tờ…đã làm cho ông,một lần nữa phải thốt ra câu: “Buồn não nề và hận tận xương tủy”.
    Sau khi viên sĩ quan đặt được cái ‘xắc cốt” lên bàn và kéo ghế ngồi,hắn chỉ tay vào cái ghế trước mặt:
    – Anh…ngồi xuống đấy đi.
    Ông Tướng từ từ ngồi xuống với hai tay đặt trên đùi. Ông Tướng hơi ngẩng đầu nhìn lên cao nhưng lại vội vàng cúi xuống nhìn ngay mặt viên sĩ quan;tuy có ngu đần nhưng cũng đỡ hơn nhìn hình tên tội phạm.
    Viên sĩ quan rót nước trà vào hai cái ly,hắn đặt ly nước trà trước mặt ông Tướng và mời:
    – Mời anh dùng cốc lước chè cho ấm.Giời hôm lay hơi nạnh đấy.
    Ông Tướng mỉm nụ cười nhưng vẫn ngồi yên và mắt vẫn nhìn ngay mặt viên sĩ quan chờ đợi.Từ khi phải đi tù, ông Tướng đã tiếp xúc với những người sĩ quan đối nghịch từ cấp nhỏ cho đến cấp Tướng. Nhiều người trong họ nói ngọng N ra L và ngược lại.Mặc dù là người đang có quyền nhưng rõ ràng viên sĩ quan đã tỏ ra lúng túng khi thấy thái độ của ông Tướng nhìn mình và cười mỉm. Anh ta cố giữ cho bình tĩnh khi cầm bao thuốc lá Sông-Hương,một loại thuốc thơm cao cấp rút ra một điếu gắn lên đôi môi thâm đen sì và đốt hút.Hút xong một hơi dài,anh ta đưa bao thuốc về phía ông Tướng và mời:
    – Mời anh.
    – Cám ơn cán bộ,tôi không hút.
    – Anh không hút thuốc à?
    – Có…nhưng hiện tại tôi không thấy thèm.
    Viên sĩ quan để bao thuốc lá bên cạnh,bên tay trái của anh ta rồi từ từ lấy trong cái “xắc cốt”ra một tập hồ sơ.Viên sĩ quan nhìn vào tập hồ sơ và nói chứ không nhìn ông Tướng:
    – Hôm lay tôi được trên giao nhiệm vụ đến gặp anh để hỏi anh một vài vấn đề…cho được sáng tỏ hơn.Anh cũng hiểu nà chúng tôi đã biết hết mọi chuyện rồi nhưng chúng tôi vẫn muốn tự anh viết ra để trên có cơ sở đánh giá xem anh có thành thực và đã nĩnh hội được như thế lào về cách-mạng. Trong bản tự khai của anh có hai vấn đề mà anh cố tình giấu giếm không viết ra.Buổi lói chuyện hôm lay nà cơ hội để cho anh lói ra hết những gì còn nấn cấn trong nòng anh.Chúng tôi muốn biết nà…giai đoạn…từ núc anh về chỉ huy một đại đơn vị thuộc Quân khu II cho đến khi anh nên Tướng,cụ thể anh đã giết bao nhiêu người chiến sĩ cách-mạng của chúng tôi mà trong tờ khai không thấy anh viết ra?
    – Tôi vào…
    Trong một phút sơ hở vì phải chú ý lắng nghe xem viên sĩ quan muốn nói gì,hỏi gì với giọng ngọng nghệu và đặc sệt của người dân Nghệ-Tĩnh,nên, ông Tướng đã để cho viên sĩ quan chỉ tay vô mặt ông và nói như quát:
    – Trước khi trả nời tôi hay anh muốn lói với tôi điều gì anh phải…thưa gởi cho đúng phép nhé.Chúng tôi nà cán bộ được đảng giao trách nhiệm giáo dục các anh để trở thành người có ích cho xã-hội.Chúng tôi sẽ nghiêm trị bất cứ người lào vẫn ngoan cố không chịu tiếp thu những gì chúng tôi đã truyền dạy.
    Sau câu nói,viên sĩ quan thay đổi nét mặt và nhìn ông Tướng vẻ dịu dàng hơn:
    – Bây giờ anh lói tiếp đi.
    Ông Tướng nuốt nhanh nước miếng như nuốt nỗi uất nghẹn vào tận đáy lòng. Quân đội mà ông từng phục vụ luôn tôn trọng phẩm cách con người, dù người đó là người dân bình thường hay là kẻ thù bị lính của ông bắt được. Ông Tướng từng cảm thấy phiền lòng khi biết được những người an ninh thuộc quyền ông đã có hành vi tra tấn hay lời nói mạt sát với những người cán binh Việt cộng trong lúc bị thẩm cung;ngoại trừ những người ngoan cố.Nhưng,hôm nay vị thế của ông Tướng đã khác rồi.Được làm vua,thua làm…tù binh.Mà,tù binh của cộng-sản thì phải chịu đủ mọi thứ hành hạ. Ông nói nho nhỏ trong miệng câu mà ông vẫn thường nói: “Buồn não nề và hận tận xương tủy”.
    – Thưa cán bộ,tôi về Quân khu II năm 1972 và chỉ huy một trong những binh chủng thiện chiến nhất của miền Nam.Tôi đã chỉ huy nhiều chiến dịch và những trận đánh…Chẳng hạn như trận Pleime năm 1965 và 1974. Đặc biệt là năm 1974 khi Sư đoàn 320…của cách-mạng,sau ba mươi ba ngày đêm với hai mươi hai lần tấn công biển người vào căn cứ…chỉ có năm Đại đội phòng thủ,nhưng, đã không chiếm được căn cứ.Nếu cán bộ muốn biết chúng tôi đã giết bao nhiều người của cách-mạng thì tôi xin xác nhận là…rất nhiều.Tôi chỉ có thể phỏng chừng là…nhiều chục ngàn…
    Viên sĩ quan ngắt ngang lời ông Tướng và hỏi:
    – Anh có thấy đó nà tội ác chống nại nhân dân chống nại cách-mạng với vũ khí của bọn Mỹ không?
    – Thưa cán bộ, đã là người lính,mà lại là người lính trong suốt hai mươi hai năm trời ngoài mặt trận để chống lại sự xâm lăng…
    Viên sĩ quan đổi sắc mặt giận dữ và đập mạnh tay lên bàn. Đôi con mắt của anh ta long lên như tóe lửa nhìn ngay mặt ông Tướng thất thế và quát lên thật lớn đến văng cả nước miếng ra bàn:
    – Anh phải nhận định cho rõ ai nà người xâm năng mới được.Có phải đó nà bọn Mỹ ác ôn không?Bọn Mỹ đã đem vũ khí súng đạn tàu bay tàu thủy vô xâm chiếm lước ta và còn được bọn ngụy các anh tiếp tay lên đảng của chúng tôi mới phát động cuộc chiến tranh giải-phóng và đã đưa đến thắng nợi hoàn toàn vào lăm một chín bảy nhăm. Đảng của chúng tôi đã nãnh đạo công cuộc giải phóng miền lam khỏi bọn xâm nược Mỹ,và đánh cho bọn ngụy ác ôn các anh phải đầu hàng vô điều kiện để đưa đến thắng nợi nà vì đảng của chúng tôi, quân đội anh hùng của chúng tôi được toàn dân ủng hộ.Anh nà Tướng anh phải thấy rõ điều lày hơn ai hết để mà ăn lăn hối cải qua việc học tập và nao động để trở thành người có ích cho xã hội sau lày.Lếu các anh cải tạo tốt thì rồi đây trên cũng sẽ xem xét mà dùng nại các anh tùy theo khả lăng và trình độ nhận thức của mỗi người.
    Viên sĩ quan ngưng nói và cầm ly nước trà lên uống.Viên sĩ quan thấy ông Tướng ngồi im như lắng nghe nên anh ta cố tỏ ra nhã nhặn với ông Tướng và hỏi với giọng nhẹ nhàng hơn:
    – Một điều quan trọng lữa cũng không thấy anh viết ra đó nà:Anh nà người được nên Tướng sau cùng của miền lam để lắm quyền Tổng-chỉ-huy cuộc tháo chạy khỏi cao-nguyên.Chúng tôi muốn anh lói ra đây rõ ràng và chính xác cái kế hoạch rút quân khỏi cao-nguyên của anh như thế lào mà để rồi bị chúng tôi đánh đến không còn một manh giáp lào cả,nà sao?
    – Thưa cán bộ,cán bộ cũng là quân nhân và cũng có cấp bậc cao thì cán-bộ cũng hiểu là,ngoài tôi là vị Tướng mới được vinh thăng thì Quân-đoàn còn có vị Tư lệnh và Phó Tư lệnh.Quân-đoàn có nhiều đơn vị,có nhiều cơ quan,tôi đâu biết là những đơn vị nào, đồn trú ở đâu,ai chỉ huy…Vậy làm sao tôi thảo kế hoạch và điều động được để gọi là Tổng-chỉ-huy?
    – Thế… đài phát thanh Sàigòn và đài quân đội… Chẳng nẽ họ lói sai?
    – Thưa cán bộ,tôi không biết vì đâu và do ai mà đài phát thanh đã gọi tôi là Tổng-chỉ-huy trong khi hai vị Tư-lệnh và Tư-lệnh-phó Quân-đoàn còn đó…thì làm sao tôi là Tổng-chỉ-huy cho được…Do đó tôi đã không viết ra trong bản tự khai.
    Viên sĩ quan bây giờ không còn nhìn ông Tướng với ánh mắt hằn học nữa.Anh ta nhìn vào tập hồ sơ trước mặt và hút thuốc liên tục,chứng tỏ anh ta đang bị bối rối và suy nghĩ nhiều.Có lẽ viên sĩ quan thấy điều cần muốn biết đã được ông Tướng giải đáp thỏa đáng nên một lúc lâu sau,viên sĩ quan kết luận:
    – Thôi,hôm lay nàm việc với anh như thế nà tạm đủ.Hy vọng những nần tới anh sẽ…tiến bộ hơn và sẽ cho chúng tôi biết nhiều việc hơn.Anh về và viết nại bản tự khai khác rồi sẽ có người đến nhận.Thôi,anh về nghỉ…cho khỏe.
    Viên vệ binh có cái mặt lấc cấc đã đứng chờ ngoài cửa khi ông Tướng bước ra. Ông Tướng bước từng bước chầm chậm đi trước tên vệ binh về hướng lán trại, nơi ông đang phải bị giam giữ chẳng khác gì Chúa-Sơn-Lâm bị giam trong lồng sắt. Ông Tướng chính là Chúa-Sơn-Lâm,là con cọp đầu đàn của một đại đơn vị thiện chiến thuộc vùng rừng núi. Nhìn khung cảnh chung quanh trại tù, ông Tướng bùi ngùi nhớ lại những người lính đã cùng ông Tướng xông pha chiến trận ngày nào;không biết bây giờ họ ra sao. Ông Tướng nhớ đến vị sĩ quan Thiếu-Tá Tiểu-đoàn-trưởng anh hùng trong trận Pleime 1974 đã làm cho cả một sư đoàn Việt cộng phải ôm hận. Ông ấy là người sĩ quan giỏi,đã dẫn đơn vị nguyên vẹn băng rừng từ Quãng-Đức về đến Long- Khánh, còn nhập vào Sư-Đoàn 18 đánh một trận để đời nữa. Đó là một trong những cấp chỉ huy ưu tú mà ông Tướng có được.Rất tiếc thời cuộc không cho phép ông Tướng thực hiện những gì ông ấp ủ.
    Nhìn về nơi lán trại vẫn còn chìm trong màn sương trắng, ông Tướng như thấy người vợ hiền và những đứa con thân yêu đang đứng đó… đưa những cánh tay gầy guộc về phía ông làm cho trái tim ông Tướng nhói đau như bị mũi dao ghim vào. Ông Tướng cúi đầu nhìn xuống bước chân ông đang bước những bước nặng nề và nói khe khẽ:
    – Buồn não nề và hận tận xương tủy!./.
    Topa ( Hòa-Lan )

Leave a comment