• Năm 25 tuổi

    hoang-hai-thuy-25-tuoi.jpg

    Hoàng Hải Thủy, năm 25 tuổi, trong căn nhà 78/5 đường Mayer, mới đổi tên là đường Hiền Vương, Tân Định, Sàigòn, Năm 1957.
  • Thể Loại

  • Được yêu thích …

  • Bài Cũ

Anh Khóa Ơi …!

May NhacNhững năm 1940 xanh thắm ngày xưa nhà tôi có cái kèn hát — thời xưa ấy Bắc Kỳ chúng tôi gọi cái máy hát — phonograph — là kèn hát, bánh mì là bánh tây — cái kèn hát chạy bằng dây cót — Nam Kỳ là dây thiều — đĩa hát 78 “tua”: đĩa quay 78 vòng trong 1 phút. Đĩa hát của nhà tôi gồm khoảng mười mấy đĩa Việt Nam: Bồng mạc, Sa mạc, Ru em, ba, bốn đĩa nhạc Pháp; tôi nhớ trong số có đĩa Poema — ông bố tôi không thích nghe Tino Rossi — và đĩa Việt: Anh Khóa ơi..”

— “Anh Khóa ơi.. Em tiễn chân anh ra đến tận bến tầu…”

Tôi nhớ đĩa hát “Anh Khóa ơi..” vì tôi là tên chuyên mở kèn hát, lên dây cót, chạy đĩa cho ông bố, bà mẹ tôi nghe những buổi chiều thứ bẩy, chủ nhật ông bà ngồi chơi ở bộ sa-lông Tầu. Gần như lần nào ông bà nghe kèn hát tôi cũng chạy đĩa “Anh Khóa ơi..”

Chiến tranh Việt Pháp đến vào cuối năm 1946, nhà tôi mất cái kèn hát ấy.

Thời gian qua đi — những ngày như lá, tháng như mây — Vèo trông lá rụng đầy rừng.. Ái ân phù thế có từng ấy thôi.. Thấp thoáng vậy mà năm mươi mùa lá rụng đã đi qua cuộc đời.

Thơ Thi Sĩ TCHYA — Tẩy Sia — tức ông Nhà Văn Đái Đức Tuấn:

Thời gian vỗ cánh bay như quạ,
Bay hết đường xuân kiếm chỗ ngồi.
Rượu hết, gà kêu, cô cuốn chiếu.
Quay về còn lại mảnh tình tôi.

Mùa hạ năm 2008 ở Rừng Phong lòng vòng Hoa Thịnh Đốn, tôi gập lại “Anh Khóa” ngày xưa khi tôi — đêm vắng, phòng ấm, đèn vàng, an ninh 500/100, tôi nằm — đọc ông Lãng Nhân Phùng Tất Đắc viết về ông Á Nam Trần Tuấn Khải trong quyển Nhớ Nơi Kỳ Ngộ:

Ông Lãng Nhân viết:

TRẦN TUẤN KHẢI

Bút hiệu Á Nam. Một nhà nho dùi mài kinh sử mà chỉ đậu khóa sinh, nhưng có sở đắc về thơ Nôm.

“Anh Khóa” sống trong cảnh thanh bạch dưới một mái nhà tranh trong ấp Thái Hà, lúc nào cũng nhã nhặn áo the thâm, khăn xếp, giày Gia định, giọng bình văn ấm cúng, đôi khi nẩy tiếng tơ trên đàn nguyệt, khiến cho mấy cô thôn nữ trong vùng những lúc canh khuya cầm lòng chẳng đậu.

“Anh Khóa” nổi tiếng nhất về những bài hát ái quốc:

“Anh Khóa ơi. Trông bốn phương non nước những mông mênh, trời Âu, bể Á một chiếc thuyền tình anh biết ghé nơi nao..

Em thương anh cũng bậc anh hào, ngang trời, dọc đất dễ anh nào đã chịu thua ai..

Anh Khóa ơi.. Trời cao cao mà bể lại sâu sâu, hỏi rằng trời bể có thấu nỗi nhau chăng là?

Còn non sông, em còn quyết chí đợi chờ, tàu bay, tàu lặn đến bấy giờ ta sẽ lại gặp nhau.”

Bài này được bí mật truyền tai cho những đám hát xẩm để nghêu ngao nơi các bến tàu thủy, hàng ngày nhắc nhở lòng yêu nước trong đám đông hành khách bình dân.

Geneva 1954, Việt Nam bị chia cắt, một triệu — có thể hơn, có thể kém, nhưng ta cứ cho tròn một Tê cho tiện việc sổ sách — bà con Bắc Kỳ chạy nạn cộng sản bỏ sập gụ, tủ chè, mồ mả cha ông, dắt díu nhau ri cư vào Nam; trong số có ông Lãng Nhân và ông Á Nam.

Và “thời gian — lại — vỗ cánh bay như quạ..” Thơ ông Tchya Đái Đức Tuấn — những năm 1980 ông Lãng Nhân rời Thành Hồ sang sống ở Anh quốc; ông viết Nhớ Nơi Kỳ Ngộ, và đây là đoạn ông viết tiếp về ông Á Nam:

Nhớ nơi kỳ ngộ: Thế rồi đến “Tháng Tư Đen”.

Giữa lúc nhốn nháo, cả triệu đồng bào bị tù đày, kìm kẹp, cả triệu người khác xấp ngửa xô nhau ra biển, đến nỗi mấy trăm ngàn vùi thân bụng cá, thì báo đăng bài sau đây:

ĐỔI KIẾP ĐỜI

Cuối xuân Ất Mão (1975) tiếng súng cuối cùng Sàigòn-Chợ lớn đã tắt, ngọn cờ giải phóng tung bay khắp miền Nam, nước Việt Nam ta hoàn toàn sạch vết quân xâm lược. Những quân tay sai bán nước đều cao bay xa chạy. Tác giả tuổi ngoài tám mươi này được trông thấy cái cảnh huy hoàng rực rỡ của cả dân tộc Việt Nam, trút hết nỗi uất hờn sâu thẳm trong bấy nhiêu lâu, thực chẳng khác gì tái sinh, xin viết mấy vần sau đây để góp vui cùng bạn lòng trong cõi:

Hơn tám mươi năm lộn kiếp đây
Tuổi đời: lên một, tính từ nay!
Cơm no đoàn kết mau khôn lớn
Nước sạch xâm lăng khỏi quấy rầy
Độc lập đi về nhiều chuyện thú
Tự do ăn học lắm tài hay
Nhờ ơn cách mạng bồi thêm thọ
Hưởng mãi non sông đất nước này.

Viết tại xóm lao động ngày xuân Ất mão 1975, Á Nam Trần Tuấn Khải.

Trên đây là bài viết và bài thơ Lộn Kiếp của ông Á Nam Trần Tuấn Khải đăng trên một tờ báo Việt Cộng ở Sàigòn, ông Lãng Nhân trích đăng và viết thêm:

Lãng Nhân:

Tôi bàng hoàng, không ngờ lại thấy thái độ này ở người bạn cũ, tự hỏi: thế thì năm 1954 lặn lội vào miền Quốc Gia làm gì thế nhỉ! Sau nghe ông được cấp lương dưỡng lão, lại được chữa chạy trong bệnh viện Vì Dân như một nhân viên cao cấp, cho đến lúc từ trần vào mùa xuân 1983, thọ 90 tuổi. Tôi ngậm ngùi nhớ lại câu ông viết mà tôi thường nhắc tới: “Hai vai thân thế, một gánh giang san, cuộc văn chương dẫu đến khi thân tàn, ma dại ngọn bút quan hoài biết bao giờ cho rác mực!” Thì nay quả có như vậy: bút nào ráo được mực trước “bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương”.

Việt Nam Thi Nhân Tiền Chiến, tác giả Nguyễn Tấn Long, nhà Xuất Bản Văn Học Việt Cộng xuất bản năm 1996, trong phần viết về Á Nam Trần Tuấn Khải, có đoạn dưới đây, nguyên văn:

Mừng Anh Khóa về

Lời cụ Á Nam, trích:

Nhân vừa đây hai bạn làng văn từ Hà Nội vào Nam có nhã ý ghé thăm tôi trong khi đương nằm giường bệnh. Bạn vui cười hỏi: “Nay anh Khóa đã về, hỏi chị Khóa đã hả lòng chưa? Nghe câu hỏi bất giác cảm động trong tâm, nên sau khi tiễn bạn tôi viết mấy vần tiếp theo ba bài trước (Tiễn chân Anh Khóa xuống tàu — 1914, Mong Anh Khóa — 1915, Gửi thư cho anh Khóa — 1922) cũng gọi là đáp lại tấm lòng cảm trước, mừng sau để các bạn làng văn cùng rõ:

Anh Khóa ơi.. Nhớ từ khi em tiễn chân anh xuống tận bến tầu..

Mấy mươi năm đằng đẵng em những âu sầu chờ đợi tin anh…

Bài “Mừng Anh Khóa về..” khá dài nhưng giấy báo còn phải để dành cho quảng cáo, ta chấm dứt những lời “Anh Khóa ơi, anh Khóa hỡi..” ruồi bâu, kiến đậu ở đây.

Anh KhoaTé ra, theo lời ông Á Nam, tác giả bài “Anh Khóa ơi..” thì “Anh Khóa ơi..” không phải là ông Nghè Phan Chu Trinh từ quan, rồi sau khi bị tù vì chống thực dân Pháp, bị đày ra Côn Đảo hai năm, năm 1911 sang Pháp vận động cho Việt Nam được hưởng dân quyền, mà “Anh Khóa ơi..” của ông Á Nam là ông Paul Lành Nguyễn tất Thành; ông Paul Lành cũng sang Pháp khoảng năm 1911.

Theo ông Thành Tín kể trong quyển Mặt Thật thì năm 1912 ông Paul Lành Nguyễn Tất Thành gửi từ New York, Hoa Kỳ, một lá thư viết bằng chữ Phú Lang Sa về quan Công Sứ Pháp ở Trung Kỳ, xin quan giúp cho ông bố ông — ông Nguyễn sinh Sắc — vừa bị quan Tây cách chức, nôm na huỵct toẹt là đuổi cổ, đá đít, đuổi về nhà giặt váy cho vợ — vì tội làm tri huyện mà say rượu, đánh chết người chứ không phải vì chính chị, chính em – đang vất vưởng sống rách hơn cái mền Sakymen ở Trung Kỳ.

Ông Á Nam là tác giả bài “Anh Khóa ơi..”, ông nói “Anh Khóa” của ông là ông Hồ chí Minh, ta phải nhận Anh Khóa của ông là ông Hồ chí Minh thôi. Riêng tôi, từ Tháng Tư 1975, tôi đã mất nhiều rồi, nay tôi mất thêm ông Á Nam Trần Tuấn Khải, ông Vũ Bằng Thương Nhớ Mười Hai, tôi chẳng lấy gì làm cay cú hơn.

Ông Á Nam làm thơ nói Việt Cộng vào Sài Gòn, ông được “lộn kiếp”, và tuy đã tám mươi tuổi, ông nói năm 1975 ông mới lên một. Đó là quyền của ông.

Ông Lãng Nhân thắc mắc:

“Nếu đã mê Anh Khóa Paul Lành đến như thế, năm 1954 sao ông Á Nam không ở lại miền Bắc hưởng hạnh phúc vô sản với Anh Khóa của ông mà lại vất vả ri cư vào Nam?”

Tôi théc méc: Đâu phải đến năm 1975 Anh Khóa Paul Lành Hồ chí Minh mới về nước? Anh Khóa của ông Á Nam đã về nước năm 1945. Năm 1954 thay vì ở lại Hà Nội chờ Anh Khóa của ông từ Việt Bắc về, ông Á Nam ù té chạy vô Nam tị nạn cộng sản. Lời nói và việc làm của ông Á Nam trái ngược nhau quá lắm. Nếu thật tình ông Á Nam chạy vào Nam để ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản, ông vào Nam mà vẫn mê tín Anh Khóa của ông thì cái mong của ông không phải là “Mong Anh Khóa về..” mà là “Mong Anh Khóa vào..”

Ông Á Nam “Mong Anh Khóa Paul Lành vào” Sài Gòn. Và Tháng Tư 1975 Anh Khóa của ông Á Nam đã theo bọn nón cối, giép râu, Linh Cái tóc bím, đít bự hơn cái thúng, vào Sài Gòn. Ông Á Nam không biết xấu hổ, sấp mặt nâng bi, “báo công” bài Sẩm Sờ Sẩm Soạng “Anh Khoá ơi” năm xưa là viết về anh Nguyễn Tất Thành đi sang Tây làm bồi, và quì mọp khai ông tuổi đời Tám Bó nhưng nhờ Boóc Hồ dzô Sè Goòng, ông lộn đời trở lại là Con Nít Tuổi Đời 1 Que.

Đọc chuyện Anh Khóa Ruồi Bu, tôi làm vế đối:

Mong Anh Khóa về Anh Khóa mang khóa về, Anh Khóa khóa mồm, khóa mắt, khóa tai, khóa óc, khóa tay, khóa chân, Anh Khóa khóa cả lũ. Cả lũ sống dở, chết dở vì Khóa của Anh Khóa.

Vì không có tài, chỉ làm được vế ra, tôi đã hết síu oắt; mong các vị quân tải ở tám phương trời, mười phương đất hải ngoại thương ca làm cho vế đối.

Tôi cám ơn.

*****

Thành Hồ những năm u buồn 1982, 1983, ông bạn già của tôi nói:

— Muốn người ta không gọi mình là xướng ca vô loài thì mình đừng làm những việc vô loài.

Than ôi… Đâu có phải chỉ xướng ca mới vô loài, bọn văn nhân cũng vô hạnh. “Vô loài” với “vô hạnh” có khác gì nhau.

Kẻ có học, có chữ nghĩa mà làm những việc đốn mạt còn đáng khinh hơn những người không có văn học.

Tôi xấu hổ vì tôi ở trong đám những người vô loài, vô hạnh ấy.

*****

Mời quí vị đọc Thơ cho Đỡ Buồn:

Thomas Hood (1798-1845)

Time of Roses
It was not in the winter
Our loving lot was cast;
It was the Time of Roses-
We pluck’d them as we pass’d!

That churlish season never frown’d
On early lovers yet:
O no — The world was newly crown’d
With flowers when first we met!

It was twilight and I bade you go.
But still you held me fast.
It was the Time of Roses —
We pluck’d them as we pass’d.

Mùa Hoa Hồng
Em yêu ơi, không phải mùa đông
Ta yêu nhau Tình Ta nở hoa;
Ta yêu nhau trong Mùa Hoa Hồng,
Ta hái hoa khi ta đi qua.

Mùa Hoa ấy tưng bừng vẫn nở
Quanh những người yêu nhau rực rỡ:
Ôi cõi đời toàn hoa là hoa
Khi đôi ta lần đầu gặp gỡ.

Chiều đã xuống, anh sợ chia xa,
Em vẫn yêu ôm anh thật chặt.
Đường ta đi toàn hoa là hoa
Hoa em hái tay em thơm ngát.

Robert Browning

Parting at morning
Round the cape of a sudden came the sea,
And the sun look’d over on the mountain’s rim:
And straight was a path of gold for him.
And the need of a world of men for me.

Chia ly buổi sớm
Qua đường vòng chợt thấy biển xanh,
Mặt trời nhìn ta trên viền núi.
Đường Em đi vàng ngọc long lanh,
Người ở lại nhớ Em là Anh.

Pippa’s Song
The year’s at the spring,
And day’s at the morn,
Morning’s at seven,
The hill-side’s dew pearl’d,
The lark’s on the wing,
The snail’s on the thorn,
God’s in Heaven.
All right with the world.

Ước
Suốt năm là mùa xuân,
Suốt ngày là buổi sáng,
Sương trên hoa thơm ngần,
Trời trong toàn mây trắng,
Tình Yêu cho Tình Nhân,
Hoa mưa và rượu nắng,
Chim hót trên tầm xuân,
Đời trôi trong yên lặng.
Chuá vui trong Thiên Ân.
Em bên Anh thơm ngát.

Henry Austin Dobson (1840-1924)

Triolet
I intended an Ode
And it turn’d to a Sonnet.
It began a la mode.

I intended an Ode
But Rose cross’d the road
In her latest new bonnet;
I intended an Ode
And it turn’d to a Sonnet.

Thơ Tình
Anh làm Trường Ca
Thơ hoá ra
Thơ Tình.
Vì Em đi qua
Mắt Em long lanh
Miệng Em như hoa.
Anh làm Trường Ca
Thơ hoá ra
Thơ Tình.

Thơ phóng tác do Người Anh Em Cùng Vợ với tôi là Hoàng Hải Thủy làm năm 1989 ở Trại Tù Khổ Sai Z 30 A Xuân Lộc.

5 Responses

  1. Đệ xin gởi đến Vế đối ANH KHOÁ RUỒI BU của Hoàng huynh như sau:
    1/ CHỊ MỞ KIẾN ĐẬU :
    – Đợi Chị Mở đến Chị Mở đem mỡ đến, Chị Mở mở cửa, mở nẻo, mở màn, mở mùng, mở tiệc, mở tùng. Chị Mở mở cả nhà. Cả nhà lên trợt, xuống trợt vì mỡ của Chị Mở.
    ( Chị Mở đi theo Anh Khoá, chuyên đẩy cây thoa mở bò, tức nói láo.)

    2/ CHỊ KHAI Hồi Chánh :
    – Đem chị KHAI đến, chị KHAI đ..’ khai ngấy, chị KHAI khai ông, khai bà, khai cha, khai mẹ, khai Bác, khai Đảng. Chị KHAI khai cả bầy. Cả bầy đứng đái, ngồi đái vì khai của chị KHAI.
    ( Xin lỗi các bạn, nghe tên chị đã thấy mùi, mà sao anh Khoá chịu nỗi, còn hun hít nữa, tài thiệt).
    ( KHAI cũng là mở, đối với Khoá).

  2. Kính Bố già CTHĐ,
    Tác giả quyển “Mặt thật” là BÙI TÍN chứ không phải là “Thành Tín”.
    Có rất nhiều trường hợp “ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản” tuơng tự như ông Á Nam Trần tuấn Khải, cho nên tôi không ngạc nhiên lắm khi đọc xong bài này. Sau ngày bọn ăn cướp tông cửa vào nhà của chúng ta và chễm chệ ngồi vào ghế chủ nhà, toàn thể nhân dân miền Nam đã bị đẩy ra đường và đã trở thành nhiều thứ “vô”: vô sản, vô gia cư, vô nghề nghiệp, vô lại, vô loài, vô phuớc, vô học, vô-công-rồi-nghề vv… cho nên cả nước phải chịu chung vận nạn ấy, không riêng gì bố. Buồn thì lúc nào cũng buồn cho sự đời “đen như mõm chó” (văn của bố), nhưng không cần phải mang mặc cảm suốt đời làm gì!
    Tuy VC đã dùng đủ thủ đoạn và phù phép để biến dân ta thành nhiều thứ “vô” cho giống bọn chúng, nhưng có hai thứ này mà chúng nhồi nhét mấy cũng không làm nhân dân miền Nam trở thành như chúng được: Đó là VÔ LIÊM SĨ và VÔ DUYÊN!
    Có ai vô liêm sĩ bằng VC?
    Có ai vô duyên, trơ trẽn bằng bọn ăn cướp này?
    Có cần phải kể thí dụ ra hay không, bố?

  3. Hoàng huynh nhã giám,
    Tiểu đệ vừa gõ mấy câu đối vào đây đêm qua, sáng dậy thì không thấy nó đâu, nghĩ rằng nó đang được censored hay screened gì đó, nên tạm yên tâm, chờ nó xuất hiện.
    Nhưng đệ có gởi Hoàng huynh một email, cũng đêm qua, mà Yahoo báo là Recipient (aol) không nhận, nên bị trả lại. Sáng nay, đệ lại thử gởi một invitation của Gmail cho huynh, cũng bị trả lại luôn. Vậy là có “sự cố!” hay là “ách tắc” gì rồi, Hoàng huynh coi lại xem sao? Hy vọng chỉ là “sự con” thôi, không đến nỗi bị “đầm tắc” hay “già tắc” (bồi tắc cũng vậy!).Kính.
    Bóoc Hôồ thường bảo viết văn
    Sao cho dễ hiểu vì dân ngu nhiều
    Mấy thằng cán ngố chơi liều
    Văn chương khỉ gió, đặt nhiều chữ hay!
    Đọc lên như khỉ ăn cay!
    Thằng già sống lại chắp tay xá dài!!!

  4. Khỉ nắm ! sao CTHD lại làm khó anh gìa dịch Á Nam, hỏi sao anh gìà không ở lại xứ Bắc cờ xạo que đợi anh Paul Lành, Paul dữ nào đó năm 1954 ! Lão già ” Anh Khóa ” không những có da mặt khá dầy, cái lưng khá mềm, cái đầu gối có chai, cái lưỡi con heo…, anh ta còn có cái mồm nói láo ! nói láo không biết ngượng. Mẹ kiếp ! tôi thường nghe nói Nho học tạo ra các quân tử, kể cả quân tử… tàu ! Nhưng ca’i anh khóa này thì chỉ là quân…lưu manh , hèn hạ và lộn lưỡi như cuội. Tôi dám chắc khi anh mở khóa cái rương mọt, thu vén đồ nghề là vài cuốn sách nát, ù té chạy dô Sè Gòn năm 1954 là anh khóa…sợ !. Sợ cái chi ? Ảnh sợ cái thằng khóa ” giả hiệu ” Paul Dữ mà anh bịa ra năm 1975 là anh hằng mong nhớ nó đem khóa dô miền Nam ta nó sài, để cho Vi Xi nó thí cho anh mấy ký bo bo trộn sạn đỡ đói. Cái điều anh khóa Á Nam sợ anh ” khóa Paul Lành ” mang khóa về, là điều chắc như bắp rang, chắc hơn cua gạch. Nhưng tai quái thay, anh trốn thằng khóa Paul không kịp, nó dzô Nam nó nắm được đầu anh, nó tính chuyện …khóa anh. Anh xụm bá chè, anh hết xi quách, không thể, không dám vượt biên, anh phải dùng mưu của tiểu nhân…nho !Trong khi toàn dân miền Nam quằn quại dưới tay bọn cướp búa liềm, anh già …nho tự kiếm ra giải pháp cá nhân, bằng cách bịa ra rằng thì là ngày xưa anh mần thơ cho sẩm hát, là để nhớ mong anh Khóa…Paul Lành, và nay khóa Lành về thì anh cảm thấy như anh mới lên một tuổi !!! Chó nó cũng không nghe lọt tai ! Ngày xưa, anh Á này mần vè, để thiên hạ biết anh có chữ nghĩa và ra cái điều anh cũng yêu nước thương nòi. Bao nhiêu tang thương dâu biển, bao nhiêu nước chẩy qua cầu, từ Bắc chi Nam, từ khi còn biết sờ soạng cô đầu ở Khâm thiên xứ Bắc Cờ cho tới khi già khú đế, có bao giờ, có ai, từng biết anh Á há mồm tiết lộ là anh Á nhớ thằng Khóa… Lành ??? Phịa ra để nịnh chủ mới, chó cũng không ngửi được !.Chó Việt Cộng có thể cũng biết anh gìa này xạo ke, nhưng VC nó đểu lắm, nó vờ như nó ngu; nó đưa anh gìa ngớ ngẩn này ra để làm nhục chúng ta : đây nhé, những thằng nhà văn, những thằng nhà nho, kể cả nho già thối của chúng bay, đều sợ bọn tao vãi đái, khom lưng nịnh, tao mới cho sống, để hót cho chúng tao nghe ! CTHD vốn là bậc thâm nho, tôi không dám théc méc, nhưng xin được chỉ giáo : ” Á “, chữ nho có nghĩa là ” gần như, gần bằng, kém một tí… “, có phải không ạ ? Nếu đúng thế thì Á Nam tức có nghĩa là thằng này chưa hoàn toàn là người Nam. Nó còn phải cố gắng nhiều hơn nữa thì mới thành người Nam được ! Á kim là những chất gần giống kim loại, nhưng có bao giờ lại được dùng như kim loại đâu ! Cho nên mấy anh con cháu của cái thằng Lành, thằng Dữ chi đó, chớ tưởng bở, vớ lấy cái anh Á …khẩu này mà xoa đầu nó và phét lác là đã ” lắm ” được văn nghệ sĩ miền Nam dâu nhé !.

    Về câu đối của ông Phan Si Nghi. tôi thich câu số hai. Di nhiên không phải tôi ưa chị Khai, nhưng Khai nghe nó …nho nhe hơn, hợp với anh khóa đồ nho hơn, và cũng (giao) hợp với bóoc Hồ hơn, phải không, qúy cụ..

    Ông ( cô ?) Phương Lê chắc không biết Bùi Tín có bút hiệu là Thành Tín ? CTHD it khi viết nhầm lắm !.

Leave a comment