• Năm 25 tuổi

    hoang-hai-thuy-25-tuoi.jpg

    Hoàng Hải Thủy, năm 25 tuổi, trong căn nhà 78/5 đường Mayer, mới đổi tên là đường Hiền Vương, Tân Định, Sàigòn, Năm 1957.
  • Thể Loại

  • Được yêu thích …

  • Bài Cũ

Vương Hồng Sển, “Bác Kính Trọng”, và “Chiêu Đãi Cao Cờ”

Tháng Tư 2010, Ký giả Ngô Nhân Dụng viết một bài về ông Vương Hồng Sển, một nhân vật nổi tiếng trong giới văn nghệ Sài Gòn những năm 1990. Dưới đây là vài đoạn trích trong bài viết của ông Ngô Nhân Dụng.

Vương Hồng Sển và Ngày 31 Tháng Tư 1975. Ngô Nhân Dụng. Trích:

Nhà văn Vương Hồng Sển không hay bàn chuyện chính trị. Cụ thường kể chuyện Sài Gòn năm xưa, rỉ rả về thú chơi đồ cổ, tự chế nhạo mình sống “Hơn Nửa Ðời Hư.” Năm 1993, đã ngoài 90 tuổi, cụ vẫn gắng sức ngồi viết kể tiếp những chuyện mình đã từng trải qua cuốn “Nửa Ðời Còn Lại” (Văn Nghệ xuất bản, California, 1996).

(……)

Vương Hồng Sển không bị rơi vào cảnh tù cải tạo, nhưng đã nhắc đến thời đoàn quân của Nguyễn Ánh ra chiếm Bắc Hà, chỉ có hai người trong giới sĩ phu của Nhà Lê và Nhà Tây Sơn bị chế độ mới hành hạ, là Phan Huy Ích bị bỏ tù và Cống Chỉnh bị đánh đến chết vì thù riêng. Nhắc chuyện cũ, chính là để so sánh với chính sách lừa bắt hàng trăm ngàn người đi tù mút mùa gọi là “cải tạo”! *

(.. .. .. )

Cảnh tiếp xúc hai miền Nam Bắc lúc đó, Vũ Hoàng Chương đã diễn tả qua hai câu: “Rằng vách có tai, thơ có họa – Biết lòng ai đỏ, mắt ai xanh!” Những người trí thức Sài Gòn như Vương Hồng Sển (hoặc Nguyễn Hiến Lê, Dương Nghiễm Mậu,…) chọn sống ẩn dật chứ không chịu ra làm tay sai cho bọn vua quan mới. Cụ Vương viết:

Tôi dư biết cho thân, thà làm dế sống trong hang, có lẽ được yên thân hơn là múa gáy cho trẻ nhỏ nó biết chỗ trốn, chúng đổ nước ngập hang, bắt dế về nuôi trong hộp diêm, hộp quẹt, thỉnh thoảng bắt ra đá độ, gãy càng queo râu toi mạng.” (trang 84)

Tôi – Công Tử Hà Ðông – xin góp ý:

Những người trí thức Sài Gòn như Vương Hồng Sển (hoặc Nguyễn Hiến Lê, Dương Nghiễm Mậu,…) chọn sống ẩn dật chứ không chịu ra làm tay sai cho bọn vua quan mới.”

Trang 68 trong Hồi Ký Nửa Đời Còn Lại của tác giả Vương Hồng Sển

Xin lỗi ! Nó có cho “làm tay sai” cho nó chó đâu mà chịu ra với không chịu ra! Về văn nghệ, bọn Bắc Cộng – nói riêng là bọn Tố Hữu – không dùng một văn nghệ sĩ Sài Gòn bại trận, đầu hàng nào làm tay sai. Về giới gọi là trí thức cũng vậy. Bọn Bắc Cộng có thừa những tên văn nô tay sai. Chúng khinh bỉ giới trí thức, giới văn nghệ sĩ Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà. Bọn Bắc Cộng không cho mấy tên văn nghệ sĩ VNCH trở cờ viết bợ đít chúng nó. Chúng có dùng vài tên cắc ké, đăng vài bài thổi ống đu đủ nhưng chúng bắt người viết dùng tên mới.**

Tôi thấy các văn nghệ sĩ Sài Gòn – trong số có tôi – “hèn” ở chuyện cả năm, sáu năm sau Ngày 30 Tháng Tư 1975 gần như không có một ai dám lên tiếng “than khổ,” “ than khổ thôi, đừng nói gì đến chuyện đòi hỏi quyền được sống, quyền được làm việc để sống.

Nằm đây thép rỉ, son mòn
Cái đi mất hút, cái còn lần khân.

Già Hồ, cờ máu vào đường Tự Do, những người bỏ nước chạy lấy người không thoát: Tướng Tá, Tổng Trưởng, Dân Biểu, Thẩm Phán, Thủ lãnh Ðảng Chính trị – gọi chung với cái tên “Ngụy quân, Ngụy quyền” – riu ríu cúi mặt đi tù. Những người không bị tù sống ngậm miệng, quẩn quanh xó nhà, lơ láo đầu đường, góc phố, lê lết cà phe-rượu đế vỉa hè, thấy mắt vợ con nhìn mình mà hổ thẹn, nghe loa nó gọi “Ðến họp ngay bây giờ..” là cum cúp xách đít đến họp, ngồi đuỗn mặt ra nghe chúng nó chửi. Anh nào cũng mong “Quân ta còn đông lắm, quân ta ở trong rừng, quân ta sẽ về..”, anh nào cũng mơ “Quân ta đánh chúng nó chạy về Bắc không kịp vác ảnh Già Hồ của chúng nó theo..” Nhưng chỉ mong hão, chỉ mơ huyền thế thôi. Nghe chúng nó ra lệnh treo cờ là lẹ lẹ đem cờ máu ra treo trước cửa nhà. Trí thức, văn nghệ sĩ sống ở Sài Gòn sau năm 1975 dám lên tiếng chỉ trích bọn Bắc Cộng ác độc mới đáng kể, ngậm miệng, cúi mặt mà sống thì có gì đáng để nói. Nói ra thêm nhục, ca ngợi lại càng kỳ cục.

Tôi viết về Tác giả Vương Hồng Sển:

Trước năm 1975 tôi rất ít đọc tác phẩm của những người viết đồng thời ở Sài Gòn. Riêng với tác giả Vương Hồng Sển, không phải trước 1975 mà trước năm 2000 tôi không đọc qua một trang viết nào của ông. Trước 1975 ông có quyển Sàigòn Năm Xưa và hai, ba quyển viết về thú chơi đồ cổ, thú chơi sách, nghệ thuật hát bội. Ðồ cổ là thứ tôi lạnh nhạt nhất, chơi sách thì tôi không chơi, tôi đọc sách tôi không chơi sách, tôi lấy tinh hoa của sách nhưng tôi không mua sách để bầy chơi, nói như vậy không phải là tôi không quí sách. Ðời tôi có hai yêu mê, quí báu: Ðàn bà Ðẹp và Sách. Thấy đàn bà đẹp là tôi muốn sờ mó, vuốt ve, nâng niu, ôm ấp, thấy sách tôi cũng vậy. Sài Gòn thì tôi sống ngay giữa lòng Sài Gòn, tôi không cần đọc những gì người khác viết về Sài Gòn, nhất là về Sài Gòn ngày xưa. Năm xưa tôi lại càng không thích đọc ông Vương Hồng Sển vì ông là công chức, ông không phải là người viết chuyên nghiệp, tôi cho ông là người viết “ốc-ca-dzi-ông.”

Ông Vương Hồng Sển, tác giả Hơn Nửa Đời Hư, Nửa Đời Còn Lại, Sài Gòn Tạp Pín Lù ...

Những năm 2000 ở Rừng Phong, Kỳ Hoa, liêu lạc bi tiền sự, tôi sống lại trong thành phố thủ đô Sài Gòn yêu thương trên những trang sách của tác giả Vương Hồng Sển. Tôi đọc mê mải những quyển Sài Gòn Năm Xưa, Sài Gòn Tạp Pín Lù, Hơn Nửa Ðời Hư, Nửa Ðời Còn Lại của Vương Hồng Sển, những văn phẩm vừa kể xuất bản ở Sài Gòn những năm 1990, được in lại ở Hoa Kỳ và hôm nay, một ngày đầu xuân, tôi viết những dòng này về ông Vương Hồng Sển và về những tác phẩm của ông.

Là dòng dõi người Minh hương, tức người Tầu, ông bố ông là người Tầu, bà mẹ ông là người “đàng Thổ”, tức người Miên, ông Vương Hồng Sển là người mà nhân dân miền Nam xưa gọi là “đầu gà, đít vịt”, nhưng ông viết văn Việt đặc sắc hơn nhiều nhiều người Việt chính cống, thuần thành. Ông viết như ông nói, văn ông có văn phong riêng. Tôi đọc được nhiều chuyện rất hay, rất thú vị trong các tác phẩm của ông, những chuyện về người Sài Gòn và cảnh Sài Gòn, như chuyện các ông Trần Tấn Lộc, Huyện Sĩ, Nguyễn An Ninh, Hồ Văn Ngà, Trần Văn Thạch, Nguyễn Văn Thinh, Diệp Văn Cương, Diệp Văn Kỳ, Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Tâm, Dương Văn Giáo…, về những người đàn bà đẹp thuộc giới “chơi bời cao cấp Sài Gòn” những năm 1930, 1940: các cô Ba Trà, Bẩy Hột Ðiều, Lucie Bandeau, các công tử phá sản Bạch Công Tử, Hắc Công Tử, chuyện ông Tôn Dật Tiên năm xưa đến Chợ Lớn, cho ông tài phú Tầu chủ cao lầu năm chữ “Thực: Tối Ðại Vấn Ðề“: “Ăn, vấn đề lớn nhất,” chuyện hai ông Vua đến Sài Gòn năm xưa: Vua Bảo Ðại và Vua Sihanouk, chuyện học sinh nội trú — ở Internat — Trường Tây Chasseloup-Laubat những năm 1920 không ăn bí-tết, bánh mì, dzăm-bông, phô-mai mà ăn toàn cơm với hột vịt luộc dầm nước mắm, lai lịch những danh từ dân ta nói hoài mà ít ai hiểu xuất xứ như “hạch, mã tà, cặp rằng, đồ lâm-vố” ..vv…

Tôi chủ trương viết về văn phẩm nên khen chê cho đúng, sao cho vừa phải, đừng bốc quá mà cũng đừng chỉ móc ra những điểm sai lầm, yếu kém. Tác giả Vương Hồng Sển viết hay thật nhưng trước khi kể những cái hay trong tác phẩm của ông tôi phải thanh toán ân oán tình ngãi với ông trước đã. Tôi thanh toán không phải vì những ân oán riêng của tôi với ông — tôi không được quen biết ông, tôi không gặp ông lần nào — mà là vì những ân huệ Quốc Gia VNCH đã cho ông Vương Hồng Sển hưởng, nhưng ông đã viết nhiều điều tôi cho là bội bạc về Quốc Gia VNCH của tôi.

Là người sống đến bẩy mươi năm yên lành trong Quốc gia VNCH, không có qua một chứng chỉ nào về khoa bảo tồn cổ vật, ông Vương Hồng Sển được làm Quản Thủ Viện Bảo Tàng Quốc Gia trong mười mấy năm, được chính phủ VNCH, thời Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, cho đi công du nghiên cứu ở Pháp, Ý, Nhật, Ðài Loan. Tiền do Nhà Nước chi. Dù có nhiều chuyến đi ông Sển được chính quyền những nước bạn mời đến nghiên cứu cổ vật ở nước họ đài thọ mọi chi phí nhưng em nhỏ lên ba cũng biết họ mời ông là vì ông là viên chức chính quyền Quốc Gia VNCH. Ông là một thứ Quản Thủ, Gíám Ðốc Viện Bảo Tàng ngang xương; đã có bao nhiêu người lính VNCH ngã xuống để cho ông Sển ngày ngày đến Viện Bảo Tàng trong Vườn Bách Thảo an nhàn, thoải mái làm công việc ông thích, để ông ung dung thả bộ đi tìm mua đồ cổ, đã có bao nhiều người mẹ, người vợ Việt Nam khóc để cho vợ chồng Vương Hồng Sển-Năm Sa Ðéc sống yên ổn với nhau. Vậy mà …

Tôi không ngu ngốc đến cái độ đòi hỏi một quyển sách được Việt Cộng cho xuất bản ở Sài Gòn Cờ Ðỏ lại có nội dung công kích chính sách cai trị dã man của cộng sản hay ca tụng chính sách dân chủ của Quốc Gia VNCH đã bị tiêu vong, hay diễn tả và tỏ ra luyến tiếc cuộc sống tự do của nhân dân trước ngày bọn nón cối, giép râu, răng cải mả, linh cái tóc bím, đít to như cái thúng, khiêng ảnh Già Hồ vào Sài Gòn; tôi buồn, tôi hận, tôi đau khi thấy những người hưởng lộc Quốc Gia suốt một đời, như ông Vương Hồng Sển, tỏ ra vô ân, bạc nghĩa, muối mặt viết những lời miệt thị cái chế độ đã nuôi dưỡng, đã bảo vệ họ, đã đối xử tình nghĩa có thể nói là trọn vẹn với họ, đã cho họ hưởng nhiều ân huệ. Quốc Gia VNCH của tôi đã mất rồi, tôi không mong những người như ông Vương Hồng Sển nói lời thương tiếc nó, tôi chỉ muốn những người như ông Vương Hồng Sển nếu không thương tiếc thì cũng đừng miệt thị, đừng tỏ ra vô ơn, đừng tỏ ra đểu giả với cái quốc gia, cái chế độ đã ưu đãi ông suốt bẩy mươi năm trong cuộc đời chín mươi tuổi của ông.

Ðây là một trong những đoạn tác giả Vương Hồng Sển viết về Quốc Gia VNCH:

Hơn Nửa Ðời Hư. Vương Hồng Sển. Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ chí Minh ấn hành năm 1992. Trang 421-422. Trích:

Ðầu năm Mậu Thân, ở đâu mà lại chẳng có cảnh bị bắn giết, đốt phá? Chính Gia Ðịnh cũng có cảnh nhà cửa tan ra cát bụi, bàn ghế, của tiền thập vật cháy ra khói, ra tro, chỉ vì người cầm quyền ngoan cố, bám theo chính sách Mỹ và Thiệu chúng nó vãi tiền ra hại cho đồng bào ta cùng một giống cầm súng bắn lẫn nhau, mà có như vậy họ mới đục nước béo cò, không khác những tên đày tớ gian tham khi chủ sai đi mua vịt quay gà quay, giả lựa chọn bốc con này, nắm kéo con kia, liếm mỡ dính tay cho đã rồi đem về cho chủ một con gà, một con vịt chỉ còn bộ xương dưới lớp da khô đét. Mỡ và thịt ai kia đã rút rỉa hết rồi! Nghĩ cũng thẹn cho con nhà văn trói gà không chặt, lúc thế bọn ấy đang mạnh cũng phải giả dại qua ải, và đợi cho đến ngày hôm nay chúng đã cút mất, mới dám nói ngay sự thật.

Nửa Ðời Còn Lại. Vương Hồng Sển. Bản in của Nhà Xuất Bản Văn Nghệ, Cali, trang 225. Trích:

…Gẫm lại xưa như nay, đàn bà có nhan sắc, sang hay hèn, đều là ngoạn phẩm, đồ chơi, dù cho có bị đi cống Hồ, Hán Chiêu Quân, Ðường Hạnh Ngươn, Lục Vân Tiên có nàng Nguyệt Nga, Tỳ Bà Hành có vợ khách buôn, ngày nay dù có Mụ Nhu hay con chiêu đãi cao cờ, nữ sinh đại học chờ thi đậu và vinh qui xuất giá, hay con nhà nghèo, vì thiếu cơm nên phải ngồi xe ôm, bán cà phê hay đứng gốc cây chờ khách, thẩy đều như hạt mưa sa, hạt vào đài các, hạt sa giếng sầu..

“.. chỉ vì người cầm quyền ngoan cố, bám theo chính sách Mỹ và Thiệu chúng nó vãi tiền ra hại cho đồng bào ta cùng một giống cầm súng bắn lẫn nhau,”

Mụ Nhu hay con chiêu đãi cao cờ!” Nguyên văn của người viết VH Sển. Tôi trạnh lòng bi phẫn. Nếu Quốc Gia VNCH vẫn còn, tôi có thể lơ là không để ý gì đến câu viết trên, nhưng Quốc Gia VNCH của tôi đã mất, nhân dân tôi đã và đang chịu rất nhiều tai họa đau thương, toàn dân đói khổ, tù đày, ông VH Sển có mù, có điếc đâu, ông phải thấy cuộc sống khổ ải của nhân dân dưới ách cộng sản? Ông phải thấy bọn cộng sản đối xử tàn bạo với nhân dân? Ông phải thấy toàn dân căm thù cộng sản đến xương tủy? Tôi không chờ đợi ông tả những cảnh sống khổ cực, thê thảm của nhân dân Sài Gòn trong tác phẩm của ông, tôi có quyền đòi hỏi ông không được mở mồm chửi Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa. Ông là người được Quốc Gia VNCH nuôi dưỡng, bảo vệ, ưu đãi, Quốc Gia VNCH bị diệt, ông không thương khóc nó thì thôi, ông không nên muối mặt chửi bới nó, bôi bẩn nó. Tôi viết thêm: Ông không có quyền chửi nó. Nếu ông là người, ông không thể chửi nó.

Tôi muốn hỏi ông: “Mụ Nhu và Con Chiêu đãi Cao cờ” làm gì ông, làm gì bà Năm Sa Ðéc vợ ông, mà ông cay cú họ đến thế? Trong hồi ký của ông có đoạn ông kể ông được Tổng Thống Ngô Ðình Diệm gọi vào Dinh Ðộc Lập hỏi ý về một số đồ cổ Phủ TT muốn mua, được Tổng Thống gọi ông quíu đít lên. Ngày xưa nếu ông Sển được “Mụ Nhu” hay “Chiêu đãi Cao cờ” gọi tên, hỏi đến, có thể đít ông teo lại, mặt ông bự ra. Thời người đàn bà ông gọi xách mé là “Mụ Nhu” là Ðệ Nhất Phu Nhân VNCH, ông cố nội ông năn nỉ hết nước miếng ông cũng không dám viết “Mụ Nhu“. Khi hạ bút viết “Mụ Nhu hay con chiêu đãi cao cờ” ông đã tám mươi tuổi đầu, ông còn trẻ người, non dạ gì mà ông viết những lời đểu giả đến như thế.

Việt Cộng nó cho ông cái gì mà ông viết:

Nửa Ðời Còn Lại. Trg 68.

SÀIGÒN XÉT CHUNG TRƯỚC KHI TRỞ NÊN THÀNH PHỐ MANG TÊN BÁC KÍNH TRỌNG.

Thành phố mang tên bác kính trọng..” Hàng chữ đầu chương sách viết toàn chữ hoa. Ông chủ Nhà Xuất Bản Văn Nghệ in lại quyển Nửa Ðời Còn Lại ở Hoa Kỳ chắc vì lo ngại phản ứng của người Việt tha hương với bốn tiếng “tên Bác kính trọng” nên ghi cước chú:

* Nguyên văn của tác giả (NXB)

Ra cái điều ông Xuất Bản Văn Nghệ muốn nói: “tên Bác kính trọng” là của tác giả VH Sển, chúng tôi chỉ để nguyên con, chúng tôi không viết câu ấy, nhà xuất bản không có trách nhiệm về câu ấy.

Kể ra thì nhân dân Sài Gòn quả có kính trọng Bác thật. Bác mới râu ướt, râu ráo được chúng VC đưa lên phơi mặt, phơi râu trên những vách tường Sài Gòn có ba bẩy hai mươi mốt ngày nhân dân Sai Gòn đã hát ca tụng Bác trên khắp các đường phố, ngõ ngách, trong khắp mọi nhà, trong mỗi trái tim, trong mỗi nhà tù:

Ðêm qua em mơ gặp bác Hồ.. Cu bác dài như cái cần câu.. Ðêm qua em mơ gặp bác Hồ.. Chân bác dài bác đạp xích-lô.. Ðêm qua em mơ gặp Bác Hồ.. Tay Bác cầm cái bánh mì to.. Em xin Bác cho em một miếng.. Bác bảo rằng để Bác ăn no.. Ðã thấy bác Hồ trong nhà thương Chợ Quán.. Bác vừa ra là chúng chém bay đầu… Hồ chí Minh.. ăn gian.. ăn gian..

Ba tháng sau nhân dân Sài Gòn không ai bảo ai đem ảnh Bác Hồ đi “lộng kiếng.” Nhân dân Sài Gòn đối với Bác như thế, riêng ông VH Sển viết “Thành phố mang tên Bác kính trọng.”

Nửa Ðời Còn Lại. Trg 231:

Tôi vốn thơ như cơm nếp nát, nhưng ngứa ngáy, cũng nối vần ba bạn trên đây, gọi chúc mừng muộn Năm Mới, và hòa lại như vầy:

Tân Mùi thượng thượng chín mươi xuân.
Nhiều tuổi nhục nhiều, bộn bộn lần.
Việc nước, Ðảng lo, Dân khỏi nhọc,
Việc nhà, ai nấy thẩy dừng dưng.
Thơ giòn, cười lớn, thơ bà Phụng,
Văn khéo, ngâm chơi, văn chị Quân.
Hạnh ngộ tao phùng, thập niên hậu,
Trường sanh bá tuế, kỷ hà tuần?

Tôi – CTHÐ – không bàn loạn về bài thơ trên vì tôi chẳng hiểu Vương thi sĩ muốn nói gì cả, tôi chỉ thấy thơ không phải là thơ cơm nếp nát như thi sĩ tự đánh giá mà là thơ bún thiu, thơ cơm vữa, thơ cám lợn. “Việc nhà ai nấy thẩy dừng dưng..” là ký gì? Lại còn ba tiếng “bộn bộn lần” ý tứ thâm trầm, uyên áo quá xóa. Tôi nghĩ bài thơ “bộn bộn lần” nếu là thơ tự vịnh của Bà Năm Sa Ðéc thì hợp hơn. Nhưng bài thơ cũng nói lên được một chuyện: Việc làm hại đất nước đã có Ðảng lo, dân đói dài, đói dẹt có muốn lo Ðảng cũng không cho lo, Ðảng độc quyền phá hại đất nước, độc quyền ăn hại, đái nát. Dân VNCH thường chửi bọn Cán Bắc Cộng nói ngọng bằng câu: “Ðừng có no, đã có Ðảng no.., để cho Ðảng no..”

Hơn Nửa Ðời Hư. Vương Hồng Sển. Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ chí Minh xuất bản năm 1992, trg 405:

Riêng anh Từ Ngươn Ðồng, năm ngoái còn gặp anh xách gậy dạo chơi vùng chợ Tân Ðịnh, mắt lờ răng rụng ráo. Năm nay, nhất là từ lễ mừng Ðộc Lập, dân ta toàn thắng, hết nạn xiềng xích, thoát ách kìm kẹp Mỹ Mẽo…

Dân ta toàn thắng? Dân ta nào toàn thắng? Dân ta thua sát ván, thua sút quần, thua rách háng, thua lòi tĩ thì có. Cộng sản nó thắng và cộng sản nó tròng lên cổ nhân dân những cái gông nặng và ghê rợn hơn những cái tác giả Hơn Nửa Ðời Hư, Nửa Ðời Còn Lại gọi là “xiềng xích Mỹ Mẽo“, nặng và ghê rợn không phải gấp trăm lần mà là gấp triệu lần.

Nửa Ðời Còn Lại. Vương Hồng Sển. Trg 305:

Tôi nói gà nhà, đào nhà, được phép khen, tôi muốn nhắc lại Năm Sa Ðéc, khi ở gánh hát bội, vai nào cũng coi được, và tôi đã mê và chọn làm vợ, vì làm Lữ Phụng Tiên, răng đều và trắng quá, và khi có tuổi, làm Tống thái tổ bị khổn nơi Thọ châu thành, nhứt là làm Ðổng Trác lúc cùng Ðiêu Thuyền lên xe về My Ổ, thì xin lỗi độc giả, riêng tôi tôi nhận chưa ai diễn hơn.. và khi chiều tà, qua Cải lương, cũng giúp tôi chạy gạo buổi ngặt nghèo. Năm ôi, S. này chưa quên và khi qua Thép Súng hoặc gần gần đây, Giải Phóng đã nhập thành, diễn vai nào, loạt điệu mới, đều có người còn nhắc, tiếc. Năm ôi!

Có đoạn tác giả VH Sển viết bà Năm Sa Ðéc bị “một nữ kịch sĩ trẻ đáng tuổi con cháu tố với Việt Cộng là bà từng tham gia chương trình TiVi Thép Súng của Quân Ðội VNCH” — ông tránh không viết tên nữ kịch sĩ ấy, ta có thể hiểu “nữ kịch sĩ đáng tuổi con cháu” đây là Kỳ Nhông Kim Cang — chương trình Thép Súng của Quân Ðội tất nhiên là chống Cộng và như thế là bà Năm Sa Ðéc bị nữ xướng ca đồng nghiệp con cháu tố tội “cộng tác với ngụy quân, tội chống Cộng,” ông VH Sển tỏ ra cay cú với việc bà vợ ông bị nữ kịch sĩ tố. Qua đoạn viết mơ hồ trên đây — có thể ông Sển có chút xấu hổ nên không dám viết rõ — ta thấy Bắc Cộng vào Sài Gòn, bà Năm Sa Ðéc — như Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng và nhiều em xướng ca khác, kể cả hai anh Út Trà Ôn, Thành Ðược gân cổ hát bài cải lương “Người Ven Ðô” ca tụng bọn đặc công VC đặt ống phóng hỏa tiễn ở ven đô đêm đêm bắn vào giết dân Sài Gòn – những người vừa kể đã nhanh chóng ra ca hát tuyên truyền cho VC, đóng những tuồng, kịch ca tụng VC, chửi bới, bôi nhọ chế độ VNCH và những người VNCH chống Cộng.

Xướng ca vô loài. Ðúng thôi. Ta hãy đọc vài lời VC viết về bà Năm Sa Ðéc:

Những mùa xuân đã qua. Bài viết của Hồ Trường, đăng trên Tuần báo Văn Nghệ TPHCM tháng 11-1988.

Năm 1987, bà Năm đóng vai bà Hai Lành trong phim Phù Sa, lúc bà đã đúng “bát tuần”(…) 1986 bà về Nha Mân, Cái Tàu, quay “Nơi bình yên chim hót” của đạo diễn Việt Linh- 1985, bà vào Mộc Hóa để quay “Mùa nước nổi” của đạo diễn Hồng Sến- 1984. Quay “Con thú tật nguyền” của Hồ Quang Minh ở Thuận Hải, và 1983 quay “Cho đến bao giờ” của đạo diễn Huy Thành. Bà còn tham gia trong nhiều phim khác nữa. Nhưng cứ nghĩ lại và hình dung ra một bà Năm trên 70 tuổi, rong ruổi theo đoàn làm phim. Lúc thì đảm nhận một bà lão nông thôn, đào hầm bí mật, lén lút đổ từng thùng đất lúc vắng người (Cho đến bao giờ), lúc thì về Ðồng Tháp Mười mênh mông nước cả…

Giới nghệ sĩ cải lương là giới ít chống Cộng nhất trong mặt trận văn hóa-văn nghệ VNCH. Sau 1975 giới cải lương, ca kịch Sài Gòn, kể cả điện ảnh với những “đạo diễn” Lê Dân, Lê Hoàng Hoa, Huy Thành tức Lê Mộng Hoàng, Lam Sơn Bùi Sơn Duân, có nhiều người ra làm việc phục vụ bọn Bắc Cộng. Trước 1975 giới diễn viên diễn những vai trò chống Cộng, giới đạo diễn làm những phim tố cáo tội ác Việt Cộng, sau 1975 họ diễn những vai trò, họ làm những phim chửi bới tàn tệ chế độ VNCH . Bọn cán bộ văn hóa Việt Cộng coi khinh giới văn nghệ trình diễn Sài Gòn không phải là không có lý. Tuy vậy ta cũng phải ghi nhận: ông VH Sển đã kể bà Năm Sà Ðéc trước 1975 có tham gia Chương trình TV Thép Súng của Quân lực VNCH. Một điểm đáng khen.

Kỳ Nhông Kim Cang lập đoàn kịch nói trước nhất, diễn Lá Sầu Riêng với sự dàn dựng sân khấu của Thiếu Linh — Thiếu Linh từ bưng biền kháng chiến về thành năm 1952, sau 1975 được VC dùng, Mộc Linh cũng là cán bộ văn nghệ kháng chiến về thành năm 1952, năm 1975 bị VC cho đi tù — Thẩm Thúy Hằng, người được các “ông Liên Xô” cố vấn văn hóa nói lép nhép tiếng Việt trang trọng gọi là “Chị Thâm Thúi Háng“, lập ban kịch Bông Hồng. “Chị Thâm Thúi Háng” của các “ông Liên Xô” xin lập ban Kịch Nói Bông Sen nhưng Bông Sen là hoa dành riêng cho Hồ Chủ Tịt — bông sen là biểu tượng của Hồ Chủ Tịt, nên chị phải lập ban Bông Hồng. Cả hai ban kịch Kỳ Nhông Kim Cang, Bông Hồng Thâm Thúi Háng đều mau chóng nghẻo củ tỏi, chết không kèn, không trống, không quan tài, không cả chiếu bó vì không có khán giả. Cải lương chi bảo Thanh Nga đóng tuồng Thái Hậu Dương Vân Nga để rồi bị bắn chết thảm thê ..vv.. Toàn bộ giới cải lương, kịch tràng Sài Gòn chỉ có hai người bị VC bỏ tù: soạn giả-đạo diễn Mộc Linh và soạn giả Thành Công.

Giới đạo diễn điện ảnh có bốn Ông bị VC cho dzô tù: Hoàng Vĩnh Lộc, Hoàng Anh Tuấn, Minh Ðăng Khánh, Thân Trọng Kỳ. Ba Ông đã ra người thiên cổ, Ðạo diễn Thân Trọng Kỳ hiện sống ở Maryland, Hoa Kỳ.

Xướng ca vô loài: Thâm Thúi Háng, Kim Cang, Bạch Tuyết..

Văn nhân vô hạnh: Vương Hồng Sển, Sơn Nam, Á Nam Trần Tuấn Khải, Ðặng Tiến.

Bài viết đến đây đã tạm đủ dzài. Hẹn gặp lại quí vị tuần sau.

CÔNG TỬ HÀ ÐÔNG

________________________________________

* Hai văn thần triều Tây Sơn bị Ðặng Trần Thường – theo lệnh của Gia Long – đánh đòn về tội ra làm việc nước với Vua Quang Trung là Phan Huy Ích và Ngô Thời Nhiệm.

** Trường hợp Chánh Tổng An Nam Ðặng Tiến viết ca tụng bọn Bắc Cộng vào Sài Gòn được vài tờ tạp chí Việt Cộng ở Paris đăng những năm 1977, 1978 nhưng không được ký tên là Ðặng Tiến. Ðạo diễn Lê Mộng Hoàng được làm phim chửi chế độ VNCH nhưng phải lấy tên là Huy Thành, đaọ diễn Bùi Sơn Duân là Lam Sơn, tôi không nhớ tên VC của đạo diễn Lê Hoàng Hoa. CTHÐ

41 Responses

  1. Tháp mười đẹp nhất bông sen
    Việt Nam nhục nhất có tên già*** Hồ

    ***Xin hỏi các bác chữ***già*** hoặc***thằng hay hơn???

    hoặc :

    VN nghèo nhất vì tên thằng Hồ

    • Bác T.Phạm thân mến.

      Theo thiển-ý thì ***già*** hay *** thằng*** không bằng ***GIẶC*** bác ạ !

      Bởi là ***thằng*** thì khứa cũng làm giặc rồi. Mà ***già *** thì khứa cũng làm giặc rồi.

      Vậy ta có :

      THÁP MƯỜI ĐẸP NHẤT BÔNG SEN.

      VIỆT-NAM NHỤC NHẤT VÌ TÊN GIẶC HỒ.

      Kính.

  2. Dù CTHD đã viết về những con kỳ nhông nhiều lần, nhưng mỗi lần đọc bài viết nào của Công Tử người đọc cảm thấy bùi ngùi thương cảm củng như uất hận cho những hành động ăn cháo đá bát của mấy con kỳ nhông Bài viết kỳ này quá hay vì tình cảm chân thật CTHD cũng như văn tài về thể loại phiếm vào hơn cả trình độ “vô thượng sư”(xin bà Thanh Hải chớ buồn vì một tên dân đen vô danh tiểu tốt mượn tạm chử này cũa bà) về thể loại này

    Lại một lần nửa xin cảm ơn CTHD một bài viết trên cả tuyệt vời

  3. Vương tiên sinh nâng bi VC “bốc” thật. Đến nỗi bóc hồ mà nghe y bốc, ắt cũng muốn ngóc đầu sống lại vì … sướng !

    Sướng chứ sao không ? Cả đời họ hồ ở ác, giết chóc thiên hạ không gớm tay, tống giam hàng triệu con người không có án, phát động chiến tranh “giải phóng” rồi đẩy hàng triệu thanh niên đi chết thay, lại ăn trên ngồi trốc, ngồi mát ăn bát vàng. Tiếng ác thấu trời, sướng tận một kiếp người, lúc chết lại được ca tụng ì xèo, xây lăng thờ tự, ngay cả bọn văn sĩ “ngụy” chưa từng được y thí cho cục xương cũng cao giọng tâng bốc thì bảo sao y không sướng ?

    Thoạt đầu tôi gọi hành động của Vương văn nô là “Bảo hoàng hơn vua”, nghĩa là “bốc” VC còn hơn chính chúng “bốc” nhau, khiến chính chúng nghe qua cũng thấy ngượng vì sự thật thì chúng không tốt đến một phần triệu những lời mà chúng được “bốc”!

    Thế nhưng “bảo hoàng” thế nào được ? Cả đảng chúng nó xuất thân là một bọn lưu manh giang hồ, chính trị sọt rác, đi “cách mạng” để trốn án hiếp dâm, chiến sĩ đội quần đàn bà … thì không thể gọi là “hoàng” được !

    Hành động của Vương văn nô chỉ có thể lý giải là “tham sanh úy tử” mới may ra có “lô gích”.

    Phải rồi ! Bọn ăn cướp này đi đến đâu là cướp của giết người đến đó. Ác là vậy, nhưng chúng tuyên truyền nghe rất bùi tai. Vương văn nô nghe hơi gió của chúng là đã sợ đến té đái, vãi cứt ra quần, bảo làm gì mà tiên sinh không lè lẹ lôi bút ra “hót” chúng tận tình để chúng cho sống thừa vài năm nữa ?

    Thì ra là thế !

  4. Đúng là có cái rớp

    Tiểu luận gia Đặng Tiến, tham vụ ngoại giao, vừa lên đường nhận nhiệm sở mới tại Berne, thủ đô nước Thụy Sĩ. Anh hy vọng là trong mấy năm phục vụ tại xứ người, anh sẽ làm xong cái cao học văn chương Pháp và lượm vài chứng chỉ về Đức ngữ. Anh cũng hy vọng thỉnh thoảng sẽ có bài gửi về đóng góp với Văn cho nguôi nổi buồn xa xứ.

    —————————————————————————————————–

    Từ thư viện đại học Cornell, PTT trích sao bản chính từ bài viết “tin văn..vắn” của Thư Trung, trang 137, tạp chi Văn số 59, phát hành ngày 1 tháng 6 năm 1966

  5. Mới đây , nghe nói UNESCO đã quyết định công nhận 1 người VN là :

    -Tiền vô cổ nhân ,hậu vô lai giả , Việt Nam đệ nhất gian hùng , cùng hung cực ác : Hồ Chí Minh .

    (tức Nguyễn Sinh Cung và một mớ hổ lốn tên khác như Lý Thụy , T. Lan , Trần Dân Tiên vân vân )

    Tháp Mười đẹp nhất bông sen
    Việt Nam khổ nhất vì tên giặc Hồ

    Các chú Vẹm sướng nhé : Mình bây giờ cũng ngang hàng với người ta rồi ….

  6. Quân-tử có quân-tử đểu. Văn-sĩ cũng có văn-sĩ đểu đó là chuyện thường-tình.

    Ôi ! Một tay họ Vương muốn nói đến hết đời cũng chẳng đáng chi mô.

    Đến chết, lão ta “cúng” hết gia-tài đồ cổ cho nhà nước Bắc cộng hết cả. Bởi lão có mắt mà như mù. Có tai nhưng đã điếc. Xin nói rõ đã điếc từ lâu chứ không phải nghễnh-ngãng đâu.

    Lão có biết rằng bao nhiêu di-tích lịch-sử vô cùng giá-trị của nước nhà qua các đền, miếu, chùa-chiền đã bị phá tan, phá nát từ trước năm 1954 ?

    Sau nữa, khi ở miền Bắc qua cuộc cải-cách ruộng đất, bọn Cộng sản lại tha-hồ phá nát một mách nữa. Tượng thì bị chẻ làm củi. Các âcu đối, liễn bằng gỗ được điêu-khắc, trạm-trổ tinh-xảo, đều bị làm cầu ao.

    Nay cả một đời mấy chục năm đeo đuổi đồ cổ rồi chết đi đem “cúng” hết ráo, cúng không còn một mảy làm vốn cho con cháu.

    Ta bèn than rằng : Sao người họ Vương này quá ngu vậy ru ?

    Nói cho đúng lão này thuộc loại “thằng con ba họ”, con chó ba chùa. Trách lão làm gì ? Lão có gốc, có gác gì với nước ta mô ?

  7. Xin cám ơn công tử lắm lắm ! Cũng xin nói rõ là tôi bị táo bón đã ba ngày nay, thuốc ta thuốc tây đều xài qua mà vô phương cứu chữa ! May sao ! Đọc bài công tử ngay từ đầu đã nghe sôi bụng. Đọc đến chữ “bác kính trọng” thì tôi không còn chịu nổi nữa, phải chạy nước rút vào thăm lăng bác liền một khi !

    Định tìm bác để “cám ơn” bác một tiếng, nhưng vì một “sự cố” xảy đến, tôi lại thôi. Nguyên vì thằng con tôi chợt đi ngang va ngó vào máy thấy ba chữ đó, nó phát buồn nôn và muốn bịnh! Tôi phải chăm sóc nó trước.

    Tổ cha bác ! Chết từ hồi nào mà vẫn hành dân, con nít cũng không tha !

    • “Định tìm bác để “cám ơn” bác một tiếng,…”

      “Tổ cha bác ! …”

      Xin loi neu bi hieu lam ! “bac” noi tren co nghia la “bac ho” (minh rau) .

  8. Các bác ,

    “Quân-tử có quân-tử đểu. Văn-sĩ cũng có văn-sĩ đểu đó là chuyện thường-tình.”

    Nay tôi giới thiệu thêm” nhiếp ảnh gia đểu ” nick út

    http://www.vietbao.com/?ppid=75&pid=11&nid=158984

    http://take2tango.com/thread/11-5-2010/nhung-ke-may-man-dang-trach-844119AD-9972

  9. Đọc bài này của bác CTHĐ, thấy ngao ngán thay cho chủ nhân của Vân Đường phủ. Nhưng tôi chợt nhớ, trong bộ hồi ký “Núi mộng gương hồ”,(nxbTrẻ 1998), bà Mộng Tuyết, bạn đời của thi sĩ Đông Hồ cũng có những câu làm “đau lòng” người miền Nam không kém. Chẳng hạn:

    – Khi kể lại chuyến thăm cầu Hiền Lương, sông Bến Hải vào năm 1958, bà viết: “Cả hai bên đầu cầu phía Bắc và phía Nam đều có hai cột cờ cao. Phía Bắc thì lá cờ đỏ sao vàng tươi bay trong ánh nắng tươi vui rực rỡ. Phía bên này lá cờ vàng ba sọc đỏ, vàng vọt lả lướt. Bên kia thì đông đúc nhà cửa, bên này thì trống trải, vắng lặng chẳng có mấy ai được bén mảng tới.”

    – Ngày 30-4-75, dân Sàigòn hớt hải, tán loạn, lo chạy giặc thì bà viết: “Đúng đấy (…), đất đã rung, núi đã chuyển mình, vì những loạt súng của cách mạng, hào khí bốc lên từ hơn bốn mươi ngày đầu năm Ất Mão 1975 này.
    Tôi rất sợ tiếng súng, tiếng nổ, nhưng mà hôm nay nằm dưới cầu thang, đếm từng lọat súng ngầm, lắng từ tám hướng để mà ước đoán! Đoàn Giải phóng quân đã tiến tới đâu rồi?
    Tôi chợt nhớ ra, hôm nay là 30 tháng 4 đây. Thế là Sàigòn được giải phóng rồi và ngày mai 1 tháng 5 tất sẽ là một ngày trọng đại thứ hai tôi được hưởng cái vinh quang mà cách mạng đem lại!

    – Và : “Ôi! Nghe âu yếm, ngọt ngào làm sao, câu nói “Hà Nội thủ đô nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, ở cái thuở 1954-1955 đó. Và cũng ngọt ngào biết bao nhiêu ở cái giọng nói rót vào tai, mỗi đêm nằm lắng bên đài thu thanh mở nhỏ.

    (……..! Riêng tôi hồi xưa mỗi lần nghe cái đài đó là tôi lại thấy đằng đằng sát khí, đầy “âm thanh và cuồng nộ!)

    Gia đình thi sĩ Đông Hồ rất được trọng vọng ở miền Nam Việt Nam Cộng Hòa. Ông Đông Hồ được cử đón phái đoàn Hàn Lâm Ấn Độ đến Saigon để tìm tài liệu về thi hào Tagore năm 1961. Sau này ông còn được cử làm giáo sư Đại học Văn khoa. Ông bà Đông Hồ sống rất phong lưu và nho nhã ở Saigòn suốt thời “cờ vàng ba sọc đỏ ” vậy mà phu nhơn của thi sĩ lại nỡ viết như vậy sao?

  10. Kính chào Công Tử đại sư ca và các bạn.

    Cám ơn Công Tử đã bỏ công đọc sách báo và “bình loạn” cho em út con cháu đọc “sướng cách gì”.

    Chuyện mấy tên ăn cháo đái bát thì thời nào chổ nào cũng…nhóc hết,nhưng mà Vương văn nô đã trên 90 mà còn …đái vào cái bát được (mà không ướt quần) thì cũng đáng mặt “cao thủ” đấy chứ phải hôn các bạn ??

    Về bài “thơ” Vương văn nô cố nặn hết chất xám,chất vàng trong đám bã đậu ra ba chử “bộn bộn lần”…Tôi nghỉ có khi nhà xuất bản in lộn,lẽ ra “nhiều tuổi nhục nhiều bốn bốn lần” thì đọc lên nghe có vẽ đếm tuổi ,đếm nhục hơn…Bộn bộn lần mà Công Tử lại phán là thâm trầm,uyên áo mới là lạ,còn biểu là “lẻ ra bộn bộn lần phải là Sa Đéc tự truyện …” đọc nghe mới “phê” thì tôi xin bái phục đại sư ca …Cã ngày hôm qua,đi làm mà đầu óc cứ nhớ tới chuyện “nhục nhiều,bộn bộn lần” của bà 5 mà xuýt “tẩu hỏa” mấy lần.

    Hoan hô Công Tử Hà Đông viết ở rừng phong cho bà con đọc …Chúc đại sư ca mọi sự như ý.

  11. Công tử HĐ ạ,

    Công tử đã tự nhận là người Sàigòn chân chính và vô sản chuyên chính, đã có bao nhiêu sách xuất bản thời Mỹ Ngụy nên công tử có lẽ suy bụng ta ra bụng người chăng? Rằng thì là tác giả hoàn toàn có chủ quyền trên tác phẩm, trên đứa con tinh thần của mình. Tằng Các nhà xuất bản tôn trọng bản quyền tác giả, ưng thì phát hành, không ưng thì từ chối, tuyệt đối không được bẻ cong ngòi bút của tác giả,. Nhưng đó là cách làm ăn thối nát thời Mỹ ngụy công tử ạ. Ngày nay muốn được in ấn phát hành dưới ánh sáng cách mạng, tác phẩm phải được qua kính hiển vi và con dao phải phẩu thẩm mỹ sáng suốt của nhà nước., bơm bú bơm mông, cắt mắt đội mũi cẩn thận rồi mới được trình làng. Nếu so sánh văn của VHS trước và sau 75, và cả những đoạn trong sách xuất bản sau 1975 như nhận xét về thân phận con dế ẩn náu trong hang kkhông muốn bị đám trẻ bắt ra làm trò, tôi không khỏi thắc mắc những phần được công tử trích ra đây để dè bỉu có phải chăng là những sự kiện biên tập sáng suốt của Đảng và nhà nước?

    • Văn chương gì mà tối om om rõ chán ! Chả ai hiểu toàn bài muốn nói cái gì và muốn hỏi CTHĐ điều gì !!!

  12. – Con ơi
    trước khi nhắm mắt
    Cha con dặn con suốt đời
    Phải làm một người chân thật.
    – Mẹ ơi, chân thật là gì?
    Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
    Con ơi một người chân thật
    Thấy vui muốn cười cứ cười
    Thấy buồn muốn khóc là khóc.
    Yêu ai cứ bảo là yêu
    Ghét ai cứ bảo là ghét
    Dù ai ngon ngọt nuông chiều
    Cũng không nói yêu thành ghét.
    Dù ai cầm dao dọa giết
    Cũng không nói ghét thành yêụ
    Từ đấy người lớn hỏi tôi:
    – Bé ơi, Bé yêu ai nhất?
    Nhớ lời mẹ tôi trả lời:
    – Bé yêu những người chân thật.
    Người lớn nhìn tôi không tin
    Cho tôi là con vẹt nhỏ
    Nhưng không! Những lời dặn đó
    In vào trí óc của tôi
    Như trang giấy trắng tuyệt vời
    In lên vết son đỏ chóị

    Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi
    Đứa bé mồ côi thành nhà văn
    Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm
    Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ.
    Người làm xiếc đi dây rất khó
    Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn
    Đi trọn đời trên con đường chân thật.
    Yêu ai cứ bảo là yêu
    Ghét ai cứ bảo là ghét
    Dù ai ngon ngọt nuông chiều
    Cũng không nói yêu thành ghét
    Dù ai cầm dao dọa giết
    Cũng không nói ghét thành yêụ
    Tôi muốn làm nhà văn chân thật
    chân thật trọn đời
    Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
    Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
    Bút giấy tôi ai cướp giật đi
    Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.

    (1957)

    , Phung Quan

  13. Kính Hoàng Lão Công Tử!

    Vừa qua có người bạn là “Bắc Kỳ 54” có viết cho tôi và hỏi là sao lâu quá không thấy tôi viết gì cho Hoàng Lão công Tử.

    Tuy không viết nhưng ngày nào mà tôi lại không vào website của Công Tử để xem.Trước là học hỏi,sau là xem Hoàng Lão công Tử và Phu nhân tình trạng sức khỏe ra sao.

    Qua bài: Paris Tháng Năm 45,được biết Hoàng Lão Công Tử và Phu nhân đang ở một nơi dành cho những người…Thôi,tôi không viết điều đó ra đâu vì tôi…sợ.Dẫu biết rằng đời người thì ai cũng phải đến phiên…Thôi tôi viết qua chuyện khác cho vui.

    Nhờ bài viết của Hoàng Lão Công Tử mà tôi mới được biết ông Vương Hồng Sển thật là tệ,là người ăn cháo đái bát,là kẻ phản trắc đáng nguyền rủa muôn đời trong sử sách của người Việt Quốc Gia.

    Nhân đây tôi xin kể cho Hoàng Lão Công Tử nghe một chuyện về một “ông Tiến sĩ” muốn được như lão Sển.

    Người Việt nào ở đây,ở quốc gia này đều cũng biết là hắn nổ.Hắn nổ hắn tốt nghiệp Tiến sĩ Chính Trị nhưng,không một ai có cách nào để biết hắn có thật là Tiến sĩ hay không.Hắn nổ là hắn đang làm việc cho chính phủ sở tại.Phụ trách: Hoạch định Chính Sách. Hắn chống cộng mãnh liệt.Các Tiến sĩ Việt Nam trên thế giới phần đông là hội viên trong tổ chức do hắn làm chủ tịch. Hắn có viết bài: Kế hoạch đưa người về trong nước hoạt động.

    Biết hắn là tên hám danh và,cũng vì muốn biết sự thật nên tôi đã xin được đến tiếp xúc với hắn.Sau ba năm tiếp xúc và chịu đựng ngồi nghe hắn giảng giải về những kế hoạch giúp nước giúp đồng bào,làm cách nào để giải phóng quê hương và,cuối cùng thì tôi đã có trong tay văn bằng của hắn.Dĩ nhiên không phải văn bằng Tiến sĩ nhưng,đồng thời tôi cũng có được Tờ Cam Kết do chính hắn ký tên xin được Ra Làm Việc Với Nhà Cầm Quyền Cộng Sản Việt Nam và Vô điều kiện.

    Thật tội nghiệp cho những con người mang bệnh hoang tưởng như hắn,đã và vẫn đang còn hoang tưởng về người cộng sản và,vẫn tin tưởng sẽ được người cộng sản trọng dụng.

    Viết đến đây tôi lại nhớ đến những lời của Ngài tông Tông và tôi nhớ đến Hoàng Lão Công Tử với những bài viết phân tích về những nhân vật nổi tiếng nhưng lại ngu đần về chính trị.

    Kính chào Hoàng Lão Công Tử.Kính chúc Hoàng Lão Công Tử và Phu nhân Vui-Khỏe-Bình An!

    Topa

    • Ông “Liếm sĩ” này là một trái chanh tự đưa đầu cho người ta vắt, laị còn cẩn thận dặn người ta nhớ vứt bỏ vỏ chanh sau khi vắt xong !

      • Khong noi ten cua ten do ra thi bo ai biet duoc han la ai ? So thi dung viet ,kieu viet mong lung nhu vay ,ai bao dam Thuc , Hu? Chan thay ba !!

  14. Cùng bác Topa , tôi,Backy54 là người viết lời cảm ơn bài của bác. Còn Bắc Kỳ 54 là một vị khác ,không phải tôi, xin phép nói lại cho rõ. Kẽo bị mang tiếng là đạo…tên thì tội nghiệp lắm lắm. Thật ra, có hỏi thăm bác sao lâu nay không thấy bác viết gì TRÊN trang nhà của CTHĐ ,vậy thôi. Cũng xin nói lại cho rõ , cảm ơn bác .

    Có lắm người viết văn đọc lên khó hiểu thí mồ. Như ngài TTM là một. Đọc xong phần ý kiến ý gương của ngài thiệt phát mệt. Cao siêu thì chẳng phải cao siêu ,mà nông cạn thì cũng hổng dám nói là nông cạn. Thật ra là hơi thiếu giáo dục. Hãy xem câu mở đầu : Công Tử HD ạ ! Lối nói này chỉ dùng cho người bề trên nói với kẻ dưới mà thôi, tỉ như “các con ạ ,các cháu ạ, cháu TTM ạ , v..vv. Còn khi nói với bậc trưởng thượng để tỏ lòng kính trọng (và tự trọng)thì thường phải có chữ Thưa hay Kính. Thí dụ :Công Tử HD kính, chứ có đâu lại láo lếu, Kít ị bằng đầu, ạ này ạ nọ. Láo quá.

    Ngoài ra,Phần trên ngài viết rằng : ” Rằng thì là tác giả hoàn toàn có chủ quyền trên tác phẩm, trên đứa con tinh thần của mình. Tàng(?) Các nhà xuất bản tôn trọng bản quyền tác giả, ưng thì phát hành, không ưng thì từ chối, tuyệt đối không được bẻ cong ngòi bút của tác giả,”. Phần dưới thì ngài lại lói :Nếu so sánh văn của VHS trước và sau 75, và cả những đoạn trong sách xuất bản sau 1975 như nhận xét về thân phận con dế ẩn náu trong hang kkhông muốn bị đám trẻ bắt ra làm trò, tôi không khỏi thắc mắc những phần được công tử trích ra đây để dè bỉu có phải chăng là những sự kiện biên tập sáng suốt của Đảng và nhà nước? ” Thế nà thế lào ,đã bảo là” tuyệt đối không được bẻ cong ngòi bút của tác giả ” mà bi giờ lại : “..phải chăng là những sự kiện biên tập sáng suốt của Đẻng và nhà lước?” là ký rì? Xời ,cao siêu quá ,hổng dám hiểu ,tiếng bi giờ là :hiểu chết liền !!.

    Theo cái sự suy nghĩ ngu của tôi,không chắc trúng, thì Công Tử không dè bỉu mà Công Tử bất mãn về sự phản phúc ,lá mặt lá trái, ăn cháo xong rồi ị luôn vào bát và còn ngoác mồm ra bảo cháo nấu không ngon của ngài VHS.v..v nên Công Tử viết ra cho mọi người cùng biết Văn nhân cũng có thứ Văn nhân vô hạnh như hén ,Vương hường sẻng chính danh.

    Thưa các bác, ai cũng biết câu : Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe. Bk54 tui đang cố dựa cột mà nghe ,thủ khẩu như bình…thủy , nhưng lắm khi người ta xài tiền lớn quá, toàn giấy trăm không hà,nên đành phải ráng kiếm cho ra tiền lẻ để…thối lại người ta đó, thưa các bác.

    Ông TTM ạ, ạ. Ông che đậy cỡ nào cũng ló ra cái đuôi chồn đấy thưa ông. Hãy về học lại cách ăn nói của người Việt chân chính đi, thưa ông(không có ạ ).Kính….ông ạ !!!!

  15. Chào bạn Bắc Kỳ54.

    Thì chính nhờ bạn mà tôi mới viết vài dòng thăm hỏi Hoàng Lão Công Tử và Phu nhân đó.
    Y kiến của bạn về cách Thưa & Kính hay lắm đó nghe!
    Topa

  16. Chào Bác Backy54 ,

    Hy vọng sẽ đọc thêm về những ý kiến của Bác trong trang HHT.com này nhiều hơn trước.

    Nước mất , nhà tan, xa quê hương :” Chúng ta mất hết chỉ còn nhau” Mong bác bỏ qua tất cả để mọi người cùng vui vè , ngoại trừ bọn chó 2 chân Vẹm…

  17. Chào Bác Topa ,

    Theo như em biết thì Bác CTHĐ và phu nhân từ trước đến giờ vẫn ở trong rừng Phong(có lẽ thuộc loại housing )… cho những người lớn tuổi có lợi tức thấp…(vậy mà CT vẩn coi tiền bạc như phù vân : Không thèm charge tiền của độc giả nếu muốn đọc các truyện của CT trước khi mất nước , như vài vị đã đề nghị trên HHT.com trước đây ).

    Vì bác Topa không viết rõ ràng ra, nên em không biết CT và phu nhân hiện giờ đang ở đâu??? Hy vọng không phài là Nursing home…

  18. 人們生活在生活中,往往要照顧自己的牲畜。除少數舔屁股,裝備,新的“影響政府的政策偏袒“,如黃海海域(廣告在這裡) 。在某種程度上許多學者致力於員工的生活,該文書香港王森,兒子南…那麼任何政府,所使用的工具也榮幸地被考慮,因為政府和政權輻射。
    使國家館員交叉的骨頭“ ,因為香港王森細節,以便沒有人能夠肯定的是,標題是不相稱的文書,包括步驟,使知識產權的資格。廣告在這裡,語調單是拍攝熱點,犬難民。是啊,看它如何符合任何一個指定的廣告在這裡館員彈跳的想法?財政的廣告在這裡也是非常大的高中, e是高於其他更具體的王國,證據是“單獨與作者王街閎森,而不是1975年以前,但在2000年以前我- 廣告在這裡 -讀通過網頁,而無需編寫任何他的。 “ (…) “過去我不喜歡讀更多香港王森為他的僕人,他不是專業作家,我寫信給他, “地產,鈣天珠,他。 “
    對不起,廣告下面是他“是不是一個專業作家“他是誰,保存文件的頁面風格的生活充滿了典型的南方文化,也寫道,也就是說,作為一個笑話,所以以為一個沉重的,充滿人性。誰看過每一個細節都應該找到它的王國上癮的音調,只是想讀更多,即便是在美國已重印了作者的生活,在越南。我敢說:這些網頁王街訇森文件將仍然可以讀取的長遠未來。
    破發點,然後將它進一步蔓延,採取利用連續的,誹謗性的廣告在這裡人們可以認為糧食價格高吧,但讀這篇文章時,我從未感到模糊工具王國,但只有一點遺憾廣告位置:真正歲,但野生,自己的醫生賠償他的個性。
    最後證實,只有三個字“四次四個“香港王森還優秀人才,越南Trac的不是空泛的廣告在這裡的大顯示屏,提供關於這個站點。請下場!

    • BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO

      Nguyễn Trãi

      Từng nghe:

      Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

      Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;

      Như nước Đại Việt ta từ trước,

      Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

      Nước non bờ cỏi đã chia,

      Phong tục Bắc Nam cũng khác;

      Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần

      Bao đời xây nền độc lập;

      Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên

      Mỗi bên hùng cứ một phương;

      Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,

      Song hào kiệt thời nào cũng có.

      Cho nên:

      Lưu Cung tham công nên thất bại;

      Triệu Tiết chí lớn phải vong thân;

      Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô

      Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

      Việc xưa xem xét.

      Chứng cứ còn ghi.

      Vừa rồi:

      Nhân họ Hồ chính sự phiền hà

      Để trong nước lòng dân oán hận

      Quân cuồng Minh thừa cơ gây loạn

      Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh

      Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

      Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ

      Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế

      Gây thù kết oán trải mấy mươi năm

      Bại nhân nghĩa nát cả đất trời.

      Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.

      Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc,

      Ngán thay cá mập thuồng luồng.

      Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,

      Khốn nỗi rừng sâu nước độc.

      Vét sản vật, bắt dò chim sả,

      Chốn chốn lưới chăng.

      Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen,

      Nơi nơi cạm đặt.

      Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,

      Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.

      Thằng há miệng, đứa nhe răng,

      Máu mỡ bấy no nê chưa chán,

      Nay xây nhà, mai đắp đất,

      chân tay nào phục dịch cho vừa?

      Nặng nề những nổi phu phen

      Tan tác cả nghề canh cửi.

      Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

      Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi!

      Lòng người đều căm giận,

      Trời đất chẳng dung tha;

      Ta đây:

      Núi Lam sơn dấy nghĩa

      Chốn hoang dã nương mình

      Ngẫm thù lớn há đội trời chung

      Căm giặc nước thề không cùng sống

      Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời

      Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.

      Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh,

      Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ.

      Những trằn trọc trong cơn mộng mị,

      Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi

      Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,

      Chính lúc quân thù đang mạnh.

      Lại ngặt vì:

      Tuấn kiệt như sao buổi sớm,

      Nhân tài như lá mùa thu,

      Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần,

      Nơi duy ác hiếm người bàn bạc,

      Tấm lòng cứu nước,

      Vẫn đăm đăm muốn tiến về Đông,

      Cỗ xe cầu hiền,

      thường chăm chắm còn dành phía tả.

      Thế mà:

      Trông người, người càng vắng bóng,

      Mịt mù như nhìn chốn bể khơi.

      Tự ta, ta phải dốc lòng,

      vội vã hơn cứu người chết đói.

      Phần vì giận quân thù ngang dọc,

      Phần vì lo vận nước khó khăn,

      Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,

      Lúc Khôi Huyện quân không một đội.

      Trời thử lòng trao cho mệnh lớn

      Ta gắng trí khắc phục gian nan.

      Nhân dân bốn cỏi một nhà,

      dựng cần trúc ngọn cờ phất phới

      Tướng sĩ một lòng phụ tử,

      Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.

      Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh,

      Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều.

      Trọn hay:

      Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,

      Lấy chí nhân để thay cường bạo.

      Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,

      Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.

      Sĩ khí đã hăng

      Quân thanh càng mạnh.

      Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía,

      Lý An, Phương Chính, nín thở cầu thoát thân.

      Thừa thắng đuổi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lại,

      Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất cũ thu về.

      Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm

      Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.

      Phúc tâm quân giặc: Trần Hiệp đã phải bêu đầu

      Mọt gian kẻ thù: Lý Lượng cũng đành bỏ mạng.

      Vương Thông gỡ thế nguy,

      mà đám lửa cháy lại càng cháy

      Mã Anh cứu trận đánh

      Mà quân ta hăng lại càng hăng.

      Bó tay để đợi bại vong,

      Giặc đã trí cùng lực kiệt,

      Chẳng đánh mà người chịu khuất,

      Ta đây mưu phạt tâm công.

      Tưởng chúng biết lẽ ăn năn

      Nên đã thay lòng đổi dạ

      Ngờ đâu vẫn đương mưu tính

      Lại còn chuốc tội gây oan.

      Giữ ý kiến một người,

      Gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác,

      Tham công danh một lúc,

      Để cười cho tất cả thế gian.

      Bởi thế:

      Thằng nhãi con Tuyên đức động binh không ngừng

      Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy

      Đinh mùi tháng chín,

      Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại

      Năm ấy tháng mười,

      Mộc Thạnh chia đường từ Vân Nam tiến sang.

      Ta trước đã điều binh thủ hiểm,

      Chặt mũi tiên phong

      Sau lại sai tướng chẹn đường

      Tuyệt nguồn lương thực

      Ngày mười tháng tám, trận Chi Lăng

      Liễu Thăng thất thế

      Ngày hai mươi, trận Mã Yên

      Liễu Thăng cụt đầu.

      Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong

      Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn.

      Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá

      Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau

      Lại thêm quân bốn mặt vây thành

      Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc

      Sĩ tốt kén người hùng hổ

      Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh

      Gươm mài đá, đá núi cũng mòn

      Voi uống nước, nước sông phải cạn.

      Đánh một trận, sạch không kình ngạc

      Đánh hai trận, tan tác chim muông.

      Cơn gió to trút sạch lá khô,

      Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ.

      Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội,

      Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng.

      Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường

      Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước

      Ghê gớm thay! Sắc phong vân phải đổi,

      Thảm đạm thay! Ánh nhật nguyệt phải mờ.

      Bị ta chặn ở Lê Hoa

      Quân Vân Nam nghi ngờ

      khiếp vía mà vỡ mật !

      Nghe Thăng thua ở Cần Trạm,

      Quân Mộc Thạnh xéo lên nhau

      Chạy để thoát thân.

      Suối Lãnh Câu, máu chảy thành sông,

      Nước sông nghẹn ngào tiếng khóc

      Thành Đan Xá, thây chất thành núi,

      Cỏ nội đầm đìa máu đen.

      Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp,

      Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng.

      Tướng giặc bị cầm tù,

      Như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng

      Thần Vũ chẳng giết hại,

      thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh

      Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền,

      ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,

      Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa,

      về đến nước mà vẫn tim đập chân run.

      Họ đã tham sống sợ chết mà hòa hiếu thực lòng

      Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.

      Chẳng những mưu kế kỳ diệu

      Cũng là chưa thấy xưa nay.

      Xã tắc từ đây vững bền

      Giang sơn từ đây đổi mới

      Càn khôn bĩ rồi lại thái

      Nhật nguyệt hối rồi lại minh

      Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu

      Muôn thuở nền thái bình vững chắc

      Âu cũng nhờ trời đất tổ tông

      linh thiêng đã lặng thầm phù trợ;

      Than ôi !

      Một cỗ nhung y chiến thắng,

      Nên công oanh liệt ngàn năm

      Bốn phương biển cả thanh bình,

      Ban chiếu duy tân khắp chốn.

      Xa gần bá cáo,

      Ai nấy đều hay.

    • Chống Tàu Cộng xâm lăng : “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” — Protest Communist China :

  19. Con người ta sống ở đời, thường phải tự lo liệu nuôi lấy thân mình. Ngoại trừ một số ít liếm đít, bợ đỡ, mới được “hưởng ân huệ của chính quyền”, chẳng hạn như Hoàng Hải Thủy (HHT). Đến những bậc học giả nhiều công lao cống hiến cho đời như các cụ Vương Hồng Sển, Sơn Nam… thì bất cứ chính quyền nào được dùng các cụ cũng phải xem là điều vinh hạnh, làm rạng rỡ cho chính quyền, chế độ ấy.
    Làm Quản thủ Thư viện Quốc gia “ngang xương” như cụ Vương Hồng Sển vậy đó mà không ai dám bảo chức danh ấy là không xứng với cụ, kể cả các bậc trí thức bằng cấp tận răng. Riêng có HHT là cất giọng cay cú, tỵ nạnh. Ừ nhỉ, sao hồi đó không ai cử HHT làm chức quản thủ thư viện ý nhẩy? HHT cũng tài cao học rộng lắm cơ, e còn cao hơn cả cụ Vương nữa kia, bằng chứng là “Riêng với tác giả Vương Hồng Sển, không phải trước 1975 mà trước năm 2000 tôi – HHT – không đọc qua một trang viết nào của ông”. (…) “Năm xưa tôi lại càng không thích đọc ông Vương Hồng Sển vì ông là công chức, ông không phải là người viết chuyên nghiệp, tôi cho ông là người viết “ốc-ca-dzi-ông.”
    Thật tiếc cho HHT là cái ông “không phải là người viết chuyên nghiệp” ấy lại là người lưu lại những trang văn để đời, với một văn phong thấm đẫm tinh túy văn hóa miền Nam, viết như nói, nói như đùa, vậy mà nặng trĩu suy tư, đầy tính nhân bản. Ai đã đọc cụ Vương một lần tất phải thấy nghiện giọng văn ấy, cứ muốn tìm đọc thêm; thậm chí ở Mỹ còn phải in lại khi tác giả còn sống, ở Việt Nam. Tôi dám nói: những trang văn Vương Hồng Sển sẽ vẫn còn được tìm đọc dài dài mai sau.
    Bẻ vạch văn ấy, rồi tán thêm bằng lối dung tục, HHT tưởng có thể bôi nhọ một phẩm giá thanh cao, nhưng khi đọc bài viết này, tôi không hề cảm thấy cụ Vương bị bôi bẩn chút nào mà chỉ thấy tội nghiệp cho HHT: đúng là già mà còn dại, tự mình bôi bác lấy nhân cách mình.
    Cuối cùng, xin khẳng định: chỉ 3 chữ “bộn bộn lần” của Vương Hồng Sển cũng dư tài hoa, trác việt hơn cả mớ hổ lốn mà HHT trưng bày, chào hàng trên trang web này. Xin hết!

    • “Nhà phê bình văn học” Lyvinhhue nói nghe hay quá !

      Lyvinhhue là ai cà ?

    • Bà Trưng quê ở Châu Phong
      Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
      Chị em nặng một lời nguyền
      Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
      Ngàn tây nổi áng phong trần
      Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
      Hồng quần nhẹ bước chinh yên
      Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành
      Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh
      Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
      Ba thu gánh vác sơn hà
      Một là báo phục hai là Bá Vương
      Uy danh động tới Bắc Phương
      Hán sai Mã Viện lên đường tấn công
      Hồ Tây đua sức vẫy vùng
      Nữ nhi địch với anh hùng được sao!
      Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo
      Hai Bà thất thế cùng liều với sông!
      Trước là nghĩa, sau là trung
      Kể trong lịch sử anh hùng ai hơn.

    • Trích : ……. “Làm Quản thủ Thư viện Quốc gia “ngang xương” như cụ Vương Hồng Sển vậy đó mà không ai dám bảo chức danh ấy là không xứng với cụ, kể cả các bậc trí thức bằng cấp tận răng. Riêng có HHT là cất giọng cay cú, tỵ nạnh. Ừ nhỉ, sao hồi đó không ai cử HHT làm chức quản thủ thư viện ý nhẩy?” ………..

      …… “Bẻ vạch văn ấy, rồi tán thêm bằng lối dung tục, HHT tưởng có thể bôi nhọ một phẩm giá thanh cao, nhưng khi đọc bài viết này, tôi không hề cảm thấy cụ Vương bị bôi bẩn chút nào mà chỉ thấy tội nghiệp cho HHT: đúng là già mà còn dại, tự mình bôi bác lấy nhân cách mình.”. Ngưng trích.

      Lyvinhhue có quyền thần tượng ai là quyền của Lyvinhhue. Con chó đạo Chích có quyền cắn vua Nghiêu là kim cổ Đông – Tây vẫn hà rầm. Huống hồ Lyvinhhue nặng lời xỉa xói HHT.

      Tạm với 2 đoạn trích trên, ta thấy rõ Lyvinhhue rất đau đớn vì HHT “giết” chết Vương Hồng Sển bằng lời nhẹ nhàng phẩm bình nhân cách của họ Vương, chứ không hề đả động đến tài hoa (nếu có) của họ Vương. Lyvinhhue đau đớn là đau đớn chỗ đó.

      Nếu HHT chê văn vẻ của họ Vương thì Lyvinhhue đỡ đau đớn hơn nhiều. Cho nên Lyvinhhue ta mới nổ cho một tràng bằng đặc sệt những chữ Tầu phù sâu quảng, để hù thiên hạ. Khổ thân thay cho Lyvinhhue đã dụng công để bolt rồi copy và past vô comment, nhưng chẳng được tích sự gì.

      Chỗ này là chỗ của những người Việt Nam (đủ mọi sắc tộc) chống cộng, và chống luôn cả thằng tầu phù bành trướng – bá quyền Bắc kinh.

      Có chỗ đâu để mấy thằng tầu phù sâu quảng nhẩy vào múa may như thằng điên. Dị hợm, rởm đời. Cứ tưởng thế là hay lắm, là bác học lắm ?! Thương hại lắm thay !

      Nhưng : Bá ngọ thằng ông biết chữ gì ” (thơ Tú Xương – chứ không phải tôi phịa ra đâu đấy nhé !).

      Từ 1975 đến nay bọn cán cộng răng đen mã tấu rất đau lòng, bởi tự ti mặc cảm vì khả năng “RỐT NÁT” thiên phú của chúng.

      Cho nên ngày nay, bọn chúng vung tay tậu cho bằng được những mảnh giấy chỉ bằng gang tay thôi, với đủ mánh khóe lừa lọc, đảo điên.

      Chúng cứ tưởng, với những tờ giấy lộn để treo chơi đó, là chữa được cái thẹn về cái thiên phú ngu đần, dốt nát của chúng ?!?

      Nhưng chúng không ngờ những kẻ bại trận (là chúng ta) khinh bỉ chúng, rẻ rúng chúng vì những chữ khác cơ ! Đó là : LIÊM SỈ. NHÂN PHẨM cơ !

      Bởi người xưa có câu : Nhân vô sỉ nhi bất lập.

      Kể ra Lyvinhhue vẫn còn khá hơn bọn cán cộng chút đỉnh. Vì Lyvinhhue biết đau khi thần tượng của mình bị người đời khinh khi về nhân cách và liêm sỉ. Nhưng Lyvinhhue lại cố tình lái qua lãnh vực khác. Một lãnh vực tầm thường hơn nhiều : đó là văn chương, chữ nghĩa để đánh lạc dư luận.

      Thông thường một ai đó có chút xíu sáng sủa, thời tối khỏi sủa. Tức là sủa đúng chỗ, đúng thời, đúng tiết. Nhưng Lyvinhhue sủa tứ lung tung. Sủa chẳng ra đâu vào đâu hết. Sủa càn, sủa bậy là quyền của Lyvinhhue.

      Nhưng mà thôi, chỗ khác mà sủa đi Lyvinhhue ơi.

    • Vương Thuý Kiều nhờ có Tố Như tiên sinh. Một cây bút đa tài, đa cảm và đa tình đã biến nàng như một đóa sen trong bùn nhơ.

      Thực ra, nàng Kiều dưới ngòi bút của 1 tay văn sĩ Tầu (Thanh Tâm tài nhân) thì chỉ là một cô nàng trong giới chị em ta đã thập thành lắm rồi.

      Nhưng có là một (xin lỗi) con đĩ thập thành chăng nữa vẫn còn lêm sỉ :

      Chữ trinh còn một chút này ;
      Đã giữ chẳng vững mà giày cho tan ?

      Tôi trước đây là 1 giáo viên trong mái trường xã hội chủ nghĩa, khi đọc hai câu thơ này tự lấy làm thẹn, nên nhất quyết giã từ thế giới phấn trắng và bảng đen.

      Ôi ! Một con đĩ chẳng qua là dùng trôn để nuôi miệng. Còn bọn văn nghệ mạt hạng thì lại đánh miệng để nuôi trôn.

      Than ôi ! Vương Hồng Sển cũng là thế chăng hỡi Lyvinhhue !

  20. Ông thần nước mặn LVH nói kỳ hén Ông VHS ăn lộc nước VNCH 21 năm, cơm còn dính kẻ răng mà phủi ơn cái rột và quay 180 độ, thì gọi là cái thá gì ? Có phải là quân vô ơn ? Còn Sơn Nam cũng một phường Ai in sách và làm ông nổi tiếng Cũng VNCH đấy ông LVH Củng một giuộc: phường bội nghĩa Phải chi hồi năm 54 hai ông này fair play , bỏ miền Nam, đi tập kết ra Bắc theo bác Hồ kính iêu của hai ông thì chắc ông VHS đâu còn rung đùi tà tà cái thú chơi sách và sưu tầm cổ ngoạn Còn ông SN chắc đâu nhẩn nha nghiên cứu biên khảo về miên Nam và in cho đời những áng văn hay như Hương Rừng Cà Mau Hay là hai ông theo lệnh đảng từ Bắc vào Nam quậy phá miền Nam chúng tôi và chẳng may bom B52 dội chết tan xác dọc đường mòn Hình Chí Mô như trường hợp nhạc sĩ Lê Trực (có tên là Hoàng Việt sau 1954) tác giả bài nhạc trứ danh Tiếng Còi Trong Sương Đêm ?

    • Bác Hai Lúa, tự dưng con cháu mấy chục đời của trự Lý Quảng dzô đây nói hoảng nói tiều. Đã thế lại bày trò phù thủy âm binh của giặc cướp Mã Viện bằng cách “bất ấn” anh em mình trên trang quép này qua mấy cái chữ ngoằn ngèo như con giun con dế của mấy trự xâm lăng phương Bắc Anh em mình đề nghị bacthan xoá cha cái “bùa” trên cho rãnh con mắt và thay bằng câu : Trước Nhục Nước Nên Hoà Hay Nên Chiến? Quyết Chiến !

      Mong lắm thay !

  21. @ lyvinhhue

    Trước hết cần phải nhắc cho cái đầu đại háng(có g ) của ông biết rằng Đây là trang web của người Việt chúng tôi chứ không phải trang web của bọn tàu phù sâu quảng các ông mà ông post cái thứ chữ gạch tới gạch lui ấy vào đây để làm gì? Để khoe minh uyên bác ư? Hay để hù dọa chúng tôi? Thối lắm ,ông làm tôi phải đánh rắm một phát cho hơi ra bớt để đỡ tức bụng ,cái mà, thứ tiếng loằng ngoằng của ông gọi là trung tiện ,nói rõ sợ ông không hiểu.

    Kế đến, ông có quyền thương ai ,quí ai ,um hun thắm thiết ai đó là quyền của ông chả ai thèm để ý hay théc méc làm cái chó gì. Chỉ nêu ra vài điểm ngu xuẩn của ông khi ông viết “…Con người ta sống ở đời, thường phải tự lo liệu nuôi lấy thân mình. Ngoại trừ một số ít liếm đít, bợ đỡ, mới được “hưởng ân huệ của chính quyền”, chẳng hạn như Hoàng Hải Thủy (HHT). Đến những bậc học giả nhiều công lao cống hiến cho đời như các cụ Vương Hồng Sển, Sơn Nam… thì bất cứ chính quyền nào được dùng các cụ cũng phải xem là điều vinh hạnh, làm rạng rỡ cho chính quyền, chế độ ấy “. Khi hạ bút xong ông có biết hiểu và biết mình viết cái gì hay không? Tôi chả ăn cái giải chó gì khi bênh vực ông HHT ,nhưng thấy ông viết ngu và láo nên phải lên tiếng kẽo để trong bụng nó ấm ách đầy hơi khó chịu. Ai cũng biết ông HHT chẵng bao giờ và chưa bao giờ liếm đít hay bợ đỡ chính quyền VNCH để được “hưởng ân huệ của chính quyền” bao giờ cả. HHT viết văn làm báo sống bằng ngòi bút của mình ,và ông cũng chưa bao giờ ngữa tay cầm tiền gọi là lương từ chính quyền VNCH như “ngài” vương hồng sển của ông ,suốt đời ăn cơm quốc gia thờ ma cộng chó. Thế thì ông HHT liếm đít lúc nào ,bợ đõ lúc nào ,trong bài viết nào , ông kể ra cho chúng tôi được tỏ, tố chề ông lắm lắm.

    Còn cái người mà ông ca tụng(…bất cứ chính quyền nào đuọc dùng các cụ phải xem là điều vinh hanh…) thì tôi thấy mới đúng là tên ăn cháo đá bát , LIẾM ĐÍT vào hàng sư phụ đó thưa ông. Chỉ nội ba chữ ” Bác kính trọng” là đã thấy ông ta là bật thầy trong nghề liếm đít cộng chó để đựoc yên thân. Kính trọng cái chó gì cái thắng bác(pork) chuyên nghề lấy bậy ,đi tới đâu là chọt bậy ở đấy như cái gậy của thằng ăn mày, bạ đâu chot đấy ,bất kể sạch dơ. Giết vợ đợ con mà kính trọng kí gì? Đúng là đồ bợ đít mà không biết nhục lại ra công bênh vực và chụp mũ người khác. Hạng người nhắm mắt nói càn như vậy người ta xem không bằng con chó ,thưa ông !

    Ông lại viết :”Thật tiếc cho HHT là cái ông “không phải là người viết chuyên nghiệp” ấy lại là người lưu lại những trang văn để đời, với một văn phong thấm đẫm tinh túy văn hóa miền Nam, viết như nói, nói như đùa, vậy mà nặng trĩu suy tư, đầy tính nhân bản “,đọc lên sao tôi thấy nó có cái mùi thum thủm của báo chí lề phải , văn chương rọ mõm bên nhà.

    Viết như lói ,lói như đùa thiệt là đúng quá. Hai ông vương hồng sễn và sơn nam mà ông ca tụng như là vốn quý cần phải trân trọng thì xin mời ông xem lại các ông ấy viết gì đã nhé. Đại ý thế này ,thằng lính Mỹ đi đánh trận mà còn mua cây nước đá bỏ vào trong xe thiết giáp để cho mát ,viết thế thì chỉ có chó nó mới tin chứ người thì tin sao nổi. Thế mà “văn phong thấm đẩm tinh túy miền nam…nặng trĩu suy tư ,đầy tính nhân bản v..v..”. Thối ơi là thối , thối không chịu được.

    Xin mời ông xem lại một đoạn của nhà văn Nặng trĩu suy tư nhé : Ðầu năm Mậu Thân, ở đâu mà lại chẳng có cảnh bị bắn giết, đốt phá? Chính Gia Ðịnh cũng có cảnh nhà cửa tan ra cát bụi, bàn ghế, của tiền thập vật cháy ra khói, ra tro, chỉ vì người cầm quyền ngoan cố, bám theo chính sách Mỹ và Thiệu chúng nó vãi tiền ra hại cho đồng bào ta cùng một giống cầm súng bắn lẫn nhau, mà có như vậy họ mới đục nước béo cò….”

    xin hỏi cảnh bắn giết ,đốt phá do ai gây ra vậy thưa ông đại háng? Có phải do bọn cộng bôi mặt nuốt lời đem súng đạn vào thành phố giết hại dân lành trong ngày lễ trọng đại của dân tộc? Thế mà viết thế này “..chỉ vì người cầm quyền ngoan cố…,chúng nó vãi tiền ra hại cho đồng bào ta cùng một giống cầm súng bắn lẫn nhau, mà có như vậy họ mới đục nước béo cò…” Viết thế mà viết được , đúng là lời lẽ nặng trĩu suy tư ,thấm đẩm tình dân tộc của những tên Văn Nô, Văn Khuyển viết theo đơn đặt hàng của đảng ,và cùng đọc với nhau ,cùng hít hà khen hay đáng lưu vào hậu thế.

    Còn phải dành chổ cho các bác khác viết ,xin ngừng , sẽ trở lại với ông sau. Xin hết

    • Đang tính mắng tên tàu tặc một trận thì bác Backy54 đã nói hết ý tôi rồi. Cám ơn bác nhiều.

      • Bác Phương Lê ơi !

        Bác bị cụt ý vì thấy bác Backỵ54 viết hếy ý rồi. Thế là bác khoái chí tử rồi. Bác sướng quá rồi.

        Còn tôi, tôi càng đau hơn vì có 2 người bạn rất hóm hỉnh và dí dỏm … nếu còn (tại thế) thời cái nhà anh Lyvinhhue chắc chắn phải nát đời cô Lựu rồi.

        Kính.

  22. Du queo cơm ,hổng có chi bác PLe , d/v bon tàu phù sâu quảng ,đại háng đại trôn này ,chúng ta phải thẳng tay trừng trị chứ không lịch sự lịch siếc gì với chúng cả.

    Phải nhắc cho chúng nhớ rằng ,cha ông chúng đã phải nhục nhã ôm đầu máu bỏ chạy về tàu không kịp mặc quần : “…húa thế hanh ,sầm nghi đống đều tử trận ,tôn sĩ nghị phải bỏ cả ấn tín chạy về tầu…,quân tầu tranh nhau qua cầu phao,làm cầu xập ,lộn cổ xuống sông chết vô số làm nghẹt nước sông Hồng, máu tầu khiến nước sông thành màu đỏ ,và từ đó về sau cá trong sông Hồng có nhiều con bị một chứng bịnh ngoài da gọi là bệnh ghẻ tầu….”

    Bài học lịch sử còn rành ra đó và sẽ lập lại nếu chúng dám vác quần qua lần nữa. Trong lần chạy tụt quần về tầu này chắc chắn sẽ có lyvinhhue !!!!

    Xương ai chất đống cao bằng núi?
    Máu lũ xâm lăng chảy đỏ giòng,
    Tiếng xưa sang sảng vẫn còn
    “Đánh cho để dài tóc ,
    Đánh cho để răng đen ,
    Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
    Đánh cho nó hổng kịp mặc quần !(dịch nghĩa câu trên ,hehe)
    Đánh cho Sử tri Nam Quốc Anh Hùng đây HỮU CHỦ !!!!

    lyvinhue hãy nhớ lấy….quần !!!!

  23. Cảm ơn tất cả các bác mình ,Ple ,VanToan, Ba Tron(thấy quen quen ở đâu hè !),Hai Lua…v…v đã góp một tay đập đầu tên háng to ,trôn bự lyvinhhue !!!!

    Mong sẽ được học hỏi thêm nữa từ các bác.Kính, Bk54.

  24. Xin lỗi các bác ,tôi nhớ sai, bọn lính tầu sở dĩ chết nhiều làm nghẽn sông Nhị Hà là tại chủ tướng của chúng là tôn sĩ nghị ra lệnh chặt cầu vì sợ quân Tây Sơn đuổi theo ,bất kể sinh mạng binh lính của hén sống chết thế nào .Cái máu tầu phù nó thâm và hèn như thế đấy ,phi ní lô đia !!!

    Mời các bác vào xem lại một trang sử oai hùng của dân tộc :

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Hu%E1%BB%87#Chi.E1.BA.BFn_th.E1.BA.AFng_K.E1.BB.B7_D.E1.BA.ADu_.281789.29

  25. Thấy chú chàng Lyvinhhue nào đó, bị cái tội thích sủa bậy. Mà sủa được có mỗi một phát một. Thế là bị đòn hội chợ cấp tốc.

    Từ nay lấy đó làm răn nhé. Không phải có cái tài sủa là đụng đâu sủa càn, sủa bậy ở đó là được đâu nhe.

    Nhớ đó. Ê mặt, ẩm mày chưa ?!

  26. Cảm ơn bác Ba Tron đã cho xem lại bài Bình Ngô Đại Cáo ,cảm khái cách gìn ,nhất là mấy câu sau :
    …..
    Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh

    Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

    Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ

    Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế

    Gây thù kết oán trải mấy mươi năm

    Bại nhân nghĩa nát cả đất trời.

    Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.
    …..

    các bác có thấy gì không , riêng tôi nhận thấy mấy câu trên của cụ Nguyễn Trãi đúng là để chỉ bọn cộng phỉ ác ôn côn đồ ở Ba Đình hiện nay. Càng đọc càng thấy đúng các bác.

Leave a comment