• Năm 25 tuổi

    hoang-hai-thuy-25-tuoi.jpg

    Hoàng Hải Thủy, năm 25 tuổi, trong căn nhà 78/5 đường Mayer, mới đổi tên là đường Hiền Vương, Tân Định, Sàigòn, Năm 1957.
  • Thể Loại

  • Được yêu thích …

  • Bài Cũ

TÌNH YÊU HOA NIÊN

Bích chương quảng cáo: Pier Angeli diễn vai chính trong phim nhưng vì chưa nổi tiếng, tên Nàng nhỏ síu.

Bích chương quảng cáo: Pier Angeli diễn vai chính trong phim nhưng vì chưa nổi tiếng, tên Nàng nhỏ síu.

Buổi tối trên màn ảnh TiVi Mỹ, tôi thấy cảnh một nhóm phụ nữ – không ai trẻ dưới hai mươi tuổi – nàng nào cũng có vẻ trạc 35, 40, tụ họp làm cuộc tưởng niêm những nhạc sĩ ban Beatles.

Phóng viên TiVi hỏi:

“Ban Beatles không còn từ lâu rồi. Sao quý vị vẫn cứ năm năm tụ hội tưởng niệm họ?”

Người phụ nữ trả lời:

“Họ là thần tượng của chúng tôi thời chúng tôi mười tám, hai mươi tuổi. Chúng tôi tưởng nhớ họ mà cũng là tưởng nhớ tuổi trẻ của chúng tôi.”

Ðêm nay, đêm mùa thu vàng ở Virginia, tôi làm một việc giống như những phụ nữ ái mộ những nhạc sĩ Beatles, tôi nhớ Pier Angeli – nữ diễn viên điện ảnh tôi ái mộ thời tôi hai mươi tuổi. Tôi nhớ Nàng và tôi nhớ tuổi trẻ của tôi.

o O o

Pier Angeli

Pier Angeli

Trên “hoanghaithuy.com” Tháng 11, 2013 có điện thư:

Phan Sĩ Nghị,

Thân gửi Công Tử Hà Ðông

Ðệ xin cung cấp vài sự kiện về phim “Domani è troppo tardi” (1950), tên tiếng Anh là “Tomorrow is too late”, tên tiếng Pháp “Demain il sera trop tard,” tên tiếng Việt của phim là  “Ngày mai đã muộn”!

Phải nói là chỉ nghe cái tên phim không thôi là đã thấy “quá đã.” “Ngày mai đã muộn,” phim trắng đen, thực hiện ở Italia năm 1950, do Pier Angeli, người đẹp “bất tử” của Hoàng huynh đóng vai chánh Mirella, cặp với Gino Leurini vai Franco. Phim này được xem như là phim Romeo Juliet thời đó ở Âu châu! Xin trích dẫn một comment về phim này:

“Might be considered one of the best film of all time…. It was a huge success with the general public and deserves to be better remembered. It is a great humanist drama in the best Italian tradition..”

Có thể được xem như bộ phim hay nhất của mọi thời. Phim thành công lớn với công chúng và xứng đáng được tưởng nhớ nhiều hơn. Phim là một bi kịch nhân bản theo truyền thống đẹp nhất của Ý quốc.

Phim này được làm cùng một năm với hai phim “Ngày mai là một ngày khác” (Domini è un altro giorno) và “Le voleur de bicyclette – Ladri di biciclette” ( Tên trộm xe đạp)… Phim “Ngày mai là một ngày khác” cũng do Pier Angeli trong vai chính.

Nếu Hoàng huynh còn nhớ Pier Angeli (!) và nhớ phim “Ngày mai đã muộn,” xin huynh đi vài đường lả lướt về phim này và về cảm tưởng của huynh và giới văn chương, nghệ thuật thứ bảy thời đó đã “bàn loạn xế lào” về phim!

Tiểu đệ,

Phan Sĩ Nghị

o O o

Tháng 11, 2013, liêu lạc Xứ Người, nhận được thư của bạn Phan Sĩ Nghị, một bạn đọc “hoanghaithuy.com” từ ngày đầu cõi đời này có “hoanghaithuy.com.”

James Dean và Pier Angeli

James Dean và Pier Angeli

Bạn viết: “Hoàng huynh nếu còn nhớ Pier Angeli…” Mèn ơi, tôi mà không nhớ PierAngeli thì còn ai nhớ Nàng? Trên cõi đời này, khi tất cả 500. 589. 267.921 tỷ người đã quên Pier Angeli, khi loài người chỉ còn hai người nhớ Pier Angeli, hai người đó là tôi – CTHÐ –và anh H2T, người anh em cùng vợ với tôi.

Việc bạn Phan Sĩ Nghị muốn tôi viết về phim  “Ngày mai đã muộn” và về Pier Angeli làm tôi ngơ ngác. Ngơ ngác, ngạc nhiên, ngu ngơ, ngớ ngẩn. Và sau cùng ngậm ngùi. Bạn yên trí chăm phần chăm là tôi – CTHÐ – đã từng xem cuốn phim “Ngày mai đã muộn.” Nhưng tôi, người ái mộ Pier Angeli nhất trong số những người ái mộ Pier Angeli nhất cõi đời này, tôi yêu Pier Angeli đến cái độ tôi từng ngất ngư con tầu đi  vì Nàng, Nàng là Nữ tài tử xi-nê Ðẹp nhất đời tôi. Bạn PS Nghị viết Pier Angeli là “người đẹp bất tử” của tôi thật đúng. Ðúng đến cái độ không có gì đúng bằng. Vậy mà không những tôi chỉ không xem phim “Ngày mai đã muộn,” tôi còn không biết thời tôi hoa niên, tôi sống, tôi làm việc, tôi yêu, tôi viết, tôi đi xem xi-nê, tôi mê tín Pier Angeli tuyệt diễm, cõi đời này có bộ phim “Ngày mai đã muộn.”

Tôi ngơ ngác và tôi théc méc: Tại sao tôi không biết gì về phim “Ngày mai đã muộn?” Tại sao? Trên cõi đời này, ai cũng có thể không biết gì về phim “Ngày mai đã muộn” nhưng anh H2T, người anh em cùng vợ của tôi, và tôi – CTHÐ – chúng tôi không thể không biết. Không biết là chúng tôi – H2T và tôi, CTHÐ – có tội với Pier Angeli.

Trở về Ký Ức trong năm phút, tôi tìm ra nguyên nhân tại sao. Phim “Ngày mai đã muộn” được làm năm 1950 ở Ý Quốc. Chắc phim đến màn ảnh xi-nê Sài Gòn những năm 1952, 1853. Trong 2 năm ấy tôi đi Lính Quốc Gia, tôi sống 8 tháng ở Ðảo Phú Quốc, tiểu đội Lính Võ Trang Tuyên Truyền trong có tôi phụ trách việc tuyên truyền, kiểm duyệt thư tù binh ở Trại Tù Binh Cây Dừa Phú Quốc, tôi sống 6 tháng ở Ðại Ðội Trọng Pháo đóng ở bên phi trường thị trấn Sóc Trăng. Ngày ấy phi trường Sóc Trăng nhỏ như cái chiếu, phi trường không có phi cơ đậu thường trực, cả tuần mới có một, hai phi cơ quân sự Bà Già từ Cần Thơ phành phạch bay sang, đậu lại vài giờ rồi bay đi. Phi trường không có hàng rào.

Những ngày, tháng, năm  ấy không có tôi ở Sài Gòn. Những ngày, tháng, năm ấy Pier Angeli và phim “Ngày mai đã muộn” đến trên màn ảnh những rạp xi-nê Sài Gòn. Nàng đến Sài Gòn mà tôi lính chiến sống cô đơn ở đảo Phú Quốc, ở tỉnh Sóc Trăng.  Không có tôi ở Sài Gòn trong những năm tháng đó. Do đó, tôi không được xem, không được biết gì về phim “Ngày mai đã muộn,” bộ phim thứ nhất của Nàng. Ngày nào tôi gập Nàng – Nàng Pier Angeli – tôi sẽ nói với nàng như thế về chuyện tại sao tôi phạm tội không xem, không biết phim”Ngày mai đã muộn.”

Tôi tìm trên Net những chuyện về cuộc đời ái tình và sự nghiệp của Pier Angeli, và những chuyện về phim “Ngày mai đã muộn.” Tôi tìm thấy trên Net bài viết của một người –  người Ý – từng xem phim “Ngày mai đã muộn,” từng xúc động vì bộ phim. Ðây là bài  người đó viết về bộ phim 50 năm sau ngày ông ta coi phim.

Bài viết dịch sang chữ Pháp:

À quoi s’accrochent un souvenir, une émotion. Pourquoi ce là et pas ceci. Pourquoi tel film, plutôt moyen sur un plan purement cinématographique, laisse t-il une impression aussi forte plus de 50 ans aprèn qu’on l’ait vu. Peut être qu’à l’époque – j’ai vu le film en 58, 59 – pour les jeunes alors, l’émotion valait plus que la technique.

Ce film c’est “Demain il sera trop tard.” J’ai du le voir 5 ou 6 fois dans la semaine où il est passé au “Studio” à Bastia, où je vivais à l’époque. Je ne l’ai plus jamais revu depuis mais il resta incroyablement gravé dans ma mémoire. Il y a quelque mois j’en ai parlé à ma soeur qui l’a vu en même temps que moi: même sentiment. Je suis allé me balader sur le net. C’est fou le nombre de personnes qui ont été marqueés par ce film.

Le scénario est simple, terriblement mélo:

Mireille, jeune fille romanesqua et dont les parents sont sévères, se lie d’une tendre aimitíé avec Franco, garcon dont le milieu familial est plus souple. Mais cela ne plait pas à la rétrograde directrice  de l’institution religieuse où ils sont. Elle les punit. Leur pur amour ne sera pas compris non plus par leurs familles. Tout cela finira très mal par la mort, noyeé, de la douce Mireille. Et un incroyable ment sentiment de gâchis.

L’extrait ci dessous, je suis tombé par hasard  sur youtube il y a une demi-heure. Ce qui m’a donné l’envie de ce post – Mais j’en garde un sentiment de grande douceur, de tendresse, de tristesse, de révolte devant l’incompréhension des “grands” pour un amour d’une telle pureté. Et des larmes, des larmes. Un torrent de larmes qui ne m’a pas empêché d’aller voir et revoir ce film comme si j’esperai quand même qu’elle ne meure pas à la fin.

Je me souviens aussi du doux visage d’ Anna Marie Pierangeli et de la très méchante Gabrielle Dorziat. Je ne pense pas avoir vraiment envie de revoir cr film. Je préfère le garder dans ma mémoire au rayon “vert-paradis des amours enfantines” à coté de “Marianne de ma jeunesse.”

James Dean trên xe moto.

James Dean trên xe moto.

Phỏng dịch:

Cái gì làm ta ghi nhớ một kỷ niệm, một xúc cảm? Tại sao ta nhớ chuyện này mà không nhớ chuyện kia?  Tại sao một cuốn phim xi-nê, tầm thường về mặt điện ảnh, để lại một xúc cảm mạnh đến như thế 50 năm sau ngày người ta xem phim đó? Có thể vì thời kỳ đó – tôi xem phim này trong năm 58, hay năm 59 – với thế hệ trẻ thời đó cảm xúc mạnh hơn là kỹ thuật.

Phim đó là phim “Demain il sera  trop tard. Ngày mai đã muộn.” Tôi xem phim này 5 hay 6 lần trong một tuần lễ khi phim chiếu ở rạp “Studio” thị trấn Bastia, nơi tôi sống thời đó. Từ đó không một lần tôi xem lại phim nhưng chuyện phim ghi dấu trong ký ức tôi một cách tôi không thể ngờ. Mấy tháng mới đây  tôi nói về chuyện tôi nhớ phim với em gái tôi, em tôi cùng xem phim ấy năm xưa như tôi. Em tôi cũng có những cảm xúc về phim như tôi. Tôi dạo trên Net. Số người nhớ nghĩ về phim ấy thật nhiều.

Chuyện phim đơn giản và rất ướt:

Mireille, thiếu nữ lãng mạn, có cha mẹ nghiêm khắc, kết bạn tâm tình với Franco, gia đình Franco cởi mở hơn, nhưng cuộc tình của đôi người trẻ tuổi làm bà hiệu trưởng lạc hậu trường họ không bằng lòng. Bà này phạt họ. Hai gia đình cũng không thông cảm với họ. Kết cục bi thảm là Mireille bị chết đuối. Khán giả thấy cái chết của người thiếu nữ ngây thơ là một sự phí phạm.

Tôi tình cờ tìm thấy đoạn văn trích dưới đây trên Youtube vừa mới nửa tiếng. Ðoạn văn này làm tôi viết bài này – Tôi có cảm xúc về một sự êm dịu thật lớn, ý tình trìu mến, nỗi buồn sầu, niềm phản kháng trước sự không thông cảm của những “người lớn” với một mối tình trong trắng đến như thế. Và nước mắt, nước mắt. Những dòng suối nước mắt không ngăn được tôi xem đi, xem lại bộ phim như tôi có hy vọng là cuối phim người thiếu nữ không chết thảm.

Tôi nhớ khuôn mặt hiền của Anna Marie Pierangeli, và vẻ ác độc của Gabrielle Dorziat, bà hiệu trưởng trong phim. Tôi không muốn xem lại phim. Tôi muốn giữ nó trong ký ức tôi, trong ngăn “Thiên Ðường Xanh những mối Tình thơ trẻ “bên phim “Marianne ngày tôi hoa niên.”

Ngưng trích.

CTHÐ: Vào lúc 2 giờ trưa một ngày trong năm 1951, hay năm 1952 – ngày tháng quá xa trên dòng thời gian, tôi không còn nhớ rõ – tôi đến rạp xi-nê Olympic xem phim. Ðây là lần thứ nhất Pier Angeli đến màn ảnh xi-nê Sài Gòn, đây là lần thứ nhất tôi nhìn thấy Pier Angeli trên màn ảnh xi-nê, đây là lần thứ nhất Pier Angeli đến trong tim tôi. Nàng đến và Nàng ngự trị như một Nữ  Tiên trong tim tôi kể từ ngày ấy.

Nhưng.. dòng thời gian dài một ánh bay.. những ngày nhứ lá, tháng như mây, đã sáu mươi mùa thu vàng lá thu bay qua đời tôi, nay tôi không nhớ tên phim, tôi không nhớ chuyện phim  trong đó lần thứ nhất tôi được thấy dung nhan kiều diễm của Pier Angeli.

Bạn Phan Sĩ Nghị viết: “Pier Angeli, người đẹp “bất tử ” của H2T.” Ðúng như bạn viết. Nàng đã sống trong tim tôi 60 mùa thu lá bay. Trong tôi, Nàng – Pier Angeli – trẻ mãi, đẹp mãi.

1951 – 2013. Thời gian vỗ cánh bay như quạ. Bay hết đường xuân đến chỗ ngồi. Thơ Thi sĩ Tchya. Ðêm nay trong những ngày cuối của đời tôi, ngồi viết ở Xứ Người, tôi – người tị nạn già bộ mặt khắc khổ in hằn những vết roi đời – ngồi lụm cụm gõ máy viết những dòng hoài niệm này, tôi không nhớ chuyện bộ phim tôi xem 60 năm xưa, bộ phim cho tôi thấy lần thứ nhất Nữ Thần Tiên Pier Angeli của tôi. Tôi nhớ khi đứng xem mấy tấm hình quảng cáo phim trước khi vào rạp, có một anh trạc tuổi tôi đứng bên tôi. Lúc đó chúng tôi chưa quen nhau. Chúng tôi nói với nhau:

“Pier Angeli đẹp quá.”

Vào rạp, chúng tôi ngồi cạnh nhau. Sau đó chúng tôi thành bạn. Lâm là thanh niên Nam Ðịnh, anh vào Sài Gòn từ những năm 1942, 1943. Khi chúng tôi gặp nhau. Lâm là thư ký Nhà Chartered Bank. Lâm đưa tôi vào làm thư ký trong nhà Chartered Bank, tôi bỏ việc vì tôi không thể làm thư ký giữ sổ chi thu của ngân hàng. Dù tôi có muốn làm cũng không được, tôi lẫn lộn lung tung những con số, những hàng số. Lâm chỉ đường cho tôi đi làm Sở Mỹ USOM. Tháng Tư 1975 anh là nhân viên Sở Thông Tấn ABC – American Broadcasting Conpany – anh và vợ con anh được ABC đưa sang Mỹ từ những ngày 25, 26 Tháng Tư 1975. Năm 1991 anh về thăm Sài Gòn, gặp lại nhau, anh nói:

“Gần mười lăm năm tao với mày gặp lại nhau. Những năm đầu ở Mỹ tao cứ nghĩ thế này là nghìn trùng xa cách. Tao cứ tưởng không bao giờ tao gặp lại mày.”

Mười người bạn chung  chúng tôi có từ những năm 1950, năm 1990, có đến tám người đã chết, mất tích. Chúng tôi bùi ngùi nói với nhau về những người bạn cũ.

Năm 1994 vợ chồng tôi đến Mỹ. Lâm ở trong số các bạn đến đón vợ chồng tôi ở phi trường. Lâm sống ở thành phố Falls Church. Rừng Phong ở Falls Church. Năm 2008 Lâm bị lãng tai – chưa điếc, chỉ nghe không rõ tiếng – mắt Lâm bị yếu, không còn đọc báo, xem TiVi được. Căn nhà của Lâm có thể bị mất về tay người đàn bà Bắc Kỳ Lâm về Hà Nội cưới, bảo lãnh sang Mỹ.  Lâm hơn tôi chừng 3 hay 4 tuổi.

o O o

Người Ðẹp vẫn thường hay chết yểu.
Thi nhân đầu bạc sớm hơn ai.

Nàng – Tiên Nữ của tôi – Nàng đẹp nên Nàng nửa chừng xuân thoắt gẫy cành thiên hương, Nàng đi khỏi cõi đời này năm Nàng 39 tuổi – tôi, CTHÐ, không phải là thi nhân, dzậy mà tóc tôi bạc sớm. Ba mươi tuổi tóc tôi đã bạc. Nhưng mà chuyện tôi tóc xanh, tóc bạc có gì đáng nói? Tôi trở lại với Người Ðẹp của tôi: Pier Angeli.

Tôi vẫn ngậm ngùi mỗi khi tôi tưởng nhớ Pier Angeli. Tại sao Người như Nàng lại không được hưởng Tình Yêu? Tại sao Nàng chết sớm?  Tại sao? Tại sao?

Ngôi Sao Ðiện Ảnh Pier Angeli vừa hiện lên đã sáng chói trên trời Hollywood. Nàng được gọi là Greta Garbo thập niên 50. Chỉ trong 12 tháng ở Cinecitta, Ý Quốc, nàng diễn vai chính trong hai bộ phim xuất sắc. Hollywood mời đón nàng ngay. Cuộc đời hứa hẹn với nàng thật nhiều hạnh phúc. Nàng gặp và yêu Jamres Dean. James Dean yêu nàng. Nàng và chàng cùng là hai ngôi sao mới nổi. Hai ngôi sao cùng rất sáng. Nàng và chàng bằng tuổi nhau. Khi ấy James Dean  bắt đầu đóng phim East of Eden, Pier Angeli đang đóng phim The Silver Calice. Chàng đến sàn quay phim thăm bạn chàng là Kirk Douglas. Chàng gặp nàng trên sàn quay, gặp nhau, họ yêu nhau, họ dính nhau ngay. Họ là cặp tình nhân trẻ nhất, đẹp nhất và đẹp đôi nhất Hollywood. Tôi nhìn ảnh họ âu yếm nhau mà thấy tim tôi ấm,  như tôi là James Dean.

Nhưng cuộc Tình của họ không đưa ho đến hôn nhân; Ðịnh Mệnh không cho họ thành vợ chồng. Bà mẹ của Pier Angeli đến Mỹ cùng cô con, bà là một bà người Ý sùng đạo, bà không chịu cho cô con làm vợ anh chàng Mỹ ngổ ngáo không biết Thiên Chúa, người chưa từng một lần vào Nhà Thờ. Bà ép cô con lấy Vic Damone, một ca sĩ người Ý, Vic cũng đến Hollywood đóng phim. Pier Angeli vâng lời bà mẹ, Nàng trở thành vợ Vic Damone.

James Dean ngồi trên xe moto trước cửa nhà thờ khi Lễ Hôn phối Pier Angeli-Vic Damone cử hành bên trong. Chàng cho xe moto nổ máy suốt buổi lễ. Khi cặp vợ chồng mới cưới ra khỏi nhà thờ, chàng rồ máy xe, chạy đi.

Pier Angeli làm vợ Vic Damone trong 4 năm. Họ ly dị nhau năm 1959. Pier Angeli lấy người chồng thứ hai, cũng chỉ ở với nhau được 4 năm. Năm 1970 Nàng trở lại Hollywood. Năm này Nàng 30 tuổi. Nàng cô đơn, sầu buồn, thiếu tiền. Nàng chết vì dùng thuốc quá liều. Có tin nói Nàng tự tử.

Pier Angeli nói:

“I have loved one person in my life, and that was James Dean.”

Tôi yêu một người trong đời tôi, người đó là James Dean.

Chỉ trong 3 phim – East of Eden, Rebel Without A Cause, Giant – James Dean nổi tiếng khắp thế giới. Chỉ có phim East of Eden được chiếu khi chàng còn sống. Pier Angeli đi lấy chồng, chàng sống độc thân. Có bóng dáng Natalie Wood, Ursula Andress trong đời chàng nhưng chàng không yêu ai, không kết với ai. Chàng thích lái xe đua, từng tham dự những cuộc đua xe của những người lái xe đua không chuyên nghiệp ở Cali. Ngày 30 September 1955, James Dean lái chiếc xe Porshe 550 Spyder đi dự cuộc đua xe ở Salinas. Trên đường đi xe chàng đụng chiếc xe Ford Tutor. Chàng chết trên tay lái, 24 tuổi, không vợ.

Năm 1995 tôi đến Cali. Hồng Dương lái xe đưa tôi đi chơi Los Angeles. Ðến một đoạn đường, anh nói:

“James Dean chết ở chỗ này.”

James Dean sinh năm 1931, Pier Angeli ra đời năm 1932. Nàng hơn H2T một tuổi. Theo Tử Vi Á Ðông, Nàng tuổi Thân.

Người ta tuổi Dậu, tuổi Mùi.
Còn tôi bùi ngùi, đứng giữa tuổi Thân.

Ðêm Virginia trời lạnh 20 độ F. Trong vài sát-na tôi thả hồn bay ngược dòng thời gian, tôi trở về đứng trước tấm bảng quảng cáo một phim tôi không nhớ tên, phim thứ nhất tôi được thấy Pier Angeli. Tôi về trong rạp xi-nê Olympic, đường Chasseloup-Laubat, Sài Gòn, 2 giờ trưa một ngày Sài Gòn mùa nắng. Mùa nắng hoa niên  60 năm trước.

Pier Angeli và tôi không một lần gặp nhau,

Mà tôi thương tiếc Nàng bởi vì đâu?

Vì tôi yêu Nàng. Nàng là “Giai Nhân Bất Tử” của tôi.

5 Responses

  1. […] – ĐI ĂN CƯỚI VỢ CŨ & LỜI BÌNH CỦA ĐỖ TRỌNG KHƠI (Nguyễn Trọng Tạo). – TÌNH YÊU HOA NIÊN (Hoàng Hải Thủy). – Hố xí hai ngăn- 2 (Quê Choa). – TRANG NG. – yêu cuộc đời này […]

  2. Accueil du site > PERSONNALITÉS : Vous cherchez la tombe de… > P

    PIER ANGELI (Anna Maria Pierangeli : 1932-1971)

    Cimetière des Bulvis de Rueil-Malmaison (92)

    dimanche 1er décembre 2013
    par Philippe Landru

    Comédienne italienne très populaire à Hollywood dans les années 50 et 60, elle tourna un certain nombre de films commerciaux. Sa vie ressemble à un parcours continuellement contrarié : des films qu’elle ne choisissait pas (comme toutes les starlettes manipulées à l’époque par les studios de cinéma), des amours « de papiers » (elle aurait été fiancée à Kirk Douglas, et son idylle avec James Dean pourrait très bien avoir été montée de toute pièce pour dissimuler l’homosexualité de ce dernier, même si Pier Angeli s’éprit peut-être réellement de lui). Elle eut une mère extrêmement intrusive, qui « caporalisa » sa carrière. Elle mourut à 39 ans dans des conditions demeurées encore en grande partie mystérieuses.

    Elle était la sœur jumelle de la comédienne Marisa Pavan, et donc la belle-sœur de Jean-Pierre Aumont.

    Elle repose au cimetière des Bulvis de Rueil-Malmaison. Sa mère la rejoignit en 1990 : les deux tombes sont placées l’une devant l’autre dans un même alignement.
    Au premier plan, la tombe de la mère. Derrière, la tombe de Pier Angeli.

    Merci à Jean-Claude Lopez-Piselli pour les photos.

    Commentaires

    VISITES GUIDÉES DE CIMETIERES

    TOUT SUR LE SITE

    NÉCROLOGIE

    CIMETIERES : Vous cherchez un cimetière…

    PERSONNALITÉS : Vous cherchez la tombe de…

    PARCOURS FUNERAIRES

    LE SITE DANS LES MEDIAS
    LE SITE SUR FACEBOOK

    Plan du site
    Contact
    Lettre d’information
    Connexion

    Statistiques

    Dernière mise à jour
    samedi 21 décembre 2013

    Publication
    3976 Articles
    Aucun album photo
    1 Brève
    Aucun site
    2 Auteurs

    Visites
    3281 aujourd’hui
    5090 hier
    3980913 depuis le début
    189 visiteurs actuellement connectés

    Rechercher

    dans le site

    sur le web

    Navigation

    Articles de la rubrique
    PIER ANGELI (Anna Maria Pierangeli : 1932-1971)
    PINEAU Christian (1904-1995)
    PONSOT Auguste (1846-1907)
    PERNETY Joseph-Marie de (1766-1856)
    PISIER Marie-France (1944-2011)
    PORTAL (Ernest François Laporte : 1871-1924)
    PLANA Georgette (1917-2013)
    PONTALIS Jean-Bertrand (1924-2013)
    POLAC Michel (1930-2012)
    POTTECHER Frédéric (1905-2001)

    0 |10 |20 |30 |40 |50 |60 |70 |80| …

    © 2006-2013 Cimetières de France et d’ailleurs

    Plan du site | SPIP 2.1.12 [18732] | Sarka-SPIP 3.0.1 [33014] | Haut ↑

  3. Xin loi ,muon post hinh mo cua Pier Angeli ma khong paste duoc.Xin vao link : landrucimetieres.fr/spip/spip.php?article4017 .Xin bac Bacthan xoa cai com truoc .

  4. C’ est … l’ amour!!!

  5. Cám o’n Hoàng Dai Ca da~ viêt’ vê` Pier Angeli. Mây’ hôm nay không vào duoc, ko post duoc cho dên’ nay, mât’ thò’i gian tính.Thích nhât’ mây’ câu sau cùng cua? Hoàng Công Tu’? :

    “Pier Angeli và tôi không một lần gặp nhau,
    Mà tôi thương tiếc Nàng bởi vì đâu ?
    Vì tôi yêu Nàng. Nàng là “Giai Nhân Bất Tử” của tôi.”

    Xin mu’o’n. câu trên và thê’ vào tên ngu’ò’i yêu cua? Hoàng Công Tu’? bäng’ tên cua? ngu’ò’i tôi yêu quy’ :” Ngoc Lan ” ( Ca sï Ngoc Lan, 1956-2001 ).

Leave a comment