• Năm 25 tuổi

    hoang-hai-thuy-25-tuoi.jpg

    Hoàng Hải Thủy, năm 25 tuổi, trong căn nhà 78/5 đường Mayer, mới đổi tên là đường Hiền Vương, Tân Định, Sàigòn, Năm 1957.
  • Thể Loại

  • Được yêu thích …

  • Bài Cũ

Giầy Cỏ, Gươm Cùn

Kinh Kha giữa chợ sầu nghiêng chén,
Ai kẻ dâng vàng, kẻ biếu tay?
Mơ gì Ấp Tiết thiêu văn tự!
Giầy cỏ, gươm cùn, ta đi đây!

Thi sĩ Nguyễn Bính làm bài thơ Hành Phương Nam những năm 1940 khi ông bánh xe lãng tử lưu lạc vào Sài Gòn-Chợ Lớn. Trong Hành Phương Nam Thi sĩ nhắc đến Kinh Kha. Chuyện Kinh Kha Tráng sĩ Tầu qua sông Dịch, một mình một dao vào đất Tần hành thích bạo chúa Tần Thủy Hoàng là chuyện nhiều người Việt đã biết. Tuy nhiên vì sự liên tục của chuyện, và vì những người chưa biết chuyện Kinh Kha, xin kể lại sơ lược:

Kỷ độ Long Tuyền đái nguyệt ma ...

Hơn hai ngàn năm trước: Nước Tần cường thịnh, Tần Vương – về sau là Tần Thủy Hoàng — dùng quân lực tiêu diệt các nước chư hầu. Thái Tử Ðan nước Yên căm thù Tần Thủy Hoàng, dùng Kinh Kha làm thích khách, dùng kế cho Kinh Kha làm sứ giả đến Hàm Dương kinh đô Tần, dâng bản đồ nước Yên cho Vua Tần, lợi dụng lúc được đến gần sẽ dùng dao đâm chết Vua Tần. Tất nhiên làm việc giết Vua Tần Kinh Kha phải chết trong điện Vua Tần.

Thái Tử Ðan trọng đãi Kinh Kha đến tận cùng. Chuyện kể hai người đi bên bờ hồ, Kinh Kha nhặt viên sỏi ném mấy con cá trong hồ. Lát sau có người bưng khay vàng đến dâng, Kinh Kha hỏi để làm gì, Thái Tử Ðan nói để Tráng sĩ ném cá. Trong dạ tiệc có múa hát, Kinh Kha khen hai bàn tay đẹp của một vũ nữ. Lát sau thị nữ bưng ra cái khay phủ khăn gấm, dâng cho Kinh Kha. Kinh Kha mở xem, thấy trong khay có hai bàn tay của người vũ nữ. Thái Tử Ðan ra lệnh chặt hai bàn tay của người vũ nữ để dâng Kinh Kha vì Kinh Kha khen hai bàn tay người đó đẹp. Hai chuyện đó được Thi sĩ Nguyễn Bính kể gọn trong bẩy tiếng:

Ai kẻ dâng vàng, kẻ biếu tay?

Ðây là chuyện Kinh Kha sang Tần theo Sử Ký Tư Mã Thiên:

Thái Tử Ðan và quan khách bận áo trắng, mũ trắng, tiễn đưa Kinh Kha ở bờ sông Dịch. Cao Tiệm Ly đánh trúc, Kinh Kha cất tiếng hát; giọng hát trầm trầm thảm thiết, mọi người rỏ lệ:

Phong tiêu tiêu hề Dịch Thủy hàn,
Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục phản,
Gió vi vút chừ sông Dịch lạnh tê,
Tráng sĩ một đi chừ không trở về!

Âm điệu khẳng khái, kích động, ai nấy trợn mắt, dựng tóc. Kinh Kha lên xe, không nhìn lại.

Ðến Tần, đem lễ vật đút lót cho Mông Gia, sủng thần của Vua Tần. Mông Gia tâu với Vua Tần:

— Vua Yên sợ oai Ðại vương, xin đem cả nước quy thuận. Nay cho sứ giả đưa bản đồ nước Yên và thủ cấp Phàn Ô Kỳ đến xin dâng.

Tần Vương tiếp kiến Sứ Yên ở Cung Hàm Dương. Kinh Kha bưng hộp đựng đầu Phan Ô Kỳ, Tần Vũ Dương bưng hộp đựng bản đồ. Tới trước bệ rồng, Tần Vũ Dương thất sắc, run rẩy. Kinh Kha nói:

— Người man di phương bắc quê mùa, chưa bao giờ được thấy Thiên tử nên sợ hãi. Xin Ðại Vương tha thứ.

Kinh Kha được cho lên điện, đến trước chỗ Tần Vương ngồi, dâng bản đồ, Tần Vương mở xem. Cuộn bản đồ mở gần hết thì lộ chuôi con dao chủy thủ dấu trong đó. Kinh Kha tay trái nắm tay áo Tần Vương, tay phải cầm dao đâm. Nhát đâm hụt. Tần Vương đứng phắt dậy, tay áo đứt rời, Tần Vương rút gươm, gươm dài vướng vỏ, luống cuống không rút ra được. Tần Vương chạy quanh cái cột, Kinh Kha đuổi theo. Rồi Tần Vương rút được gươm, chém Kinh Kha gẫy đùi bên trái. Bị thương, Kinh Kha ném chủy thủ, không trúng Tần Vương mà trúng cây cột. Tần Vương chém tiếp, Kinh Kha bị tám nhát gươm, ngồi xổm, dựa cột, cười mà nói:

— Việc không thành là vì ta muốn bắt sống nó, buộc nó phải hứa trả lại các đất nó đã chiếm của chư hầu. Rất tiếc ta không báo đáp được Thái Tử.

Hai ngàn năm sau, Thi sĩ Nguyễn Du trên đường đi sứ sang Bắc Kinh, đi ngang làng cũ của Kinh Kha, tưởng nhớ người xưa, làm thơ:

Kinh Kha Cố Lý

Bạch hồng quán nhật thiên man man,
Phong tiêu tiêu hề Dịch Thủy hàn.
Ca thanh khảng khái, kim thanh liệt,
Kinh Kha tòng thử nhập Tần quan.
Nhập Tần quan hề trì chủy thủ,
Lục quốc thâm thù nhất dẫn thủ.
Ðiện thượng hốt nhiên nhất chấn kinh,
Tả hữu thủ bác, Vương hoàn trụ.
Giai hạ Vũ Dương như tử nhân,
Thần dũng nghĩ nhiên duy độc quân.
Túng nhiên bất sát Tần hoàng đế,
Dã toán cổ kim vô tỷ luận…

Mống trắng xuyên mặt trời, trời man mác, gió thổi vù vù, nước sông Dịch lạnh. Tiếng ca khảng khái, tiếng đồng vang lên. Kinh Kha từ đấy vào ải Tần. Vào ải Tần, cầm dao găm. Thù sâu của sáu nước ở cả trong bàn tay mình. Trên điện rung động, bọn tả hữu nhốn nháo, Vua chạy quanh cột. Dưới thềm Vũ Dương đứng đờ như người chết. Dũng khí hiên ngang chỉ một mình ông. Dẫu không giết được hoàng đế Tần, tính ra xưa nay không có ai bằng được ông…

Bẩy trăm năm sau ngày Kinh Kha chết, Thi sĩ Ðỗ Mục đi qua sông Dịch, nhớ Kinh Kha, làm thơ:

Thử địa biệt Yên Ðan,
Tráng sĩ phát xung quan.
Tích thời nhân dĩ một,
Kim nhật thủy do hàn.
Ðất này xa Thái Tử,
Tóc tráng sĩ dựng mũ.
Người xưa đã mất rồi,
Hôm nay nước lạnh dữ.

Những năm 1960, ở Sài Gòn, Thi sĩ Vũ Hoàng Chương nhắc đến Kinh Kha:

Một nhát dao bay ngàn thưở đẹp.
Dù thành hay bại cũng là dư.

Không lấy thành bại mà luận anh hùng nhưng thành vẫn hơn, bại thì ta đau thương. Làm việc nước, quan hệ đến sự sống chất, hạnh phúc hay khổ đau của cả dân tộc, chí ít cũng đến nhiều người, phải tính sao cho thành công. Trong trường hợp Kinh Kha tôi thấy kế hoạch thất bại là vì Kinh Kha dở, kém về kiếm thuật. Kinh Kha can đảm, biết chết mà vẫn làm, nhưng quá kém về tài đánh kiếm. Không thể nói là may hay không may trong trường hợp này: Kinh Kha có đủ những điều kiện tốt nhất để giết Tần Thủy Hoàng. Kinh Kha đã nắm được tay áo Tần Thủy Hoàng, tức là đứng sát người Tần Thủy Hoàng, người không có chút kiếm thuật nào cũng có thể đâm chết Tần Thủy Hoàng, nhưng Kinh Kha đâm, chém không trúng. Tần Thủy Hoàng bị tấn công bất ngờ nhưng vẫn thoát chết, vẫn chém được Kinh Kha. Hai người có đấu đao kiếm với nhau, Kinh Kha thua. Vì không có tài Kinh Kha chết mà không giết được Tần Thủy Hoàng, làm chết uổng Ðiền Quang với Phan Ô Kỳ.

Chuyện kể Kinh Kha nói “Ta muốn bắt sống nó..” là chuyện người đời sau thêm vào, với dụng ý che đậy tài dùng kiếm quá dở của Kinh Kha. Và ai là người nghe được Kinh Kha nói câu đó?

Ðiền Quang người nước Yên, được Thái Tử Ðan cho biết mưu định hành thích Tần Thủy Hoàng, Ðiền Quang nói:

— Tôi già rồi, không còn sức để làm việc này.

Bèn tiến cử Kinh Kha. Thái Tử Ðan căn dặn Ðiền Quang giữ kín âm mưu. Ðiền Quang tự tử để Thái Tử Ðan thấy mình không tiết lộ kế hoạch. Hành động Quân Tử Tầu. Không có gì đáng ca ngợi trong việc làm quá khích của Ðiền Quang. Mưu định dùng Kinh Kha vào việc giết Tần Vương không thể nào dấu được khi Thái Tử Ðan hậu đãi Kinh Kha cả năm trời, khi triều đình Yên Quốc tổ chức tiễn đưa Thích Khách linh đình trên bờ sông Dịch. Một chi tiết nhỏ trong cuộc tiễn đưa: Kinh Kha lên xe, không một lần nhìn lại. Tiễn đưa trên bờ sông thì Kinh Kha phải xuống thuyền sang sông, qua bờ sông bên kia là đất địch. Không lẽ Thái Tử Ðan và triều thần ngồi thuyền đưa tiễn Kinh Kha qua sông Dịch, và sang bờ sông bên kia rồi Kinh Kha mới lên xe đi. Cũng không lẽ Kinh Kha đi xe đến một bến sông xa mới xuống thuyền sang sông.

Phan Ô Kỳ là tướng Tần, vì chống lại Tần Thủy Hoàng nên phải sang sống nhờ nước Yên. Kinh Kha cho Phan Ô Kỳ biết âm mưu hành thích Tần Thủy Hoàng và đề nghị Ô Kỳ “ cho muợn cái đầu” của họ Phàn làm lễ vật dâng Vua Tần cùng với bản đồ Yên Quốc. Chuyện kể Phan Ô Kỳ tự cắt đầu theo lời gợi ý của Kinh Kha.

Ca tụng lòng can đảm và sự hy sinh của Kinh Kha nhưng Nguyễn Du cũng tỏ ý thương tiếc những người chết uổng:

Quái để hành tung nguyên thị ẩn,
Tằng dữ Yên Ðan vô túc phận.
Sát thân chỉ vị thụ nhân tri,
Ðồ đắc Ðiền Quang khinh nhất vẫn.
Khả lân vô cô Phan Ô Kỳ,
Dĩ đầu tá nhân vô hoàn thì.
Nhất triêu uổng sát tam liệt sĩ,
Hàm Dương thiên tử chung nguy nguy…

Chuyện lạ là vốn sống ẩn ở chợ, ông không hề quen biết Thái Tử Ðan. Ông giết thân ông chỉ vì ông được người ta biết đến. Ðiền Quang tự vẫn chết uổng. Thương thay Phàn Ô Kỳ vô tội, cho mượn đầu không hẹn ngày trả lại. Một sáng mai giết uổng ba liệt sĩ, ngôi Thiên tử ở Hàm Dương vẫn cứ nguy nga..

Ngay thời Tư Mã Thiên nhiều người đã cho chuyện Kinh Kha là chuyện bịa đặt. Ở cuối chuyện Kinh Kha Tư Mã Thiên viết:

Người đời mỗi khi nhắc chuyện Kinh Kha thường nói đến vận mệnh của Thái Tử Ðan, đến việc “trời mưa thóc, ngựa mọc sừng.” Thuyết đó quá đáng. Lại nói rằng việc Kinh Kha đâm Tần Thủy Hoàng cũng là chuyện bịa đặt. Nhưng Công Tôn Quí Công và Ðổng Sinh trước từng đi lại với Hạ Vô Thư, có biết rõ câu chuyện và đã kể cho tôi nghe việc xẩy ra như thế.

Trời mưa thóc, ngựa mọc sừng! Sách Yên Ðan Tử chép: “Thái Tử Ðan làm con tin ở Tần, xin được về nước, Tần Vương nói: Làm cho quạ bạc đầu, ngựa mọc sừng thì cho về. Ðan uất ức ngửa mặt lên trời hú dài, uất khí bay lên trời, đàn quạ đen bay ngang bỗng ở cổ có khoanh lông trắng – từ đó mới có loài quạ khoang — và có con ngựa mọc sừng. Tần Thủy Hoàng phải để cho Ðan về nước.”

Kể cũng lạ. Theo sự tính toán có thể không đúng lắm của tôi thì từ thời Kinh Kha đến thời Tư Mã Thiên cách nhau khoảng hai trăm năm. Khi nhà viết sử Tư Mã Thiên đưa sự tích Kinh Kha vào sử ông không có văn liệu nào để căn cứ, ông chỉ được nghe chuyện do mấy người ông quen kể lại. Chuyện do những nhân vật Công Tôn Quí Công, Ðổng Sinh, Hạ Vô Thư kể có gì bảo đảm đó là chuyện thật? Chuyện xẩy ra từ mấy trăm năm trước, mấy ông này cũng chỉ nghe người đời kể lại và nghe sao mấy ông kể lại như thế. Ðiều đáng nói là trong thời ấy người đương thời đã cho chuyện Kinh Kha là chuyện bịa nhưng Tư Mã Thiên cứ cho chuyện vào Sử và người đời sau, căn cứ trên Sử Ký của Tư Mã Thiên, cứ tin chắc chuyện Kinh Kha là chuyện có thật.

Một chi tiết làm tôi nghi chuyện Kinh Kha không có thật: Tần Vương có thể không cho Kinh Kha đến gần. Không có gì bắt buộc Tần Vương phải cho Sứ giả nước Yên đến sát tận chỗ mình ngồi, gần đến có thể nắm được áo mình. Sứ giả có thể được cho lên điện nhưng phải đứng xa Tần Vương, quan hầu của Tần Vương sẽ đưa những cống phẩm của Sứ giả đến trước ngai của Tần Vương. Ngay đến các quan của Tần Vương còn bị cấm lên điện, chắc chắn một sứ giả ngoại quốc không được lên điện. Cả kế hoạch hành thích dựa trên việc Sứ giả thích khách được đến gần Tần Vương, gần đến có thể đâm Tần Vương được bằng dao. Mà việc Sứ giả được đến gần Tần Vương thì không có gì bảo đảm là chắc chắn sẽ xẩy ra. Khi Tần Vũ Dương run rẩy đứng không vững, ai bưng cái hộp đựng đầu Phan Ô Kỳ lên điện? Không lẽ Kinh Kha bưng cả hai hộp: hộp đựng bản đồ và hộp đựng đầu Phan Ô Kỳ, cũng không có lý Kinh Kha bưng hộp bản đồ lên, để đó, rồi trở xuống lấy hộp đựng đầu Phàn Ô Ky øtừ tay Vũ Dương? Tần Vương có thể ra lệnh cho Sứ Yên đứng dưới điện, hay quì thật xa chỗ mình ngồi, nội thị của Tần Vương bưng hai cái hộp đến trước ngai Tần Vương.

o O o

Không phải tự dưng tôi kể lại chuyện Kinh Kha. Ðêm thu ở Rừng Phong

Trời không chớp bể với mưa nguồn,
Ðêm nảo, đêm nao tôi cũng buồn..

..nhân viết chuyện Vua Lê Chiêu Thống, tôi đọc lại lịch sử nước tôi, thấy tôi có ông Ðặng Dung đời nhà Trần anh dũng quá là anh dũng, can đảm ơi là can đảm, võ nghệ lại cao cường hơn ông Tầu Kinh Kha. Tráng sĩ Ðặng Dung của tôi không làm chết oan ai cả; hơn hẳn Kinh Kha, Tráng sĩ Ðặng Dung của tôi làm thơ thật cảm khái. Thế hệ người Việt lưu vong năm 2000 tuổi đời Sáu, Bẩy Bó chúng tôi nhiều người thuộc lòng bài thơ của ông Ðặng Dung…

Thế sự du du nại lão hà.
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Trí chủ hữu tâm phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền đái nguyệt ma!

Chuyện đời rối bời, ta già rồi. Trời đất, cuộc sống thu vào chén rượu. Gặp thời, bọn bần tiện thành công dễ thôi. Lỡ vận người anh hùng càng thấy đau đớn. Lòng vẫn ôm chí hướng giúp vua nhưng tiếc thay ta không thành công. Thù nước chưa báo được đầu đã bạc. Lâu rồi ta vẫn mài kiếm Long tuyền dưới trăng…

Ở khu Tân Ðịnh trong thủ đô Sài Gòn của tôi có đường Ðặng Tất, Ðặng Dung. Ông Ðặng Tất là ông bố, ông Ðặng Dung là ông con. Hai ông cùng chiến đấu chống quân Minh xâm lược nước tôi vào những năm 1410, hai ông cùng chết vì nước. Thế hệ chúng tôi biết ơn các ông, chúng tôi kiêu hãnh vì các ông, chúng tôi lấy tên các ông đặt tên đường phố của chúng tôi.

Năm 1410 Tướng Nhà Minh Trương Phụ đem binh sang đánh nước tôi lần thứ hai. Ðể đập tan tinh thần đề kháng của dân tộc tôi bọn quân Minh thi hành chiến lược khủng bố hết sức tàn bạo, chúng giết dân tôi chất xác chết lên thành núi, rút ruột người treo lên cây, nấu thịt người lấy dầu. Khi quân Minh đi hai đường thủy bộ vào đánh Vua Trần Quí Khoách ở Nghệ An, Trương Phụ ở trên soái thuyền đậu ở cửa biển. Ðêm khuya hai tướng Ðặng Dung, Nguyễn Súy cùng đội cảm tử quân đi thuyền nhỏ đột kích thủy trại địch. Ông Ðặng Dung nhẩy được lên thuyền Trương Phụ, ông định bắt sống tên tướng giặc ác ôn nhưng ông không biết mặt nó. Trương Phụ phải nhẩy xuống biển, lên thuyền con bỏ chạy. Các ông Ðặng Dung, Nguyễn Súy cùng các cảm tử quân chém giết bọn tướng Minh một trận rồi các ông lại thoát được lên bờ. Nếu Ðặng Dung của tôi nắm được áo Trương Phụ sức mấy mà Trương Phụ còn sống.

Ðêm về sáng, không gian im lặng, tôi ấp quyển Sử Việt Nam lên ngực, nhắm mắt mơ màng, tưởng tượng cảnh đêm đông trên biển, những chiến sĩ Việt từ mặt biển nhẩy lên thuyền địch, tiếng hò hét, những ánh kiếm sáng lóe, bọn tướng lãnh Tầu kinh sợ, …Nếu tôi làm phim, trong phim của tôi Chiến sĩ Ðặng Dung chém chết Tướng Minh Trương Phụ.

o O o

Mơ gì Ấp Tiết thiêu văn tự..

Chuyện Phùng Hoan về Ấp Tiết đòi nợ cho Mạnh Thường Quân, gọi những người có nợ đến tuyên bố Mạnh Thường Quân tha hết nợ, đốt hết các văn tự, tức giấy vay tiền, giấy nhận nợ. Trở về Phùng Hoan nói với Mạnh Thường Quân:

— Khi tôi đi Ngài nói thấy nhà Ngài thiếu thứ gì thì mua về thứ ấy. Tôi thấy nhà Ngài thiếu Ðức nên tôi mua Ðức về cho Ngài.

Có chút rượu vào bao tử, Thi sĩ Nguyễn Bính mơ làm Kinh Kha, Phùng Hoan, hai nhân vật Tầu đời xửa, đời xưa, Thi sĩ đe dọa :

“Giầy cỏ, gươm cùn ta đi đây.”

Giầy cỏ: giày làm bằng cỏ, không biết giày tết, kết bằng cỏ đi được mấy dặm đường – mấy kilômét – thì nát? Ðúng ra là hài thảo, nhưng các nhà thi sĩ cho « hài thảo » nghe không gợi cảm bằng « hài xảo » Và đúng nữa là « giép cỏ », không phải là « giầy cỏ. »:

Mây vướng cồn xa núi bạc đầu.
Nhà sàn nghiêng mái nhớ thương nhau.
Người đi bạt dấu chân hài xảo,
Vạt áo chàm xưa có nhạt mầu?

Dấu chân hài xảo..! Thơ Ðinh Hùng. Ta trở về với Thơ Nguyễn Bính: Thi sĩ đe dọa ra đi nhưng ngay sau đó Thi sĩ lại ngẩn ngơ:

Ta đi nhưng biết về đâu chứ?
Ðã dấy phong yên lộng bốn trời.
Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ,
Uống say mà gọi thế nhân ơi…

Ba nhà thơ Việt: Nguyễn Du, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính đều ca tụng người hùng Tầu Kinh Kha, không ông nào nhớ, nhắc đến Tráng sĩ Ðặng Dung của ta.

Rừng Phong Virginia. U.S.A, Mùa Thu 2000 tôi viết về Người Hùng Ðặng Dung, và tôi cảm khái phóng tác thơ ông:

Thế sự du du nại lão hà,
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
Thời lai cộng sản thành công dị,
Vận khứ lưu vong ẩm hận đa.
Trí quốc một tâm phù địa trục,
Tẩu binh mạt lộ, đáo U.S.A.
Dân thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ phong lâm khốc nguyệt tà !

CÔNG TỬ HÀ ÐÔNG

___________________________________________________
* Quí vị nào có hứng chuyển bài “Tẩu binh mạt lộ..” trên đây ra Thơ Việt, xin mời trổ tài. Tôi phóng không được. CTHÐ

49 Responses

  1. Nước Yên có Kinh Kha thí mạng cùi đi giết bạo chúa vì vua nước Yên chủ trương, dàn xếp và hỗ trợ việc ấy.

    Không phải là nước ta không có những Kinh Kha ấy, Trái lại, nước ta có hàng ngàn, nếu chưa muốn nói là hàng triệu người tài nghệ hơn Kinh Kha và sẵn sàng có hành động tương tự, ám sát Hồ Cẩm Đào chẳng hạn, nhưng những Kinh Kha này sẽ không thể nào thực hiện ý nguyện của mình ! Nguyên do là vì những Kinh Kha của VN chỉ vừa mới ngáp ngáp mấy tiếng phản đối bọn xâm lăng phương bắc thì đã bị các Vua quan, thái thú địa phương bịt họng, bắt giam tuốt luốt !!!

    Các Vua quan, thái thú này chính là tập đoàn cầm quyền Mạnh-Triết-Dũng, một bọn tay sai rắp tâm luồn trôn giặc tàu, bán rẻ cơ đồ của cha ông cho giặc để được giặc cấp phương tiện, tiền bạc để hầu chúng kéo dài chế độ !

    Giả sử có ai đơn phương ám sát thành công toàn bộ bọn lãnh đạo của TQ đi nữa thì bọn thái thú này vẫn sẽ rắp tâm tiếp tục làm tay sai cho giặc và tiếp tục nghề bán nước.

    Hy sinh thế thì hy sinh chi cho uổng ?

  2. Bác Phương Lê là 1 trong những người post trong trang HHT mà tui thích nhất , nhưng tui không** tâm đắc **( chữ của nhà văn nhớn N .N. Ngạn) lắm với bác PL về việc*** Hy sinh mà không làm được gì thì hy sinh làm chi cho uổng***

    Liệt sĩ Phạm Hồng Thái với***Tiếng bom Sa Điện*** ít ra cũng đánh thức ít nhiều tinh thần nhu nhược của dân VN mình lúc đó(ngày 18 tháng 6, 1924 .

    Mặc dù không đạt được mục đích chính là ám sát tên thực dân toàn quyền Đông Dương lúc đó là Martial Merlin nhưng theo ý tui thì sự hy sinh của Liệt Sĩ PHT không uổng tý nào cả.

    Còn nữa , các liệt sĩ Yên Bái cũng thất bại nhưng sự hy sinh của các vị có uổng không???

    Các phi công Nhật trong WWII với các phi vụ Kamikaze cũng đã làm các nước Đồng Minh cảm phục tinh thần yêu nước của họ….(nhưng cái lũ cuồng tín suicidal bombs của tụi khủng bố thời nay chỉ làm thế giới khinh bỉ họ hơn mà thôi ).

    Nếu bây giờ VN mình có 1 Kamikaze Pilot làm nổ tung cái chuồng chó của Pork Hồ thì bác PL có nghĩ sự hy sinh đó là vô ích không??? (Bọn thái thú vẫn còn đó nếu chuồng chó của chúng nó bị nổ tan tành mà ).

    • Ý quên, xin lỗi ! Ý tôi muốn nói là hiện tên ăn cướp VC đang chán tên đàn anh lưu manh TQ và đang dần dần ra mặt chống đối chúng. Nếu ai dám ám sát những trùm lãnh đạo TQ thì ngẫu nhiên làm giùm việc lớn cho VC, chỉ khiến chúng tăng thêm uy tín. Chúng sẽ có cớ để kéo dài chế độ ác ôn hiện thời và biết đâu lại tiếp tục làm tay sai cho Tàu cộng sau những màn dàn cảnh đánh đấm bên ngoài rồi thỏa thuận kín (đi đêm) với thiên triều?. Sự hy sinh ấy hóa ra uổng cũng vì lẽ đó.

      Nói không hay mà cứ hay nói hoặc viết không rành mạch mà cứ thích viết thì thỉnh thoảng bị “hố” là phải rồi (tôi chưa từng viết chuyên nghiệp bao giờ). Cám ơn bác T.Pham về những dẫn giải nghe rất “phê”. Tôi sẽ cố gắng viết lách ý tứ hơn. Chúc bác luôn vui mạnh và tiếp tục góp ý trên diễn đàn.

    • Trong các ví dụ của bác T. Pham tôi thấy cái nào cũng đáng gọi là hy sinh cả, trừ cái khoản Kamikaze. Tôi còn nhớ mãi sự tàn ác của hiến binh Nhật hồi năm 45. Làng tôi ngày nào cũng có người chở xác người chết đói bằng xe bò đem đi chôn tập thể. Bọn phi công Nhật này chẳng làm ai phục trừ bọn đầu sỏ quân phiệt Nhật, chúng chỉ làm dân bị Nhật cai trị khinh bỉ thôi.

  3. Chào hai bác P. Lê và N. Võ ,

    Thiệt tình thì tui chỉ muốn đóng góp ý kiến của mình vô trang mạng mà tui yêu thích nhất chứ không có ý làm tài khôn hay thổi sáo qua mặt Trương Chi gì cả.

    @ Bác P. Lê ,
    Xin lỗi bác vì đã không hiểu rõ ý bác. Nay nghe bác giải thích thì tui hoàn toàn đồng ý với bác.

    @Bác N. Võ ,

    Dĩ nhiên tui cũng đâu có ưa gì tụi Nhật đã gây nên nạn đói năm Ất Dậu …tuy thế nhưng họ cũng***hiền*** hơn đám ác ôn cộng sản nhiều.

    Ý tui là nếu như VN mình mà có 1 Kamikaze pilot làm nổ tung cái chuồng chó ở Ba Đình thì sự hy sinh đó không uổng tí nào cả , (nhưng không biết viết rõ ràng cho mọi người cùng hiểu).

    Mong đọc được thêm nhiều ý kiến của hai bác.

    • Huề cả làng , : – )

    • Các bác đối xử với nhau thật là nhã nhặn , kết quả của sự giáo dục dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa .

    • Giựt sập lăng bác của chúng nó là điều chúng nó đang mơ ước đấy các bác ạ. Em nghe đồn là xác của bác chúng nó sắp tan ra bụi đến nơi còn tiền bảo quản lăng mộ thì lại cao như núi. Bây giờ tự nhiên có người giựt sập giùm cho chúng nó thì còn gì chúng nó vui bằng!

      Chúng ta phải cẩn trọng.

  4. Kính thưa các bác.Tôi cũng là bấc kỳ 54 bị bỏ rơi bên lề đường cố lết thân tàn chạy thoát con cháu hồ ly, chống cộng một chăm phần chăm cho nên rất kết trang web của CTHĐ, không ngày nào là không mò đọc,có bài mới của công tử thì thấy ngày hôm đó người nhẹ nhõm, uống cà phê thấy ngon hơn còn không thì như người nghiện thuốc thấy gì cũng nhạt nhẽo.Đọc bài nào cũng sướng vỗ đùi đen đét nhưng thú thực sướng mà run vì lòng đầy mặc cảm tội lỗi là rình coi cọp các bài của bác HHT free mà chẳng đóng góp ý kiến gì như các bác đây. Hổ thẹn lắm vì văn dốt , vũ dát, nói thì ngọng, bút thì cùn. Trên văn đàn mà không uyên bác viết lên chỉ tổ làm bọn cộng nô cười ké, hoặc giả lại bị các bác đá đít , bợp tai như Nguyễn Dũng bị hiểu lầm lúc đầu thì khốn.

  5. Xin lỗi tôi viết tiếp vì gõ lộn key, già lẩm cẩm và không rành computer. Ngày cộng cún trả lại nước cho chúng ta hy vọng không xa lắm, phong trào văn nghệ sĩ ở VN bắt đầu vùng lên chống cộng cún khởi sự rồi chăng xin các bác xem một bài tôi cũng coi cọp trên một trang web của cộng nô hồi chánh? Xem xong cácbác cho ý kiến, tôi đã chuẩn bị sẵn mo cau vào đít rồi.

    http://www.talawas.org/?p=22836

    (Em xin để link để các bác tham khảo.)

  6. Tôi có một ông bạn vàng (thật) là bác Đồ Ngu. Bác ấy chẳng thèm chống cộng lấy một phút cho hao tổn ngọc thể.

    Bởi, theo bác ấy, tụi nó đáng là quái quỷ gì mà chống. Chúng nó chỉ đáng được chúng ta ban phát hoặc ít nhất là thí của hủi cho chúng vài cái roi mây, vài cái bợp tai cùng dăm ba cái đá đít mà thôi.

    Tôi hoàn toàn biểu đồng tình với bác bacthan. Giả như có một trự nạo đó, thay vì thả truyền đơn xuống thì thả đại vài trăm ký TNT đánh sập cái mả pork hồ thì uổng công chúng ta, nhưng lại được việc cho bọn thủ lợn ở Ba đình.

    Bọn chúng lợi dụng đảng của chúng để hăm dọa, đe nẹt dân chúng. Đảng dần dần đến nay đã hết giá trị. Nên chúng mới lấy hình ảnh của pork hồ ra làm bình phong và làm bùa hộ mệnh cho chúng. Kỳ thực lá bùa này, đồng thời cũng là nước cờ thí mạng cùi cuối cùng của chúng, nhưng cũng dần dà hết linh nghiệm.

    Chứ nào chúng có thiết tha gì với lão ý đâu. Ngay cả khi lão còn sống, bọn chúng đã dụng công mấy phen đưa lão về quê nhưng đều thất bại. Đến những tay chân thân tín nhất của lão cũng ngậm tăm để thủ thân, Chả có một tên nào dám lên tiếng, hoặc hành động để bảo vệ lãnh tụ kính chiếu vạn yêu tinh của chúng lấy một phùa, một nhát để ghi danh vào sử sách. Để tiếng cho đến nghìn sau.

    Đến năm 1969 bọn chúng mới thực sự ra mặt để hạ độc thủ. Lão ấy biết đời mình sắp bế mạc mà cũng đành thúc thủ đành chấp nhận ra đi không một ngày trở lại. Mỹ bồi nó gọi cú ấy là : YES GO. NO COMEBACK.

    Rất tiếc, trong phạm vi reply không cho cà kê, dê, ngỗng. Nên tôi không có dịp hầu chuyện với quý bác. Ở trong nước chúng tôi quá rành rẽ về những khẩu hiệu đao to búa lớn (nhưng rỗng tuếch) của cộng sản vô cùng tận từ phia rồi.

    Ngay đến bọn trẻ, kể cả các cháu gái, là thành phần ham ăn, ham chơi. Tức họ thông thường rất vô tư với thế sự thăng trầm. Nhưng nay họ đã tỏ thái độ với đảng và nhà nước rõ ràng lắm.

    Mấy tên thủ lợn ở Ba đình cũng hiểu điều đó lắm ấy chứ. Nên chúng mới thi đua hô hào, sơn son, thếp vàng lên cái xác đã tanh banh làm thần tượng, rồi bắt buộc mọi người phải tôn sùng.

    Trên mọi lý lẽ, lý luận và thực tế chúng ta thừa hiểu rằng; ngày tàn của chúng đã quá cận kề rồi. Ngay chính những người phải làm việc trong các cơ quan công quyền của chúng, phần nhiều cũng đã nhận thấy được ngày một rõ rệt.

    Tuy vậy, điều đáng nói về chiến tranh không phải là thắng bao nhiêu trận, chiếm được bao nhiêu thành, công phá được bao nhiêu đồn. Điều quan trọng bực nhất là thời kỳ hậu chiến.

    Ở đây cũng thế. Chúng ta nên chú tâm đến thời hậu cộng sản mà thôi. Nhưng e rằng thời nay khó có một ai có đủ tài lương đống đại khái như cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm cả. Một người dốc lòng cho dân cho nước.

    Nguy nan lắm thay ! Khổ đau lắm thay !

    • Xin trích đoạn văn cuối cùng trên đây của bác Van Toan:

      …”Ở đây cũng thế. Chúng ta nên chú tâm đến thời hậu cộng sản mà thôi. Nhưng e rằng thời nay khó có một ai có đủ tài lương đống đại khái như cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm cả. Một người dốc lòng cho dân cho nước.

      Nguy nan lắm thay ! Khổ đau lắm thay !”…

      (Ngưng trích).

      Đoặn viết trên làm tôi liên tưởng đến lời của Thủy Kính than thở cho thân phận của Khổng Minh : “Tiếc thay, Không Minh gặp đặng chúa mà không gặp đặng thời !” (Tam Quốc Chí, hồi thứ 37).

      Cho nên. lời than thở của bác nghe na ná như : “Tiếc thay, nước VN gặp đặng thời mà không gặp đặng chúa !”.

      Chúng ta chứng kiến gần đây, không biết bao nhiêu những tấm lòng sắt son, yêu nước VN , vừa mới lộ chân tướng đã bị bách hại và tiêu diệt, hỏi còn tìm đâu ra những bậc anh tài để lèo lái đất nước ?

      • @ Bác Phương Lê kính.

        Cảm ơn Bác đã cảm thông với nỗi niềm u uất của tôi.

        Và tôi rất đồng ý với những gì của Bác ở phần kết luận. Nhưng với thiển ý riêng và cũng là ưu tư nhất :

        Không phải trong hơn 80 triệu dân VN ngày nay lại thiếu những tấm lòng son sắt. Phải nói là vô cùng nhiều Bác Phương Lê ạ !

        Ý riêng của tôi là có 1 vị chân mệnh đế vương đại loại như Chí Sĩ Ngô Đình Diệm hồi giữa thế kỷ 20.

        Kính.

    • Dù sao đi nữa, ” Freedom is not for free ! ” (Rev. Martin Luther King).

      Biết là ngày tàn của VC đã gần kề, nhưng ta vẫn có những hình thức đấu tranh thích hợp mới đạt được hiệu quả chắc chắn và lâu bền. Không thiếu gì phương pháp tranh đấu, chứ không hẳn lúc nào cũng dùng đến vũ lực mới thành công.

      • @ Bác Quốc Việt kính.

        Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với Bác.

        Nhưng Bác ạ, theo thiển ý của ông bạn đã khuất của tôi, thì chúng ta hiện vẫn có một thứ “võ lực” vô cùng khủng khiếp để đánh tan cộng sản ấy chứ.

        Tôi xin dùng chữ “võ lực” bằng nghĩa đen cẩn thận. Có nghĩ là bằng cà nông, bằng máy bay, bằng xe tăng, tầu bò, bằng lựu đạn, v.v… đường bệ. Chứ không phải chỉ bằng những viên đạn trừu tượng, hoặc nghĩa bóng, nghĩa gió đâu Bác ạ.

        Nhưng … ngặt một điều, đạn dược thì thừa mứa, thậm chí rất ư là tối tân. Nhưng súng của chúng ta lại quá hoen rỉ và lạc hậu quá rồi. Oái oăm thay, người bắn rất đông đảo … thế mới là đau !!!!!!!

        Tại vì bài viết này của ông bạn vàng, năm ngoái tôi đã chuyển đến một trang báo khác rồi. Nhưng trang này hiện nay ở Việt nam không thể truy nhập được nữa, nên tôi không thể sao y bản chánh hầu được Bác.

        Tuy vậy, cho tôi xin một thời gian để “lùng xục, lục lạo” lại xem mình còn vất nó đâu đó trong xó nào không. Nếu có tôi xin được mạo muội post tại đây.

        Cũng không dám mong Bác và quý Độc giả được mãn nhãn. Dẫu rằng tôi thấy hoàn toàn là có thể và rất có thể. Chắc chắn là đương nhiên có thể.

        Kính.

  7. Tôi tuy dốt nát. Nhưng ngẫm nghĩ về đoạn cuối của bác Van Toan thật hữu lý lắm.

    Việt cộng nó không thể nào ngờ được ngày 30-04 lại đến quá nhanh như đã xẩy ra. Nhanh đến nỗi chúng trở tay không kịp.

    Trò đời quả lắm nỗi trớ trêu thật. Kẻ bại trận trở tay không kịp nghe còn có lý. Đằng này phe thắng trận lại trở tay không kịp, thật chỉ có bọn việt cộng ngu dốt, cướp bóc mà thôi.

    Chính vì chúng thắng quá nhanh, quá dễ nên khi chúng tràn vào Saigon tỏ ra quá luống cuống. Chúng phải loạn trí vì không có sẵn mưu lược cho thời hậu chiến.

    Nay thời hậu cộng sản sẽ ra sao đây quý bác ơi ?!? Ai sẽ là người đam đương đất nước này. Nhất là một đất nước đầy nát tan bởi sự phá hoại không thương tiếc, không hệ thống của mọi tầng lớp trong hàng ngũ việt cộng.

    Từ trung ương đến địa phương. Kể cả những địa phương mới thành lập. Chúng tha hồ vơ vét cho đẫy bằng những hình thức giải tỏa đất đai của nông dân để lập khu công nghiệp.

    Mà thực sự cái khu công nghiệp ấy có đáng là một khu công nghiệp hẳn hoi đâu ?! Thế là bao nhiêu gia đình người nhà nông, vốn họ không biết lấy một nghề tối thiểu nào để thay thế cho kế sinh nhai từ bao đời (ít ra là bao chục năm đã qua).

    Bọn chúng đâu cần bận tâm những sự sống hoặc sự ngắc ngoải, thoi thóp. Sống không xong, mà chết thì chưa nổi của đám dân chuyên lấy nông nghiệp gia đình làm căn bản cho sự sống cho toàn gia đình họ.

    Những người dân đó sẽ là một bài toán vô cùng nan giải cho bất cứ vị lãnh đạo ưu dân, ái quốc. Chưa kể đến cơ man nào là những nan đề khác nữa.

    Nào là rừng đầu nguồn từ Bắc chí Nam. Tôi nguyên trước kia là 1 lính chiến của QLVNCH. Và đã từng là 1 trong đoàn quân tái chiếm q. Thường Đức (Quảng Nam), cách QL 1 khoảng 45cs theo đường bộ.

    Vị trí này vô cùng quan yếu trên phương diện chiến lược và quốc phòng. Nên Ngô Tổng thống đã thành lập một quận đường tại đó và đặt tên là Thường Đức.

    Tháng 8, việt cộng tung 3 SĐ chính quy và một số trung đoàn phòng không, đặc công và du kích địa phương để đánh chiếm bằng được quận lỵ này.

    Chỉ với 1 liên đoàn ĐPQ (tương đương 1 tiểu đoàn BB). Nên không sao chống trả với trận địa pháo vô cùng kinh hoàng. Dân và lính chết đến nỗi sông Vu Gia phải nghẹt dòng chảy.

    Những trận chiến kinh hoàng, long trời lở đất đã diễn ra ngày đêm (theo nghĩa đen hẳn hòi). Nhưng với lực lượng quá mỏng manh. Quân VNCH không thể tái chiếm được quận này và chịu nhiều tổn thất (Mức độ 50/100). Cộng quân gần như cạn láng để kết liễu số phận Thường Đức, nên chúng đã bỏ lại không biết cơ man nào là xác chết (chúng tôi đếm được tại chỗ : hơn 2 000 không kể những xác được đồng bọn mang đi).

    Chúng tôi chỉ chiếm lại được cao điểm chiến lược 1062 để ngăn chặn không cho cộng quân tràn ra q. Đại lộc và duyên hải Trung phần.

    Tháng 11 năm 1974 Thường Đức được coi là mất hẳn vào tay cộng quân. Rồi từ đó cộng quân thừa thế trwàn xuống cao nguyên Trung phần để kết liễu Bản mê Thuột. Và vỏn vẹn 5 tháng sau … VNCH dương cờ trắng. Thủ đô Saigon thất thủ không điều kiện.

    Đó mới chỉ là 1 quận lỵ rất nhỏ, nhưng tầm chiến lược của nó quả rất lớn.

    Đến nay, bọn cộng phỉ bán nước đã cho Trung cộng thuê dài hạn (từ 50 – 100 năm) rừng đầu nguồn trải dài từ Bắc xuống đến tận miền Đông Nam phần. Thử xét cho kỹ một chút, chúng ta thấy hiển hiện tính mạng của nước Việt Nam đúng như chỉ mành treo chuông.

    Phải là một nhân vật đại kỳ tài mới có thể cáng đáng được những gì mà bọn cộng nô đã tạo tác ra trên quê hương đầy đau khổ này.

  8. Chỉ với 1 liên đoàn ĐPQ (tương đương 1 tiểu đoàn BB).

    Cho tôi xin lỗi và xin sửa : Chỉ với 1 liên đội ĐPQ (tương đương 1 tiểu đoàn BB). Bởi trong cấp số của ĐPQ không có liên đoàn.

  9. Cảm ơn bài viết của bác Phuong về trận Thường Đức. Xin cảm ơn người lính chiến VNCH. Chúc bác nhiều sức khỏe. Thân Kính. Backy54.

  10. Bác CTHĐ có đề nghị các bác chuyển bài ” Tẩu binh mạt lộ ” qua tiếng Việt mà chưa thấy bác nào hưởng ứng… Không biết CT có buồn lắm không???

    Nhào dzô đại đi các bác. Em thì chịu thua rồi , chỉ mong nơi các bác thôi.

  11. Cám ơn bác Backy54 đã ghé mắt qua những gì tôi thổ lộ tâm can.

    Nếu tôi không nhầm, trên trang nhất báo Con Ong do Thương Sinh (Duyên Anh – Vũ Mộng Long làm chủ nhiệm) … hình như là vào năm 1967 thì phải. Nhưng chắc chắn là vào trước năm 1968 (tức là trước biến cố Tết Mậu thân).

    Họa sĩ Hĩm (Hiếu Đệ) vẽ một anh “cu” bồi Texas bay bay trên chợ Bến Thành, Miệng thì cười đểu cáng, tay thì buông 1 chú bé con còn oe oe …

    Chắc ông HHT còn nhớ, vì ông lúc đó cũng cộng tác với tờ bào này với bút hiệu Gã Thâm.

    Chứng tỏ rất nhiều người là công dân quốc gia VNCH chân chính (tôi xin nhấn mạnh hai chữ : chân chính). Đã thừa biết trước kết quả cuộc “xổ số” do anh Yankee dàn cảnh từ phia rồi.

    Riêng tôi, một thằng lính quèn, là dân tác chiến thuần tuý. Chúng tôi đã mường tượng được viễn cảnh không mấy sáng sủa, dù sau trận đánh vang lừng nhất kể từ sau khi Cụ Ngô bị thàm sát.

    Trận đánh Dakto 1966. Chúng tôi dù với hỏa lực không sao so được với quân đội Hoa kỳ cùng tấn chiếm một cao điểm khác song song với lúc đó. Nhưng chúng tôi đã làm chủ tình hình và kiểm soát được chiến trường trước mấy anh GI.

    Năm 1968 thì chúng ta không cần phải bàn cãi là gì nữa rồi. Đến năm 1969 trở đi, phải nói quả quyết rằng đoàn quân VNCH thắng như chẻ tre khi khai màn mặt trận Cambodge.

    Để rồi sau đó, tông tông thừa thắng xông lên, đầu năm 1971 quất qua Hạ Lào với đoàn quân tinh-nhuệ nhất. Sau đó phải thành thật mà nói rằng … chúng ta đã thất bại. Thất bại đây là thất bại chiến thuật. VÀ thất bại trong mưu lược kiểm soát được tình hình mặt trận Đông dương nói chung và Miền Nam Việt Nam nói riêng.

    Chúng ta thất bại, bởi song song lúc đó có hòa đàm 4 bên ở Ba Lê. Nên Hoa kỳ đã không bao giờ chấp nhận cho chúng ta nắm thế thượng phong với cộng quân.

    Sau khi : Tôi tự thấy thân thể ta, tơi tả, thâm tím trông thật te tua .. từ đó tôi và đồng đội suy gẫm rất nhiều về cái gọi là chiến tranh Đông dương này.

    Tuy biết chắc chắn lắm rồi, nhưng bụng nghĩ mà miệng không nói ra. Tôi là thằng lính tác chiến lâu năm, từ năm 1965 đến ngày tận thế. Tức là chỉ hơn 10 năm 1 chút, tuy thời gian không đủ gọi là dài lắm. Nhưng trong chiến tranh, 1 anh lính 18 tuổi vẫn già dặn hơn kẻ bạch diện thư sinh cùng trang lứa rất nhiều.

    Phải nói là từ sau biến cố Mậu thân, quân đội chúng ta rất anh dũng. Đánh đâu là thắng đó. Chiếm đâu là được đó.

    Bởi thế, cộng quân mới hết lòng xua quân tràn qua Bến Hải để sống mái với chúng ta vào Mùa Hè Đỏ Lửa.

    Tôi lại “không hên” có mặt tại chân thành Đinh Công Tráng (cổ thành). Tại sao tôi xem đó là không hên. Bởi từ chân ngôi cổ thành này tôi đã phải đứt ruột, cháy gan, nghiến răng trợn mặt lên khi quân ta trong hơn 1 tháng mà không tài nào chiếm được ngôi cổ thành này.

    Đành rằng, ngôi thành này vô cùng là kiên cố. Nhưng diện tích không đầy 1 cây số vuông. Cả một sư đoàn vô cùng tinh nhuệ và ưu tú (SĐ Nhảy Dù) phải ê càng mà bàn giao lại cho SĐ TQLC mới thành công.

    Những hàng chữ này, hiện giờ còn rất nhiều người với nhiều cấp bạc lớn nhỏ khác nhau, nếu họ đọc được, tôi xin cam đoan với bác, họ sẽ vừa đọc vừa nghiến răng, vừa bi phẫn như tôi hiện đang ngồi đều nhịp gõ lên keyboard vậy.

    Chúng tôi đã khoan thủng được nhiều chỗ của bốn bức tường thành dày, để tạo một cái “hang” làm lối đi, để chui vào bên trong. Có những anh em đã trèo hẳn lên mặt thành.

    Nhuệ khí quân ta lên cao vô cùng. Cao như mây núi … nhưng bỗng … nhiều tiếng nổ long trời họ đã ngã gục bởi … bom hạng nặng của phi cơ đồng minh từ đệ Thất Hạm đội.

    Sau đó được biết do : Thả lầm ! Khốn nạn chưa hử Trời xanh cao ngất ?!

    Tôi chỉ là 1 thằng lính quèn, nên sự ước lượng thương vong của quân ta, cũng không lấy gì làm đúng và xác đáng cho lắm.

    Nhưng tôi căn cứ vào những thương binh, và số bạn thân của mình đã anh dũng hy sinh. Có thể nói không quá phóng đại rằng : Cứ 4 người đi chỉ có 1 người về với mẹ già trông con.

    Sau đó, tôi đã bị thương trong trận tái chiếm An Lộc , nhưng vẫn không thích giải ngủ (vì chỉ thuộc loại II) nên vẫn làm đơn tiếp tục theo quân ngũ.

    VÀ cuối cùng đành ngậm ngùi cầm tờ CHỨNG CHỈ GIẢI NGŨ với mức độ tàn phế (không đáng là bao nhiêu, vì nhiều người bị tới mấy trăm phần cơ mà). Sau mấy lần tái chiếm, rồi rút lui, rồi lại tái chiếm cao điểm 1062 ở Thường Đức (Quảng Nam).

    Lần cuối cùng, và cũng là lần rõ ràng nhất, là ngay tại chân ngôi cổ thành Đinh Công Tráng, chúng tôi biết rất rõ và chắn chắn Mỹ đã “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ” (tính đến giai đoạn đó) ở Đông dương. Có nghĩa là số phận của Việt Nam Cộng Hòa mặc nhiên đã xong rồi.

    Riêng Thầy và Đẻ tôi đã để Quốc táng từ ngày 02 – 11 – 1963. Đến năm 1980 Thầy tôi mất mà chưa hề tỏ ra đau buồn thương tiếc để coi ngày 30 – 04 – 1975 là ngày Quốc hận bao giờ. Bởi Cụ nhà tôi coi đó là hậu quả tất yếu của ngày Quốc Táng mà thôi.

    Vô cùng cám ơn Công Tử Hà Đông, đã cho phép chúng tôi mượn đất nhà của Công Tử để chúng tôi kháo chuyện riêng.

    Chân thành thương nhớ Việt Nam Cộng Hòa. Đất nước mến yêu của tôi.

    • Kính bác “phuong”,

      Trong lúc bác miệt mài khói lửa trên khắp bốn vùng chiến thuật năm xưa thì em vẫn còn mài đũng quần ở ghế nhà trường . Ngày ấy, em đâu ngờ mỗi giờ, mỗi một ngày thanh bình trôi qua cho mình được yên hàn cắp sách đến trường ở hậu phương đã phải đánh đổi bằng những hy sinh xương máu vô bờ bếncủa các chiến sĩ VNCH, trong đó có bác ? Ngoài Thường Đức và cổ thành Quảng Trị, còn biết bao nhiêu địa danh nữa đã in gót giày và những chiến tích oai hùng của các bác năm nào ?

      Đây là một món nợ ân tình rất lớn mà thế hệ em sẽ không bao giờ trả nổi !

      Cho nên, em xin được một lần nói lên lời thành kính tri ân bác, một quân nhân của Quân Lực VNCH oai hùng năm nào .

      QUÂN LỰC VIÊT NAM CỘNG HÒA : BẤT DIỆT !!!

      VIỆT NAM CỘNG HÒA : MUÔN NĂM !!!

      • Em cũng đồng ý như bác P. Lê. Thế hệ cha , anh chúng ta đã hy sinh quá nhiều cho đàn em…chẳng bao giờ chúng ta có thể trả nổi …

        Không những vậy , thế hệ mình còn tệ hơn nữa, thấy non sông gấm vóc đang từ từ mất dần vào tay bọn Tàu Chệt mà đành chịu…

        Chỉ còn hy vọng vào Thượng Đế. Liên bang Sô Viết hơn 20 năm trước hung bạo như vậy mà rồi cũng tan rã…Hy vọng bọn tàn ác Chệt này cũng sẽ tan vỡ thôi…

  12. Hổm nay mong chờ các bác hưởng ứng phóng tác của CT mà hổng thấy ai cả. Bữa nay em uống mật gấu , phóng đại thơ của CT, trúng trật em hổng chịu trách nhiệm :

    Nguyên văn của Bác CTHĐ :

    Thế sự du du nại lão hà,
    Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
    Thời lai cộng sản thành công dị,
    Vận khứ lưu vong ẩm hận đa.
    Trí quốc một tâm phù địa trục,
    Tẩu binh mạt lộ, đáo U.S.A.
    Dân thù vị báo đầu tiên bạch,
    Kỷ độ phong lâm khốc nguyệt tà !

    CÔNG TỬ HÀ ÐÔNG

    ***********************************

    Việc đời chưa hết đã già a
    Đất trời gẫm lại chỉ say ca
    Gặp thời cộng sản*** lên cũng dễ
    Vận nước lưu vong nuốt hận đa
    Vì nước quyết tâm xoay cuộc địa
    Binh tàn cùng đường đến Kỳ Hoa
    Thù dân chưa báo đầu đã bạc
    Rừng Phong bao phen khóc trăng già.

    ***Vì nguyên tác CT viết là : Thời lai CS thành công dị nên em phải giữ nguyên văn chứ theo ý em thì thay thế hai chữ C.S bằng “sâu bọ ” nghe hay hơn.

    • Không trác tuyệt, nhưng đủ để một kẻ dốt tiếng Hán như tôi hiểu được ý thơ của Bố Già. Cám ơn bác T. Pham nhiều.

    • Kính gửi hai bạn Phương Lê và T. Pham.

      Chẳng qua là tình hình đất nước quá tang thương và rách nát như hiện nay. Tôi mới kể lể về những địa điểm vô cùng quan yếu trên mảnh đất hình chữ S của chúng ta. Bằng với những dẫn chứng qua cuộc chiến phi nhân, phi nghĩa do bọn cộng sản vâng lời quan thầy của chúng tạo nên.

      Cố ý của riêng tôi chỉ có thế. Thật lòng, tôi không hề tỏ ý tuyên truyền cho QLVNCH hoặc một cá nhân nào đó (kể cả tôi).

      Nhân đây tôi xưa kính thưa với hai Bạn và quý độc giả :

      Trước kia, khi còn tại ngũ. Tôi thường tỏ ra thông cảm trong rẻ rúng những ai tránh né, bằng cách này hoặc bằng cách khác bổn phận công dân của họ. Kể cả đào ngũ hoặc trốn quân dịch.

      Đên hôm nay, tôi không còn khinh rẻ họ nữa, nhưng tôi chỉ cười khi tình cờ biết hoặc thấy họ mà thôi.

      Tôi thành thật xin kính thưa với hai Bạn rằng, tôi dù chỉ là 1 anh lính mạt hạng, nhưng tôi vô cùng an lành với lương tâm sâu thẳm của mình. Bởi tôi đã (theo danh từ nhà banh) trả được món nợ 3 thước kaki. Mặc dù, chúng tôi đã không hoàn thành trách nhiệm với quốc gia và đồng bào của mình.

      Hai Bạn có biết tận trong sâu thẳm của những người trốn tránh nhiệm vụ công dân của họ trước kia … nay ra sao không ?

      Họ hầu như muốn khùng và bất đắc chí khi nhắc đến bốn chữ VIỆT-NAM CỘNG-HÒA. Bởi vậy, ngày nay tôi không còn rẻ rúng họ nữa. Chỉ còn thấy thương hại cho họ mà thôi.

      Ở đời ai không phạm sai lầm. Nhưng những sai lầm không bao giờ có thể sửa được nữa mới là ghê gớm.

      Tôi và các bạn cùng là thương phế binh, rất vui và thanh thản khi nói về những mất mát, những vết sẹo, những phế tật trên thân thể của mình một cách rất AN BÌNH.

      Còn họ … những mất mát của họ, họ không bao giờ dám phơi bày, dám thổ lộ với bất cứ ai, kể cả với những người thân nhất của họ.

      Chúng ta. Vâng chúng ta phải tri ân đất nước này. Lịch sử và tổ tiên chúng ta Quý Bạn ạ !

      Thân mến.

      Phương Huỳnh.

  13. Cám ơn bác P. Lê.

    Nói thiệt tình với bác nghe, tui phải ngẫm nghỉ mấy ngày mới dám liều mạng phóng tác đại ra đó…

    • Cám ơn ô. T.Pham

      Nói thiệt tình với ông nghe. Ông cố gắng liều mạng thêm nhiều tí nữa chúng tôi được nhờ.

      Cám ơn ông. Ông dịch khá sát. Đa tạ.

  14. @ Bác Van Toan ,

    Vì Bác CTHĐ có nhắn nhưng chưa ai hưởng ứng ,nên em phóng tác đại (có còn hơn không ) , mong CT được vui chút ít là em mừng rồi.

    Em cũng biết mình phóng chưa được sát nghĩa lắm , chẳng hạn như câu dưới đây :

    Nguyên văn của Bác CTHĐ là :

    Tẩu binh mạt lộ, đáo U.S.A.

    Tẩu binh : Em không muốn dùng chữ binh CHẠY vì em quan niệm :

    Những người lính chân chính VNCH chưa bao giờ chạy trước địch quân. Các cấp chỉ huy họ ra lịnh họ phải rút quân thì người lính làm gì được??? Cho đến phút cuối cùng , họ bị ra lịnh buông súng đầu hàng nhưng cũng còn những người lính như Đai tá Hồ Ngọc Cẩn và người đàn em vẫn tiếp tục chiến đấu .

    (Đại Tá HNC không tự tử vì Ông theo đạo Công Giáo. Nếu Ông tự tử thì sẽ không được cứu rỗi linh hồn khi ngày Tận Thế đến – Giáo lý công giáo tin như vậy. Gia đình ĐT HNC rất sùng đạo. Tên của Ông được đặt theo 1 vị Giám Mục Công Giáo)

    Xin các bác xem thêm :

    http://hungvietsite.org/blog/2010/07/26/vu-tiến-quang-người-linh-nhỏ-ma-chinh-khi-lớn/

    Chúng ta còn có Ngũ Hổ Tướng nữa , thà chết chứ không tẩu , mặc dù các vị thừa phương tiện để ra đi….và còn nhiều, nhiều hơn nữa….

    ( Cũng có 1 số quân nhân bỏ ra đi trước khi đám sâu bọ tạm chiếm toàn bộ nước VN , nhưng đa số các vị này là các tướng lãnh. Vả lại họ ở lại cũng bị vô tù thôi. Ra hải ngoại , họ vẫn còn chiến đấu bằng cách này hay cách khác. Ít ra họ cũng vận động được các nước trên thế giới ủng hộ những người dân VN bị chà đạp tự do , nhân quyền….)

    Nên em đành phải dùng chữ Bại binh là vì vậy.

    • Kính gửi ông T.Pham.

      Tôi có lẽ (nhận vơ không biết có quá lạm không) tôi cũng na ná với ông Phương Lê. Sau khi rời ghế nhà trường, theo nghiệp nhà banh, nên … nói thật mình i tờ rít về Hán học nói riêng, văn chương chữ nghĩa nói chung. Thời may có ông ra tay cho mới hiểu được bài thơ bằng Hán văn của CTHĐ.

      Giả sử, tôi có chút vốn Hán tự để lận lưng, cũng chưa chắc đã “phổ” thành thơ nôm như ông được. Bởi dịch là phản, mà ông thì chẳng phản gì, còn làm cho chúng tôi sáng tỏ thêm. Cám ơn ông một lần nữa.

      Nhân ông cho link http://hungvietsite.org/blog/2010/07/26/vu-tiến-quang-người-linh-nhỏ-ma-chinh-khi-lớn/, nên tôi xin được đôi lời cho thêm phần sáng tỏ sự thật của lịch sử nước nhà trong thời chiến vừa qua.

      Trích :

      Trong một cuộc hành quân cấp sư đoàn, đánh vào vùng Hộ Phòng, thuộc Cà Mau.

      Tôi nghĩ, có lẽ tác giả bài viết này là dân civil, nên có chút lầm lẫn. Nay tôi xin đính chính đôi chút cho được minh bạch. Bởi tụi này vốn dân lính tráng, có sao nói vậy người ơi ông ạ !

      Hộ phòng vốn là 1 quận thuộc tỉnh Bạc liêu, sát với trục lộ QL 4 đi tới Cà mau (ngày xưa. Nay là QL1A). Đi sâu vào trong sát với U minh hạ là quận Hòa bình giáp giới với tỉnh An xuyên (Cà Mau).

      Sau biến cố Tết Mậu thân, hầu như cộng quân đã kiệt quệ, thậm chí đến hạ tầng cơ sở của chúng cũng chịu cảnh banh ta lông. Nên QLVNCH mới tung ra những chiến dịch quân sự quan trọng, để lấy lại những phần đất đã mất, bởi những hỗn loạn tại hậu phương – đặc biệt nhất là Huế và Đà nẵng vào năm 1966.

      Rất tiếc tôi không thể dài dòng hơn về giai đoạn tối tăm và vô cùng hỗn loạn này của lịch sử VNCH với ông và quý vị Độc giả được. Tôi không biết link, nhưng ông có thể vào google, rồi gõ liemthanh (với loạt bài Biến động miền Trung) thì rõ hơn tôi thuật lại nhiều lắm. Bởi tôi chỉ thuần tuý là một lính tác chiến mà thôi. Còn những việc liên quan đến chính trị hoặc tình báo thì hoàn toàn mù tịt.

      Cuối năm 1970, sau khi đánh tan Cục R ở Cambodia, Quân đoàn IV ra lệnh cho SĐ Sét miền Tây (SĐ 21BB) dưới quyền Thiếu tướng Nguyễn Vĩnh Nghi làm Tư lệnh, mở cuộc hành quân lấy tên “Giải phóng U minh”. Cuộc hành quân này diễn tiến vô cùng thắng lợi. Chỉ trong 1 tuần lễ, Tr. đoàn 32 (SĐ21) đã tận diệt và giải phóng hoàn toàn quận HÒA BÌNH sau 3 năm rơi vào tay việt cộng. Chứ không phải là quận HỘ PHÒNG. Vì quận này vẫn thuộc quyền kiểm soát của VNCH.

      Sau khi hưu chiến 3 ngày Tết. Bộ tư lệnh SĐ 21BB mới tung ra chiến dịch U Minh. Để tận diệt bọn cộng phỉ còn bám vùng để mong đợi cục R ở Cambodia hồi sinh. Chiến dịch này kéo dài hơn 10 tháng trời và kết thúc với chiến thắng oanh liệt, làm chủ hầu như hoàn toàn rừng rậm U minh, nơi vốn được mệnh danh là vùng bất khả xâm phạm của việt cộng trong bao năm trước đó.

      Song song lúc đó, ngoài Vùng I với lực lượng thiện chiến nhất đã tung ra cuộc hành quân Lam sơn 719 qua Hạ Lào. Tức đầu năm 1971.

      Trích : …. Ðơn vị Quang theo là Trung Ðội Trinh Sát của Trung Ðoàn 31.

      Nếu chúng ta không rành, thì sẽ ngộ nhận là Trung Đoàn 31BB. Ban Chỉ huy Trung đoàn đóng tại Chương Thiện (tỉnh lỵ là Vị Thanh) chỉ có 1 Trung đội Trinh sát mà thôi.

      Nay tôi xin nói rõ. Tại Bộ Tư lệnh Sư đoàn thì có Đại đội Viễn thám. Cấp Trung đoàn có 1 Đại đội Trinh sát do một sĩ quan (nếu dư dả) là 1 viên Đại úy chỉ huy. Lúc thiếu thốn thì có Trung úy chỉ huy. Thời năm 1969 – 1970, đại đội Trinh sát – Tr. đoàn 31 BB do Trung úy Hối làm đại đội trưởng. Sau chiến thắng U minh ông được vinh thăng Đại úy và được cử qua binh chủng khác. Còn cấp Tiểu đoàn thì chỉ có 1 Trung đội Quân báo mà thôi. Trung đội này cũng không nằm ngoại lệ, nếu dư dả sĩ quan thì Trung đội trưởng là 1 ông Thiếu hoặc Chuẩn uý. Còn không có thì đành chấp nhận Trung hoặc Thưọng sĩ làm Trung đội trưởng.

      Trong 1 Đại đội có 4 Trung đội. Nói thực đau lòng lắm ông ạ. Nghe nói quân số cấp Tiểu đoàn là to lắm. Ông và quý Độc giả có biết không ? Tiểu đoàn tôi có lúc bổ sung quân số không kịp … số quân khả dụng chỉ còn … 120 quân (cộng với sĩ quan, y sĩ, y tá, thư ký hành quân vv…). Một Trung đội lắm lúc chỉ có nhiều lắm là 8 người kể cả Trung đội trưởng và phó. Vì chết và bị thương là chuyện thường tình của dân nhà banh mà.

      Nói đến đây, tôi chợt đau lòng mỗi khi về Saigon để dưỡng thương hoặc nghỉ phép. Thấy nhiều thanh niên trong độ tuổi quân dịch (chẳng thấy học hành, hay làm lụng gì cả). Họ vẫn nhởn nhơ … bởi trốn lính … trong khi ngoài tiền tuyến thiếu quân số trầm trọng.

      Tôi chỉ nói tất cả những gì là sự thật, không bi đát hay thê thảm hóa, hoặc bôi nhọ lính VNCH chúng ta.

      Trích : Trung Ðội Trưởng là một Thiếu Úy cựu Thiếu Sinh Quân. Hôm ấy thông dịch viên cho cố vấn bị bệnh, Quang lại giỏi tiếng Anh, nên Thiếu Úy Trung Ðội Trưởng biệt phái Quang làm thông dịch viên cho cố vấn là Thiếu Úy Hummer. …..

      Thông thường, từ cấp Tiểu đoàn trở lên mới có 1 viên Đại úy, hoặc thiếu tá hoặc Trung tá cố vấn Mỹ (tương đương với cấp chỉ huy Tiểu đoàn của ta). Viên cố vấn này nhiệm vụ rất dễ dàng (tùy theo mặt trận nặng hay nhẹ) là xin phi cơ oanh tạc yểm trợ hành quân, hoặc xin trực thăng đổ quân, hay di chuyển quân, tiếp tế lương thực và đạn dược. Thậm chí xin trực thăng tới chiến trường để tải thương nữa.

      Riêng Đại đội Viễn thám SĐ và đại đội Trinh sát Tr. Đoàn là đơn vị tác chiến độc lập nên được cấp 1 viên sĩ quan (có cấp bậc tương đương) làm cố vấn. Viên cố vấn quân sự Hoa kỳ này vì hầu hết không biết tiếng Việt nên phải có 1 anh hạ sĩ quan thông dịch viên (HSQ/Đồng hóa) đi theo.

      Rất nhiều đơn vị tác chiến của ta có vị sĩ quan cầm quân lại thông thạo Anh văn, nên anh hạ sĩ quan thông dịch “vật” coi như là thất nghiệp.

      Riêng ở Vùng I và II, nhất là vùng Cao nguyên, vai trò cố vấn quân sự Hoa kỳ rất là quan trọng. Bởi mấy ông này có vốn Anh ngữ quá ư là hết xẩy (tiếng mẹ đẻ mà), nên liên lạc với B 52, hoặc các phi công ở Đệ Thất Hạm đội, hoặc từ Căn cứ không quân U Tapao rất là trôi chảy, không sợ bị trục trặc vì bất đồng ngôn ngữ. Nhất là trong hiệu lệnh truyền tin, thường dùng Mã hóa đến độ tối đa.

      Ngay người Việt với nhau, nhưng chưa đi hành quân hoặc làm việc với nhau, đôi khi cũng tỏ ra lúng túng vì “ngụy ngữ” tức là lời nói, hoặc chữ viết của mình được mã hóa đi.

      Ví dụ : Trung tá thì gọi là Tư tưởng Rạch giá. Thiếu tá là hai lần Tư tưởng v.v… Di chuyển = Zoulou Charlie. Phục kích = Foxtro Kilo. Đi tiền đồn = Tư tưỏng Đống đa v.v … Lính Ta nói tiếng Mỹ, nhưng Mỹ nghe mà hiểu được tôi gọi là Thánh.

      Tung lựu đạn khói trắng = Hút cho tao điếu Bastos Quân tiếp vụ coi. Bắn ba phát súng để định hướng cho nhau = Vỗ cho tao ba phát Sơn tây đi. Còn bao xa nữa mảy ? = Còn mấy cộng sản nữa mảy ? v.v …

      Nhất là lính tráng phe ta thì khỏi nói. Tiếng Việt, tiếng Anh cứ loạn cào cào, chấu chấu. Vui đáo để, nếu không hạp nhau thì … mày ngụy ngữ kiểu cái con kục gì mà ông cố nội tao có sống lại cũng pó tay với mày luôn.

      Thí dụ, toán khinh binh đi đầu báo hiệu cho toán sau có mìn bẫy. Thằng hiệu thính viên nó quất : Hey. Here is very nice. Bắt dzu đái vé ry khai đó nghe. Trời biết !

      Đời nhà binh, sống chết lúc nào không biết, nhưng lắm truyện vui đáo để. Cười hoài không dứt ông ạ. Xin mạn phép lạm dụng với ông trên đất nhà của Công tử cũng đã nhiều. Cám ơn CTHĐ rất, rất nhiều.

      Thân mến.

      • Chào Bác V. Toan ,

        Em cũng cỡ như bác P. Lê thôi, nghĩa là khi các bác tung hoành khắp 4 vùng chiến thuật để diệt bọn chuột nhắt , thì chúng em(cháu thì đúng hơn) yên ổn mài đũng quần ở hậu phương nên không biết gì về những người lính hào hùng của QL VNCH cả.(Chỉ biết qua báo chí mà thôi ).

        Trở về bài viết ” Người lính nhỏ mà chính khí lớn ” , quả thật bác V.Toan nhận xét rất đúng. Tác giả là Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sĩ . Bác Sĩ TĐS thiên về dân sự nhiều hơn ,( mặc dù cấp bậc cuối cùng của Ông là Thiếu Tá ) nên có lẽ có chút lầm lẫn.

        Cũng như bác P. Lê , em (cháu) mong được đọc nhiều về những năm tháng oai hùng mà các bác đã trải qua .

        Người xưa có nói : Không lấy thắng bại mà luận anh hùng . QL VNCH đã bị bỏ rơi , trong khi CS bắc việt có cả 1 khối CS đứng sau lưng chúng ủng hộ thì chỉ có trời mới cứu được chúng ta trong cuộc chiến không công bằng đó thôi.

  15. Đời sống nhà binh :” Rằng vui thì thật là vui, Nhiều khi nhớ lại, nụ cười đắng cay!” ( cười pha nước mắt!).

    Bạn Van Toan hay lắm,bạn kể lại đời nhà binh làm tôi cũng ” ngứa nghề”, muốn nhắc lại vài ba kỷ niệm k hi còn ở SĐ21BB ( năm 68/69). Nhưng xin nhắc lại bạn VT, có lẽ bạn muốn nói đến quận Thới Bình ( tỉnh Cà Mau) phải không? Chứ năm đó, không có quận Hoà Bình, chỉ có xã Hoà Bình ( quận Vĩnh Lợi, BL) nằm cạnh quốc lộ 1, giữa Bạc Liêu- Giá Rai.

  16. Bạn phan sinh mến.

    Bạn nói rất đúng. Tôi lầm thật. Khởi đầu cho thắng lợi cuộc hành quân U minh là tái chiếm XÃ HÒA BÌNH – Q. VĨNH LỢI.

    Nhân đây xin hỏi thăm bạn. Bạn ở 32 hả ? Của Tr. tá Biếc phải không. Ông Trung tá này có cái bụng dễ nể lắm. Giống cái thùng tonneau hết xẩy. Nhưng tính tình lại phỏi bò lắm. Sĩ tốt dưới quyền nghe nói thương ổng lắm.

    Tôi tuy không là dân Sét miền Tây (xưa mình là cọp biển – T,Q.L.C sát cộng), nhưng bạn bè ở 31 – Chương xình (Chương thiện) dưới quyền ông Tr. tá Kiểm. Mông xừ này chửi thề lưu loát, không thua chủ tịch nước Tôn Đức phanh (tại người Bắc chúng tôi gọi Thắng là Phanh).

    Bên trang của CTHĐ tôi thấy hình như toàn là “quan” văn. Còn mình là dân con nhà banh, nên cũng không dám múa may gì cả.

  17. Kể ra bạn phan sinh còn có phước. Tụi này đi từ hồi còn Garant em mờ mệt, với Thompson, Carbine M1, M2, anh chàn nào to con mới vác trung liên BAR. Đem theo có 1 cây gà cồ (đại liên 30) phải tới hai em. Vất vả lắm. Sau này chỉ cần 1 người lính thôi là chơi được cây đại liên M.60 khiến hỏa lực tăng lên đáng nể.

    Nhưng bạn vẫn còn vui, vì thời 68 – 69 vẫn còn có kèn đem theo thổi tò te xung phong. Nhớ lại thấy hùng thật.

    Phần comment trên là của tôi. Nhưng nhờ máy của người bạn, mình quên không đổi tên nên thành phandong (Phan – v – Đông).

    Thân mến.

    • Xin quí bác cứ kháo chyện nhà banh, nghe “phê” lắm! Bọn mặt trắng tụi em chưa một lần nếm mùi lửa đạn nên cứ ấm ức bài ca vong quốc. Nay đưọc nghe những chuyện này thì thấy ấm lòng, êm tai, như đang nghe “BÀI CA HƯNG QUỐC” vậy !!!

      • @ Bạn Phương Lê thân mến.

        Người xưa có câu : Danh tướng dẫu có tài nhưng khi bại trận còn nói được mạnh miệng chăng ?

        Bây giờ chúng mình cùng kháo nhau chuyện xưa … hồi ấy tụi mình wánh việt cộng đã thiệt. E bọn chúng sẽ cười mình mất.

        Nhưng dẫu sao, nhũng dĩ vãng ấy sẽ khộn bao giờ nhòa trong tâm khảmj chúng tôi được. Cả một thời trai trẻ, một hời đẹp tươi nhất của cuộc đời được cống hiến cho nước, cho dân. Vẫn biết đó là bổn phận phải tuân hành của bọn thất phu, chứ nào có tài cán gì. Phải không ạ !

        Riêng tôi với 10 năm thêm vài tháng trong quân ngũ, một thời binh lửa … làm sao mà không khối chuyện được.

        Nếu cụ Hoàng Hải Thủy cho phép, chúng tôi sẽ xin tán huơu, tán vượn chuyện những ngày xưa đau thương, đầy chết chóc ấy để hầu quý Độc giả.

        Tuy vậy, để tránh không rơi vào lối mòn, khuôn sáo của thường tình… thì thật là khó lắm thay. Nên tôi cũng chưa dám hứa chắc lắm bạn ạ !

        Thân mến.

  18. Bạn VT mến,

    Bạn nói tôi có phước ? Tôi cũng nghĩ gần gần như vậy. Tôi không phải con nhà võ bạn ạ, nhưng “quốc gia lâm nguy, thất phu hữu trách” nên, tôi là thằng con trai thứ tư trong gia đình, ba anh đã nhập ngũ khi đang dạy học, tới phiên tôi bị (!) động viên,cũng phải “xếp bút nghiên theo việc đao cung” thôi. Sau 9 tháng quân trường, tôi về trình diện tại TĐ 211 Pháo Binh, thuộc SĐ21 BB. Thiếu Tá TĐT ( Lê Đại Hữu, bạn có xem Đời Pháo Thủ của Nguyên Vũ không? Tôi sẽ nói về tay này sau , khi có dịp). Chắc ông Thiếu Tá Hữu cảm thưong cho tôi,anh chàng thầy giáo cân không tới 40 kí lô, không bà con làm lớn trong quân đội, nên sau khi test về chuyên môn PB, hỏi han về cuộc đời dạy học với sự có mặt của Major Murphy, cố vấn của TĐ, ông cho tôi làm phụ tá Ban 3( Hành quân, Quân huấn). Thỉnh thoảng tôi có đi đề-lô ( tiền sát viên) cho Đ21 Trinh sát của SĐ21 ( Trung uý Tô Văn Sĩ ĐĐT, rất chiụ chơi). Tôi về TĐ tháng 4 năm 1967, và có dịp đi đề lô cho TĐ 42 BĐQ ( Cọp Ba Đầu Rằn), tuy chỉ đi cánh Bravo với Đ/Uý Long, nhưng Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt TĐT rất mến tôi, và dặn dòTr/Uý Thắng “săn sóc ” đề lô kỹ dùm ông, vì đề lô học chung trường vói anh ( TH Phan Thanh Giản, Cần Thơ). Đó là khoảng giữa năm 67, cuối năm đó thì TT Kiệt tử trận ở Kinh Bà Đầm, Thác Lác. Lúc bị thương lần đầu, ông nằm trên tay của đề lô HT Hảo ( nay ở Garland, Texas). Sau k hi đưọc băng bó, 6ng lại chỉ huy tấn công vào mục tiêu trên bờ kinh, và ông lãnh trọn một băng đạn đại liên của VC .! Câu ” Mỹ nhân tự cổ như danh tướng, Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu” đưọc ban cho ông, đồng thời câu ” Nhất tướng danh thành vạn cốt khô” được “thưởng” cho vị tướng SĐ21 chỉ huy trận đánh đó. Phu nhân của Cố Trung Tá Kiệt có kể lể trong đám tang của ông sau đó:” Anh ấy đã bị thương, mà còn bị nói khích, rằng là ” tụi Hai lần Bắc Bình còn lấy được củi, sao mầy yếu vậy Kinh Kỳ?”. Vì thế mà KK rán gượng lên, để rốt cuộc thì Kinh Kỳ bị Kilo!”. Tôi ngồi ở BCH Hành quân ở phi trường, nghe anh bạn Air Observer báo tin trên băng tầng của PB :” Đại Bàng của Cọp 3 Đầu Rằn đã bị lần 2, và Kilô rồi!” Tôi nghe mà tê tái cõi lòng!

    Tôi sẽ kể cho các bạn nghe một trong những trận đánh trong dịp Tết Mậu Thân mà tôi là đề lô cho Bộ chỉ huy chiến thuật SĐ 21, vào mùng 9 Tết , cách Bạc Lieu chỉ 5km thôi, một trận đánh hi hữu mà cả TĐ chính quy của VC nằm chịu trận bên bờ kinh BL-Cà Mau, cho Pháo Binh của TĐ211PB dập từ trưa đến chiều, với số tổn thất hơn 60 tên nằm phơi xác bên bờ kinh. Hẹn lần sau. Thân mến, PS.

    • August 23, 2010. Xin qui vi cho biet ” de lo” tieng Phap la gì. Trong nhung to chuc Vuot Bien nhung nam 1980 co nhung chuyen vien goi la ” de lo”, chuyen vien nay di truoc con duong xe cho nguoi vuot bien ra ben bai. Neu thay duong co nut CAVC chan la quay xe – xe hai banh – tro lai bao cho ban to chuc biet. 30 nam xua chua co cellphone. Toi thec mec khong nho “de lo” tieng Phap la gì. Cam on. CTHD

  19. Kính thưa Ông Hoàng Hải Thủy.

    Tôi tuy nay đã lớn tuổi, suýt soát bảy bó thôi. Nhưng xin tự nhận là hậu bối của Ông.

    Nhưng chúng tôi trong nghề nhà banh với nhau, đành xin mạn phép lên tiếng, kính mong Ông đừng cho chúng tôi là đánh trống qua cửa nhà sấm.

    Dân Việt mình nói chung, và dân lính tráng chúng tôi nói riêng. Cũng như trong phần reply trên, tôi có nói rằng lính ta nói tiếng Mỹ, Mỹ mà có hiều được tôi xin gọi bằng thánh là thế.

    Phần lớn tiếng Pháp, Mỹ bởi nhiều người không có học nhưng nghe truyền với nhau rồi nói lại, cứ thế mà tam sao thất bổn mà thành. Rồi không sao tra cứu vào đâu được nữa.

    Thực ra chữ “ĐỀ LÔ” chỉ do một âm đầu là trúng, còn âm sau hoàn toàn là phe ta tự chế biến nó đi mà thành. Vấn đề này chắc Ông đã quá rành.

    Nguyên nghĩa của nó là : Cáo giác, chỉ điểm trong Pháp ngữ : Délater (v) mà thôi. Thời đó, tôi tự tìm hiểu rất nhiều tại sao mà thành chữ đề lô cho được. Nhưng cuối cùng cũng đành chịu mà thôi.

    Ngày nay, trên đài truyền hình chính thức của một nước có thủ đô hẳn hòi. Nhưng hầu hết các phát thanh viên đều phát âm sinh ngữ rất sai.

    Ví dụ : Dance sport = Khiêu vũ thể thao. Nhưng hầu hết (đúng ra toàn là những người ngoài Bắc) họ đều đọc là ĐEN XÌ PÓT cả. Và kể từ đó, trong Nam lẫn ngoài Bắc đều nói là xì pót hết thẩy.

    Một ví dụ nữa : Giải vô địch bóng tròn của Việt nam ngày nay có tên là V. LEAGUE PETRO VIETNAM GAS. Thì họ phát âm sai bét bè be mà thành : VI LÍCH PÊ TRÔ VIỆT NAM GÁT. Chữ GAS rành rành như thế, nhưng họ đọc thành GÁT, hỏi có chết người không ?

    Đại loại toàn là những chữ rất thông dụng, còn những tên cầu thủ hoặc tên những nhân vật quan trọng của các nước khác trên thế giới, phần nhiều họ đọc đều sai cả.

    Ắt hẳn, họ cũng phải có một trình độ học vấn nào đó mới được thu nhận làm phát thanh viên cho đài truyền hình VTV. Vậy mà còn sai líu, sai lo. Huống hồ ngươi bình dân ít học.

    Xin phép được lạm bàn. Những mong Ông và quý Độc giả nhận cho lòng chân tình.

    Kính.

  20. Kính Hoàng lão Công Tử,
    Kính thưa chư huynh đệ,

    Đêm qua ( 10pm Melbourne, ngày thứ hai 23/8, chắc là rạng sáng ở Rừng Phong Hoa Thịnh Đốn, cũng là ngày thứ hai 8/23/10), lúc 21giờ Philippines của Bà Tổng Thống Aroyo, thủ đô Manila ( mà hồi còn nhỏ tiểu đệ nghe gọi là Ma Ní qua câu ” Chà Và, Ma Ní tí te, Cái bụng thè lè, con mắt ốc bươu”!)…đã xảy ra một chuyện “giựt gân” quá chừng, làm tiểu đệ theo dõi trên TV, đến nửa đêm mới đi ngủ, quên cả việc vào computer xem trang web HHT. Vì lý do đó, tiểu đệ xin chân thành cáo lỗi cùng Hoàng huynh về sự trể nãi hồi âm, vì ” một lời đã hỏi đến tui, thì dù buồn ngủ, cũng lùi sang canh (5)!!”. Chuyện ở Manila là một anh cảnh sát, bị sa thải năm 08, nay mặc sắc phục CS, tay cầm M16, hijack một xe buýt chở du khách Hong Kong sang thăm Ma Ní. Cảnh sát gọi máy thương thảo, điều đình, anh thả một vài phụ nữ, trẻ con, còn lại trên xe buyt 15 người. Tài xế thừa cơ hội, nhảy cửa sổ chạy trốn, anh nổi điên xả súng bắn bể kính xe tùm lum ( nghe nói có 8 người trúng đạn, chết). Cuối cùng là CS đã hạ gục được anh . Đài ABC của Úc có trực tiếp hàng mấy tiếng đồng hồ chuyện này, chắc ở Mỹ còn sớm quá, các bạn chỉ coi replay lại thôi.

    Bây giờ trở lại với mấy con cừu của chúng ta ( revenons à nos moutons), thì tiểu đệ xin trả lời cho théc méc của Hoàng huynh về chữ “đề-lô”, do chữ tắt DLO, từ chữ ” détachement de liaison et d’observation” ( toán, biệt đội liên lạc và quan sát). Tiếng Anh là FO (forward observer) gần nghĩa với chữ tiền sát viên hơn, còn AO ( air observer) là quan sát viên phi cơ. Những chức năng, danh xưng này là của Pháo Binh, tức là Sĩ quan ( hay Hạ sĩ quan) của binh chủng PB biệt phái đến BB hay BĐQ ( Mũ Nâu) làm nhiệm vụ gọi PB yểm trợ tác xạ khi hành quân. Còn Mũ Đỏ ( Nhảy dù) hay Mũ Xanh ( TQLC) thì có PB riêng, do đó họ có đề lô riêng của họ. Nếu Mũ Đỏ cần , họ sẽ xin một Sĩ quan Liên lạc PB của địa phương, rành về khu vực hành quân đến giúp cho Bộ Chỉ huy hành quân của họ. Đó là Sĩ quan liên lạc PB, có thể là một Trung Uý hay Đại Uý cho tiện bề ăn nói. Như năm 68, Mũ Đỏ có xuống Bạc Liêu, Cà Mau hành quân, tôi cũng được TĐ tăng phái đến làm SQLL, nhưng cuối cùng thì MĐ không gọi đến vì VC trốn mất biệt nên gà cồ khỏi gáy!!

    Khi tiểu đệ mới ra trường PB Dục Mỹ ( Nha Trang) sau khi học xong giai đoạn 1 ở Trường Võ Bị Thủ Đức, thì tiểu đệ đã hỏi vị Đại Uý Huấn luyện về Tác xạ đại cương, ông đã nói cho tiểu đệ biết những thắc mắc đại loại như thế. Năm 2009, nhò một cơ may mà tiểu đệ đã phone thăm ông, nay đã hưởng nhàn ở Nam Cali, đólà Tr/Tá Hoa Hải Thọ. Bào huynh của Tr/Tá Thọ là Kỹ sư Hoa Trường Xuân, chung một trung đội với tiểu đệ ở Trường VB Thủ Đức. Anh Xuân đi Công Binh, và nay ở Paris ( Pháp). Thân phụ của các anh là Ông Hoa văn Mùi, Giám đốc Cảnh sát Sài Gòn thời 60-65. Nhắc đến Trường PB Dục Mỹ, xin tưởng nhớ đến Chuẩn Tướng Phan Đình Soạn ( lúc đó là Trung Tá CHT Trường PB), đã tử nạn khi đang giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng PB/QLVNCH. Ông đi thăm một chiến hạm Mỹ ngoài khơi Đà Nẵng (?), lúc ra về, trực thăng bay lên bị vướng dây antenne của tàu, và rơi xuống biển. Ong rất tốt với SVSQ lúc là CHT trường PB, và phong thái hào hoa, bay bướm! ( chớ khong phải như các tướng tá vc, giống ăn cướp, du côn!!).
    Còn gì nữa thì tiểu đệ hẹn lần sau sẽ nói tiếp. Kính chào Hoàng huynh và chư huynh đệ.

    • K/g Ông Phan Sinh.

      Quả nhiên, tam nhân đồng hành, tất ngã sư yên.

      Thật lấy làm may mắn lắm. Giả như không có CTHĐ nêu lên thắc mắc. Và tôi lại không dám phô cái dốt nát của mình ra. Thì có lẽ suốt đời cứ u tối mãi.

      Thành thật cám ơn Ông và CTHĐ rất nhiều. Nhờ vậy tôi được vén thêm một chút trong những đám mây mù của đời mình.

    • Rung Phong Aug 24, 2010. Cam on ong Van Toan, ong Phan Sinh. Kinh chao qui vi De Lo QLVNCH. CTHD

  21. Chữ đờ-lô em nghe hổng phải như dzậy …

    Hồi thập niên 80 trong cộng đồng người Việt tị nạn thường xảy ra nhiều vụ ăn cướp vào nhà trói người lại rồi khảo của, thủ phạm là thanh niên hư hỏng mất dạy đi từ tiểu bang này sang tiểu bang khác cướp xong là biến mất. Cảnh sát gần như hoàn toàn là bất lực vì không bắt được đầu mối nào. Thường thì những vụ cướp như thế này lúc nào cũng phải có đứa ở cùng địa phương chỉ điểm. Chỗ em người ta gọi chúng nó là dân đờ-lô.

    Em nghe nói, nghe nói thôi chứ không dám chắc lắm, có đứa đờ-lô xui xẻo đưa cướp nhỏ vào nhà cướp lớn cuối cùng bị cướp lớn đưa ra sa mạc cắt cổ.

  22. Bacthan nóicũng đúng, nhưng đó là biến thể của chữ đề-lô. Đề-lô (tức tiền sát viên) tức là người có nhiệm vụ đi trước để dọ thám, quan sát, lấy tin tức cần thiết cho đơn vị của mình. Trong thời chiến, đề-lô là tai mắt của đơn vị Pháo Binh, được gởi đến đơn vị Bộ Binh ( vì BB không đưọc huán luyện về nhiệm vụ đề-lô) để giúp đơn vị BB ( Tiểu Đoàn, Đại Đội) gọi Pháo Binh bắn yểm trợ khi cần. Bây giờ, hết chiến tranh, bọn gangster cũng đem áp dụng đề-lô vào chuyện làm ăn của chúng,để đi trước, lẫn vào mục tiêu để quan sát, dòm ngó, lấy tin, vẽ bản đồ nơi làm ăn của chúng , vào nơi nào, ra nơi nào…để “phi vụ” của chúng đưọc trót lọt. Tết Mậu Thân 1968) tại Bạc Liêu, an ninh quân đội và Cảnh sát phối hợp xét các cao ốc (nhà lầu) ở gần vòng rào Sư Đoàn 21BB,có bắt đưọc một tay đề-lô vc. Tên này mướn phòng ở từng ba ( KS Huy Hoàng, tôi còn nhớ), giả dạng dân buôn bán, dùng ống dòm để quan sát Bộ Chỉ Huy của SƯ Đoàn và kêu PB vc bắn mấy quả rơi trong vòng rào, có lẽ là Sơn Pháo 75mm. May là có một anh lính đi phép nằm phòng kế bên, anh nghe có tiếng máy bộ đàm. Anh này lại là dân Truyền tin của PB, nên anh lẻn ra ngoài thông báo cho An ninh, Cảnh sát vào bắt tại trận. Tên vc này là đề-lô cô đơn. Nó bị khai thác, phải cho toạ độ súng, PB của ta bắn vào bể súng địch,trực thăng lên vùng bắn tỉa làm vc chết, phải chở đi bằng xuồng. Vì là ban đêm, vùng không an ninh, nên bên mình không thể trực thăng vận vào.
    Ở trên, tôi có dùng chữ “phi vụ”, thì bacthan thấy là bọn gangster không có bay (máy bay) gì hết, mà chữ này cũng biến thể của từ ngữ không quân “phi vụ” (chuyến bay hành quân) thôi. Sẽ có dịp cho bacthan xem nghề đề-lô của pháo thủ như trong bản nhạc :” Anh Pháo Binh ơi, anh rót cho khéo nhé. ..Nhà em ở dưới chân đồi, có dàn thiên lý…”

  23. Cảm ơn các bác Phương Huỳnh (Phương), Van Toan, Phan Sinh về những câu chuyện thời binh lửa của Người Lính Việt Nam Cộng Hòa.

    Đọc những dòng tâm tình về đời lính của các bác, lòng tôi thật bồi hồi! Tôi chợt nhớ lại cảm giác đâu đây của mình lúc còn niên thiếu, khi tôi chúng kiến những hình ảnh xã hội trên đường đi học từ nhà đến trường.

    Thời niên thiếu, tôi sống cùng cha mẹ ở một con hẻm nhỏ trong môt khu phố nằm giáp ranh giữa Sài Gòn và Chợ Lớn nên hầu như mỗi ngày đi học, tôi đều đi ngang qua khu Ấn Quang. Cứ mỗi lần thưa mẹ đi học,bà lúc nào cũng căn dặn đừng đi ngang ngôi chùa này vì chốn tu hành đó rất lộn xộn và đầy bất trắc. Thực ra thì dù bà không nói, tôi vẫn thích đi cắt ngang qua Chung Cư Ấn Quang để rủ vài đứa bạn đi học, rồi cả đám vòng vèo trong các con hẻm để ra đại lộ Lý Thái Tổ.

    Đối với đám con nít ở khu Chợ Lớn, việc đi luồn lách qua các ngõ hẻm có vẻ là một thói quen, một sở thích. Ngoài mặt tiền đường lớn thời đó thường là những căn nhà cao tầng của giới công chức nên cửa đóng then cài kín mít. Còn lại thỉnh thoảng chì có vài ba cửa hiệu buôn bán. Vỉa hè tuy rộng rãi, sạch sẽ, nhưng lết bộ mà nhìn con đường dài tăm tắp mà phát ngán! Trái lại. đường trong hẻm thường hay ngúc ngoắc,ngoằn ngoèo, băng qua những ngôi nhà san sát kề nhau và ít khi nào đóng cửa. Vì vậy đi trong hẻm tha hồ mà ngắm nghía, ngó ngang ngó dọc nên có cảm giác như đường ngắn hơn nhiều.

    Trên đường đi học, nhất là vào những năm 1970 trở đi, tôi có thói quen hay nhìn căn chung cư ở tầng trệt đầu dãy lô A thuộc chung cư Ấn Quang, nơi riêng biệt dành cho việc tang lễ cùa cư dân trong chung cư. Theo tôi được biết, thì hầu hết các chung cư cộng đồng của QuốcGia VNCH đều luôn để trống có một căn để trống dành cho việc này
    Không biết bao nhiêu lần, tôi bắt gặp hình ảnh chiếc quan tài phủ Cờ Vàng bên cạnh là bà cụ già, là người vợ cũng đám con nít nheo nhóc chít khăn tang, khiến lòng tôi vừa buồn bã, vừa pha lẫn lo âu vì đâu biết ngày nào gia đình tôi cũng như thế.

    Đám học trò ngày xưa, nhất là những đứa trẻ có cha là lính VNCH trong đó có tôi, như bạn Phương Lê và nhiều người khác, đang đọc những dòng của các bác, vào những ngày tháng xa xưa đó, nào có mấy ai được nhiều thời gian gẩn gũi bên cha mình.Chiến tranh mà! Buồn hơn nữa, những kẻ hậu thế như tôi, sau ngày mất nước còn thê thảm hơn vì nỗi thiếu vắng do sự tù đày của cha mình bên cạnh lối phân biệt đối xử về thành phần gia đình trong xã hội vc.

    Đối với một số bạn đông trang lứa, họ vẫn còn may mắn vì vẫn còn cha mình để thỉnh thoảng được nghe kể về thời gian kiêu hùng đó, riêng tôi, cha mình sau khi trãi qua những năm tháng đọa đày trong trại, ông đã không đủ sức chịu đựng chốn trần thế đáng cay này sau vài năm được phóng thích. Nay được đọc những câu chuyện của các bác, tôi được dịp hiểu nhiều thêm nhiều về những Người Lính Việt Nam Cộng Hòa mà trong đó có cha tôi. Vì vậy, tôi mong muốn được nghe nhiểu lắm!

    Xin được kính cẩn nghiêng mình trước những bậc tiền nhân!

    Tạ ơn Người Lính Việt Nam Cộng Hòa!
    – – – – – – – – –
    Bác Van Toan kính,

    Tương tự như chuyện bác giải thích vời bác BacThan về những người còn ở lại VN trong bài VQ, TKTT và World cup của Công Tử, việc thành hay bại trong chiến trận, theo tôi, chỉ là chuyện của số phận mà thôi. Môt khi đã là chuyện của định mệnh thì hỏi sao ai lại không buồn. Bác thấy đấy, chỉ cần nhắc đến trận hải chiến Hoàng Sa thôi, dù là những người lính hay những công dân Việt nam Cộng Hòa, chúng ta tuy đau buồn vì thất trận, nhưng không hổ thẹn với non sông nước Việt. Chắc bác cũng đồng ý với tôi?

    Thưa các bác Phan Sinh, Phương Huỳnh, Van Toan, cùng quý bác Quân Nhân VNCH,

    Vậy thì những câu chuyện nhà binh đầy bi hùng của các bác kể, những kẻ hâu thế như tôi rất muốn nghe, muốn biết lắm chứ. Hơn nữa, tại đây, những câu chuyện mà quý bác kể là những chuyện của dân nhà binh thực thụ, chứa đựng cảm xúc của người quân nhân khi đối mặt với kẻ thù, rất đặc biệt so vời những gì tõi đã được đọc trước đây.

    Xin thưa rằng: Hay quá! Anlocson này mê mẩn khi đọc lời tâm tình của các bác.

    Kính mong các bác tiếp tục khi có dịp thuận tiện.

    Chúc bác nhiều sức khỏe, bình an

    Kính
    Đứa con của Quân Nhân VNCH
    Anlocson

  24. Kính thưa chư liệt vị.

    Bấy lâu nay, cứ đọc các reply của quý vị làm tôi nôn nao lạ thường. Tôi cũng vốn dân lính – mà từ binh nhì mà lên sĩ quan thế mới hách chứ ! Nhưng tiếng là vậy, thật ra mình cũng là loại văn thời kém cỏi, võ thời lại hơi hơi dát.

    Sở dĩ tôi nói là hơi hơi, bởi vì ngày tôi cùng gia đình vào Nam (trước năm 1954, nên sau này tôi đâm ra giận bố mẹ sao mà vào sớm quá vậy, để mình không được tiếng là Bắc kỳ di cư ?!?), thường hay bị chúng bạn (phần nhiều là người miền Nam cả) cứ châm chọc là Bắc kỳ ăn cá rô cây. Tôi cứ cúi gằm mặt xuống mà không bao giờ tỏ ý phản kháng, chứ đừng nói là dám chống cự.

    Cái thằng nhóc ngày nào chết nhát như thế, nhưng đến khi có thẻ LƯỢC GIẢI CÁ NHÂN – tức là đã được 17 tuổi. Tôi lại học sớm hơn 1 năm, nên lúc đó tôi đang học lớp đệ nhất (Văn Học của thầy Bích Lan) tình cờ gặp lại mấy thằng bạn hồi còn bé chuyên châm chọc mình là Bắc kỳ ăn cá rô cây.

    Tự nhiên tôi thấy thích tụi nó vô cùng. Chả là lúc đó tụi nó đang vận trên người bộ đồ rất đẹp. Thời đó bộ đồ nhảy dù không rằn ri như về sau này, nó rất đẹp, đẹp lắm. Tụi nó mời tôi đi uống cà phê, thú thật đây là lần đầu tiên tôi đi uống cà phê ở một quán cà phê có nhạc thật sự. Nên tôi nhìn tụi nó sao mà oai vệ quá, tôi nhìn nó mà quên hết quá khứ, dĩ vãng đầy căm ghét tụi nó.

    Nay nhìn tụi bạn học cũ oai vệ, rắn rỏi, hùng tráng trong bộ đồ trận làm tôi ngẩn ngơ. Tự nhiên tôi nẩy ý định đi lính là từ lúc đó.

    “Ê ! Bắc kỳ, uống gì mảy ?”

    Tôi cười bẻn lẽn : Tao uống đá chanh. Tụi nó phá ra cười ra vẻ người lớn vô cùng. Thế rồi, làm như giữa chúng tôi có bao nhiêu kỷ niệm vô cùng đẹp đẽ thời tiểu học không bằng. Cứ thế mà nhắc lại bao chuyện tốt đẹp nhất thời thơ ấu một cách hết sức là thân ái.

    Ngày xưa tụi nó gọi tôi là Bắc kỳ, tôi cứng người lên vì giận mặc dù không một lần phản kháng. Nhưng bây giờ tụi nó vẫn gọi tôi là Bắc kỳ, nhưng lại thấy sao mà ngọt ngào và đầy tình cảm đến vậy … Trời !

    Mày học ở Văn Học hả ? – Ừ ! – Giỏi dzậy. Ráng đi sĩ quan nhe. Mai mốt về đơn vị với tao cho có bạn bè. Nhưng mà đừng ỷ cấp trên mà trả thù tụi tao hồi còn nhỏ là tao nghỉ chơi với mày đó nghe. – Đâu có đâu. Tôi cười giả lả chứ nào có hiểu gì về đời lính tráng phải có quân phong, quân kỷ đâu.

    Thời những năm 1960 trở về trước, phần nhiều các lớp học của các trường Việt nam mình từ Nam ra đến miền Trung, học sinh ít ai học được đúng tuổi lắm. Riêng tôi lại học trước một năm, nên học trò cùng lớp đứa nào cũng thưòng lớn hơn tôi ít nhất là 1 đến mấy tuổi.

    Đến nỗi, khi tôi thi lấy bằng tiểu học (1957-1958), cùng thi với tôi, tôi đều gọi bằng anh và xưng em ngọt xớt. Đến khi coi bảng, tất cả những người chung quanh tôi đều đậu, các anh bao tôi một chầu thật thỏa thuê. Ăn đủ mọi thứ, mấy anh bắt tôi phải ăn cơ đấy.

    Trong xóm có 1 chị học bằng lớp với tôi (nhưng khác trường), tôi vừa đậu bằng Trung học Đệ Nhất cấp, thì chị sửa soạn lấy chồng. Ấy là đại khái tuổi tác học trò thời chúng tôi nó là như thế. Tôi được bố mẹ cho đi học là đúng tuổi đấy chứ, nhưng thi tuyển vào trường Lasan Đức Minh (đường Mayer, sau là Hiền Vương. Nay là V.T. 6). Trường này lúc đó, lạ một chỗ là không có lớp Năm (tức lớp 1 bây giờ), bắt đầu bằng lớp Tư mà thôi, thời đó gọi là Dixième.

    Bởi vậy tôi lấy bằng Tú tài toàn phần mới được đúng 17 tuổi dư mấy ngày là vậy. Có nghĩa là chưa đủ tuổi tình nguyện đi lính. Từ trước tháng 8 năm 1968, phải là 21 tuổi mới thi hành bổn phận quân dịch, dù là sĩ quan hay hạ sĩ quan, binh sĩ cũng thế. 17 tuổi mới được có giấy LƯỢC GIẢI CÁ NHÂN – nôm na gọi là thẻ trưng binh mà thôi. Chưa có xi nhê gì hết.

    Tuy mới 17 tuổi, mặt dù búng ra sữa nhưng được hưởng di truyền của bên nội là cao lớn. Bèn bắt chước thằng bạn đi “ăn cắp” giấy khai sinh của người anh lớn tuổi hơn nó để đăng lính. Thế là tôi bèn cuỗm luôn của ông anh họ con nhà bác. Anh thì bị bệnh phổi, nên xanh xao lắm nhưng tuổi lại dư để tình nguyện rồi.

    Chẳng tính khôn tính dại gì cả, tôi lẳng lặng viết một lá thư bỏ nhà ra đi … xin đừng tìm kiếm con làm gì. Con cam đoan không bậy bạ gì cả và không đi luôn đâu. Một hai tháng nữa con sẽ về. Cả nhà rồi đến cả mấy bác mấy chú lồng lên, sai mọi người đi kiếm tôi cho bằng được. Mấy bà thì kéo nhau đi coi bói …

    Số tôi may mắn hay xui xẻo không biết, nên chẳng ai tìm đến quân trường nơi tôi đang “trú ngụ” cả. Thế là trót lọt. Ngày ngày trôi qua trong quân trường, thằng bé đen lẻm, đầu gần như trọc tếu và lớn bổng một cách cứng cáp hẳn ra. Hàng ngày, thậm chí hàng giờ phải bị phạt nào là hít đất, nào là nhẩy xổm, nào là chạy quanh sân liên đội chục vòng. Nào là cá cơm tẩm bột (tức là lăn mình trong cát) v.v … thôi thì đủ trò.

    Hỏi rằng “bị” huấn nhục như vậy làm sao mà không khoẻ mạnh ra cho được ?! Sau 1 thời gian, tôi không thể nhớ đích xác là 1 tháng hay là 35, mà cũng có thể là 40 ngày không chừng. Chúng tôi được cầm giấy phép 24 giờ lần đầu tiên trong cuộc đời. Ôi chao là sung sướng. Ra khỏi cổng quân trường thì thôi như ong vỡ tổ, cứ ríu ra ríu rít với nhau như thể mình vẫn còn học sinh vậy. Mới hơn tháng trời trôi qua, ôi sao tôi cảm thấy mình đã biến hẳn thành một con người khác.

    Tôi hãnh diện, hiên ngang về nhà mà quên hết cả những gì mình đã gây ra bao nỗi lo âu, sợ hãi, phiền muộn cho cả nhà, cả họ nữa. Thẳng người lên, tay tôi giật chuông một cách rất đĩnh đạc.

    – Mẹ ơi ! Bố ơi ! Cả nhà ơi ! Thằng Định nó về rồi này ……

    Cả nhà tôi đều túa ra, mẹ tôi mếu mếu máo máo, chị tôi lóng ngóng, anh tôi thì cuống quýt đến nỗi không ai mở xong cánh cổng để tôi bước vào. Mẹ tôi không thể chờ lâu hơn, tay trong thò ra nắm lấy tay ngoài của tôi mà khóc … con ơi là con ơi ! v.v …

    Một lúc sau, bác tôi và các cô các chú cùng các anh chị họ tôi đều đến đông đủ. Người làm tôi cảm động nhất là anh Phụng (ngưòi bị bệnh lao). Cả nhà, gần như cả họ tôi khoản đãi một bữa cỗ thịnh soạn để đãi cái thằng “mất dạy” về phép thăm nhà.

    Trước khi ra về, anh Phụng tôi nói khẽ : Anh thấy em lấy giấy tờ của anh chứ đâu. Nhưng anh bằng lòng em lắm đó. Con trai phải vậy chứ phải là như anh đâu. Sau này anh chết vì quá suy nhược, trong lúc tôi đang đánh giặc ở Pleimerong nên không thể dự đám tang anh Phụng được. Và rồi từ đó cả nhà tôi mặc nhiên gọi tên tôi là Phụng chứ không còn là Định khờ khạo, ngây ngô như ngày nào nữa.

    Cuối cùng, trước khi ra về, anh Phụng nói với tôi một câu không ngờ : Anh cám ơn em, em đã làm tên anh không đến nỗi uổng phí trong cuộc đời Định ạ !

    Cám ơn tôi ư ? Sao lạ thế nhỉ ? Tương lại tôi chỉ là một thằng binh nhì thôi mà ???

    Sau khi mãn khóa, tôi được chuyển đến tiểu đoàn 3 nhảy dù, đóng ở ngã tư Bảy Hiền. Bên này là tiểu đoàn (sau trở thành trường ngu thượng hạng – Nguyễn Thượng Hiền). Bên kia là kho đạn (Sau này là bệnh viện Vì Dân). Ông Thiếu tá Thuy, Tiểu đoàn trưởng bực bội tôi vô cùng. Thường mắng tôi hoài, vì cái tội lấy tên người khác trong khi tên mình thì có bằng Tú Tài hẳn hoi. Như thế là tài nguyên quốc gia mất một người sĩ quan. Rồi ông bắt tôi làm thư ký hành chánh của Tiểu đoàn để có thì giờ ôn bài mà đi thi.

    Tôi uất quá, bèn cự ổng quá trời. Trình Thiếu tá, cái gì chứ cái bằng Tú tài toàn phần em còn lấy cái một huống hồ là tú tài một. Và cuối cùng cũng được đi hành quân … nhưng làm thư ký hành quân của đại đội mà thôi. Lòng tự nhủ rằng nắng chưa phôi. Đã là lính thì có ngày cũng phải lội …

    Cũng may anh Phụng tôi đã có được bằng Trung học đệ Nhất cấp, nên thêm một năm sau nữa, tôi dự thi Tú tài một dễ dàng vì là thí sinh tự do. Tưởng gì, lấy cái bằng nào chứ cái bằng tú tài một thổ tả này có gì là khó. Ấy thế mà … khi xem bảng tôi chỉ đậu hạng THỨ. Tức là hạng bét. Thế mới đau. Trong khi trước kia tôi đậu tới hạng bình lận. Ức thế không biết. Nhờ vậy tôi mới được ông Thiếu tá Tiểu đoản trưởng thẩy cho đi Thủ đức để ra sĩ quan sau này.

    Đến đây mới là màn dạo đầu của đời lính tráng tò te của tôi mà thôi. Kể từ năm 1967 trở đi đời tôi mới thực sự là một thằng lính tác chiến. Và cũng từ đó tôi mới thấu hiểu hết nỗi đoạn trường của một dân tộc bị bọn cộng sản lùa vào lò sát sinh.

    Bao lớp trai trẻ miền Bắc bị nhét vào chiến trường trong Nam để dỡn cợt với trò chơi giết người. Tôi đã bắt và biết bao thanh niên cùng lứa tuổi với tôi đến xin chiều hồi. Chúng tôi ngồi tâm sự với nhau rất nhiều trong suốt thời gian dài chờ trực thăng đến chở họ đi về tiểu khu hoặc quân khu.

    Một thời tuổi trẻ đã xa – xa lắm rồi, không ngờ nhờ quý bác nhắc lại, làm sống lại trong tôi vô cùng mạnh mẽ.

    Ôi ! Tổ quốc ! Ôi Dân tộc ! Ôi quân đội ! Ôi thân tôi ! (thay vì ôi Joséphine).

    • Kính bác “phung”,

      Chuyện đời lính của bác nghe ly kỳ và lý thú lắm. Cho hay, muốn yêu nước và thực thi nguyện vọng đời trai để chứng tỏ lòng yêu nước của mình, không phải là chuyện đơn giản và dễ dàng !

      Còn bây giờ, muốn tỏ lòng “yêu nước”, người dân VN cứ tung hô đảng cs lãnh đạo sáng suốt, phải nhắm mắt “đấu tranh giai cấp” theo gậy chỉ dẫn của đảng, lại phải im miệng trước những hành động ngu xuẩn của đảng, là đủ.

      Toàn dân VN bị bắt “yêu nước” kiểu đó , chả trách càng ngày càng bị mất nước vào tay giặc tàu.

      Xin bác tiếp tục chịu khó kể chuyện nhà banh cho bọn hậu bối nhà cháu đưc ợnghe . Càng đọc càng “phê”. Đọc đi đọc lại hoài không biết chán. Chúc bác vui, khỏe luôn.

  25. Thân gửi Ông Phương Lê.

    Bây giờ chiến tranh đã đi quá xa với ký ức của bao người đã từng phải đối diện với nó rồi. Lẽ ra giờ này chúng ta đang sống trong thời hòa bình. Lẽ ra, là người Việt Nam với nhau ; thời từ già trẻ, trai gái lớn bé cùng đều ra tâm ra sức để bàn với nhau, hoặc tỏ bẩy vài ý kiến to nhỏ để cùng nhau kiến quốc mới phải. Nay sao lại phải nhắc lại chuyện cũ thời mạt kiếp đó làm chi nữa ?

    Ông Phương Lê ạ ! Đấy là nỗi đau của chúng ta. Lẽ ra phải như thế … phải không ạ ! Nhưng chúng ta có làm được đâu, khi bạo quyền cộng sản còn đang thống trị đất nước và đồng bào chúng ta.

    Tuy vậy, tôi cũng xin kể hầu ông vài mẩu truyện “vặt”, mà người lính chiến hiển nhiên phải chấp nhận một cách cũng rất hiển nhiên.

    Đến nay, tóc đã bạc màu theo thời gian khá nhiều rồi. Nhưng thời làm lính của tôi có lẽ đẹp nhất là thời làm một “tên” Bình nhì. Đối với tôi thời gian đó là le lói nhất, nên thơ nhất và đáng gọi là mơ mộng nhất của cả đời tôi cho đến nay. Có lẽ cho đến khi tôi chết.

    Đã binh bét rồi mà le lói nỗi gì. Không thưa ông. Nó đẹp lắm, đẹp đến độ tôi phải nói là MỸ MIỀU cơ đấy ! Tôi được cho đi hành quân với đơn vị, đó là một điều hằng ao ước. Như bài trước tôi đã nói rằng, về võ tôi thuộc loại hơi hơi dát. Nên rõ ràng tôi không phải là loại người hiếu sát, hiếu thắng gì cả.

    Tôi rất ham đi hành quân vì mình thấy đươc nét hào hùng của trai thời chiến. Quý vị và ông Phương Lê biết không. Tôi có thể quả quyết được rằng, trên cõi đời này, kể cả vua chúa lẫn những tay đại phú, chưa chắc ai được ăn ngon, được ăn sướng và phung phí bằng dân lính tác chiến cả.

    Vì là binh bét, cho nên mệnh lệnh hành quân ra là cứ thế mà tự lo thân, lo phận mình với quân trang, quân dụng sao cho nhẹ nhàng, gọn gàng nhất nhưng vẫn phải thật là đầy đủ nhất. Chứ còn đi đâu, làm gì, trong bao lâu, hành quân ấy tên gì thì đám lính tò te chúng tôi không bao giờ phải bận tâm làm gì cho phí thời giờ vàng ngọc của lính tráng.

    Hình như là vào khoảng tháng 2 – 66 (vì trong tháng này thường trong mùa khô). Tiểu đoàn được lệnh hành quân vào chiến khu D. Nghe đến chiến khu D tự nhiên tôi thấy quan trọng hẳn ra. Bởi hồi còn là học sinh, có nghe huyên truyền về những cuộc hành quân vào chiến khu D rất là dữ dội lắm.

    Số tôi hình như được sinh ra ở cái miệng ông Huỳnh đế thì phải, nên lần đầu tiên đi hành quân vào chiến khu D lại vô tình hay hưu ý, mà “đi lạc” vào khu kinh tế của việt cộng. Trời đất ơi ! Sao mà đã quá là đã. Tụi nó dự trữ lương thực và nhu yếu phẩm cả mấy kho.

    Tụi tôi có một đại đội đi solo ăn xài sao cho hết. Thằng truyền tin nổ oang oang với bạn bè gia đình khác trong máy : Phen này chắc tao chết quá tụi bay ơi. – Sao chết ? – Chết vì no, chết vì đã.

    Từ bé tôi chỉ ở nhà rồi đi học, mặc dù gia đình thỉnh thoảng cũng kéo vào Lakai, hay những tiệm ăn ngon ở Saigon. Nhưng đây là lần đầu tiên tôi được biết thế nào là thịt rừng. Nào là cheo, mễn, gà rừng v.v… độc đáo nữa là thịt voi. Tụi nó xả thịt ra rồi ướp với muối và cỏ tranh để trong kho ăn lần phòng khi thiếu thốn.

    Khà khà ! Tụi bay có hiếu dữ đa. Biết tụi tao tới đem ra đãi vậy là tạm đó nghe. Mấy thằng lính vừa ăn vừa suýt xoa. Thôi thì đủ cả. Nào là sữa hộp Kim cương có, sữa ông Thọ có, thuốc lá hút đã thì thôi. Dân lính tráng nói là hút phù mỏ thì thôi. Hút đến phát ngán mà mới quá nửa điếu này, là chơi liền tù tì điếu khác kẻo uổng.

    Riêng tôi là thằng sính của ngọt, nên 1 hộp sữa đặc tôi quất có hai lần là nhẵn củ kiệu. Còn cà phê, thì dân sành sõi chê : Đồ cái thứ cà phê Lộc ninh thì uống làm chi. Đem đổ bỏ cho khỏi uống. Phí thế đấy. Của việt cộng mà.

    Rồi tụi lính dẫn nhau cho nhau đọc bảng TỘI ÁC CỦA LÍNH NGỤY. Bảng này sơn đỏ viết chữ vàng đàng hoàng trên tấm tôn phẳng cẩn thận lắm. Nó liệt kê rằng ngày đó tháng đó lính nguỵ đổ dù xuống, vào đánh phá dân ta. Nào là đốt mấy trăm căn nhà. Nào là giết mấy chục con bò, rồi là mấy trăm con heo, mấy chục ngàn con vịt, con gà v. v… Tổng cộng lại là mấy triệu bạc. Trời đất, mấy TÊ hồi đó là bự kinh khiếp lắm chứ không phải tiền pork hồ bây giờ như giấy lộn đâu.

    Còn radio vặn cho thật là to, nghe cứ như thằng này đả đảo thằng kia, mỗi thằng một cái, toàn là hàng của Pháp (vì tôi thấy có hiệu Radialva) từ Cambodge đem qua. Mỗi thằng nghe một chương trình. Không nghe vẫn cứ vặn oang oang, vặn to hết mức ăn thua, làm như nhà của nó vậy.

    Đến khi “hồi hương” lính nhảy dù gì mà trông tệ như dân buôn hàng lậu. Thằng nào thằng nấy vác đủ thứ trên cõi đời này. Trông xa xa cứ tưởng lạc đà trong sa mạc bên Ai cập vậy. Mang gù lưng thì thôi.

    Khi nào huỡn tôi sẽ kể hầu chuyện Ông về những chuyến ăn “hàng” của lính mình từ những trận đánh cục R bên Cambodge. Không cười sặc máu tôi chịu.

    Riêng tôi vác cũng ngót nghét 10 kg thịt rừng khô. Tuyệt ngon. Nó ngon vì không phải mua là 1 lẽ, mà ngon thiệt tình nữa. Đem về hậu cứ cho mấy thằng đại đội khác hưởng ké, mai mốt tới tụi nó có, tụi nó cho mình lại. Mất gì của ta ! Mà còn được tiếng chịu chơi nữa. Há chẳng hơn sao !

    Ông Thưọng sĩ truyền tin nói : Tụi bây làm wá, mai mốt nó lại liệt kê tội ác nữa đó nghe ! Cả đám cười khô khố !

    Đời con nhà lính tác chiến lắm nỗi gian truân, nhưng ít ai có ngờ, chúng tôi có nhiều phen cười bò càng, cười thỏa thuê còn hơn dân thành thị nữa đấy. Nếu có dịp, tôi sẽ kể, chỉ kể những truyện xưa nay (hình như) chưa ai kể, để khỏi nhàm ông Phương Lê ạ ! Vả lại chuyện đánh đấm, trận này, trận nọ thì đã chán vạn người kể rồi. Không những thế họ đều là những người có uy tín và thừa thẩm quyền để minh định được giá trị thực của câu truyện.

    Trong khuôn khổ của một mục reply, nên tôi xin tạm dừng “ hẹn gặp lại vào ngày và giờ này trong tuần sau “ nhé !

    Thân mến.

  26. @ Ông Phương Lê thân mến.

    Xin đính chính.

    Tụi tôi, những lính già vong quốc. Thỉnh thoảng tuần 1, 2 lần lấy rượu nếp Long An ra bù khú với nhau tại gia.

    Tối hôm qua tôi yếu sức nên “đào ngũ” sớm hơn thường lệ. Đến khi tỉnh dậy đọc thấy tên pham của mình hiện lên. Tôi mới biết là bạn tôi, bác Phụng gõ máy, nhưng quên không xóa tên tôi trong phần name (required) và E-mail (required).

    Chắc bác ấy buồn vì cô đơn, trong khi vẫn chưa đã chỉ, nên lên mạng dạo chơi cho vui.

    Vậy nay tôi xin cải chính lại là bài trên là của bác Phụng bạn tôi chứ không phải của tôi.

    Chúng tôi thưòng kéo nhau về nhà nhau để mượn dăm ba chén rượu mà thù tạc. Thường thì ngủ lại tại nhà nhau,. Đêm hôm tối tăm, già rồi lỡ có bề gì thì phiền lắm.

    Phần nữa, các bà “phu nhân” của chúng tôi rất thương chúng tôi, nên chúng tôi cũng được phần tự do thỏa chí phét lác.

    Hiện bác Phụng đang ngáy pho pho nghe đã lắm.
    Già rồi, nhờ có vài chén rượu mới dỗ được giấc ngủ. Miễn ngủ được là quý lắm rồi. Còn không có tí rượu lắm lúc chúng tôi thức gần trắng đêm.

    Tuy có say đấy nhưng ngủ có được mấy đâu ông ạ. Giờ này gần 3 giờ sáng rồi nhưng tôi đã tỉnh hẳn, giở cà phê ra vừa nhấm nháp, vừa đọc tin tức trên các trang web chờ sáng mà thôi.

    • Chuyện đời lính có cả hàng ngàn mẩu chuyện không tên. Hình như càng kể càng thấy thân thương hơn cho cuộc sống hào hùng của các bác năm xưa thì phải ?

      Xin đưọc vinh danh tình thần HUYNH ĐỆ CHI BINH của các bác.

      Cám ơn các bác đã chia sẻ.

Leave a reply to phuong Cancel reply