• Năm 25 tuổi

    hoang-hai-thuy-25-tuoi.jpg

    Hoàng Hải Thủy, năm 25 tuổi, trong căn nhà 78/5 đường Mayer, mới đổi tên là đường Hiền Vương, Tân Định, Sàigòn, Năm 1957.
  • Thể Loại

  • Được yêu thích …

  • Bài Cũ

Tưởng Niệm Văn Nghệ Sĩ

Mưa Cầm, Gió Bắt, Thép Đợi, Gang Chờ

Mưa cầm, gió bắt thương Hồ Ðiệp.
Thép đợi, gang chờ xót Mặc Thu.

Thơ Vũ Hoàng Chương

Nữ nghệ sĩ Hồ Điệp

Nữ nghệ sĩ Hồ Điệp

Một người trong số những nghệ sĩ của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa từ trần sau Ngày 30 Tháng Tư 1975 ít được người đời nhắc đến nhất là Nữ Nghệ Sĩ Hồ Ðiệp, giọng ngâm Thơ tuyệt vời của Ban Thi Văn Tao Ðàn, Ðài Phát Thanh Quốc Gia VNCH.

Không phải vì vô tình mà người ta không nhớ, không thương những người đã khuất như Nữ nghệ sĩ Hồ Ðiệp. Trong những năm u ám sau 1975 người Sài Gòn chết thảm quá nhiều, người chết trong tù ngục công sản, người chết trên biển, người chết trong rừng, nhìn đâu cũng thấy tang tóc, đau thương, những người chưa chết thần hồn và trái tim tan nát, họ thấy cuộc sống của họ không biết còn mất lúc nào, người ta không còn tinh thần để nhớ, để thương những người mất tích.

Nữ nghệ sĩ Hồ Ðiệp  đi vượt biên đêm nào, tháng nào, năm nào? Chắc chỉ có thân nhân của bà được biết. Nữ nghệ sĩ đi và mất tích. Thân xác Hồ Ðiệp từ lâu rồi nằm dươi đáy biển Ðông. Sáng nay, một sáng Tháng Bẩy ở Xứ Người, tôi trái tim sầu muộn, tưởng nhớ những văn nghệ sĩ Sài Gòn đã giã từ dương thế kể từ sau Ngày Oan Nghiệt 30 Tháng Tư 75. Người Thứ Nhất tôi tưởng nhớ hôm nay là Nữ Nghệ Sĩ Hồ Ðiệp.

Năm 1960 yên bình trong một cuộc họp mặt của một số văn nghệ sĩ ở Sài Gòn, có Vũ Hoàng Chương, Hồ Ðiệp, Mặc Thu. Trước năm 1954, ở Hà Nội, Nhà Văn Mặc Thu viết hai tác phẩm “Gang Thép Ðợi Chờ” và “Bát Cơm, Bát Máu.” Thi bá Vũ Hoàng Chương làm hai câu Thơ tặng Hồ Ðiệp, Mặc Thu;

Mưa cầm, gió bắt thương Hồ Ðiệp.
Thép đợi, gang chờ xót  Mặc Thu.

Hôm nay 50 năm sau buổi chiều xưa Thi bá làm hai câu “Mưa cầm, gió bắt, thép đợi, gang chờ..,”  tôi, kẻ mất nước sống buồn những ngày thừa ở xứ người, tôi, cánh bướm già sống sót qua cuộc mưa cầm, gió bắt dài đến 20 mùa lá đổ ở Sài Gòn, tôi không có thép, có gang gì cả mà nếu có thì cũng không thép đợi, gang chờ mà thép mòn, gang rỉ, nhớ những ngày xưa và những người nay không còn nữa, cảm khái tôi tiếp hai câu của Thi bá, làm thành:

Mưa cầm, gió bắt thương Hồ Ðiệp.
Thép đợi, gang chờ xót Mặc Thu.
Ðiệp bay ra biển sương mù,
Có về đâu nữa, đất Hồ ngàn năm!

—–

lexuyenLê Xuyên Chú Tư Cầu

Giữa Sài Gòn dâu biển tang thương
Vỉa hè Bà Hạt thuốc lá lẻ.
Nguyệt Ðồng Xoài cùng Vợ Thầy Hương
Bỏ Rặng Trâm Bầu, sang Mỹ, lấy Mỹ.
Cu ky trong Vùng Bão Lửa
Chú Tư Cầu đi đâu, về đâu?

Từ 1960 với tác phẩm tiểu thuyết đầu tay Chú Tư Cầu thành công, nổi tiếng ngay, Lê Xuyên viết thật đều, thật nhiều, tiểu thuyết được in thành sách cũng thật nhiều. Trong bài thơ có tên nhũng tiểu thuyết cỉa Lê Xuyên được tái bản ở Hoa Kỳ: Nguyệt Ðồng Xoài, Vợ Thầy Hương, Rặng Trâm Bầu, Vùng Bão Lửa.

Sau năm 1975, qua 20 mùa Sài Gòn mưa nắng, ngồi bán thuốc lá lẻ trên vỉa hè đường Bà Hạt-Ngô Quyền, từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm, Chú Tư Cầu Lê Xuyên giã từ dương thế năm 2002.  Ảnh chụp khoảng một năm trứơc ngày Lê Xuyên ra đi.

—–

trinhcongsonVô đề, Vô danh, Vô lọai

Vạc bay rã cánh cuối trời
Diễm Xưa chẳng trọn một đời thủy chung.
Ðá buồn, biển nhớ mịt mùng
Âm cung tiếng phản, tiếng thùng. Thế thôi!

.

.

.

.

.

—–

vuhoangchuongVŨ HOÀNG CHƯƠNG

Một mảnh hồng tiên trĩu ngón tay
Hương mùa thu mất ngậm ngùi bay.
Anh vẫn Hoàng Chương vàng với ngọc,
Trần ai nào lấm được trời mây.
Người về ngôi cũ, Thơ trầm Nhạc
Tàn lửa hồng hoang, khói Mái Tây.
Cười vang một tiếng, tan tinh đẩu
Sáu cửa luân hồi nhẹ cánh bay.

Bị bắt tù Tháng Ba năm 1976, đến Tháng 10, 1976 Thi Bá Vũ Hoàng Chương được trở về nhà ở Khánh Hội, Thi Bá qua đời chừng sáu, bẩy ngày sau khi về nhà.

.

.

—–

buigiangBùi Giáng

Lá cồn hay lá hoa cồn?
Tồn liên tồn vẫn liên tồn bấy lâu.
Hỏi Quê, rằng biển xanh dâu.
Hỏi Thơ, rằng mộng ban đầu vấn vương.
Em về rũ yếm mù sương
Ngàn năm châu chấu vẫn thương cào cào.
Mân-rô ơi, có đêm nào
Mồ anh em hé Ðộng Ðào suối tuôn.
Lá cồn hoa cũng lên cồn
Mười hai con mắt liên tồn mười hai.

Nghe nói Tập Thơ LÁ HOA CỒN của Bùi Giáng xuất bản năm 1968 được Thi Sĩ tác giả đặt tên là LÁ CỒN. Quí vị biên tập trong nhà Xuất Bản – tôi không nhớ là Nhà An Tiêm hay Nhà Lá Bối – thấy cái tên LÁ CỒN.. kỳ kỳ sao đó nên đổi là LÁ HOA CỒN. Từ 1970 đến nay không thấy LÁ HOA CỒN được tái bản. Hơn 40 mùa thu xưa tôi đọc LÁ HOA CỒN, thấy câu Thi sĩ kể trong một đêm mà:

                   Cồn lê lên miệng đến hai, ba lần…

Tôi nghĩ: Một đêm cồn lê lên miệng hai lần  may ra còn sống được, một đêm mà cồn lê lên miệng đến ba lần..! Chắc chết quá!

Một trong số hai, ba Giai Nhân đương thời được Thi sĩ ca tụng nhan sắc và tỏ tình yêu là Cô Ðào Marilyn Monroe. Thi sĩ từng ước mơ sau khi ông chết, ông sẽ cảm động lắm nếu ông được Người Ðẹp Marilyn Monroe đến đái trên mồ ông.

Năm 1970 Chủ nhiệm nhật báo SỐNG Chu Tử mời Thi sĩ Bùi Giáng viết tiểu thuyết phơi-ơ-tông đăng mỗi ngày trên Nhật Báo Sống. Tôi không nhớ tên truyện, chỉ nhớ Tiểu Thuyết Gia Bùi Giáng viết lọai truyện võ hiệp Trung Hoa, các đại hiệp, nữ hiệp thi triển võ công, đánh kiếm..vv.. Trong truyện ông cho  nam nữ nhân vật nói đi, nói lại rất nhiều lần những tiếng“liên tồn, tồn liên.”  Truyện của ông gần như ngày nào, trang nào cũng có hai tiếng ấy. Như:

Làn môi hồng của nàng nở nụ cười tồn liên.

Nàng thu kiếm lại, chắp tay, dịu dàng nói:

– Cám ơn Ðại hiệp đã có nhã ý liên tồn.

Sau cuộc biển dâu, Thơ Bùi Giáng vẫn có những tiếng “liên tồn, tồn liên” không khác gì Thơ Bùi Giáng Lá Hoa Cồn trước 1975. Ðây là vài câu trích trong thi phẩm Mười Hai Con Mắt, xuất bản năm 2000:

Chuyện Chiêm bao, Mười Hai Con Mắt.
Mộng ảo liên tồn vô mịch xứ
Phù du liêu lạc khởi năng kiêu.

Ðêm nằm thao thức tới bình minh
Nửa khóc, nửa cười quỉ hóa tinh.
Ú ớ liên tồn vi diệu ngữ
Ậm ừ tục tiếp quái quỉ thanh.

Gặp Em

Gặp Em ngồi tựa gốc cây
Hỏi Em có biết chiều nay mấy giờ
Mưa nguồn đổ xuống trang thơ
Lá hoa cồn lũng bất ngờ chịu chơi…

—–

nguyenmanhconNGUYỄN MẠNH CÔN

Lính Nhẩy Dù lâm nạn ba người,
Nhà Văn lâm nạn một mình thôi.
Sông Rây nước chẩy, mây trôi.
Nhớ về Xuyên Mộc, bồi hồi thương Anh.

Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn viết những tác phẩm Ba Người Lính Nhẩy Dù Lâm Nạn, Ðem Tâm Tình Viết Lịch Sử, Kỳ Hoa Tử, Tình Cao Thượng, Mối Tình Mầu Hoa Ðào, Hòa Bình.. Nghĩ gì, Làm gì? Tháng Ba năm 1976 ông bị bọn Công An Cộng Sản Thành Hồ bắt giam. Năm 1979 ở Trại Tù Khổ Sai Xuyên Mộc, Nhà Văn tuyệt thực phản đối việc ông bị cầm tù quá lâu. Bọn Cai Tù Xuyên Mộc không cho ông uống nước, Nhà Văn chết thảm trong trại tù Xuyên Mộc.

Sông Rây chẩy qua vùng rừng bao quanh Trại Tù Khổ Sai Xuyên Mộc, Bà Rịa. Người Tù Xuyên Mộc những năm 1978, 1979 có câu:

Bao giờ Rừng Thác hết cây
Sông Rây hết nước thì đây mới về.

Cùng sống và chịu cực khổ với Nhà Văn Nguyễn Mạnh Công ở Trại Tù Xuyên Mộc những năm 1978, 1979 là Duyên Anh, Ðằng Giao, Hồ Hữu Tường. Năm 1983 gặp lại nhau sau những ngày tù tội, Duyên Anh đọc cho tôi nghe câu “..Sông Rây hết nước..” Tôi không nhớ đúng tên Rừng trong câu thơ. Có thể không phải là Rừng Thác.

Bao giờ Rừng Thác hết cây,
Sông Rây hết nước thì đây mới về. 

—–

duonghungcuongDương Hùng Cường

Chém cha bọn Cộng trâu bò
Cà Kê Dê Ngỗng nó cũng cho đi tù.
Phi trường đèn tắt, điện lu
Lái Thiêu Dê Húc, Ðạo Cù Paris.

Dương Hùng Cường, bút hiệu Dê Húc Càn, một thời giữ mục Cà Kê Dê Ngỗng trên Tuần báo CON ONG. Là sĩ quan, Dương Hùng Cường đi tù khổ sai đến năm 1979. Năm 1980 DH Cường liên lạc được với Trung Tá Không Quân Trần Tam Tiệp ở Paris. Trước năm 1975 TTTiệp thường có Thơ Khôi Hài đăng trên Tuần báo CON ONG với bút hiệu Ðạo Cù. Khi ấy ông họat động trong Hội Văn Bút Quốc Tế, ông làm được nhiều việc giúp đỡ một số văn nghệ sĩ ở Sài Gòn cả về tinh thần và vật chất.

Năm 1984 Dương Hùng Cường bị bắt vì tội “viết bài gửi ra nước ngoài”. Năm 1986 Cường chết trong một sà-lim ở Nhà Tù Số 4 Phan đăng Lưu, Sài Gòn. Bị nhốt một mình trong sà-lim, Cường chết trong đêm. Bọn Công An Thành Hồ đưa xác Cường về Nhà Xác Nhà Tù Chí Hòa cho bọn gọi là bọn Pháp Y Sĩ mổ xẻ tanh banh,  rồi gọi vợ con Cường đến Nhà Xác Chí Hòa nhìn mặt Cường lần cuối, chúng không cho đem xac Cường về nhà mà cho ngay vào quan tài, cho xe của Nhà Tù đưa lên chôn ở một nghĩa trang trên Lái Thiêu.

Một trong những tác phẩm Dương Hùng Cường để lại đời là BUỒN VUI PHI TRƯỜNG viết về cuộc sống của những người lính Không Quân ở những phi trường quân sự.

Ðạo Cù Trần Tam Tiệp, bị bại liệt, đã từ trần ở Paris.

—–

 hoangvinhlocĐạo diễn HOÀNG VĨNH LỘC

Người Tình mất hết chân tay
Trái tim Hoàng gửi nơi này quê hương.
Sài Gòn Bến Cũ mù sương
Nhớ ơi Vĩnh Lộc trên đường Bô Na.

Hoàng Vĩnh Lộc bị bắt Tháng Ba năm 1976 trong đợt bọn Công An Cộng Sản bắt tù những văn nghệ sĩ Sài Gòn. HV Lộc bị tù ở Nhà Tù Số 4 Phan đăng Lưu. Trong số những bộ phim Hoàng Vĩnh Lộc làm đạo diễn có hai phim nổi tiếng là NGƯỜI TÌNH KHÔNG CHÂN DUNG, XIN NHẬN NƠI NÀY LÀ QUÊ HƯƠNG. Trở về nhà ở Phú Nhuận, HV Lộc từ trần trong sầu muộn năm 1981.

Vào lúc gần tối một ngày mùa mưa tôi đến nhà Hoàng Vĩnh Lộc chào anh lần cuối. Hôm nay khi viết những dòng chữ này, tôi thấy ẩn hiện những hình, những ảnh buổi chiều gần tối năm xưa, tôi ngồi dưới tấm bạt căng trên bãi cỏ trứơc nhà làm chỗ tiếp khách đến viếng tang, nghe tiếng mưa rơi lộp bộp trên tấm bạt, nhìn vào căn nhà nhỏ thấy quan tài của anh với mấy ngọn nến nhỏ leo lét.

Tôi nhìn thấy Hoàng Vĩnh Lộc lần đầu vào một buổi chiều năm 1952. Lúc ba, bốn giờ chiều, nắng vừa dìu dịu, tôi đứng trên vỉa hè đường Bô-na, trước Hàng Ăn Kim Hoa, cạnh rạp Xi-nê Casino de Saigon, thấy Hoàng Vĩnh Lộc đến trên chiếc xe Peugeot Mui Trần, thường được gọi là xe Peugeot 203 Decapotable. Chiều ấy HV Lộc bận toàn đồ trắng, chiếc xe anh đi cũng mầu trắng. Năm 1952 HV Lộc đóng vai chính trong phim BẾN CŨ, phim mầu, của AnPha Thái Thúc Nha. Phim chưa chiếu, anh đã được coi là một jeune premier của Ðiện Ảnh Sài Gòn.

Tôi nhớ mãi hình ảnh ấy của Hoàng Vĩnh Lộc buổi chiều nắng vàng năm 1952 trên đường Bô-na; đã 60 mùa thu lá bay, tôi vẫn nhớ. Năm xưa ấy trên đường Bô-na, Sài Gòn, Hoàng Vĩnh Lộc 30 tuổi, tôi 20.

—–

hieuchanNhà văn HIẾU CHÂN NGUYỄN HOẠT

Trăng Nước Ðồng Nai vui Tỵ Bái
Chí Hòa lao ngục thở hơi tàn.
La Khê Công Tử Hiếu Chân
Nói hay Ðừng vẳng cung đàn Liêu Trai.

Những năm 1956, 1957, Nhà Văn Nguyễn Họat viết truyện dàiTRĂNG NƯỚC ÐỒNG NAI trên Nhật báo TỰ DO. Sau đó anh viết truyệnTỵ Bái, dịch truyện LIÊU TRAI, giữ mục Nói hay Ðừng trên Nhật báo TỰ DO. Anh bị bắt cùng với các văn nghệ sĩ Doãn Quốc Sĩ, Dương Hùng Cường, Duy Trác và bị khép vào cùng một nhóm gọi là nhóm Biệt Kích Cầm Bút. Anh từ trần trong đêm ở Nhà Tù Chí Hòa năm 1988.

Quê ngọai của anh Nguyễn Họat ở làng La Khê ngay bên thị xã Hà Ðông. Có năm anh dậy học ở Trường Tư Thục Tự Ðức trong thị xã, tôi là học trò của anh.

—–

phamthienthuPhạm Thiên Thư

Ai về hỏi Phạm Thiên Thư
Ngày xưa Hoàng Thị bây chừ ở đâu?
Ðộng Hoa Vàng có tên nhau
Sao nhau tình nghĩa qua cầu gió bay?
Hẹn nhau tròn cuộc nhau này
Sao nhau cánh dzế chồn lây đổi mầu?
Ðã buồn Từ Thức lấm đầu,
Lại thương Hoàng Thị về đâu bây giờ?

Những năm 1980, Phạm Thiên Thư làm thơ Chào Mừng Sinh Nhật Hồ Chủ Tịch. Ông làm nhiều Thơ ca tụng cuộc sống trong sáng của nhân dân trong chế độ xã hội chủ nghĩa và gọi loai Thơ này là Thơ Hồng.

10 Responses

  1. Tác giả viết:”Sông Rây chẩy qua vùng rừng bao quanh Trại Tù Khổ Sai Xuyên Mộc, Bà Rịa.” Tôi nghĩ rằng chắc đây là Rừng Sát, rừng nầy nằm dọc theo sông Lòng Tàu, chạy dài từ Nhà Bè đến Vủng Tàu, Bà Rịa.

  2. TCS quá ngây thơ nhưng ít ra chưa ca ngợi tên đồ tể một cách công khai, còn PTT làm thơ chào mừng sinh nhật thì nên xếp vào dạng bệnh nhi đồng tự kỷ rồi bác ơi

  3. […] – Tưởng niệm Văn nghệ sỹ: Mưa Cầm, Gió Bắt, Thép Đợi, Gang Chờ (Hoàng Hải Thủy). […]

  4. […] (Nguyễn Đại Hoàng) (Anh Vũ). – Võ Thị Điềm Đạm: BƯỚC CHÂN LÃNG TỬ (DĐTK). – Tưởng niệm Văn nghệ sỹ: Mưa Cầm, Gió Bắt, Thép Đợi, Gang Chờ (Hoàng Hải Thủy). – Nguyễn Nhật Ánh… ngồi khóc trên cây (TTVH). – Gặp lại […]

  5. […] – Tưởng niệm Văn nghệ sỹ: Mưa Cầm, Gió Bắt, Thép Đợi, Gang Chờ (Hoàng Hải Thủy). […]

  6. Nhiều, nhiều lắm! Bọn cướp đã giết không biết bao nhiêu là văn nghệ sĩ miền Nam sau ngày trời sập. Tôi dám chắc rằng ai trong chúng ta cũng nhớ đến ít nhất là một văn nghệ sĩ được họ ái mộ đã bị chết về tay bọn cướp này, không trực tiếp thì cũng là gián tiếp. Riêng tôi, làm sao tôi quên được những nghệ sĩ sau:

    – Vân Sơn(trong ban nhạc AVT): sau ngày mất nước, một hôm buồn tình uống một lúc ba xị rượu đế rồi đâm đầu xuống kinh Nhiêu Lộc dưới cầu Thị Nghè tự tử.

    – Khả Năng: (trước có góp mặt thuờng trực trong chương trình văn nghệ của Tổng Cục chiến tranh chính trị, mục “Binh Méo, Cai Tròn”),từng bị bọn ăn cướp đày đọa trong các trại cải tạo, trong đó có trại K3 mà sau này Bố Già HHT cũng bị tống giam. Không biết Khả Năng được trả về lúc nào, nhưng nghe nói đã vượt biên và chết mất xác khoảng cuối thập niên 80.

    – Nguyễn Trung Cang (ban nhạc Phượng Hoàng): chết vì suyễn và không có tiền chữa. Bọn cướp có cho anh đi trình diễn bao giờ mà có tiền?

    vv…

  7. ngày xưa tôi rất mê …ngày xưa hoàng thị, em lễ chùa này, đưa em tìm động hoa vàng… ngày nay nghe lại thấy chán … vật đổi sao dời!

  8. Kính Hoàng-Lão-Công-Tử,

    Cho tôi được chia xẻ tại đây với Hoàng-Lão-Công-Tử và các bạn,mà từ lâu rồi vẫn thường gắn bó với trang này;một truyện ngắn.

    Truyện ngắn.
    Nguyễn-Tử-Cung.

    Người phụ nữ như tôi,từ khi còn là đứa con gái mới lớn,cho đến nay đã bốn mươi ba tuổi, nhưng có lẽ vẫn sẽ không bao giờ thích hợp với bất cứ người đàn ông nào.Tôi hiểu điều đó là vì tôi hay suy diễn những sự việc,hoặc những người có chức vụ cao mà làm không đúng,rồi viết thành những truyện ngắn có ẩn chứa sự đả phá;nên đàn ông không ai muốn gần tôi.Họ sợ tôi,và có một số thù ghét tôi.Đàn ông thì luôn muốn tỏ ra là mình cao thượng nên họ sẽ cho tôi có tính nhỏ mọn hay bươi móc những việc người khác làm để phê phán và phổ biến đến cho nhiều người biết.Chẳng hạn như ngày cuối tuần vừa qua,khi tôi đi dạo phố rồi bất chợt ghé vô phòng trưng bày tranh của người họa sĩ rất nổi tiếng trong thành phố.Trong rất nhiều bức tranh đang trưng bày,tôi nhìn thấy một bức tranh lớn vẽ một người đàn ông chăn một bầy cừu.Bầy cừu mấy mươi con,có nhiều con đứng gặm cỏ.Có nhiều con nằm,nhưng, không một con nào dám rời khỏi bầy chỉ vì có một con chó đang đứng canh chừng.Người đàn ông trong tranh có mái tóc bạc phơ với bộ râu thật dài và cũng bạc trắng như mái tóc.Người hoạ sĩ đa tài vẽ gương mặt người chăn cừu rất phúc hậu nhưng lại làm cho tôi liên tưởng đến một nhân vật mà gần như cả nhân loại đều có biết tên.Nhìn bức tranh sẽ làm cho mọi người nghĩ đây là người đàn ông có cốt cách của vị tiên ông.Vậy mà tôi lại thấy đó là nhân vật đã làm cho dân tộc tôi bị điêu đứng,bị tan nát gia đình,nhà cửa và,bị chết thê thảm trong đủ mọi trạng thái. Nhìn bức tranh đã làm cho tôi không thể không viết thành một truyện ngắn.Và,tôi liền viết một truyện ngắn với tựa: Người Chăn Cừu.
    Ngày xưa – xưa lắm – có một bộ lạc sống hoang sơ nhưng người trong dòng tộc thì luôn quây quần,đùm bọc,che chở cho nhau.Người trong bộ lạc rất hiền hòa và đoàn kết.Hằng ngày khi mặt trời mọc thì người trong bộ lạc tỏa ra đi khắp hướng.Hướng thì tiến đến các cánh đồng để trồng trọt.Hướng thì đi vô những khu rừng để săn bắn…Tuy cuộc sống còn rất hoang sơ nhưng mọi người lại biết tôn trọng lẫn nhau và xem sự tự do của mỗi cá nhân là điều thiết yếu.Ngôn ngữ chính của bộ lạc là tiếng Tàu vì bộ lạc này bị người Tàu đô hộ đến cả ngàn năm nhưng, không bao giờ bị đồng hóa.Vì có sự đoàn kết và tinh thần bất khuất nên bộ lạc này đã từng có những nhân vật xuất chúng – nam và nữ – đứng lên lãnh đạo bộ lạc nhiều phen đánh cho bọn người đô hộ kia phải chạy có cờ và rút hết về nước.Cuối cùng thì bộ lạc cũng thoát khỏi ách đô hộ của người Tàu.Nhưng,lại bị đô hộ tiếp bởi bọn người có cái mũi lõ mắt xanh và có nước da trắng tinh.Dưới sự đô hộ của người da trắng thì dần dần người trong bộ lạc không còn sử dụng tiếng Tàu nữa mà được dạy một thứ chữ hoàn toàn mới,được gọi là chữ quốc ngữ.Chỉ trong một thế kỷ tiếp xúc với người da trắng mà bộ lạc đang từ có cuộc sống hoang sơ đã dần trở nên văn minh hơn.Bộ lạc nay đã trở thành tân-quốc-gia – tuy nhỏ bé – nhưng cũng có đủ các bộ,nghành,các cơ quan…như các nước tiên tiến trên thế giới.Người trong quốc gia nhỏ bé này được tự do muốn đi đâu hoặc cư ngụ ở những nơi nào họ muốn mà không cần phải xin phép. Người dân được tự do làm báo và xuất bản các loại sách.Người dân không bị ngăn cấm bởi đức tin.Họ được toàn quyền chọn tôn giáo nào mà họ muốn theo.Cuộc sống đạo đức và lòng nhân ái luôn được đề cao và tôn trọng triệt để. Nền giáo dục do người da trắng truyền dạy là nền giáo dục nhân văn và nhân bản. Rất nhiều người trong quốc gia mới đã có bằng cấp cao thực sự do tài năng và sự chuyên cần học tập nên được người da trắng trọng dụng. Ngày xưa khi còn là bộ-lạc và có cuộc sống hoang sơ nhưng mọi người không có tính man rợ nên,khi tạo lập tân-quốc-gia thì được thế-giới chú ý đến với những lời khen ngợi chân thành.
    Một ngày kia bầu trời đang trong sáng bỗng chốc trở nên u ám.Quang cảnh thật buồn bã và ảm đạm.Người ta chỉ còn thấy những đám mây đen ùn ùn kéo đến che khuất cả bầu trời. Và, cũng ngay ngày hôm đó có một người làm quan tên là Nguyễn-Tử-Sắc bỗng trở nên hung dữ như loài thú hoang.Tử-Sắc đã thẳng tay đánh người đến cả trăm roi mà không chút thương tiếc.Thế là Tử-Sắc bị người da trắng đuổi cổ về nhà đuổi gà cho vợ.Tử-Sắc cho ra đời bốn người con,ba trai và một gái. Trong bốn người con thì đứa con thứ ba tên Nguyễn-Tử-Cung, khi đang còn là cậu thanh niên mới nứt mắt thế mà Tử-Cung đã tỏ ra là người rất dâm-ô và gian-ác…Kể từ ngày tân-quốc-gia có sự hiện diện của người mang tên Nguyễn-Tử-Cung thì tai họa bắt đầu đổ xuống đầu xuống cổ tất cả mọi người.Thảm họa tàn khốc nhất là làm cho toàn xã hội người người nghi kỵ lẫn nhau,oán thù lẫn nhau,tố cáo lẫn nhau và,chém giết lẫn nhau.
    ***
    Con chó nằm im lìm trong cái lồng sắt giữa mùa hè oi bức.Đôi mắt con chó đờ đẫn nhướng lên nhìn cây búa tạ đang để trước mặt cách không xa cái lồng sắt bao nhiêu.Búa tạ là loại búa lớn,có cán dài mà con người khi sử dụng đến phải cầm bằng cả hai tay.Con chó nhìn cây búa tạ mà buồn vì nó linh cảm cái mạng của nó rồi ra cũng sẽ bị cây búa tạ kia đập vô đầu,như nó đã từng chứng kiến người chủ nhà đập đầu đồng loại nó mấy ngày trước.Đang lo sợ cho số phận thì người chủ Nguyễn-Tử-Cung từ trong nhà bước ra và đi thẳng đến cái lồng sắt có con chó bị nhốt. Con chó nhìn thấy Nguyễn-Tử-Cung thì lập tức nó rên lên khe khẽ.Tiếng rên rỉ bật ra theo hơi thở mệt nhọc vì quá sợ.Nguyễn-Tử-Cung nhìn con chó và vừa cười nham hiểm vừa nói với nó như thể con chó biết nghe tiếng người vậy:
    – Tao là Tử-Cung chứ không phải là Sinh-Cung nên tao chỉ biết giết,biết phóng tử chứ không hề biết phóng sinh.Tao không thể,và cũng không muốn để mày sống thêm ngày nào nữa vì như vậy sẽ làm cho mày đau khổ thêm thôi.Tao phải cho mày hóa kiếp ngay bây giờ vì một điều rất dễ hiểu là mày sẽ làm cho cái dạ dày của tao được thoả mãn một thời gian.Hôm nay tao hoá kiếp cho mày,nhưng mày sẽ nhận được một ân huệ đặc biệt của tao,là mày sẽ không bị đập đầu mà mày sẽ được nhấn chìm xuống dòng nước.Mày sẽ được chết một cách…mát mẻ hơn đồng loại của mày.Vậy là mày cũng đâu có oán trách gì tao phải không?
    Nói rồi Tử-Cung ngửa mặt lên nhìn trời và cười lên ha hả vẻ vô cùng man rợ.Rồi,Tử-Cung xách cái lồng sắt có con chó lên và đi ra phía bờ sông.Con sông cách căn nhà của Tử-Cung khoảng một trăm thước. Trên đường ra bờ sông con chó cứ liên tục rên rỉ và nhìn ngay Tử-Cung như van xin làm cho Tử-Cung càng thêm bực mình.Vì vậy khi vừa đến bờ sông là Tử-Cung lẹ làng quăng cái lồng sắt xuống sông ngay. Con chó cố đưa cái mũi vô cái khe của cái lồng sắt nhưng,cái lồng đã mau chóng chìm xuống dòng nước mà Tử-Cung còn kịp nhìn thấy con chó oằn mình cách đau đớn cố tìm một chỗ nào có không khí để nó đưa mũi đến.
    Tử-Cung kết bè kết đảng với khoảng hai mươi người chuyên đi cướp bóc.Tử-Cung và đồng bọn cùng có tính đam mê bệnh hoạn là rất thích bắt khỉ và nhìn thấy khỉ bị giết bởi chính bàn tay của cả nhóm.Một lần kia Tử-Cung cùng nhóm đi săn và giết được một con khỉ đực khi nó đang cùng con khỉ cái chạy trốn bằng cách leo trèo nhào lộn chuyền từ cành cây này qua cành cây khác trên cao ngất ngưỡng.Tiếng người trong nhóm và tiếng của Tử-Cung cùng hò hét, cộng với tiếng súng nổ loạn xạ làm cho hai con khỉ,một đực một cái hoảng hồn rơi xuống không kịp chạy trốn theo bầy.Tử-Cung nhanh như cắt lao đến và đập cái báng súng vô đầu con khỉ đực làm cho nó chết ngay tại chỗ.Con khỉ cái bị người trong nhóm bắt trói lại.Con khỉ đực liền bị Tử-Cung đem thui cháy trên giàn than đang rực lửa và,sau đó cả nhóm cùng đánh chén một bữa no say với rượu đem theo.
    Con khỉ cái được tròng cái vòng bằng sắt vô cổ có sợi dây dài cột ngay gốc cây lớn trước sân nhà của Tử-Cung.Con khỉ cái tức tối,lồng lộn cắn xé sợi dây nhưng không làm sao thoát được.Con khỉ chỉ được một khoảng tự do rất hạn hẹp do sự quy định của Tử-Cung.Con khỉ được cho ăn rất ít.Con khỉ bị đói và khát quá nên dần dần mất đi nét hung dữ mỗi khi thấy con người xuất hiện bên cạnh nó.Từ từ nó không còn cảm thấy khó chịu vì bị trói buộc nữa;mỗi khi được Tử-Cung cho ăn.Tử-Cung nhìn con khỉ và hỏi những người trong nhóm:
    – Phải chăng con khỉ biết không còn cách nào khác hơn là phải chấp nhận,hay là nó thấy thức ăn của con người hấp dẫn hơn những thứ lá cây và trái rừng nhiều?
    Không một ai trả lời câu hỏi và thế là Tử-Cung tự mình quan sát con khỉ liên tục nhiều ngày đêm.Và,mỗi ngày Tử-Cung khám phá nhiều điều nơi con khỉ.Một điều chắc chắn mà Tử-Cung nghiệm ra là,khi con khỉ bị bỏ đói thì nó dễ dàng nghe lời hơn. Con khỉ là loài vật thông minh và tinh quái chẳng kém gì con người.Tử-Cung dạy cho con khỉ làm những công việc lặt vặt như nhặt sạn trong gạo,quét sân,cảnh báo khi có người đến nhà…Con khỉ làm việc rất nhanh và mỗi lần làm xong là Tử-Cung thưởng cho nó một thứ thức ăn gì đó.Một hôm Tử-Cung cho mời cả nhóm lại trong một cái hang đá và nói:
    – Charles Darwin đã rất đúng khi xuất bản quyển “The Origin of the Species” nói con người được tiến hoá từ con khỉ.Tôi đã tìm ra một phương cách tuyệt vời là,từ nay chúng ta sẽ làm cho mọi người phải biết sợ hãi bằng cách khủng bố và,nếu cần thì cũng phải giết mà không được chùn tay.Khi mọi người đã quá khiếp sợ rồi thì chúng ta sẽ dễ dàng chiếm được quyền cai trị từ tay người da trắng.Khi chiếm được quyền rồi thì chúng ta sẽ làm cho tất cả mọi người biến thành những con cừu.Ta sẽ là người chăn cừu thành công nhất thế giới.Ta sẽ làm cho cả thế giới này sẽ theo ta để tiến đến một thế giới không còn phân biệt giai cấp,dân tộc,quốc gia,biên giới…Mọi người đều sống bình đẳng,tự do và hạnh phúc như nhau. Tôi đã bỏ nhiều thời gian và công sức để theo dõi sự sinh hoạt của con khỉ mà chúng ta đã bắt được.Tôi xác nhận với tất cả mọi người là nguyên lý của học thuyết tiến hoá Darwin hoàn toàn đúng.Con người phải từ con khỉ mà tiến hoá ra nên,khi quyền hành đã nằm trong tay chúng ta rồi thì vẫn phải tiếp tục và liên tục không ngừng nghỉ tạo sự sợ hãi lên mọi con người.Phải nắm chặt cái bao tử của mọi người bằng cách chỉ cho ăn vừa đủ no mà thôi.Khi đó tức khắc mọi con người đều sẽ ngoan ngoãn vâng lời.Con người cũng giống con khỉ nên cũng sẽ biết rằng,nếu không vâng lời người cầm quyền hay cố tình làm khác đi thì sẽ bị hủy diệt ngay.Một khi đã làm cho mọi người bị khuất phục rồi thì cũng phải bắt họ làm ra của cải, ngoại trừ những người được gọi là lãnh đạo thì hoàn toàn miễn.Người nào làm ra của cải nhiều thì cho hưởng nhiều.Người nào làm ra của cải ít thì cho hưởng ít.Không làm gì hết thì không cho ăn. Ai làm vượt chỉ tiêu thì người trách nhiệm phải có thưởng để gọi là khích lệ cho người khác noi theo.Người nào chống đối thì phải lập tức cô lập vô một chỗ hoang vắng và hành hạ khắc nghiệt cho đến khi người đó…từ giã cõi đời.Cần thiết phải đổ máu thật nhiều bằng cách tạo ra nhiều toà án với những bản án tử hình và thi hành án ngay sau phiên tòa. Không được chùn tay khi phải giết luôn cả những người không có tội. Được phép giết luôn cả những người từng được xem là ân nhân.
    Tử-Cung đã được các thành viên trong nhóm giúp sức để trở thành người chăn cừu.Tử-Cung đã thành công trong việc hủy diệt sự tình tự của con người ở một vùng,nhưng lại bị thất bại hoàn toàn ở một vùng vì người ở vùng này đã bỏ trốn ra đi khắp bốn phương trời.
    Sau khi Tử-Cung đã tạo ra bao nỗi kinh hoàng trong mọi người,cuối cùng rồi thì Tử-Cung cũng phải đi về bên kia thế giới.Trước khi chết,Tử-Cung chợt nhận ra tên mình nghe giống như “một bộ phận không nhỏ của phụ nữ”nên đã đổi tên khác và, đổi rất nhiều tên.

    ***
    Năm nay,năm hai ngàn chín trăm mười ba của thế kỷ thứ hai mươi chín.Tân-quốc-gia ngày nào nay đã không còn quốc gia,không còn biên giới,không có sự phân biệt giai cấp và dân tộc…với nước Đại-Hán,mà đã trở thành một tỉnh với quyền được tự trị.Chín thế kỷ đã trôi qua mà người trong tân-quốc-gia của ngày nào vẫn không bị đồng hóa mặc dù phải bị bắt buộc nói và học thứ ngôn ngữ của kẻ thống trị.Người ta tin rằng rồi lịch sử sẽ tái diễn và sau một ngàn năm dân tộc lại sẽ được giải thoát khỏi sự đô hộ.
    Mấy trăm năm trôi qua trong sự u uất, đau buồn vì mất nước,cho nên người người vẫn luôn căm thù người chăn cừu mang tên Nguyễn-Tử-Cung. ./.
    Topa ( Hòa-Lan )

    • Truyện này thảm quá sức tưởng tượng!!!Dân miền Bắc chịu 68 năm ,dân miền Nam chịu 38 năm,nay truyện này cho dân VN chịu 900 năm nữa,sao chịu nổi trời???Nếu còn CS thì 17 năm nữa VN sẽ thành 1 tỉnh của TC rồi!!!!!!

  9. […] – Tưởng niệm Văn nghệ sỹ: Mưa Cầm, Gió Bắt, Thép Đợi, Gang Chờ (Hoàng Hải Thủy). […]

Leave a comment