• Năm 25 tuổi

    hoang-hai-thuy-25-tuoi.jpg

    Hoàng Hải Thủy, năm 25 tuổi, trong căn nhà 78/5 đường Mayer, mới đổi tên là đường Hiền Vương, Tân Định, Sàigòn, Năm 1957.
  • Thể Loại

  • Được yêu thích …

  • Bài Cũ

KHÔNG VỀ, NỬA ÐỜI

Hôm nay có phải là Thu ?
Mây năm xưa đã viễn du trở về.
Cảm vì Em bước chân đi
Nước nghiêng mặt ngọc lưu ly phớt buồn.
Ai về xa mãi cô thôn,
Một mình trông khói hoàng hôn nhớ nhà…

Mùa Thu – Thu viết hoa chữ T – về trên Rừng Phong; Mùa Thu thứ 18 tôi sống ở Virginia, Xứ Tình Nhân. Ðêm qua trước khi chìm vào giấc ngủ, tôi định sáng dậy sẽ viết về hai ông Thi Sĩ sống cùng thời với tôi. Sáng nay khi ngồi trước máy computer, nhìn qua cửa sổ thấy mầu áo Nàng Thu thấp thoáng trên Rừng Phong tôi nhớ mấy câu Thơ làm tim tôi rung đông những năm tôi hai mươi tuổi.

Thơ như bài thơ trên – với tôi là Tuyệt Cú, là Tuyệt Diệu Hảo Từ – với cái Tính Trời cho là “phóng tác,” tôi muốn đổi hai tiếng trong Thơ:

“Em về xa mãi cô thôn
Mình Em trông khói hoàng hôn nhớ nhà.”

Và:

“Anh về xa mãi cô thôn
Mình Anh trông khói hoàng hôn nhớ nhà.”

Thi sĩ HÀ HUYỀN CHI

Thi sĩ HÀ HUYỀN CHI

Tôi ngừng viết về Thơ Thu Xưa để viết về hai ông Thi Sĩ đời nay: Thi Sĩ Hà Huyền Chi và Thi sĩ Cao Tần.

Tôi được biết hai ông, tôi không được thân với hai ông. Ông Hà Huyền Chi là quân nhân; tôi chỉ được gặp ông vài lần, được nói chuyện với ông vài câu trong mấy lần ông ghé toà soạn nhật báo Tiền Tuyến. Năm 1995 tôi đến Seattle. Ở thành phố Mưa này tôi gặp lại ba ông Thi Văn Sĩ Quân Nhân: Huy Quang Vũ Ðức Vinh, Nhất Tuấn Phạm Hậu, Lệ Ðá Hà Huyền Chi.

Anh em văn nghệ ở Seattle tổ chức một buổi cho tôi được gặp các ông. Sau cuộc gặp, ông Hà Huyền Chi nói riêng với tôi:

“Mày sang Mỹ, Mỹ nó cho mày cái gì, mày hưởng cái đó. Mày muốn ở đâu mày ở. Ðừng nghe lời chúng nó dụ mày đến ở  đây. Không thằng nào giúp mày được cái gì đâu.”

Sang Mỹ, Thi Sĩ Lệ Ðá làm Thơ Thời Chính, ký tên Mậu Binh. Ông gọi Thơ ông là Thơ Kẽm Gai. Tôi chắc Mậu Binh có nghĩa là “Không có Lính..”

Ta đọc Thi Sĩ viết về cuộc đơi của Thi Sĩ là hay nhất.

Mời đọc Hà Huyền Chi, Cùng Lịch Sử Thăng Trầm

Tôi, 1935 vào đời, khóc dối. Gã trai Hà Nội, quán tại Hà Ðông. Nhóc Ðặng Trí Hoàn sinh nhằm thời nô lệ, thực phong. Cùng vận nước long đong từ tấm bé lớp vỡ lòng. Tôi học tiếng Tây thay cho tiếng Mẹ. Ngày, mỗi ngày, vẫn cà cưởng đồng ca: “Maréchal, nous voìlà!”Thưa ngài Thống chế Pétaín, chúng con đang hiện diện.

Tiếng trẻ hát không át nổi tiếng bom Sa Ðiện (1924, Trung Hoa). Bom từ Phạm Hồng Thái vỡ ra. Nổi lửa thiêng hãnh tiến. Qua thập niên nhục hờn, còn sôi động dư ba, thức tỉnh đồng bào ta. Mau đứng lên giành độc lập. Cùng giải phóng quê nhà. Phá gông cùm nô lệ!

Năm năm sau, máu dân chủ nở hoa (1929, Yên Báy). Nguyễn Thái Học, và 12 chiếc đầu rơi máu chảy, nhưng danh thơm còn mãi. Muôn năm. “Không thành công thì cũng thành nhân.”  Rồi cô Giang  vì nghĩa huỷ thân. Gái 18 bước lên đài tiết liệt. Anh linh: “Trai trung, gái trinh.” Dũng khí ấy muôn đời mãi đẹp Kể chi là bại hay thành .

Sau Pháp thuộc đến thời Nhật chiếm Tôi học tiếng Phù Tang. Học nghĩa đói no, học nghĩa cơ hàn. Ất Dậu, phá đậu trồng đay. Ðốt lúa thay than chạy máy. Ba triệu dân tôi hồn lau, bóng sậ. Chết đói đầy đường, kín ngõ Thăng Lọng. Mỗi sớm mai, nhiều chiếc xe bò chở đầy xác ốm tong. Người ngắc ngoải đem vùi cùng thây chết.

Bom nguyên tử nổ bên trời Nhật phiệt. Nhật đầu hàng, mộng đế quốc tan tành. Giang sơn mình chưa thoát khỏi điêu linh. Bị gả bán cho thực dân như cũ.

Bác Hồ thối tha nhảy ra làm lịch sử Tuyên ngôn độc lập, tự do. Bá tánh hân hoan lòng mở như cờ . Tôi trống ếch bập bung. Tôi thiếu nhi súng gỗ. Yêu làm sao hai chữ Việt Minh. Ðảng bịp tuyên dương ngụy nghĩa tại Ba Ðình. Vua Bảo Ðại playboy, từ Paris về trao ấn tín. “Thề phanh thây uống máu quân thù.”

Tôi 10 tuổi, chúc Bác Hồ nghìn tuổi. Tôi nhóc tỳ mơ ngựa sắt roi tre. Giang sơn này, và miền Nam yêu dấu dặm ngàn kia. Cần giải phóng khỏi tay giặc Phá . Bác móc túi nhân dân. Lạc quyên tuần lễ vàng, lễ bạc . Vi thiềng tướng Lư Hán, cầu an . Rồi Việt Minh hành xử giống Việt gian . Chúng lén đâm Việt Quốc . Ám sát giữa ngày, giết vội trong đêm . Rồi chỉ điểm cho Tây, bán xác anh em . Rồi Bác rút ra biên . Mùa kháng chiến ca bài tiêu thổ Ðuôi Cộng Sản ló ra từ đó .

Tôi 10 tuổi, học thêm bài gian khổ Tuổi thơ đói rét trường kỳ . Tôi áo vá, chân trần lặn lội khắp sơn khê . Chặng cuối là Thái Nguyên, bản rú . Tôi đói cơm và tôi đói chữ . Tuổi thơ ơi sao quá đọa đầy .

Tôi mười lăm, trôi giạt xuống Sơn Tây. Bương Cấn, Ba Vì, đá ong cằn cỗi . Tôi nhếch nhác chuồn lại về Hà Nội. Lại tiếng Tây xí xố trong đời. Tôi học sửa xe. Tôi lén nhập viện mồ côi . Thằng chủ bẩn biến tôi thành đầy tớ. Viện mồ côi như nhánh sông nước lợ Bày hàng, quyên góp của bàn dân. Nói dậy nghề, dậy chữ. Láo khoét cho qua. Tôi trốn viện trở về căn nhà nát.

Lũ em tôi kiếm ăn trên bãi rác. Bố tong teo gò lưng đạp xích lô. Mẹ buôn thúng bán bưng tất tưởi ven đô. Thằng con lớn là tôi, khóc thầm trong lớp học.

Ơn cha mẹ không quản gì lao nhọc. Mong cho con cái nên người. Tôi làm gì với mớ chữ nghĩa đây trời ? Tôi tận sức rồi cũng tôi thơ thẩn. Ham vui.

Tôi mười sáu, trốn vào Nam lập chí. Năm 1954, cùng đoàn người di cư theo Ngô chí sĩ. Tôi thành con bà phước giữa đờ. Trại học sinh cho hai bữa cơm tươi . Tôi múa may, bán báo, dậy kèm, tìm học phí . Hai năm liền tôi thi trượt Tú Tài. Tôi hành xác cạo đầu. Tôi kinh sử miệt mài. Vẫn vỏ chuối. Cán mai.

Khoá 14, tôi thi vào Võ Bị Lính cà nhỏng, cao bồi, thất chí. Bị lũ đàn anh hành xác triền miên. Tôi ba gai thù niên trưởng đái thiên. Coi sinh viên cán bộ như ăng-ten rẻ mạt [… ]May chưa bị đuổi khỏi quân trường.

Tôi chọn Nhảy Dù, màu mũ đỏ dễ thương. Chọn gian khổ làm đầy thêm nghĩa sốn. Xa trường mẹ mới thấy hồn chao động. Nhớ gì đâu từng kỷ niệm buồn vui. Gặp lại đệ huynh trong binh lửa rực trời. Thấy thân thương hết nói .

Tôi đánh giặc, làm thơ. Tôi yêu cuồng sống vội. Nhảy Dù, nhảy đầm, đời khật khưỡng say. Bài thơ đầu tay: “Không Gian Vương Dấu Giầy.” Ðời rộng lượng biến tôi thành thi sĩ. Tôi, Hà Huyền Chi, viết không ngưng nghỉ Thơ ròn như súng tiểu liên. Tôi bập bỗng Thơ khi bước giữa bãi mìn. Mê viết lách, tôi nhảy về báo chí. Rồi phát thanh, điện ảnh tận vui. Cũng đóng 8 phim, cũng đạo diễn một thời. Rồi ấn họa cho đủ mùi tạp lục.

Tháng Tư Ðen với đáy cùng đớn nhục. Tôi giạt sang Mỹ quốc cầu an. Tôi đọa đầy tôi. Thiếu tá lao công. Thi sĩ bồi bàn. Rồi kế toán, công trừ mạt kiếp. Gia tài mang theo là một trời quê hương tưởng tiếc. Tám truyện dài như chứng tích bi thương. Lệ khô rồi còn nhức nhối đường gươm. Thơ lại bắn từ trái tim nứt rạn.ï 24 tập thơ vẫn dư sức đạn. Từ thơ là nhạc, hơn 400 phổ bản. Hơn 40 nhạc sĩ góp phần. Kỷ vật cho đời là Lệ Ðá, phù vân.

Cám ơn Trời ban chút xíu hồng ân. Cám ơn vợ cho nồng nàn tương cảm. Ơn Ðồng Minh cho mũi dao lút cán. Cám ơn em cho nước lớn sông dài . Cám ơn đời còn đẹp lúc chiều phai .

Hà Huyền Chi

o O o

Mời quí vị đọc lại 3 bài Thơ Mậu Binh:

Thi Sĩ CAO TẦN

Thi Sĩ CAO TẦN

THAY NGỰA

Nợ tình chưa trả đã vay
Chén tình chưa cạn đã ngây ngất lòng
Mai em thay ngựa giữa giòng
Ta đè thằng Duẩn, thằng Ðồng chửi chơi.

 DẠI

Mỵ Châu công chúa dại vô cùng
Bán nước, tặng thêm một nắm lông
Bợ Bác, lắm tên đành mất vợ
Không tin cứ hỏi chú Hồng Phong.

TRONG TOÁN QUÂN VỀ…

Mai ta về, em có về không?
Thức dậy tin yêu vá lại đồng
Gieo hạt nhân quyền trên cánh gió
Ðời sau vách núi trổ đầy bông 

Hôm nay vẫn độc tài ngu dốt
Lãnh đạo chăn trâu có xứng không?
Vô sản ích gì cho tổ quốc?
Cờ Sao còn bách hại non sông! 

Cá tra chỉ đạo xây kinh tế
Lang sói phùng mang thuyết đại đồng
Công lý luật rừng còn thống trị
Tự do một cổ bốn, năm tròng

Nhân quyền đĩ điếm nhiều hơn lính
Cháu Bác ra nghề chửa mọc lông
Chế độ mặt dày trơ váy lĩnh
Ngo nghoe giun sán muốn thành rồng

Kệ lũ hoạt đầu toan kiếm chác
Mặc bầy khoa bảng múa đuôi cong
Chưa xây nhà xí trên Lăng Bác
Trong toán quân về … đếch có ông

CTHÐ: Xin được góp với Thi Sĩ mấy câu Thơ của tôi về vụ Hồ Chí Minh si-ca-la-toóc Nguyễn Thị Minh Khai:

Chúng mày chửi tao toóc Minh Khai.
Biết một, chúng mày không biết hai.
Chúng mày ngu. Chúng tao cộng sản.
Cộng chồng, chung vợ, của riêng ai!

Xin được hỏi Thi Sĩ một câu:

“Từ ngày ông tuyên bố “Ông đếch về..” có lần nào “Ông về ” không ông?

Bi giờ tôi viết về Thi Sĩ Cao Tần:

Thi sĩ Cao Tần là anh em cùng vợ với ông Ký giả Kiều Phong – chưa hết – ông còn là anh em cùng vợ với ông Nhà Văn Lê Tất Ðiều, nhà văn nổi tiếng trước năm 1975. Sang Kỳ Hoa, ông Kiều Phong làm thơ, ký bút danh Cao Tần. Thơ ông – nghe nói – nổi đình đám ở Kỳ Hoa những năm 1980-1990, nhất là trong thời gian trong cộng đồng người Việt tị nạn Cộng sản ở Kỳ Hoa có phong trào võ trang trở về nước lấy lại đất nước. Ở đây tôi trích đăng 2 bài thơ làm từ 35 năm xưa của Thi sĩ Cao Tần:

Ta Làm Gì Cho Hết Nửa Ðời Sau?

dăm thằng khùng họp nhau bàn chuyện lớn
gánh sơn hà toan chất thử lên vai
chuyện binh lửa anh em chừng cũng ớn
dọn tinh thần : cưa nhẹ đỡ ba chai 

rừng đất khách bạt ngàn màu áo trận
xong hiệp đầu mây núi đã bâng khuâng
hào khí bốc đủ mười thành chất ngất
chuyện vá trời coi đã nhẹ như không 

một tráng sĩ vung ly cười ngạo mạn
nửa đời xưa ta trấn thủ lưu đồn
nay đất khách kéo đời tàn rất nản
ta tính sẽ về vượt suối trèo non…

sẽ có lúc rừng sâu bừng chuyển động
những hùm thiêng cựa móng thét rung trời
và sông núi sẽ vươn mình trỗi dậy
và cờ bay trên đất nước xanh tươi

một tráng sĩ vô êm chừng sáu cối
ThầnTự Do giờ đứng ở nơi nào?
ta muốn đến leo lên làm đuốc mới
tự đốt mình cho lửa sáng xem sao … 

Thần Tự Do giơ hoài cây đuốc lạnh
ta tiếc gì năm chục ký xương da
sẽ làm đuốc soi tìm trong đáy biển
những oan hồn ai bỏ giữa bao la… 

bình minh tới một chàng bừng tỉnh giấc
thấy chiến trường la liệt xác anh em
năm tráng sĩ bị mười chai quất gục
đời tha hương coi bộ vẫn êm đềm 

sàn gác trọ những tâm hồn bão nổi
những hào hùng uất hận gối lên nhau
kẻ thức tỉnh ngu ngơ nhìn nắng mới :
‘Ta làm gì cho hết nửa đời sau ?’

CTHÐ: Dưới bài thơ có hàng chữ “Tháng 3.1977.” Như dzậy là ở Kỳ Hoa, đầu năm 1977, đã có những người Việt có ý định đem thân mang súng trở về lấy lại quê hương. Tháng 3, 1977, ở quê hương trời đất, ngày đêm, chỉ có một mầu Sám Sịt, cả những giấc mơ của người Việt Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà cũng sám sịt một mầu. Tháng 3, 1977, tất cả các sĩ quan, tướng lãnh quân đội nước tôi, các vị dân biểu, tổng trưởng, bộ trưởng, thẩm phán, các vị lãnh tụ tôn giáo, đảng phái chính trị, những vị văn, thi sĩ nước tôi, cả triệu người, quằn quại trong gông cùm ngục tù cộng sản. Xin cho tôi viết riêng tư chút síu: Trong Tháng 3, 1977, tôi thấy — mắt tôi nhìn thấy: như thị ngã kiến — các vị Thượng Toạ Quảng Ðộ, Thượng Toạ Huyền Quang, Linh mục Nguyễn Văn Vàng, Bác sĩ Nguyễn Ðan Quế, Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn, Học giả Hồ Hữu Tường, Chủ Báo Ðồng Nai Huỳnh Thành Vị, Chủ Báo Quyết Tiến Hồ Văn Ðồng, Chủ Báo Ðại Dân Tộc Võ Long Triều, ông Ðổng Lý Văn Phòng Bộ Thông Tin Lê Khải Trạch, Nhà Thầu Trần Ngọc Trình..vv..vv.. bị bọn Công An Thành Hồ bắt giam mút chỉ cà tha kiêm mút mùa Lệ Thủy trong Nhà Tù Số 4 Phan đăng Lưu; tháng ấy, năm ấy – Tháng 3, 1977 – tôi – CTHÐ – nằm phơi rốn trong Sà-lim Số 6 Khu C1 Nhà Tù Số 4 Phan đăng Lưu.

Tháng 3, 1977, nhiều vị người Việt ở Kỳ Hoa họp nhau tính chuyện trở về lấy lại quê hương, hào khí bừng bừng, các vị uống rượu, và:

Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.

Rượu vào, trời đất vào theo. Lẽ tự nhiên là thế. Xưa, nay, mai sau đều thế. Các vị say, các vị ngủ, sáng dậy, các vị quên. Ðâu có sao. Với tôi – kẻ không may bỏ nước chạy lấy thân không kịp – việc sống yên ổn ở xứ người, các vị nhớ, nghĩ đến quê hương, muốn về chiếm lại quê hương, làm tôi ấm lòng. Hơn là các vị ở xứ người sẵn rượu, no đủ, các vị họp nhau uống say, các vị vui hưởng lạc thú sự đời, các vị “lạc bất tư Việt,”các vị chẳng tưởng nhớ gì đến quê hương. Dù các vị  “muốn về” mà các vị không về, tôi cũng ấm lòng. Chỉ có điều có một lời Thơ Cao Tần làm tôi bất nhẫn, tôi ngậm ngùi là tại sao Thi sĩ lại gọi những người Việt mơ chuyện trở về đánh đưổi bọn Cộng, chiếm lại quê hương ấy là “dăm thằng khùng“? Theo tôi, “thằng khùng” tưởng nhớ quê hương “người” hơn những “thằng tỉnh” mà phủi đít, qua Mỹ đấm b. vào nước cũ.

Thơ Cao Tần làm tôi nghĩ lan man đến chuyện nếu Ngày 30 Tháng Tư 1975 tôi bỏ nước chạy thoát được thân tôi, sang Kỳ Hoa, những năm 1976, 1977, 1978, tâm trạng tôi ra sao? Tôi nghĩ gì về quê hương, về thân phận tôi? Tôi làm những trò gì? Tôi nói, tôi viết những lời gì? Tôi sống đời mất nước ra nàm thao? Tôi sống có khá hơn mấy ông Chiến Sĩ Johnny Walker Phục Quốc trong Thơ Cao Tần?  Hay tôi sống tệ hơn?

Ðó là đề tài khác. Phải có một bài viết về chuyện ấy. Xin hẹn quí vị ở bài sau. Nay, mời quí vị đọc lại bài Thơ thứ hai của Thi sĩ Cao Tần:

Thư Quê Hương

Thư quê hương như tên hề ốm nặng
Hồn tang thương sau mặt nạ tươi cười
Son phấn hân hoan phủ nghìn cay đắng
Mắt lệ đầy, miệng hát những lời vui …
Ta biết thư em vượt muôn cửa ải
Mắt sài lang soi nát cả linh hồn
Em chẳng được khóc cùng ta bằng chữ
Thì gửi chi dăm khẩu hiệu buồn nôn?
Gửi cho anh vài sợi tóc mẹ già
Rụng âm thầm trên hiên chiều hiu quạnh
(Nuôi một bầy con cuối đời vẫn lạnh)
Cho anh hôn ơn nặng một thời xa …
Anh muốn thở mùi nhọc nhằn nô lệ
Gửi cho anh manh áo rách con thơ
Con chào đời: ta rừng sâu lính trẻ
Ta non cao, con tập nói u ơ …
Giờ bước đầu đời chân non vấp ngã
Sao nâng con qua triệu lớp sương mù?
Gửi cho anh viên sỏi nhỏ bên đường
Anh sẽ đọc ra trăm nghìn lối cũ
Gửi cho anh vài nhánh cỏ quê hương
Anh sẽ đọc đất trời ta đã thở …
Và gửi cho anh một tờ giấy trắng
Thấm nước trời quê qua mái dột đêm mưa
Ðể anh đọc: Mênh mông đời lạnh vắng
Em tiếc thương hoài ấm áp gối chăn xưa …

CTHÐ: Hai bài Thơ Cao Tần ghi lại được cảnh sống, tâm trạng, cảm xúc của một số đông người Việt bỏ nước chạy sang Kỳ Hoa những năm từ 1980 đến 1990. Với tôi, Thơ dzậy là Thơ Hay dzồi. Tôi không đòi – tôi không có quyền đòi – gì nhiều hơn ở Thơ của những người Việt sống ở hải ngoại. Lại hẹn với quí vị trong một bài khác tôi sẽ kể với quí vị chuyện những người Việt bị kẹt trong nước viết thư ra nước ngoài trong 10 năm sau năm 1975.

Thơ Cao Tần:

Ta làm gì cho hết nửa đời sau?

Thi Sĩ hỏi câu trên năm 1977. Tôi chắc năm 1977 Thi Sĩ khoảng 35 tuổi. Từ 1977 đến nay 2013 là 35 năm. Năm nay tuổi Thi Sĩ khoảng từ Sáu Bó Gập đến Bẩy Bó. Ông đã sống có thể nói là gần trọn “nửa đời sau” của ông ở Xứ Người.

Xin hỏi ông: Ông đã làm gì trong cái “nửa đời sau” ấy?

One Response

  1. […] thu ướt đẫm cánh hoa vàng (Nhị Linh). – KHÔNG VỀ, NỬA ÐỜI (Hoàng Hải […]

Leave a comment