• Năm 25 tuổi

    hoang-hai-thuy-25-tuoi.jpg

    Hoàng Hải Thủy, năm 25 tuổi, trong căn nhà 78/5 đường Mayer, mới đổi tên là đường Hiền Vương, Tân Định, Sàigòn, Năm 1957.
  • Thể Loại

  • Được yêu thích …

  • Bài Cũ

SÀI GÒN VANG BÓNG

collage

Tuyết sương lạnh ngắt sự đời
Trên Trang Web đọc chuyện người ngày xưa.

Hotel Catinat, Sài Gòn 1970. Tranh Vẽ những Nhân vật VNCH trong bài này là của Họa sĩ Ớt.

Hotel Catinat, Sài Gòn 1970.
Tranh Vẽ những Nhân vật VNCH trong bài này là của Họa sĩ Ớt.

Tháng Chạp Ta, Tháng January Mỹ2014. Tuyết, Lạnh xuống New York, Boston, Tuyết, Lạnh cũng xuống Virginia nhưng siu sìu ển ển như mọi năm: cũng có nhưng không đến nỗi dữ dội. Nhớ lời ông bạn Tạ Quang Khôi một buổi chiều 20 mùa đông Mỹ trước, khi kẻ viết những dòng chữ này mới tới Virginia được vài ngày:

“Mùa đông Virginia có tuyết, nhưng tuyết Virginia là thứ tuyết làm duyên. Không lẽ mùa đông không có tuyết. Tuyết Virginia chỉ để làm cảnh thôi.”

Ông Nhà Văn cho biết thêm:

“Hồi Mỹ lập quốc, người Mỹ chọn Washington DC làm thủ đô vì Wasington DC ở Virginia, nơi khí hậu ôn hòa nhất Mỹ Quốc. Virginia không có những nạn như bão tuyết, cháy rừng, nước ngập, động đất, mùa hạ không nóng lắm, mùa đông không lạnh lắm.”

Thấm thoắt dzậy mà đã hai mươi mùa thu lá bay. Sáng nay tuy Tuyết, Sương Virginia sìu sìu ển ển nhưng cứ cho là “lạnh ngắt sự đời,” trong phòng ấm, yên tĩnh năm chăm phần chăm, tôi lò mò lọ mọ tìm tòi, moi móc trên Web, tình cờ tìm thấy cái ảnh Hotel Catinat năm xưa.

Hotel Catinat ở Sài Gòn năm xưa của ông Trần Quí Phong. Tôi viết năm xưa ông Trần Quí Phong là chủ nhân Hotel Catinat vì từ ngày 30 Tháng Tư 1975, Hotel Catinat không còn là của ông Trần Quí Phong nữa, bọn Bắc Cộng cướp Hotel Catinat. Tôi – nghe nói – ông Trần Quí Phong bị đi tù khổ sai vì ông là Nghị viên Hội Ðồng Ðô Thành Sài Gòn. Những ông bà nghị viên Hội Ðồng Ðô Thành Sài Gòn bốn mươi năm xưa thường được gọi là Dân biểu. Dân biểu Trần Quí Phong bị đi tù khổ sai, bị đưa ra tù ngoài Bắc như các vị sĩ quan. Nghe nói có thời ông tù cùng trại với ông Khuất Duy Trác. Lại nghe nói từ khoảng năm 2000 ông Trần Quí Phong sống ở thành phố Atlanta.

Tấm ảnh Hotel Catnat làm tôi nhớ những ngày năm xưa tôi lui tới đó. Tôi đếm trong ảnh: Hotel Catinat cao 11 tầng, kể cả sân thượng là 12 tầng. Ở tầng 11, tầng cao nhất của Hotel Catnat, trọn tầng lầu là Phòng Tập Thể Dục Thẩm Mỹ của Hotel. Phòng Tập có tên là Golden Heath Club. Người đến phòng tập phải đóng tiền tháng, ông Trần Qúi Phong cho tôi cái carte permanente Hội Viên Danh Dự của Heath Club, Hội Viên Trọn Ðời, tất nhiên là không phải đóng tiền tháng. Tôi đến đó tập, nhiều lần tôi đưa con trai tôi đến tập. Trọn một tầng lầu cao bầy những dụng cụ để luyện tập thành lực sĩ. Những quả tạ, những dàn máy tập đều có hàng chữ Golden Heath Chutb mầu vàng. Những dụng cụ này đều nhập từ ngoại quốc. Ðó là Phòng Tập Thể Dục đẹp nhất tôi được đến tập trong đời tôi.

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo.
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.

Cảm khái cách gì.

Bốn mươi mùa sầu riêng, trái cóc xưa khi được chủ nhân Golden Health Club cho tấm carte, tôi đã cảm ơn ông. Hôm nay, liêu lạc xứ người, tấm ảnh gợi chuyện xưa, tôi cảm ơn ông Trần Quí Phong lần thứ hai.

Từ ông Trần Quí Phong, tôi nhớ đến bà Trần Kim Thoa. Bà này là nghị viên Ðô Thành như ông Trần Quí Phong. Bà là chủ Nhà In Tín Ðức Thư Xã; nhà in ở đường trước năm 1956 là đường Sabourain, sau năm 1956 là đường Tạ Thu Thâu. Tín Ðức Thư Xã do ông thân của bà Trần Kim Thoa lập nên, chuyên xuất bản loại Truyện dịch truyện Tầu: Phong Thần, Ðông Chu Liệt Quốc, Tam Quốc..vv .. Thời làm nghị viên đô thành, bà Nghị Trần Kim Thoa được các ký giả nhật báo Sài Gòn gọi là Bà Nghị Nín Ðé. Trong một cuộc họp hội đồng đô thành, bà Nghị Trần Kim Thoa than phiền cả thành phố Sài Gòn không có một nhà tiểu tiện làm cho chị em bán hàng rong phải nhịn đái.

Không biết sau Tháng Tư 1975 bà Nghi Trần Kim Thoa có bị đi tù như ông Nghị Trần Quí Phong hay không?

Từ bà Trần Kim Thoa tôi lan man nhớ đến bà Dân Biểu Hạ Viện Kiều Mộng Thu. Sau Tháng Tư 1975 bà Kiều Mộng Thu tuyệt tích giang hồ. Tôi không biết bà có bị đi tù vì bà là Dân Biểu Hạ Viện Quốc Gia VNCH hay không. Vì mù tịt về thân thế, tông tích bà Kiều Mộng Thu, tôi mượn đoạn anh Ký Giả VC Nằm Vùng Huỳnh Bá Thành viết về bà:

Huỳnh Bá Thành. Ký Ức Nhân Vật. Nhà Xuất Bản Trẻ, Sài Gòn, ấn hành năm 2002.

Kiều Mộng Thu

Ðồng bào lao động Ðông Ba không chọn lầm người.

Những ai từng được biết bà vợ ông Phó Tỉnh trưởng Nguyễn Chánh Sắc chắc chẳng bao giờ nghĩ bà ấy có ngày là Nữ dân biểu Kiều Mộng Thu.

Những ai từng biết cô nữ sinh tươi trẻ, lãnh mạn, hay làm thơ Tình của tỉnh An giang chắc cũng chẳng ai ngờ có ngày cô nữ sinh ấy lại là một nhân vật đối lập chính quyền nổi tiếng một thời.

Nữ dân biểu Kiều Mộng Thu tên thật là Trương Ngọc Thu, sanh năm 1941 tại Long Xuyên, học lực tú tài, đã dậy học, viết báo, làm thơ nhiều năm trước khi trở thành dân biểu. Bà Thu đã cắt tay lấy máu viết bức huyết thư trong Lễ Ra mắt của Mặt Trận Nhân Dân Cứu Ðói.

Tập Thơ “Lá đổ trên mười đầu ngón tay” của bà Kiều Mộng Thu được biết và nói đến nhiều khi được xuất bản trong thời bà làm dân biểu.

Huỳnh Bá Thành viết về ông:

Ðặng Văn Tiếp

Dân biểu Ðặng Văn Tiếp sanh năm 1934 tại Liên tỉnh Nam Trực- Nam Ðịnh, theo Phật Giáo. Trong khoảng thời gian 1951-1960 ông Tiếp tốt nghiệp cử nhân Luật khoa, là sĩ quan ông phục vụ trong Không quân Nha Trang, Ðiện tử Không quân ở Hoa Kỳ.

Từ 1953 – 1964 trong thời gian tại ngũ, ông Tiếp đã phục vụ tại các đơn vị, Trường Võ bị Quốc Gia, Sư đoàn 1 Không quân, Sư đoàn 5 Không quân, Bộ Chỉ huy Không chiến, Trung tâm Kiểm báo Ðà nẵng, Liên đoàn Kiểm báo Sài Gòn.

Từ 1964 – 1971, Thiếu tá Không quân Ðặng Văn Tiếp được biệt phái phục vụ tại Bộ Thanh Niên Phủ Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương Phủ Phó Tổng thống.

Ông Tiếp là một sĩ quan chống Cộng. Phải viết rõ ông Tiếp là một sĩ quan không tham nhũng và thuộc vào hạng tài tử chịu chơi.

Kế đến, ông Tiếp là người cầu học. Vừa đi lính vừa học để đậu cử nhân, nay là luật sư, ông Tiếp là người có chí.

Là sĩ quan Không quân, ông Tiếp lúc trước rất thân thiết với nhóm ông Nguyễn Cao Kỳ, bằng cớ là ông đã từng làm việc tại Phủ Chủ tịch UBHPTU và Phủ Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ.

Trong nhóm Quốc Gia, có nhiều tay dân biểu thuộc loại “đầu bò” chỗ nào nguy hiểm nhất cũng dám nhẩy vô không ngần ngại. Và những tay được kể tới là Vũ Công Minh, Ðặng Văn Tiếp.

Vũ Công Minh đã “học gồng” theo đối lập khi mười mấy ông dân biểu Hòa Hảo khác theo Nhà nước, và ông Minh đã học gồng tố sát ván  mấy tay ác ôn vùng Long Xuyên-Châu Ðốc.

Ðặng Văn Tiếp cũng không kém. Việc làm để đời của ông Tiếp trong phiên họp sửa hiến pháp ngày 19-1-1974 là việc ông nhẩy qua bàn họp kéo máy vi âm từ phe thân chánh về chỗ cụ Huyền để cụ này phát biểu ý kiến, trong khi đó đám gia nô đằng đằng sát khí và ông Lắm thì đã nhỏ nhen muốn buộc cụ Huyền phải rời chỗ ngồi của cụ để đến vòng vây của phe ta mà ăn nói. Cái màn giựt máy vi âm của ông Tiếp là lời sỉ mạ nặng nề đối với hành động làm khó đáng ghét của ông Lắm khi ông này đối xử tệ bạc với cụ Huyền. Và cái màn giựt máy đó cho thấy ông Tiếp không chịu thua ai, anh hùng giữa đường gặp chuyện bất bình chẳng dung.

Ngoài tánh xông xáo dám chơi. Ðặng Văn Tiếp còn là người chí thú với anh em. Nghe nói Nguyễn Văn Binh rất chịu ông Tiếp ở điểm này.

Kỳ lộn xộn ở Huế vừa qua, chính Ðặng Văn Tiếp đã xung phong ra ngoài đó để tiếp ứng Cha Thanh. Bao nhiêu chi phí tiền bạc cần cho công cuộc hoạt  động của anh em, cái nào lo được ông Tiếp không từ nan.

Ðặng Văn Tiếp dù rất hung hăng và “du côn” đối với những tay gia nô ma giáo nhưng lại rất dễ thương và đẹp trai trong nhóm Dân biểu Quốc Gia.

Bài trên đăng ngày 24 – 9 – 1974.

CTHÐ: Sau Ngày 30 Tháng Tư 1975, ông Ðặng Văn Tiếp đi tù khổ sai. Theo lời kể của Linh mục Nguyễn Hữu Lễ – Hồi ký Tôi phải sống – ông Ðặng Văn Tiếp vượt ngục, bị bắt, bị bọn Cai Tù đánh chết.

HB Thành viết về:

Dương Vy Long

Sinh năm 1936 tại Hà Nam. Trong nhiệm kỳ 1967-1971, dân biểu Dương Vy Long đắc cử tại Châu Ðốc, năm 1971 ông đắc cử tại Cần Thơ.

Điều xuất quỉ nhập thần là ông Long không hề biết Châu Ðốc cũng như ông không sống ở Cần Thơ ngày nào. Thế mà ông vẫn ứng cử và đắc cử dân biểu ở hai nơi đó.

Lần thứ nhứt ông Long đắc cử nhờ thế lực của Tướng Nguyễn Ngọc Loan, lần thứ hai ông đắc cử nhờ uy danh và thế thần của một dân biểu có công với phe thân chánh.

Ông Long là cao thủ trong làng thân chánh như các ông Nguyễn Duy Tuệ, Nguyễn Văn Thống, Hoàng Thông và Mặc Giao.

Bước đầu tiên vào làm chính trị, ông Long theo cánh của Tướng NCK và khi Tướng Râu xuống thế, ông Long dĩ nhiên cũng theo hướng gió mà nghiêng về phía mạnh hơn.

(.. .. .. )

Dáng người thâm thấp, mắt láo liên, ông Long thuộc vào hàng thầy của Dân biểu Nhữ Văn Úy về bản lãnh thâm, về học thức cũng như về sự khôn ngoan. Từ lúc làm dân biểu tới nay, ông Long làm ăn khấm khá, cũng xe hơi, nhà lầu, tiền băng và vệ sĩ như ai.

Bài trên đây đăng ngày 26 – 5 – 1974.

CTHÐ: Tôi nghe nói ông Dương Vy Long đi thoát trước Ngày 30 Tháng Tư 1975, ông hiện sống ở thành phố Houston, Texas. Ông nguyên là văn nghệ sĩ, lâu lắm tôi không thấy ông viết gì.

HB Thành viết về:

Nhữ Văn Úy

Người đã có vài chục “tê” bỏ túi.

Nhữ Văn Úy sinh ngày 16 – 8 – 1938 tại xã Lai Xá, quận Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Về phần học hành, chẳng thấy Nhữ Văn Úy ghi là học tới đâu nhưng cũng có lúc ông ta di dạy ở các trường trung học tư thục.

Năm 21 tuổi, ông Úy tới lập nghiệp ở xã Trung Mỹ Tây, Hóc Môn, ông từng làm giám đốc một vài trường tư ở đây.

Năm 27 tuổi, Nhữ Văn Úy đi làm báo với bút hiệu Thanh Chiêu. Năm 1969 Nhữ Văn Úy làm chủ nhiệm tuần báo “Muỗi Sài Gòn.” Năm 32 tuổi, ông đắc cử nghị viên Gia Ðịnh, năm 1971 ông đắc cử dân biểu hạ viện. Có lúc ông làm Phó Trưởng khối Ðộc Lập và làm Chủ tịch Ủy Ban Thông tin Chiêu hồi Hạ viện 1972-1973.

Tới nay, điều làm ông Úy vui nhất là việc ông đã có vài chục triệu bạc bỏ túi và cái ve áo “bất khả xâm phạm” để lúc nổi nóng ông muốn chửi ai thì chửi.

( .. .. .. )

Môt lần đi xe ở Quang Trung bị quân cảnh chặn phạt, ông Úy đưa súng ra hăm he, ông bị anh em quân cảnh Quang Trung “sửa lưng.” Ông Úy viết thư cho Tướng Ðoàn Văn Quảng bắt lỗi ông Tướng này đã để cho quân nhân dưới quyền làm hỗn. Ông Úy viết trong thư: Dân biểu như ông phải được “tiếp đón như Trung Tướng Tư Lệnh Quân Khu.”

Dù đòi được dối xử như Trung Tướng nhưng Dân biểu Nhữ Văn Úy lại rất nhát. Còn nhớ hồi năm 1969 khi tuần báo “Muỗi Sài Gòn” của ông Úy hăm he một ông Tá nào đó, chỉ cần ông Tá tới nhà hỏi ông Úy “cần” gì, tiền hay lựu đạn? Thế là ông Úy la làng, đòi được bảo vệ, đòi tuyệt thực. Ðại Tá Trần Văn Hai, Tổng Giám Ðốc Cảnh Sát– Công An hồi đó phải đích thân bảo đảm tính mạng cho ông Úy, ông Úy mới dám về nhà ông.

CTHÐ: Ông Nhữ Văn Úy – tức Ký Giả Thanh Chiêu – dường như là ký giả chuyên nghiệp duy nhất trở thành dân biểu. Nghe nói sau Tháng Tư 1975 ông Úy là người đề xướng và cổ võ việc người Việt tỵ nạn ở Hoa Kỳ đòi trở về Việt Nam. Một số khoảng 500 người Việt trở về nhưng không có ông Nhữ Văn Úy trong số người này.

HB Thành viết về:

Ông Nguyễn Văn Chức được coi như một trí thức biết tự trọng. Ông là người đứng ra kiện Luật Ủy quyền với ly do Luật ấy vi hiến, ông có mặt trong số những luật sư biện hộ cho Trần Ngọc Châu. Về vụ “đường lậu” và “áp-phe Công ty Ðường Việt Nam,” ông Nguyễn Văn Chức biết rất nhiều chuyện động trời vì ông là luật sư biện hộ cho những bị can trong hai vụ đó.

CTHÐ: Ông Nguyễn Văn Chức hiện ở thành phố Houston, Texas.

CTHÐ:

Tạo hóa gây chi cuộc hí trường.
Ðến nay thấm thoắt mấy tinh sương.

Hotel Catinat có hai cửa vào: một cửa đường Tự Do, một cửa đường Nguyễn Huệ. Trong Hotel có Piscine Neptuna. Piscine nhỏ, sạch. Từ năm 1951 đến 1960 tôi nhiều lần đến Piscine Neptuna.

Nay – 2000 – bọn Bắc Cộng đổi tên Hotel Catinat là Hotel Catina. Chúng sợ tiếng Catinat sui, vì tiếng cuối cùng là “Nat.”

Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đó, người đây luống đoạn trường.

9 Responses

  1. […] SÀI GÒN VANG BÓNG – (Hoàng hải Thủy) […]

    • Kinh Ong HHT,
      Toi tinh duoc biet co mot tac pham co chung tua de (link ben duoi) nhu Ong dang co, do ong Phan thu Lang in tai Saigon
      http://trove.nla.gov.au/work/32855408?q=sai+gon+vang+bong&c=book&versionId=40144439
      Khong biet dua dieu nay den ong co thua khong nhung boi lay lam la thanh ra can duoc ro. (Xin ong tha loi neu nhu “qua” thua)
      Cau chu Ong luon suc khoe.
      Thuan Phan

      • Phan Thứ Lang là bút hiệu sau 1975 của Phan Kim Thịnh,chủ nhiệm
        báo Văn Học trước 75.Ai muốn tiếp thục viết thì VC.bắt phài lấy bút
        danh mới.Có ai biết rõ “hành tung” của ông này không nhỉ ?
        Nhưng chủ nhiệm Tin Văn mang tên Nguyễn Ngọc Lương thì đúng là VC.nằm vùng thứ thiệt mà nhà học giả Nguyễn Hiến Lê sau năm 1975
        mới…giật mình vì không hề biết y hoạt động bí mật ở Sài Gòn.

      • Tôi mới đọc được trên blog Phạm Tôn (con cháu Phạm Quỳnh) một
        bài phê phán Phan Thứ Lang (hay còn gọi là Phan Lý Nhân) là một
        nhà báo viết văn không có tư cách khi bịa đặt PQ.có 4 bà vợ !
        Phải chăng PTL.là bồi bút nên đã viết 2 tác phẩm cho Công An xuất bản về vua Bảo Đại,về bà Nhu (Trần Lệ Xuân) v.v.?

  2. Kính Hoàng-Lão Công-Tử,

    Ðược đọc những gì mà đàn anh đã bỏ công khó tìm tòi viết ra,em thấy mình được “thấy” nhiều lắm.Và,cũng mừng nhiều vì đàn anh vẫn còn khoẻ và vẫn còn tiếp tục viết.
    Trong câu: “…ông Ðặng Văn Tiếp vượt ngục, bị bắt, bị bọn Cai Tù đánh chết.” Có lẽ Hoàng-Lão Công-Tử quên.Bọn cai tù Việt cộng cho quyền “thằng”đại úy VNCH Bùi-Ðình-Thi đánh ông Tiếp đến chết nên đã bị toà Mỹ xử tội.

  3. […] bước đi đầu tiên trong quan hệ Việt Nam – Pháp (1954 -1973) (Chép Sử Việt). – SÀI GÒN VANG BÓNG (Hoàng Hải Thủy). – Tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Mạc Ngôn, kể về các […]

  4. Ong Thnh Chieu Nhu van Uy hien dinh cu tai Phap va lam tho moc.

Leave a comment